Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT - Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT - Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Chương II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN: (8 câu)

* Lý thuyết:

Bài 8. Quy luật Međen: Quy luật phân li - Thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng.

 - Giải thích của Međen.

 - Nội dung quy luật.

 - Cơ sở tế bào học.

Bài 9. Quy luật Međen: Quy luật phân li độc lập - Thí nghiệm lai 2 hay nhiều cặp tính trạng.

 - Giải thích của Međen.

 - Nội dung quy luật.

 - Cơ sở tế bào học.

 - Công thức tổng quát cho các phép lai nhiều tinh trạng.

 - Ý nghĩa của các quy luật Međen.

 - Điều kiện nghiệm đúng.

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1494Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT - Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN: (8 câu)
* Lý thuyết:
Bài 8. Quy luật Međen: Quy luật phân li	- Thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng.
	- Giải thích của Međen.
	- Nội dung quy luật.
	- Cơ sở tế bào học.
Bài 9. Quy luật Međen: Quy luật phân li độc lập	- Thí nghiệm lai 2 hay nhiều cặp tính trạng.
	- Giải thích của Međen.
	- Nội dung quy luật.
	- Cơ sở tế bào học.
	- Công thức tổng quát cho các phép lai nhiều tinh trạng.
	- Ý nghĩa của các quy luật Međen.
	- Điều kiện nghiệm đúng.
Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen	
	- Tương tác gen: 	+ Tương tác bổ sung: Ví dụ - Giải thích.
	+ Tương tác cộng gộp: Khái niệm - Ví dụ - Giải thích.
	- Tác động đa hiệu của gen: Khái niệm gen đa hiệu - Ví dụ.
Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen:
	- Liên kết gen: 	+ Thí nghiệm của Moocgan.
	+ Khái niệm: Liên kết gen - Nhóm gen liên kết
	- Hoán vị gen:	+ Thí nghiệm của Moocgan.
	+ Giải thích kết quả thí nghiệm.
	+ Cơ sở tế bào học.
	+ Tần số hoán vị gen: Cách tính - Đặc điểm.
	- Ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen. (Bản đồ di truyền)
Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân:
1, Di truyền liên kết với giới tính:
	- NST giới tính: Khái niệm - Cơ chế xác định giới tính bằng NST.
	- Di truyền liên kết với giới tính: 	
+ Gen trên NST X: 	∙ Thí nghiệm của Moocgan.
	∙ Giải thích kết quả thí nghiệm.
	∙ Đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X qui định.
+ Gen trên NST X: 	∙ Ví dụ.
	∙ Đặc điểm di truyền.
+ Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
2, Di truyền ngoài nhân: Thí nghiệm - Sự di truyền của gen ở ti thể và lục lạp.
Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen:
	- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Gen → mARN → pôlipeptit → Prôtêin → tính trạng.	- Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường: KH = KG + môi trường	- Ví dụ.
	- Thường biến: Khái niệm - Ví dụ - Đặc điểm - Ý nghĩa.
	- Mức phản ứng: Khái niệm - Ví dụ - Mpư của tính trạng số lượng và chất lượng.
* Bài tập:	- Xác định tỉ lệ KG, KH của các phép lai.
	- Xác định KG của P dựa vào kết quả của phép lai.
B/ CÂU HỎI TỰ LUẬN:
Câu 1. Trong phép lai một tính trạng, để đời sau có tỉ lệ KH xấp xỉ 3 trội : 1 lặn cần những điều kiện sau:
Bố mẹ dị hợp một cặp gen.
Trội lặn hoàn toàn.
Số lượng cá thể con lai phải lớn
Quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường.
Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau.
Câu 2. Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội ta thực hiện phép lai phân tích.
Nếu Fb đồng tính ® cơ thể KH trội đó có KG đồng hợp
Nếu Fb phân tính ® cơ thể KH trội đó có KG dị hợp
Ví dụ: 
Câu 3. Để có TLKH 9 : 3 : 3 : 1 các điều kiện cần có sau:
Bố mẹ dị hợp 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng phân li độc lập
Trội lặn hoàn toàn
Số lượng cá thể con lai phải lớn
QT giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường.
Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau..
Câu 4. Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau không? Giải thích.
 Hai alen của cùng một gen có tương tác với nhau theo kiểu trội lặn hoàn toàn hoặc trội lặn không hoàn toàn hoặc đồng trội .
Câu 5. Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó (ở người) là do gen lặn nằm trên NST X hay do gen trên NST thường quy định?
 Có thể theo dõi phả hệ để biết được bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường hay trên NST X quy định nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính.
Câu 6. Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm thể nào để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định?
