Đề thi Olympic Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ XVI môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Chuyên Tiền Giang (Có đáp án)

Đề thi Olympic Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ XVI môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Chuyên Tiền Giang (Có đáp án)

1.1. (2 điểm)

 a.Tính linh hoạt của màng tế bào được thể hiện bằng cách nào?

 b.Tính linh hoạt của màng tế bào có ý nghĩa gì trong hoạt động sống của tế bào?

 

doc 9 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ XVI môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Chuyên Tiền Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TỈNH TIỀN GIANG
	TRƯỜNG THPT CHUYÊN TG
KỲ THI OLYMPIC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LẦN THỨ XVI (2008 – 2009)
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
MÔN SINH HỌC
...
	Câu số 1: SINH HỌC TẾ BÀO (4 điểm)
1.1. (2 điểm)
	a.Tính linh hoạt của màng tế bào được thể hiện bằng cách nào? 
	b.Tính linh hoạt của màng tế bào có ý nghĩa gì trong hoạt động sống của tế bào?
1.2. (2 điểm) Cây lúa thuộc loại lưỡng tính có 2n = 24 nhiễm sắc thể. Trong quá trình giảm phân của một cây lúa, 20% số tế bào sinh dục sơ khai bị đột biến tạo giao tử 2n. Kết quả quá trình tự thụ tinh của cây lúa trên tạo được 720 hợp tử (giả thiết một giao tử đực thụ tinh với một giao tử cái tạo một hợp tử) . Biết tỉ lệ thụ tinh của giao tử đực là 10% và của giao tử cái là 60%. Tính ở cây lúa trên:
	a.Số lượng tế bào sinh dục sơ khai đực và cái giảm phân bình thường và bị đột biến?
	b.Trong quá trình thụ tinh có tối đa bao nhiêu hợp tử 4n được hình thành? 
	c.Có ít nhất bao nhiêu hợp tử 3n được hình thành?
	d.Khi cả 720 hợp tử cùng nguyên phân liên tiếp 3 lần thì số nguyên liệu môi trường cung cấp tương đương bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?
ĐÁP ÁN
1.1: (2 điểm)
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
a.Tính linh hoạt của màng tế bào: 
*Tính linh hoạt của lớp kép lipid:
-Do cấu trúc kép của lớp đôi lipid làm cho các phân tử bên trong màng luôn luôn di chuyển => giới hạn bề dày của màng.
-Lipid có thể di chuyển do chuyển động nhiệt à cho phép thấm nhanh qua màng những chất có kích thước phân tử nhỏ.
=>Tính linh hoạt cho phép protein màng khuếch tán nhanh qua lớp kép lipid & tác động lẫn nhau => Màng có thể gắn với màng khác & kết hợp các phân tử với nhau à đảm bảo các phân tử trên màng được phân phối bằng nhau giữa các tế bào con khi tế bào phân chia.
-Ở tế bào động vật, có nhiều phân tử cholesterol ngắn, không linh động, nằm xen trong đuôi kỵ nước không bảo hoà à làm màng cứng hơn & kém thấm.
*Tính linh hoạt của các protein màng:
-Protein thực hiện phần lớn các chức năng của màng.
-Protein màng vận chuyển các chất dinh dưỡng, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất, các ion.
-Protein màng là nơi nhận tín hiệu từ môi trường ngoài chuyển vào trong tế bào.
-Protein làm nhiệm vụ như enzim xúc tác các phản ứng đặc trưng
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
b.Ý nghĩa:
-Trao đổi chất thuận lợi 
-Chọn lọc các chất cho qua màng à Hiệu quả trao đổi chất cao hơn
-Giúp cho quá trình phân bào
-Thông tin giữa các tế bào à thống nhất hoạt động
0,25đ
0,25đ
...
	Câu số 1: SINH HỌC TẾ BÀO (4 điểm)
ĐÁP ÁN
1.2. (2 điểm) 
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
a.
-Có 720 hợp tử hình thành => Có 720 giao tử đực và 720 giao tử cái thụ tinh
-Ở cơ quan sinh dục cái:
.Số giao tử cái hình thành: (720: 60) 100 = 1200 = 1200 tế bào sinh trứng
.Số tế bào sinh trứng bị đột biến: 1200. 20% = 240 
.Số tế bào sinh trứng bình thường: 1200 – 240 = 960 
-Ở cơ quan sinh dục đực: gọi a là số tế bào sinh dục sơ khai đực:
.Số tế bào sinh tinh đột biến: a.20% à Tạo 2a.20% giao tử đực (2n) à Số giao tử đực (2n) thụ tinh: 2a.20%.10% = a. 4%
.Số tế bào sinh tinh bình thường: a.80% à Tạo 4a.80% giao tử đực (n) à Số giao tử đực (n) thụ tinh: 4a.80%.10% = a.32%
-Theo đề: a.4% + a.32% = 720 => a = 2000
=>Số tế bào sinh tinh bị đột biến: 2000.20% = 400
=>Số tế bào sinh tinh bình thường: 2000.80% = 1600
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
b.
-960 tế bào sinh trứng bình thường à Tạo 960 trứng (n)
-240 tế bào sinh trứng bị đột biến à Tạo 240 trứng (2n) à Số trứng (2n) thụ tinh: 240.60% = 144
-400 tế bào sinh tinh bị đột biến à Tạo 2 (400) = 800 giao tử đực (2n) à 10% . 800 = 80 giao tử đực (2n) thụ tinh
=>Số hợp tử (4n) tối đa có thể được hình thành = 80
0,25đ
3
c.
Số hợp tử (3n) ít nhất có thể được hình thành = 144 – 80 = 64
0,25đ
4
d.
-Số hợp tử (2n) được hình thành = 720 – (80 + 64) = 576
-Số nhiễm sắc thể đơn môi trường cung cấp cho các loại hợp tử nguyên phân 3 lần:
.Cho 80 hợp tử (4n) nguyên phân 3 lần: 80.48 (23 – 1) = 26880
.Cho 64 hợp tử (3n) nguyên phân 3 lần: 64.36 (23 – 1) = 16128
.Cho 576 hợp tử (2n) nguyên phân 3 lần: 576.24 (23 – 1) = 96768
Tổng cộng 720 hợp tử nguyên phân 3 lần được môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 139776 nhiễm sắc thể đơn
0,50đ
Câu số 2: SINH HỌC VI SINH VẬT (2 điểm)
Quá trình tổng hợp ADN của virus cũng cần có đoạn mồi. Cho biết:
	a.Đoạn mồi được hình thành ở vị trí nào?
	b.Đoạn mồi có tác dụng gì?
	c.Mô tả cấu tạo của đoạn mồi.
ĐÁP ÁN
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
a.Vị trí của đoạn mồi:
-Mồi được hình thành ở đầu 3’ của sợi khuôn.
-Một mồi cho sự tổng hợp sợi dẫn đầu.
-Nhiều mồi cho sự tổng hợp các đoạn Okasaki của sợi sau.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
b.Tác dụng của đoạn mồi:
 Sự tổng hợp ADN chỉ bắt đầu sau khi một vùng xoắn kép được mở xoắn tạo bong bóng nhờ enzim helicaza và sau khi enzim primaza tổng hợp đoạn mồi vì nucleotit đầu tiên của ADN chỉ gắn vào đầu 3’-OH của đoạn mồi để hình thành mạch mới của ADN theo chiều 5’ à 3’
0,25đ
3
c.Cấu tạo của đoạn mồi:
-Một số virus ADN dùng mồi ARN để sao chép genom:
 .Một số virus (như virus Polyoma) dùng primaza của tế bào để tổng hợp mồi.
 .Một số virus (như virus Herpes và phage T7) mã hoá cho primaza của riêng mình.
 .Virus Retro dùng tARN của tế bào làm mồi khi ở ngoài tế bào chất.
-Một số virus động vật sử dụng protein làm mồi. Nhóm 3’-OH của serin hoặc tyrosin trong protein sẽ gắn với nucleotit sợi mới.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu số 3: SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT (2 điểm)
Cơ sở thần kinh của tập tính học được chính là chuỗi phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể. Tập tính học được ở mức độ cao chính là trí nhớ. Dựa vào cơ sở thần kinh của tập tính để phân biệt trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ lâu dài.
ĐÁP ÁN
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
a.Trí nhớ ngắn hạn:
-Do luồng xung thần kinh di chuyển lòng vòng trong “bẫy hưng phấn”, đó là một chuỗi gồm nhiều nơron khép kín.
-Khi năng lượng cần thiết để duy trì luồng xung thần kinh không còn (vài giây à vài giờ/ngày) 
à luồng xung thần kinh sẽ bị cắt đứt (hưng phấn không còn chuyển giao qua synap được) à không còn nhớ nữa.
