Bai 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA KIỂU GEN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Giải thích được mối quan hệ giữa kiểu gen với môi trường trong việc hình thành kiểu hình.
Giải thích được thế nào là mức phản ứng và cách xác định mức phản ứng.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng suy luận, tư duy logíc.
Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học: quan sát thu thập số liệu, đưa ra giải thuyết, làm thí nghiệm kiểm chứng.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 13 SGK.
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN Trường: THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo viên: Dương Văn Cư Lớp: 12 Ngày soạn: // Tiết: 13 Tuần: 11 Baøi 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA KIỂU GEN Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Giải thích được mối quan hệ giữa kiểu gen với môi trường trong việc hình thành kiểu hình. Giải thích được thế nào là mức phản ứng và cách xác định mức phản ứng. 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng suy luận, tư duy logíc. Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học: quan sát thu thập số liệu, đưa ra giải thuyết, làm thí nghiệm kiểm chứng. Phương tiện dạy học: Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học. Hình 13 SGK. Phương pháp giảng dạy: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4 SGK trang 54. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến tính trạng ? Cho ví dụ ? Môi trường có tác động đến kiểu gen không ? Cụ thể như thế nào, ta vào bài Baøi 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA KIỂU GEN Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * GV đặt vấn đề: - Tính trạng là gì ? - TT do yếu tố nào hình thành nên ? - Qua sơ đồ ta thấy gen quy định nên TT, xong biểu hiện của gen rất phức tạp và chịu chi phối của nhiều yếu tố khác. Đó là những yếu tố nào ? * Lệnh HS đọc mục II và trình bày ví dụ ? - Giải thích tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện ra kiểu hình khác nhau ? - Biểu hiện màu lông của thỏ ở các vị trí khác nhau trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào ? - Việc tổng hợp sắc tố mêlanin phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Để vùng lông trắng trở thành lông đen ta có thể làm gì ? - Qua đó, ta rút ra được kết luận gì ? - Yêu cầu HS lấy ví dụ thêm ? * Lệnh HS đọc mục III và cho biết: mức phả nứng là gì ? - Lấy ví dụ ? - Mức phản ứng được chia làm mấy loại ? Đặc điểm của từng loại ? - Trong 2 TT (chất lượng, số lượng), loại nào có mức phản ứng rộng hơn ? Cho ví dụ ? - Ta có thể xác định mức phản ứng của kiểu gen bằng cách nào ? - trong sản xuất, chăn nuôi, muốn nâng cao năng suất thực cần phải làm gì ? - Tai sao các nhà khoa học lại khuyên nông dân không nên chỉ trồng một giống lúa duy nhất (cho dù đó là giống lúa cho năng suất cao) trên một diện tích ruộng trong cùng một vụ ? - Thế nào là sự mềm dẻo về kiểu hình ? - Hình vẽ thể hiện điều gì ? - Nhận xét gì về chiều cao cây của 2 kiểu gen trong mỗi độ cao nước biển ? * HS thảo luận và trả lời: - TT là biểu hiện trạng một thái cơ thể sinh vật. - HS nhớ lại kiến thức bài 2, trình bày dạng sơ đồ (thông qua QT phiên mã, QT dịch mã) - Moi trường: nhiệt độ, ánh sáng, * HS thực hiện lệnh. * HS thảo luận và cho ý kiến: - Phụ thuộc vào có hay không có sắc tố mêlanin (có mêlanin → màu đen, ngược lại). - Phụ thuộc vào nhiệt độ. - Ta có thể hạ nhiệt độ ở vùng lông trắng. - Cây rau mác, mao lương, - Ví dụ 2, 3 SGK. * HS thực hiện lệnh, thảo luận, trả lời: - Cây rau mác, mao lương, - Chia làm 2 loại. - TT số lượng có mức phản ứng rộng hơn. - Bò sữa sản xuất lượng sữa rất lớn trong khi đó tỉ lệ bơ trong sữa rất ít. - Cải tạo giống mới, kĩ thuật canh tác (giống quy định giới hạn của năng suất, kĩ thuật canh tác quy định năng suất cụ thể). - Nhằm trạnh những bất lợi xảy ra khi môi trường thay đổi. * HS quan sát H.13, thảo luận và trả lời: - Mức phản ứng của 2 kiểu gen khác nhau trong cùng một điều kiện môi trường. - Có chiều cao khác nhau, I. Mối quan hệ giữa kiểu gen với tính trạng: Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → TT. II. Sự tương tác giữa kiểu gne và môi trường: 1. Ví dụ: 2. Giải thích: - Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông đen. - Các vùng nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin lông trắng. * Làm giảm nhiệt độ vùng lông trắng, mọc thành lông đen. 3. Kết luận: Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen. III. Mức phản ứng của kiểu gen: 1. Khái niệm: tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. 2. Ví dụ: con tắc kè hoa, 3. Phân loại: có 2 loại. - Mức phản ứng rộng: như tính trạng số lượng. - Mức phản ứng hẹp: như tính trạng chất lượng 4. Cách xác định mức phả ứng của kiểu gen: cần phải tạo ra cá thể sinh vật có cùng kiểu gen. Với cây SSSD có thể xác định mức phản ứng bằng cách cắt cành của cùng một cây trồng tronh những điều kiện khác nhau, rồi theo dõi các đặc điểm của chúng. 5. Sự mềm dẻo về kiểu hình: - Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những môi trường khác nhau. - Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp SV thích nghi với những thay đổi của môi trường. * Sơ đồ hình thành tính trạng: Nhân đôi Gen (ADN) Phiên mã mARN Dịch mã Prôtêin Tính trạng. 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
Tài liệu đính kèm: