Giáo án Sinh 12 NC bài 44: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Giáo án Sinh 12 NC bài 44: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Bi 44 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

I/ MỤC TIÊU:

- Nêu được khái niệm hoá thạch, sự hình thành hoá thạch, ý nghĩa của hoá thạch. Vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu sinh học và địa chất học, cách xác định tuổi của hoá thạch.

- Trình bày được mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường đại chất và khí hậu qua các kỉ.

- Rèn luyện khả năng suy luận giữa lịch sử phát triển của sinh vật và lịch sử vỏ trái đất qua ví dụ cụ thể.

- Có niềm tin khoa học vào các phép nghiên cứu tiến hoá và bằng chứng tiến hoá ngày càng làm sáng tỏ lịch sử của sinh vật và trái đất.

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2340Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 NC bài 44: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/02/2009
Bài 44 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I/ MỤC TIÊU:
- Nêu được khái niệm hoá thạch, sự hình thành hoá thạch, ý nghĩa của hoá thạch. Vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu sinh học và địa chất học, cách xác định tuổi của hoá thạch.
- Trình bày được mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường đại chất và khí hậu qua các kỉ.
- Rèn luyện khả năng suy luận giữa lịch sử phát triển của sinh vật và lịch sử vỏ trái đất qua ví dụ cụ thể.
- Có niềm tin khoa học vào các phép nghiên cứu tiến hoá và bằng chứng tiến hoá ngày càng làm sáng tỏ lịch sử của sinh vật và trái đất.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ phóng to SGK, sưu tầm các tài liệu cũ.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Vì sao có những bộ phận hoặc cơ thể sinh vật khi chết vẫn còn giữ nguyên trạng thái và có thể căn cứ vào chúng để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật và lịch sử của vỏ trái đất?
(1) Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
Vậy sự hình thành hoá thạch xảy ra bằng cách nào? Ví dụ?
Việc nghiên cứu các loài sinh vật hoá thạch có ý nghĩa gì trong việc nghiên cứu lịch sử sinh giới và lịch sử vỏ trái đất?
Biết lịch sử xuất hiện hay diệt vong của sinh vật và lịch sử phát triển vỏ trái đất.
Tại sao từ các hoá thạch trong lớp đất đá có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của chúng?
Vì các hoá thạch được sắp xếp theo một trật tự lịch sử thì nguồn gốc tiến hoá sẽ hiện ra rõ ràng.
Từ tuổi của các lớp đất đá chứa hoá thạch có thể tích được tuổi hoá thạch và ngược lại có được không? Vì sao?
Được, vì quá trình tiến hoá của sinh vật gắn liền với sự phát triển của quả đất.
Để phân chia thời gian địa chất người ta dựa vào đâu để xác định?
Dựa vào phương pháp xác định tuổi của lớp đất, hoá thạch và những căn cứ để phân định các mức thời gian địa chất.
Để xác định tuổi các hoá thạch người ta dùng những phương pháp gì? Vì sao lại dùng các nguyên tố phóng xạ làm đồng hồ đo thời gian địa chất?
Nguyên tố phóng xạ là những nguyên tố phát ra các bức xạ có khả năng xuyên qua các chất, ion hoá các nguyên tử cấu tạo nên các chất mà chúng xuyên qua chúng có quá trình phân rã diễn ra trong thiên nhiên với vận tốc rất đều đặn, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
Vd: C14, Uran.
Dựa vào đặc điểm đó người ta có thể đo thời gian địa chất như thế nào? Ví dụ?
Đo thời gian địa chất căn cứ vào lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ.
Vd: Uran chu kì bán rã 4,5 tỉ năm 1g Ur235/năm phân rã 7,4.10-9g Pb206 và 9.10-6 Cm3 He.
Vậy thế nào là chu kì bán rã?
Là khoảng thời gian mà một nửa lượng ban đầu của nguyên tố phóng xạ bị phân rã.
Những nhân tố nào đã ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi địa chất, khí hậu trong lịc sử trái đất?