-Kích thích càng mạnh, số lượng nơron trong chuỗi càng ít à thời gian nhớ càng kéo dài.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
b.Trí nhớ lâu dài:
-Do sự hình thành một “protein nhớ” có tác dụng lưu giữ trí nhớ.
-Protein nhớ được tổng hợp từ “mARN nhớ”. 
-Các mARN nhớ được tạo thành do quá trình sao chép nhầm từ những mã thông tin di truyền bình thường dưới tác động của sự dẫn truyền liên tục của các xung thần kinh khi nơron bị kích thích liên tiếp và kéo dài (được nhắc đi nhắc lại nhiều lần).
-mARN nhớ được giữ lâu dài trong thân nơron và synap sẽ lại tổng hợp liên tục protein nhớ mới để thay thế cho các protein nhớ bị mất đi à nhớ lâu.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu số 4: SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT (2 điểm)
Trong quá trình hút nước của thực vật, một trong những thành phần cấu tạo của tế bào lại có tác dụng hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu.
	a.Đó là thành phần nào?
	b.Mô tả cấu tạo của thành phần này.
	c.Thành phần này ảnh hưởng đến quá trình hấp thu nước của cây như thế nào?
ĐÁP ÁN
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
a. Đó là vách tế bào thực vật 
0,25 đ
2
b.Cấu tạo của vách tế bào thực vật:
-Vách gồm lớp ngoài và giữa được cấu tạo từ xenlulo, lớp trong cấu tạo từ pectin. Xenlulo được sắp xếp tuỳ sự liên kết giữa các sợi xenlulo với pectin và hemixenlulo. Hàng trăm sợi xenlulo xếp song song tạo thành bó mixen. Các cầu nối hydrogen giữ khoảng cách giữa các sợi xenlulo song song trong bó.
-Khoảng 20 bó mixen tạo thành sợi bé, nhiều sợi bé tạo thành sợi lớn. Các sợi bé sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau (vách sơ cấp) hoặc xếp song song lớp này chồng lên lớp khác giao nhau (vách thứ cấp). 
-Cấu trúc này cho phép hình thành trên vách một hệ thống lỗ nhỏ, phù hợp với sự hấp thu và vận chuyển nước cũng như những dung dịch khác.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
3
c.Ảnh hưởng của vách tế bào đối với quá trình hấp thu nước của cây:
-Tế bào thực vật là một hệ thống kín có khả năng đàn hồi có giới hạn. Nghiên cứu của Blum cho thấy khả năng xâm nhập nước vào tế bào không phụ thuộc hoàn toàn vào áp suất thẩm thấu (P) mà phụ thuộc vào sức hút nước (S) của tế bào. S = P xảy ra khi cây héo à Tế bào hút nước mạnh
-Khi nước vào, chất nguyên sinh và dịch bào sẽ tác dụng lên vách tế bào một lực, lực đó là áp suất căng à Vách tế bào phản ứng lại bằng một phản lực (T) để chống lại sự dãn nở của tế bào. Khi đó S = P – T
-Nước vào càng nhiều à Thể tích tế bào càng tăng à T càng tăng, P càng giảm. Đến khi T = P à Tế bào không còn dãn nở được nữa và S = 0 à Tế bào không hút nước nữa dù nồng độ bên trong tế bào còn cao hơn bên ngoài.
-Khi nắng nhiều à Sự thoát hơi nước quá nhanh à Không bào co thể tích nhưng chất nguyên sinh không tách khỏi vách tế bào mà dính chặt kéo vách tế bào vào trong à Vách tế bào không tạo được phản lực (T) mà còn kéo chất nguyên sinh ra à Sức căng T có trị số âm => S = P - (-T) = P + T => Sức hút nước sẽ lớn hơn áp suất thẩm thấu (Hiện tượng Xitoziz theo nghiên cứu của Maxinôp)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu số 5: DI TRUYỀN HỌC (6 điểm)
5.1. (1,50 điểm) 
Để bảo tồn trình tự gen chống lại các tác nhân gây đột biến, thông tin di truyền trong ADN được bảo quản chặt chẻ nhờ cơ chế sửa chữa gen. Trình bày các cơ chế sửa chữa gen trên ADN.
5.2. (2,00 điểm) 
a.Trình bày mối quan hệ giữa hai gen alen với nhau trong các qui luật di truyền để hình thành các tính trạng của sinh vật.
b.Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?
