Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

 Bài 5:QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO

I. Mục đích – yêu cầu:

 Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghiã quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.Qua đó biết phân biệt được những việc làm đúng, sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo.

 Có cách cư xử phù hợp và có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo, biết phê phán những hành vi gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo.

II Chuẩn bị:

 SGK, SGV và tài liệu liên quan.

III. Phương pháp và phương tiện:

- Vấn đáp, động não, thảo luận nhóm

- Tiểu phẩm, tranh ảnh liên quan,

 

doc 4 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 9154Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Tuần:12
Ngày dạy: 	Tiết ppct: 12
 Bài 5:QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
I. Mục đích – yêu cầu:
	Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghiã quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
	Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.Qua đó biết phân biệt được những việc làm đúng, sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo.
	Có cách cư xử phù hợp và có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo, biết phê phán những hành vi gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
II Chuẩn bị:
	SGK, SGV và tài liệu liên quan.
III. Phương pháp và phương tiện:
Vấn đáp, động não, thảo luận nhóm
Tiểu phẩm, tranh ảnh liên quan, 
IV. các bước lên lớp:
	1. kiểm tra bài cũ: 5’
	Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Có ý kiến cho rằng: trong lĩnh vực kinh doanh phụ nữ không thể thành đạt như nam giới. Em có suy nghĩ gì?
	2. Giảng bài mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục a
-GV: yêu cầu HS cho các VD chứng minh ở Việt Nam ta không có sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
GV: đặt câu hỏi : Đại gia đình các dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em. Vì sao nói thế?
GV: Vì sao khi đô hộ nước ta thực dân Pháp lại thực hiện chính sách chia để trị?
GV: hiện nay một số thành phố, thị xã có các con đường mang tên các vị anh hùng người dân tộc, điều đó có ý nghĩa gì?
GV: kết luận: Xuất phát từ quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng trước PL của công dân. Do đó quyền bình đẳng của các dân tộc đã được ghi nhận trong các bản hiến pháp qua các thời kỳ.
Hoạt động 2:tìm hiểu mục b
-GV: Ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa các dân tộc. Em hãy nêu VD chứng minh.
-GV: Vì sao trong luật hôn nhân và gia đình quy định: Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. Không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào?
 Vậy nội dung này thể hiện những gì?
GV: kết luận.
GV: cho HS trả lời câu hỏi ở SGK trang 46.
 Số đại biểu Quốc hội khoá X dân tộc thiểu số chiếm 17,3%.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu mục c và d.
 + GV: tổng hợp ý kiến HS và nêu ý nghĩa
GV: cho cả lớp thảo luận chung.Em hãy cho biết vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc?
GV: kết luận.
* Trong bầu cử, ứng cử: không phân biệt đối xử giữa các dân tộc nào .
* Gợi ý: nói đến sự đoàn kết , bình đẳng giữa các dân tộc.
* Gợi ý: chia rẽ sự đoàn kết để dễ dàng cai trị.
* VD: Hoàng Văn Thụ, Tôn Đản, N’Trang Lơng
 Để tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng và cũng thể hiện khi đất nước bị xâm lăng thì dân tộc nào cũng ra sức chiến đấu.
HS ghi vào vỡ.
* Gợi ý: sự chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi về phát triển kinh tế, về giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật.
* Gợi ý ; để bảo đảm quyền tự do của công dân.
* Gợi ý: bình đẳng về chính trị ( tham gia quản lý nhà nước, thảo luận, góp ý xây dựng đất nước, bầu cử, ứng cử,..) kinh tế( đầu tư, phát triển kinh tế) văn hoá giáo dục
* + Nhà nước ghi nhận trong hiến pháp, trong luật..
 + Nhà nước thực hiện chiến lược phát triển KT-XH ở vùng đồng bào dân tộc.
 + Xử lý vi phạm PL về chia rẽ dân tộc.
1. Bình đẳng giữa các dân tộc:
 a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc:10’
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu dađiều được nhà nước và PL tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc:10’.
- Các dân tộc ở Việt Nam diều bình đẳng về chính trị.
