Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 16: Ôn tập cuối năm - Năm học 2019-2020 - Võ Văn Lợi

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 16: Ôn tập cuối năm - Năm học 2019-2020 - Võ Văn Lợi

* Giới thiệu chung chủ đề: Chủ gồm 2 nội dung chính

1. Nội dung 1: hệ thống nội dung kiến thức và bài tập vận dụng phần một số thiết bị dân dụng.

Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là hệ thống hóa phần một số thiết bị điện tử dân dụng và bài tâp

2. Nội dung 2: hệ thống hóa kiến thức và bài tập phần mạch điện, máy điện xoay chiều ba pha.

Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh cấu tạo nguyên lí làm việc mạch điện xoay chiều ba pha máy điện ba pha

* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 1 tiết.

- Hệ thống nội dung kiến thức và bài tập vận dụng phần một số thiết bị dân dụng. (20')

- Hệ thống hóa kiến thức và bài tập phần mạch điện, máy điện xoay chiều ba pha.(25')

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Hiểu được cấu tạo nguyên lí làm việc của các thiết bị dân dân dụng

- Hiểu được cấu tạo nguyên lí làm việc của các mạch điện, máy điện xoay chiều ba pha.

b. Kĩ năng:

- Vẽ được sơ đồ hệ thống hóa các nội dung trong học kì 2

- Đọc được sơ đồ khối, biết cách sử dụng các thiết bị điện điện dân dụng, các mạch điện và máy điện xoay chiều ba pha.

c. Thái độ:

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:

- Khả năng giả quyết vấn đề thông qua nguyên lí làm việc của máy thu hình, thu thanh, tăng âm, máy điện ba pha

- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. Năng lực hoạt động nhóm.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để truy cập các loại máy và cách sử dụng các loại máy trong thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hệ thống các câu hỏi

2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức chương 4

 