5.3. (2,50 điểm) 
Một cặp côn trùng chân ngắn và chân dài giao phối với nhau, F1 đồng loạt chân ngắn. Cho F1 tạp giao được F2. Cho F2 tiếp tục tạp giao được F3 phân tính theo tỉ lệ 13 chân ngắn : 3 chân dài. Cho biết tính trạng do một cặp gen alen qui định, mọi diễn biến trong quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, sức sống của các hợp tử và của các cá thể con đều đạt 100% .
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F3 
ĐÁP ÁN:
5.1: (1,50 điểm)
Để bảo tồn trình tự gen chống lại các tác nhân gây đột biến, thông tin di truyền trong ADN được bảo quản chặt chẻ nhờ cơ chế sửa chữa gen. Trình bày các cơ chế sửa chữa gen trên ADN.
(trang 79 “CHÚ GIẢI DI TRUYỀN HỌC” của ĐINH ĐOÀN LONG)
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
-Sửa chữa bằng cắt bỏ:
	.Phổ biến nhất.
 .Enzim nhận biết các nucleotit bị thương tổn và đánh dấu nó để sửa chữa à Enzin nucleaz loại bỏ nucleotit được đánh dấu và một số nucleotit chung quanh nó à ADN polymeraz tổng hợp các baz mới để thay thế các baz bị mất à ADN ligaz nối đoạn ADN mới tổng hợp với sợi cũ => Khôi phục lại cấu trúc ban đầu của gen
0,50 đ
2
-Sửa chữa trực tiếp:
	.Ít phổ biến hơn.
	.Do sự biến đổi thuận nghịch về cấu trúc của các loại nucleotit => ADN photolyaz phá vỡ các liên kết của nucleotit bị biến đổi à phục hồi lại cấu trúc nucleotit 
0,50 đ
3
-Sửa chữa ghép đôi sai:
 Sửa chữa các sai sót trong quá trình sao chép ADN bằng cách xác định các nucleotit bị ghép đôi sai à Enzim trực tiếp sửa chữa hoặc đánh dấu chổ ghép đôi sai rồi sửa chữa bằng cơ chế khác. 
0,50 đ
............
	Câu số 5: DI TRUYỀN HỌC (6 điểm)
ĐÁP ÁN
5.2: (2,0 điểm)
a.Trình bày mối quan hệ giữa hai gen alen với nhau trong các qui luật di truyền để hình thành các tính trạng của sinh vật.
b.Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
a.Quan hệ giữa 2 gen alen:
-Gen trội át hoàn toàn gen lặn à Tính trạng trội biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp, tính trạng lặn chỉ biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn.
-Gen trội át không hoàn toàn gen lặn à Kiểu gen dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian.
-Hai alen đồng trội à Kiểu gen chứa hai alen biểu hiện tính trạng của cả hai alen.
-Hai alen có thể qui định nhiều tính trạng (hiện tượng đa hiệu gen).
-Hai alen trên nhiễm sắc thể giới tính qui định tính trạng di truyền liên kết giới tính, phân phối không đều cho cho hai giới đực và cái.
0,20 đ
0,20 đ
0,20 đ
0,20 đ
0,20 đ
2
b.Gen không tạo thành cặp alen:
-Gen trong các bào quan (ty thể, lạp thể) nằm trong tế bào chất.
-Tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, XO à Gen trên X không có alen trên Y hoặc gen trên Y không có alen trên X
-Cơ thể lệch bội, tế bào mất một nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng à Gen trên nhiễm sắc thể còn lại không có alen tương ứng.
-Tế bào bị mất đoạn ở một nhiễm sắc thể , đoạn tương ứng còn lại trên nhiễm sắc thể tương đồng mang gen không có cặp alen.
-Trong giao tử bình thường là tế bào đơn bội (n) à Các gen không có cặp alen
0,20 đ
0,20 đ
0,20 đ
0,20 đ
0,20 đ
Câu số 6: TIẾN HOÁ (2 điểm)
Trình bày vai trò của ADN và protein là bằng chứng sinh học phân tử trong quá trình hình thành sự sống cũng như nguồn gốc thống nhất của các loài.