- Các dân tộc việt Nam điều bình đẳng về kinh tế.
- Các dân tộc Việt Nam điều bình đẳng về văn hoá giáo dục.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc :5’
- là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Góp phần thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh”.
d . Cính sách của Đảng và PL của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc:10’
- Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản PL về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc.
- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.
	Củng cố: 4’
	Cho HS làm bài tập ở SGK trang 12, bài số 5.
	Dặn dò: 1’.
	Về xem tiếp tiết 2 của bài.
Ngày soạn:	Tuần:13
Ngày dạy: 	Tiết ppct: 13
 Bài 5:QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
I,II,III.( như ở tiết 1 )
IV. Các bước lên lớp:
 	1. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc, cho ví dụ chứng minh.
	2. Giảng bài mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Hoạt động 1: Tìm hiểu mục a.
GV: Hướng dẫn HS từng bước tìm ra các khái niệm.
 + Theo em người có đạo đức phải là người có tín ngưỡng không? 
 + Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng?
 + Tín ngưỡng tôn giáo có khác mê tín dị đoan không? Tại sao phải chống mê tín dị đoan?
GV: giáo dục HS tôn trọng tôn giáo, tín ngưỡng của mọi người.Đồng thời lên án phê phán hành vi mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và XH.
Sau đó GV kết luận: Tôn giáo là hình thức phát triển của tín ngưỡng, tin vào lực lượng siêu nhiên nào đó. Tín ngưỡng trở thành tôn giáo đòi hỏi phải có giáo lý, giáo lễ, giáo luật
 -VN là quốc gia đa tôn giáo . các tôn giáo không phân biệt lớn nhỏ điều được tự do hoạt động trong khuôn khổ PL, bình đẳng trước PL. 
HĐ 2: Tìm hiểu mục b
+ Gồm những nội dung nào?
+ Đảng và nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết dồng bào theo các tôn giáo khác nhau đoàn kết đồng bào theo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước Pl và đều có quyền và đều có quyền xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc.
+ Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái PL và chính sách của nhà nước.
HĐ 3: tìm hiểu mục c và d.
+ Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân ta đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
+ Chính sách này thể hiện như thế nào.
Gợi ý: Không. Vì đạo đức xuất phát từ lòng nhân ái, từ khuôn khổ, chuẩn mực, từ tấm lòng của mỗi con người.Đôi khi người không tín ngưỡng nhưng cách cư xử lại có đạo đức.
 * Tín ngưỡng.
 * Khác.Vì mê tín dị đoan là làm cho con người mê muội một cách mù quán vào lực lượng siêu nhiên, thần thánh. Làm nhục chí của con người.
HS ghi bài vào vỡ
Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước PL, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của PL.
Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của PL được nhà nước bảo đảm các cơ sở tôn giáo theo quy định của PL.
+ HS xem sách giáo khoa trình bày.
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo:
Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo: 10’
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiều là các tôn giáo ở VN điều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ PL. Đều bình đẳng trước PL, những nơi thờ tự, tín ngưỡng tôn giáo được PL bảo hộ.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:
Các tôn giáo được NN công nhận đều bình đẳng trước PL có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của PL.
+ Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của PL nduoc975 NN bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được PL bảo hộ.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:
+ Là cơ sở, tiền đề của khối đại đoàn kết toàn dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh.
d. Chính sách của Đảng và Pl của nhà nướcvề quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
+ NN bảo đảm quyền HĐ tín ngưỡng, tôn giáo theo QĐ của PL.
+ NN thừa nhận và bảo đảm cho công dân có hoặc không có tôn giáo đều được hưỡng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân .
+ Đảng nhà nước thực hiện nhất quán chính sách nhất quán đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động trái PL.
	* Củng cố: 
	Cho HS làm bài tập SGK trang 53.
 * Dặn dò: về xem tiếp bài tập 6	

Tài liệu đính kèm:

  • docb¢i 5 quyền bình đẳng giữa c£c d¬n tộc t￴n gi£o.doc