docx 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 16: Ôn tập cuối năm - Năm học 2019-2020 - Võ Văn Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/05/2020
Tiết: 30
 CHỦ ĐỀ 16: ÔN TẬP CUỐI NĂM
* Giới thiệu chung chủ đề: Chủ gồm 2 nội dung chính
1. Nội dung 1: hệ thống nội dung kiến thức và bài tập vận dụng phần một số thiết bị dân dụng.
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là hệ thống hóa phần một số thiết bị điện tử dân dụng và bài tâp
2. Nội dung 2: hệ thống hóa kiến thức và bài tập phần mạch điện, máy điện xoay chiều ba pha.
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh cấu tạo nguyên lí làm việc mạch điện xoay chiều ba pha máy điện ba pha
* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 1 tiết. 
- Hệ thống nội dung kiến thức và bài tập vận dụng phần một số thiết bị dân dụng. (20')
- Hệ thống hóa kiến thức và bài tập phần mạch điện, máy điện xoay chiều ba pha.(25')
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu được cấu tạo nguyên lí làm việc của các thiết bị dân dân dụng
- Hiểu được cấu tạo nguyên lí làm việc của các mạch điện, máy điện xoay chiều ba pha.
b. Kĩ năng: 
- Vẽ được sơ đồ hệ thống hóa các nội dung trong học kì 2
- Đọc được sơ đồ khối, biết cách sử dụng các thiết bị điện điện dân dụng, các mạch điện và máy điện xoay chiều ba pha.
c. Thái độ: 
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Khả năng giả quyết vấn đề thông qua nguyên lí làm việc của máy thu hình, thu thanh, tăng âm, máy điện ba pha
- Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. Năng lực hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để truy cập các loại máy và cách sử dụng các loại máy trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Hệ thống các câu hỏi
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức chương 4
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh biết hệ thống hóa các phương pháp, các loại máy dùng để truyền thông tin.
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời :
+ nội dung đã học ở kì 2 
* Dự kiến sản phẩm
HS nêu các nội dung đã học ở kì 2
* Đánh giá kết quả
GV, Hs đánh giá hoạt động của các cá nhân.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh hệ thống hóa được kiến thức phần một số thiết bi điện dan dụng
- Biết được chức năng nguyên lí làm việc của các thiết bị điện tử dân dụng
Nội dung 1: hệ thống hóa kiến thức phần một số thiết bị điện tử dân dụng
- GV chia lớp làm các nhóm và giao thảo luận theo phiếu học tập các nội dung sau đây:
+ Nội dung 1: hệ thống hóa các kiến thức phần một số thiết bị điện tử dân dụng
+ Nội dung 2: chức năng và nguyên lí làm việc của các máy tăng âm, thu thanh, thu hình
- HS nghe giáo viên gợi ý . 
- GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm: 
- sơ đồ tư duy của các nhóm
* Đánh giá kết quả
- HS các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- Gv đánh giá kết quả làm việc của nhóm.
- HS biết được chức năng của các thiết bị điện tử dân dụng, vẽ được sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy tăng âm, thu thanh, thu hình
Nội dung 2: Hệ thống hóa kiến thức phần mạch điện xoay chiều ba pha, máy điện ba pha
- GV chia lớp làm các nhóm và giao HS hệ thống hóa các thiết bị điện tử dân dụng đã học: 
+ Vẽ sơ đồ tư duy trình bày mạch điện xoay chiều ba pha, và máy điện xoay chiều ba pha
- HS làm việc theo nhóm, GV theo dõi gợi ý cho HS 
* Dự kiến sản phẩm
+ HS nêu các sơ dồ tư duy
* Đánh giá kết quả
- Gv cho HS đánh giá kết quả làm việc của nhóm lẫn nhau, GV đánh giá các nhóm
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HS trả lời được các câu hỏi phần một số thiết bị điện tử dân dụng, mạch điện ba pha, máy điện xoay chiều ba pha 
- HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi phần kiểm tra đánh giá
- GV gợi ý cho HS
* Dự kiến sản phẩm
kết quả trả lời của các nhóm
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên cho HS nhận xét đánh giá lẫn nhau, đồng thời GV cung đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn
+ Giao cho HS về nhà tìm hiểu cách sử dụng một số thiết bị điện tử dân dụng
* Dự kiến sản phẩm
sản phẩm làm việc của cá nhân
* Đánh giá kết quả
HS tự đánh giá 
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết 
Câu 1. Sóng âm có đặc điểm:
A. Có tần số thấp và truyền đi xa	B. Có tần số cao,không thể truyền đi xa
C. Có tần số cao và truyền đi xa	D. Có tần số thấp, không thể truyền đi xa
Câu 2. Vô tuyến truyền hình và truyền hình cáp khác nhau ở:
A. Xử lí tin	B. Môi trường truyền tin	 C. Nhận thông tin.	D. Mã hóa tin
Câu 3: Lưới điên quốc gia là hệ thống gồm
A. nguồn điện ,dây dẫn các trạm điện và tải tiêu thụ
B. nguồn điện , các trạm điện và tải tiêu thụ
C. nguồn điện ,lưới điện các trạm điện và tải tiêu thụ
D. dây dẫn và các trạm điện
Câu 4: Hệ thống điện quốc gia gồm
A. nguồn điện cáchộ tiêu thụ	B. nguồn điện ,lưới điện các hộ tiêu thụ
C. dây dẫn và các trạm điện	D. dây dẫn các trạm điện và hộ tiêu thụ
Câu 5: Đường dây cao thế của nước ta hiện nay có điện áp truyền tải cao nhất là
A. 66(kv)	B. 220(v)	C. 380(kv)	D. 500(kv)
Câu 6: Lưới điện phân phối của nước ta hiện nay có điện áp
A. lớn hơn 35 (kv)	B. nhỏ hơn hoặc bằng 66(kv)	