ĐÁP ÁN
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
6.1.Vai trò của ADN:
-Trong quá trình hình thành sự sống, các hợp chất hữu cơ đã được tổng hợp từ các chất vô cơ bằng con đường hoá học. Acid amin và nucleotit là những hợp chất có 4 nguyên tố: C, H, O, N. Từ nucleotit à acid nucleic (ADN), từ acid amin à protein
-Sự tương tác giữa protein – acid nucleic dưới tác động của chọn lọc tự nhiên à vật thể sống có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới 
-Các loài đều có vật chất di truyền là ADN (trừ một số virus có vật chất di truyền là ARN). ADN của tất cả các loài đếu có cấu tạo từ 4 loại nucleotit: Adenin (A), Guanin (G), Thymin (T), Cytosin (X)
-ADN mang và truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở tất cả các loài sinh vật. Mã di truyền trên ADN có tính phổ biến: thông tin di truyền ở tất cả các loài đều được mã hoá theo nguyên tắc chung (vd: bộ ba AAT trong mã di truyền từ virus cho đến người đều mã hoá leuxin)
-ADN của các loài đặc trưng và khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự các nucleotit à Sự giống nhau nhiều hay ít về số lượng, thành phần và trình tự các nucleotit trong phân tử ADN giữa các loài thể hiện mối quan hệ họ hàng giữa các loài với nhau.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
6.2.Vai trò của protein:
-Protein của tất cả các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại acid amin. Mỗi loại protein của từng loài đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự acid amin à phàn ảnh mối quan hệ họ hàng giữa các loài à các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì tỉ lệ và trình tự các acid amin càng giống nhau và ngược lại.
-Các phân tử protein và lipid kết hợp với nhau theo một thứ tự nhất định à màng sinh chất (lớp màng đầu tiên của coasecva đến màng tế bào và các bào quan của tế bào sinh vật ngày nay)
0,25đ
0,25đ
3
6.3.Các bằng chứng sinh học phân tử cho thấy:
-Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN, của protein; về mã di truyền của các loài.
-Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỉ lệ các acid amin và các nucleotit càng giống nhau và ngược lại 
-Sự giống nhau à cho thấy nguồn gốc thống nhất của các loài 
-Sự khác nhau à cho thấy sự tiến hoá khác nhau của các loài. 
0,25đ
Câu số 7: SINH THÁI HỌC (2 điểm)
7.1.Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng các thể trong quần thể là:
	A.Sức tăng trưởng của các cá thể
	B.Mức sinh sản 
	C.Mức tử vong
	D.Nguồn thức ăn từ môi trường 
	E.Các yếu tố không phụ thuộc mật độ
 Chọn và giải thích câu đúng
7.2.Thế nào là giới hạn sinhn thái? 
	Từ những nghiên cứu về giới hạn sinh thái có thể rút ra được những nhận xét gì?
ĐÁP ÁN
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
7.1.
-Chọn câu đúng: D (Nguồn thức ăn từ môi trường)
-Giải thích: Do cơ chế tự điều chỉnh mà số lượng cá thể của một quần thể nào đó quanh mức cân bằng sẽ phản ảnh các đặc tính sinh học của quần thể đó như: mức sinh sản, mức tử vong (và sống sót), đặc điểm sinh trưởng của các cá thểTất cả các đặc tính này đều phải thông qua nguồn sống của môi trường => Nguồn thức ăn từ môi trường chính là yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể.
0,25đ
0,25đ
2
7.2.Giới hạn sinh thái:
-Giới hạn sinh thái là khoảng xác định của một nhân tố sinh thái (ẩm độ, nhiệt độ.mà trong khoảng xác định đó các cá thể của loài có thể tồn tại và phát triển
-Nhận xét:
.Giới hạn sinh thái của các nhân tố khác nhau đối với cùng một loài sẽ khác nhau (một loài có giớn hạn sinh thái rộng đối với nhân tố này nhưng lại hẹp đối với nhân tố khác)
.Giới hạn sinh thái của một nhân tố đối với những loài khác nhau sẽ khác nhau (loài rộng nhiệt ; loài hẹp nhiệt..)
.Một loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một nhân tố sinh thái nào đó sẽ có phạm vi phân bố rộng so với ảnh hưởng của nhân tố đó => Một loài có giới hạn sinh thái rộng với càng nhiều nhân tố sinh thái thì phạm vi phân bố càng rộng.
.Khi loài đang phải sống trong những điều kiện không thích hợp đối với một loại nhân tố nào đó thì giới hạn sinh thái của những nhân tố sinh thái khác cũng sẽ bị thu hẹp
.Giới hạn sinh thái của cùng một loài thay đổi tuỳ theo lứa tuổi (thường hẹp đối với các thể sinh sản , còn non )
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_olympic_dong_bang_song_cuu_long_lan_thu_xvi_mon_sinh.doc