Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

 Bài 10: ( 2t ): PHÁP LUẬT VỚI HÒA BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

 TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

I. Mục đích yêu cầu:

 Giúp HS hiểu được : vai trò của PL đối với hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại. Nhận biết dược thế nào là điều ước quốc tế và quan hệ của nó với PL quốc gia.

 Qua đó phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản PL quốc gia.

 Biết hưởng ứng các chủ trương , chính sách của Đảng, PL Nhà nước về đối ngoại. Trân trọng tình đoàn kết giữa các nước trong khu vực và thế giới.

II. Chuẩn bị:

 SGK, SGV và tài liệu liên quan.

III. Phương pháp và phương tiện:

 - Giảng giải, pháp vấn, nêu vấn đề.

 - Tranh ảnh, bảng phụ

 

doc 4 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	TPPCT: 32
Ngày dạy: 	Tuần : 32
 Bài 10: ( 2t ): PHÁP LUẬT VỚI HÒA BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 
 TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.
I. Mục đích yêu cầu:
	Giúp HS hiểu được : vai trò của PL đối với hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại. Nhận biết dược thế nào là điều ước quốc tế và quan hệ của nó với PL quốc gia.
	Qua đó phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản PL quốc gia. 
	Biết hưởng ứng các chủ trương , chính sách của Đảng, PL Nhà nước về đối ngoại. Trân trọng tình đoàn kết giữa các nước trong khu vực và thế giới.
II. Chuẩn bị:
	SGK, SGV và tài liệu liên quan.
III. Phương pháp và phương tiện:
	- Giảng giải, pháp vấn, nêu vấn đề.
	- Tranh ảnh, bảng phụ
IV. Các bước lên lớp:
	1. Kiểm tra bài cũ: 5’
 Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Cho VD minh họa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 - Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 1.
 GV: cách mạng Việt Nam từ trước tới nay đều có mối quan hệ quốc tế tốt đẹp. PL có vai trò nỗi bật trong việc bảo vệ hòa bình trên thế giới.
 GV: Em hãy cho biết vai trò của PL đối với hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại?
- Muốn thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế thì các nước cần có gì?
- Hoạt động 2: tìm hiểu mục 2.
 GV: thế nào là điều ước quốc tế? Em đã biết những điều ước quốc tế nào?
- GV: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và PL quốc gia?
- GV: Theo Hiến Chương của LHQ và nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các quốc gia có quyền khai thác tài nguyên riêng của họ phù hợp với PL môi trường và phát triển của chính mình.
* HS trao đổi và trình bày.
*Muốn thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế với các nước thì cần phải có điều ước quốc tế.
* Hiến chương của Liên Hợp Quốc, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em,
* HS trình bày ( Nhà nước ta đã ban hành PL cụ thể hóa nội dung điều ước như: Luật phổ cập giáo dục tiểu học, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ( 1991), Bộ luật lao động
1. Vai trò của PL đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại: 10’
- Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia.
- Là cầu nối xích lại gần nhau giữa các nước.
- Là cơ sở thực hiện hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước.
- Là cơ sở bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn thế giới
2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia:
 a. Khái niệm điều ước quốc tế:10’
 điều ước quốc tế là văn bản PL quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
 b. Mối quan hệ điều ước quốc tế và PL quốc gia: 15’
 - Ban hành văn bản PL mới để cụ thể hóa nội dung của điều ước quốc tế hoặc sữa đổi bổ sung các văn bản PL hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế liên quan.
 - Tổ chức bộ máy nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản PL trên.
	* Củng cố:4’
	Cho HS trả lời câu hỏi ở SGK .
	* Dặn dò: 1’
	Xem tiếp phần còn lại.
Ngày soạn:	TPPCT: 33
Ngày dạy: 	Tuần : 33
 Bài 10: ( 2t ): PHÁP LUẬT VỚI HÒA BÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 
 TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.
I,II,III: như ở tiết 1.
IV: Các bước lên lớp:
	1. Kiểm tra bài cũ: 5’
 Thế nào là điều ước quốc tế? cho VD. Tại sao các nước phải kí điều ước quốc tế?
	2. Vào nội dung mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu mục a.
- GV: cho Hs trả lời câu hỏi : thế nào là quyền con người?
-GV: kết luận.
 GV giảng giải thêm: nhận thức về vấn đề này. Nhà nước CH XHCN Việt Nam đã tham gia tích cực việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người.
 GV: đặt câu hỏi thảo luận.
 + Tại sao quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân mà nhà nước nào cũng phải chịu trách nhiệm thực hiện?
 + theo em VN đã và đang tích cực góp phần vào việc kí kết thực hiện các điều ước quốc tế về quyền cn người như thế nào?
GV: cho ví dụ: công ước về quyền dân sự và chính trị, công ước vềquyền kinh tế-văn hóa XH, công ước loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc và phụ nữ
- Hoạt động 2: tìm hiểu mục b, c.
 Em hiểu như thế nào về vấn đề này?
-GV: kết luận và diễn đạt thêm.
 VD: Quan hệ với Trung Quốc, Lào, Thái Lan, CPCngòa ra kí kết với các nước trong khu vực ASEAN, khu vực CÁ- TBD.
 Gia nhập tổ chức thương mại thế giới( WTO), quan hệ với trên 170 quốc gia trên thế giới.
* HS trình bày ý kiến cá nhân và ghi vào vỡ sau khi GV kết luận.
VD: quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động,.
* Vì: quyền con người là quyền được sống, được làm việc mà mỗi cá nhâncó quyền con người, với sự tồn tại và phát tiển của XH.
* VN kí nhiều điều ước quốc tế quan trọng, và nghiêm chỉnh thực hiện ( ban hành các văn bản quy phạm PL liên quan đến quyền con người và bảo vệ.)
* VN kí kết các hiệp định biên giới với các nước láng giềng.
 Kí kết hợp tác đầu tư dịch vụ, với các nước.
3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế: 
 a. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người: 10’
 quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm.
b. Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia: 10’
 - Quan hệ với các nước láng giềng.
 - Đường lối đối ngoại vì hòa bình hữu nghị và hợp tác.
c. VN với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế: 15’
 - Hội nhập kinh tế ở phạm vi khu vực.
 - hội nhập kinh tế ở phạm vi thế giới.
	* Củng cố:4’
	 	Cho HS làm bài tập ở SGK.
	* Dặn dò: 1’
	Về học bài tiết sau ôn tập.	

Tài liệu đính kèm:

  • docB￀I 10.doc