C. lớn hơn hoặc bằng 66 (kv)	D. nhỏ hơn hoặc bằng 35(kv)
Câu 7: Lưới điện truyền tải của nước ta hiện nay có điện áp
A. lớn hơn 35 (kv)	B. nhỏ hơn 66(kv)	C. lớn hơn hoặc bằng 66 (kv)	D. nhỏ hơn 35(kv)
Câu 8: Trong cách nối nguồn điện hình sao công thức liên hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 9: Trong cách nối nguồn điện hình tam giác công thức liên hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 10: Muốn đảo chiều động cơ không đồng bộ 3 pha ta thực hiện cách nào sau đây?
A. Đảo đầu roto	B. Giữ nguyên một pha đảo đầu 2 pha còn lại
C. Đảo đầu cuộn dây	D. Giữ 2 dây pha, đảo đầu 1 pha
Câu 11: Hệ số trượt tốc độ của động cơ không đồng bộ 3 pha được tính bằng công thức?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 12: Hộp đấu dây trên vỏ động cơ điện xoay chiều ba pha có 6 cọc đấu dây nhằm thuận tiện cho việc:
A. Thay đổi cách đấu dây theo điện áp của lưới điện.	B. Thay đổi cách đấu dây theo cấu tạo của động cơ.
C. Thay đổi chiều quay của động cơ.	D. Tất cả đều đúng
2. Thông hiểu
Câu 13: Điểm giống nhau chủ yếu của máy phát điện và động cơ điện là ở chỗ:
A. Cùng là máy biến điện năng thành cơ năng	B. Cùng là máy biến cơ năng thành điện năng
C. Cấu tạo chung cũng có rôto và stato	D. Cả ba phương án trên
Câu 14: Động cơ không đồng bộ ba pha là loại động cơ mà khi làm việc:
A. Tốc độ quay của roto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường
B. Tốc độ quay của roto lớn hơn tốc độ quay của từ trường
C. Tốc độ quay của roto bằng tốc độ quay của từ trường
D. Tốc độ quay của roto không liên quan đến tốc độ quay của từ trường
Câu 15: 100µF bằng bao nhiêu F?
A. 10 -3 F	B. 10 -7 F	C. 10 4 F	D. 10 - 4 F
Câu 16: Máy biến áp là máy điện:
A. Tĩnh	B. Quay	C. Cả 2 đều đúng	D. Cả 2 đều sai
Câu 17: Máy tăng âm được dùng để tăng âm ở:
A. Phòng họp	B. Lớp học đông người	C. Rạp chiếu phim	D. Tất cả đều đúng.
Câu 18: Nối tải hình sao (không có dây trung tính) có mấy dây?
A. 3	B. 1	C. 4	D. 2
Câu 19: Đường dây 500KV ở Việt Nam truyền từ nơi nào đến nơi nào?
A. Đông - Nam	B. Bắc - Nam	C. Tây - Nam	D. Bắc – Trung
Câu 20: Động cơ điện là dụng cụ biến điện năng thành:
A. Cơ năng	B. Hóa năng	C. Quang năng	D. Nhiệt năng
Câu 21: Nguyên nhân người ta thường đấu nguồn 3 pha hình sao?
A. Sử dụng được 2 mức điện áp.	B. Chắc chắn
C. Dễ đấu	D. Đơn giản
Câu 22: Một máy biến áp có số vòng dây cuộn sơ cấp là 4000 vòng, cuộn thứ 200 vòng thì đây là máy?
A. Tăng áp	B. Điều dòng	C. Điều áp	D. Hạ áp
3. Vận dụng thấp: 
Câu 23: Động cơ không đồng bộ ba pha dùng dòng điện xoay chiều có tần số 50(Hz).Rôto có 6 cặp cực thì tốc độ quay của 
Từ trường là
A. 7,2(vg/ph)	B. 500(vg/ph)	C. 5(vg/ph)	D. 10(vg/ph)
Câu 24: Tốc độ tư trường quay trong động cơ không đông bộ ba pha được xác định bằng công thức
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 25: Tốc độ trượt ở động cơ không đồng bộ ba pha được xác định bằng công thức
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 26: Một máy phát điện ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 200 (v) ,nếu nối hình sao thì điện áp dây là
A. 	B. 346,4 (V)	C. 	D. 
Câu 27: Một máy phát điện ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 220 (v) ,nếu nối hình tam giác thì điện áp dây là
A. 	B. 346,4 (V)	C. 	D. 
Câu 28: Một tải ba pha gồm 3 điện trở giống nhau R =10 nối hình tam giác ,đấu vào nguồn điện ba pha có .Dòng điện pha có giá trị
A. 	B. 38(A)	C. 	D. 
Câu 29: Một tải ba pha gồm 3 điện trở giống nhau R =10 nối hình tam giác ,đấu vào nguồn điện ba pha có .Dòng điện dây có giá trị
A. 	B. 38(A)	C. 	D. 
Câu 30: Máy biến áp ba pha ,hệ số biến áp pha được xác định bằng công thức
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 31: Máy biến áp ba pha ,hệ số biến áp dây được xác định bằng công thức
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 32: Động cơ không đồng bộ ba pha dùng dòng điện xoay chiều có tần số 50(Hz).Rôto có 6 cặp cực , tốc độ quay của Rôto là 450(vg/ph) Thì hệ số trượt tốc độ là
A. 0,1	B. 0,5	C. 0,2	D. 10
Câu 33: Trong cách nối hình tam giác nếu Ud = 220 V thì
A. Up = 127 V	B. Up = 220 V	C. Up = 210 V	D. Up = 110 V
Câu 34: Trạm điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện:
A. Truyền tải	B. Vừa phân phối vừa truyền tải
C. Phân phối	D. Tất cả đều đúng
Câu 35: Theo hình vẽ sơ đồ nguyên lý máy biến áp ba pha có:
A. 4 cuộn dây	B. 5 cuộn dây	C. 3 cuộn dây	D. 6 cuộn dây
Câu 36: Theo hình vẽ sơ đồ nguyên lý động cơ không đồng bộ ba pha có:
A. 4 cuộn dây	B. 5 cuộn dây	C. 3 cuộn dây	D. 6 cuộn dây
Câu 37: Một mạng điện ba pha hình sao có hiệu điện thế pha là 220V. Tìm hiệu điện thế dây Ud.
A. Ud = 110 V	B. Ud = 220 V	C. Ud = 127 V	D. Ud = 380V
Câu 38: Động cơ không đồng bộ ba pha dùng dòng điện xoay chiều có tần số 50(Hz). có 6 cực thì tốc độ quay của 
Từ trường là
A. Tất cả sai	B. 500(vg/ph)	C. 1000(vg/ph)	D. 1500 (vg/ph)
Câu 39: Động cơ không đồng bộ ba pha dùng dòng điện xoay chiều có tần số 50(Hz). có 4 cực thì tốc độ quay của 
Từ trường là
A. Tất cả sai	B. 500(vg/ph)	C. 1000(vg/ph)	D. 1500 (vg/ph)
Câu 40. Máy biến áp ba pha khi nối D/Y thì :
A. Kd = Kp	B. Kd =3 Kp	C. Kd = Kp	D. Kd = Kp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_chu_de_16_on_tap_cuoi_nam_nam_hoc_2.docx