Có 4 nguyên tố:
Mặt đất bị nâng lên hay sụt xuống.
Sự chuyển dịch của các đại lục.
Lai chuyển động tạo núi.
Sự của băng hà.
Dựa vào những căn cứ nào để phân chia lịch sử của quả đất thành các địa kỉ?
Dựa vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và vào các hoá thạch điển hình.
 Giải thích nghĩa”Thái cổ”?
Đặc điểm của vỏ trái đất là gì?
Lưu ý hiện tượng tạo núi.
Vì sao sự xuất hiện của than chì và đá vôi chứng tỏ sự sống đã xuất hiện? Nguồn gốc than chì và đá vôi từ đâu?
Sinh vật nào là ranh giới giữa sống và không sống? Côaxecva.
Nêu đặc điểm địa chất, khí hậu ở đại này? Sự ngưng đọng của lượng lớn nham thạch, có thời gian băng hà rất lớn phủ đến vĩ tuyến 200 kể từ xích đạo.
Nêu sự phát triển của đại diện động vật?
hãy nêu điều kiện khí hậu địa chất ở kỉ này?
Nêu các đại diện điển hình của thực vật?
Điều kiện địa chất, khí hậu của kỉ như thế nào?
Ở kỉ Xilua có hai biến cố có ý nghĩa rất lớn về mặt sinh học, cho biết đó là các biến cố nào?
Hãy cho biết ĐVKXS đầu tiên chinh phục đất liền là gì?
Nêu đặc điểm địa chất, khí hậu của kỉ?
Từ sự kiện biến đổi địa chất, khí hậu dự đoán sẽ xuất hiện dạng thực vật nào?
.
Qua lịch sử phát triển của sinh vật có thể rút ra những nhận xét gì về nguyên nhân và chiều hướng tiến hoá của sự sống?
Ngày càng đa dạng, tổ chức cơ thể ngày càng cao, thích nghi ngàu càng hợp lí.
Hướng thích nghi là cơ bản nhất vì điều kiện ở cạn phức tạp hơn dưới nước nên dưới tác dụng CLTN đã dẫn tới sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể và hoàn thiện phương thức sinh sản của thực vật và động vật, giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường. Do vậy, sự chuyển từ đời sốnh dưới nước lên cạn đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hoá.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi nói hoá thạch là gì?
Có hai con đường (2):
Xác sinh vật bị vi khuẩn phân huỷ phần mềm àphần cứng(xương, vỏ đá vôi ) được giữ lại trong đất àcơ thể có thể hoá đá trong những điều kiện nhất định.
Vd: Hoá thạch động vật biển trên núi gần thị xã Lạng Sơn.
Cơ thể sinh vật có thể bảo toàn nguyên.
Vd: Xác voi Manuts cách đây hàng vạn năm được ướp trong băng, kiến vần giữ nguyên màu sắc trong nhựa hỗ phách.
Thái là rất, rất cổ: sự sống còn rất cổ sơ.
Sự sống bắt đầu từ những hợp chất hữu cơ, hợp chất của cacbon.
Những động vật đầu tiên xuất hiện trong nước biển: sứa mọng nước, sứa lược, các loài giun, những loài vỏ cứng, loài da gai cổ cơ.
Ở kỉû này tìm thấy rất nhiều hoá thạch đa dạng, cấu trúc phức tạp, chắc chắn là đã được hình thành từ tổ tiên của chúng 
Khí hậu nóng ẩm bao trùm toàn bộ trái đất, biển bao phủ phần lớn bề mặt hình tinh, sự sống chủ yếu vẫn ở biển.
Tảo lục, Tảo nâu ưu thế ở biển trên cạn chưa có vi khuẩn, Tảo xanh.
Hoá thạch? Tôm ba lá, Giáp xác, Ca lưỡng tiêm àhoá thạch sống.
Lục địa ở kỉ trước bị chìm xuống biển nay đã được nâng lên nhất là ở Ecốt(Anh) và Đông Bắc Mĩ khí hậu đã mát hơn.
Thực vật ở cạn phát triển và xuất hiện những động vật ở cạn thở được không khí.
Nhện là động vật thở không khí tự do đầu tiên ở trên cạn.
Giải thích ý nghĩa sự xuất hiện cá giáp có hàm?
Cá vây chân cổ àếch nhái cổ àếch nhái ngày nay.
Đầu kỉ khí hậu ẩm và nóng, mua nhiều, cuối kỉ biển rút nhiều ra khỏi lục địa, làm khí hậu khô hơn.
Quyết thực vật đã không phù hợp với điều kiện sống mới nên biến mất dẫn, xuất hiện hạt trần có ưu thế hơn
I/ Hoá thạch và phân chia thời gian địa chất:
1. Hoá thạch:
a. Hoá thạch là gì:
 Ghi (1)
b. Ý nghĩa hoá thạch:
- Có thể biết được lịch sử xuất hiện hay diệt vong của các loài sinh vật hoá thạch.
- Căn cứ tuổi của lớp đất chứa hoá thạch có thể xác định tuổi hoá thạch và ngược lại.
- Hoá thạch là tài liệu nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật và vỏ quả đất.
2/ Sự phân chia thời gian địa chất: ( 5 )
a. Phương pháp xác định tuổi các lớp đất và hoá thạch:
b. Những căn cứ để phân chia các mốc thời gian địa chất:
Ghi 4 nhân tố.
- Căn cứ vào các yếu tố nói trên các nhà khoa học chia lịch sử sự sống làm 5 đại:
+ Đại thái thổ.
+ Đại nguyên sinh.
+ Đại cổ sinh.
+ Đại tiền sinh
+ Đại Tsinh.
II. Sinh vật trong các đại địa chất :
I/ Đại thái cổ:(4600-3500 triệu năm)
+ Vỏ quả đất chưa ổn định, núi lửa hoạt động trên quả đất rất mạnh.
- Nhiều lần tạo núi và phun lửa dữ dội.
- Có than chì và vỏ đá vôi.
+ Sự sống tập trung ở dưới từ chưa có cấu tạo tế bào àđơn bào àđa bào.
+ TV: Vi khuẩn, Tảo xanh chưa có nhân, Tảo lục dạng sợi có nhân.
+ ĐV: có ruột khoang.
II/ Đại nguyên sinh:(2500 triệu năm)
Tạo núi lớn và phân bố lại đại lục, đại dương.
- Thành phần khí quyển thay đổi hình thành sinh quyển.
+ TV: dạng đơn bào chiếm ưu thế đã xuất hiện các loại Tảo: Vi khuẩn, Tảo lam, Tảo lục, Tảo vàng, Tảo nâu, Tảo hòng.
+ ĐV: đa bào chiếm ưu thế, DDV KXS xuất hiện.
III/ Đại cổ sinh:
1. Kỉ Cambri: (542)
- Có phần phân bố lại đại lục, đại dương.
- Khí quyển có nhiều CO2 vì núi lửa hoạt động.
+ TV: dưới biển tảo lục, tảo nâu chiếm ưu thế.
+ ĐV: DDVKXS có chân khớp và da gai hoá thạch tôm 3 lá.
2. Kỉ Ocđôvic: ( 488)
Di chuyển đại lục, băng hà, mực nước biển giảm. Khí hậu khô
3. Kỉ xilua(444)
- Đầu kỉ, đất liền bị lún xuống tạo nhiều biển nhỏ.
- Cuối kỉ tạo sơn mạnh làm xuất hiện một đại lục lớn.
+ TV: . Dưới biển: các ngành tảo phát triển.
 . Trên cạn: Rêu, xuất hiện quyết trần có rễ, thân chưa có lá như thạch tùng, 
+ ĐV: Tôm ba lá, bò cạp.
4. Kỉ Đêvôn:(416)
- Mặt đất biến đổi nhiều lần, biển tiến vào rồi rút ra.
- Nhiều dẫy núi lớn xuất hiện phân hoá khí hậu lục địa khi hanh có mua xen lũ tới hạn hán kéo dài.
+ TV: Rừng đầu tiên xuất hiện trên mặt đất với Dương xĩ khổng lồ, Thạch tùng, quyển bá.
+ ĐV: Cá giáp có hàm xuất hiện lưỡng cư đầu cứng vừa sống ở nước và cạn.
5. Kỉ than đá: (360)
- Khí hậu nóng ẩm àkhi cạn.
- Cuối kỉ xuất hiện nhiều đầm lấy.
+ TV: Ở cạn phát triển mạnh tạo ra những rừng quyết khổng lồ.
+ ĐV: Từ lưỡng cư đầu cứng, xuất hiện bò sát đẻ trứng sau bọ phát triển mạnh.
6. Kỉ Pecnơ: (300)
- Lục địa nổi lên dần, tạo những dãy núi lớn.
- Khí hậu trở nên khô, lạnh.
+ TV: Quyết hiếm dần, cây hồng trần xuất hiện.
+ ĐV: Bò sát phát triển mạnh ăn cỏ hay ăn thịt, hình thành bò sát răng thú, tạo điều kiện cho động vật có vú xuất hiện.
III/ Đại trung sinh:
1. Kỉ Tam Điệp: ( 250)
- Đại lục chiếm ưu thế, biển cạn dần.
- Khí hậu trở nên khô:
+ TV: Cây hạt trần chiếm ưu thế.
+ ĐV: Cá xương xuất hiện, bò sát phân hoá, động vật có vú xuất hiện.
2. Kỉ Giura: ( 200)
- Biển tiến vào lục địa, khí hậu ẩm, ấm hơn.
+ TV: Cây hạt trần phát triển mạnh, cây có hạt đa dạng làm nguồn thức ăn phong phú cho động vật.
+ ĐV: Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế sâu bọ bay phát triển mạnh.
3. Kỉ phấn trắng: (145)
- Biển thu hẹp, khí hậu khô.
+ TV: Xuất hiện cây hạt kín với hình thức sinh sản hoàn thiện hơn, có cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
+ ĐV: Bò sát, chim phát triển xuất hiện thú đẻ con.
IV/ Đại tân sinh: 
1. Kỉ thứ ba:(65)
- Đầu kỉ khí hậu ấm, giữa kỉ ôn hoà, cuối kỉ lạnh đột ngột.
+ TV: Cây hạt kín phát triển mạnh xuất hiện nhiều đồng cỏ rộng.
+ ĐV: Sâu bọ phát triển, bò sát chết hàng loạt, chim và động vật có vú xuất hiện, một số vượn người vào rừng, một số xuống đất, hình thành tổ tiên loài người.
2. Kỉ thứ tư:(1,8)
IV/ củng cố và hoàn thiện kiến thức:
Sử dụng sơ đồ, bảng có ô trống để củng cố ôn tập các phần của bài.
Cho Hs làm các bài tập trắc nghiệm giáo viên chuẩn bị từ trước
Nhắc học sinh về làm các bài tập SGK và độc tiếp bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 44 sinh hoc 12NC.doc