 - Dùng phép lai thuận nghịch có thể xđịnh được ttrạng đó do gen trong nhân hay gen ngoài nhân quy định.
 - Nếu kiểu hình của con luôn giống mẹ thì đó là do gen ngoài nhân quy định.
Câu 7. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật, ta cần phải làm gì?
 Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một KG nào đó ở ĐV ta cần tạo ra một loạt các con vật có cùng một kiểu gen rồi cho chúng sống ở các môi trường khác nhau. Việc tạo ra các con vật có cùng kiểu gen có thể được tiến hành bằng cách nhân bản vô tính hoặc chia một phôi thành nhiều phôi nhỏ rồi cho vào tử cung của các con mẹ khác nhau để tạo ra các con con.
C/ CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG:
1. Các dạng bài toán: Toán lai có 2 dạng
1) Toán thuận: Cho biết kiểu hình PTC tìm kiểu gen và kiểu hình của Fx.
2) Toán nghịch: Cho biết kiểu hình Fx tìm kiểu gen và kiểu hình của PTC.
2. Phương pháp giải bài tập:
Lai một cặp tính trạng
(Quy luật phân li của Menđen,
Tương tác gen)
Lai hai cặp tính trạng
(Quy luật phân li độc lập, Liên kết gen và Hoán vị gen)
Bài toán thuận
Bài toán nghịch
Bài toán thuận
Bài toán nghịch
 B1: Tóm tắt sơ đồ lai.
 B2: Chứng minh trội, lặn.
 B3: Quy ước gen
B4: Kiểm chứng bằng sđlai.
* Lưu ý: Đối với bài toán tương tác gen, sau B3.
B4: C.minh tương tác gen.
B5: Kiểm chứng bằng sđlai.
 B1: Tóm tắt sơ đồ lai.
 B2: Cminh trội, lặn.
 B3: Quy ước gen
B4: Biện luận từ Fx --> kiểu gen và kiểu hình của PTC 
 B5: Kiểm chứng bằng sơ đồ lai.
 B1: Tóm tắt sơ đồ lai.
 B2: Cminh trội, lặn.
 B3: Quy ước gen
 B4: Chứng minh phân li độc lập, liên kết gen hay HVG.
 B5: Kiểm chứng bằng sơ đồ lai.
 B1: Tóm tắt sơ đồ lai.
 B2: Chứng minh trội, lặn.
 B3: Quy ước gen
 B4: Chứng minh phân li độc lập, liên kết gen hay hoán vị gen.
 B5: Biện luận từ Fx → KG và KH của PTC 
 B6: Kiểm chứng bằng sơ đồ lai.
3. Nhận dạng bài toán nhanh: (Xét trong trường hợp các gen trội hoàn toàn)
3.1, Tóm tắt thí nghiệm của Menđen (Đậu Hà Lan), Moóc Gan (Ruồi giấm) và Tương tác gen.
Quy luật phân li của Menđen
Quy luật phân li độc lập
Liên kết gen
Hoán vị gen
Tương tác gen
PTC
F1
F1 x F1
F2 3 : 1
Lai phân tích
Pa
Fa 1 : 1
PTC
F1
F1 x F1
F2 9 : 3 : 3:1
Lai phân tích
Pa
Fa 1: 1 : 1:1
PTC
F1
Lai phân tích
Pa ♂ F1 x ♀
Fa 1: 1 
PTC
F1
Lai phân tích
Pa ♀F1 x ♂
Fa 41,5 : 41,5 : 8,5 : 8,5
PTC
F1
F1 x F1
F2 9 : 3 : 3:1; 9 : 6 : 1; 9 : 7 → T/tác bổ trợ.
 12 : 3 : 1; 13 : 3; 9 : 3 : 4
→ T/tác át chế.
 15 : 1 → T/tác cộng gộp.
D/ BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài tập 1. Khi cho lai 2 dòng chuột thuần chủng (Lông xám x Lông trắng), thu được kết quả ở F1 100% Chuột lông xám, cho những chuột lông xám này giao phối với nhau thu được kết quả ở F2 3 lông xám : 1 1ông trắng. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
	* Hướng dẫn: 
- Đây là bài toán về lai 1 cặp tín trạng => Quy luật phân li của Menđen hoặc Tương tác gen.
- Kiểu hình xuất hiện F2 tương đương với tỉ lệ 3 : 1 => Bài toán về quy luật phân li của Menđen. 
- Cho biết kiểu hình PTC tìm kiểu gen và kiểu hình của F2 => Bài toán thuận.
* Giải bài toán:
B1: Tóm tắt sơ đồ lai: 	PTC Lông xám x Lông trắng
F1 Lông xám 
F1 x F1 Lông xám x Lông xám 
F2 3 Lông xám : 1 Lông trắng
B2: Chứng minh trội, lặn: Vì PTC và F1 đồng tính xuất hiện 100% tính trạng lông xám => Lông xám trội hoàn toàn so với lông trắng. 
B3: Quy ước gen.	A: Lông xám > a: Lông trắng
B4: Kiểm chứng bằng sơ đồ lai.
PTC AA x aa
GP	 A	 a
F1 Aa
F1 x F1 Aa x Aa
G F1 A : a A : a
F2 1 AA : 2 Aa : 1aa
	 3 Lông xám : 1 Lông trắng.
→ Học sinh giải hoàn chỉnh.
Bài tập 2: Khi cho 2 dòng chuột giao phối với nhau thu được kết quả ở F1 sau đó cho những con chuột F1 giao phối với nhau, thu được kết quả ở F2 3 lông xám : 1 1ông trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
* Hướng đẫn: 
- Đây là bài toán về lai 1 cặp tín trạng => Quy luật phân li của Menđen hoặc Tương tác gen.
- Kiểu hình xuất hiện F2 ≈ 3 : 1 => Bài toán về quy luật phân li của Menđen. 
- Cho biết kiểu hình F2 tìm kiểu gen và kiểu hình của PTC => Bài toán nghịch.
* Giải bài toán:
B1: Tóm tắt sơ đồ lai: 
B2: Chứng minh trội, lặn: Vì F2 phân tính theo ≈ 3 lông xám : 1 lông trắng => Lông xám trội hoàn toàn so với lông trắng (Quy luật phân li xuất hiện 3 trội : 1 lặn).
B3: Quy ước gen.	A: Lông xám > a: Lông trắng
B4: Biện luận từ Fx --> kiểu gen và kiểu hình của PTC 
	F2 xuất hiện tỉ lệ ≈ 3 : 1 = 4 kiểu tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) = 2 giao tử đực x 2 giao tử cái (mỗi bên bố hoặc mẹ phải cho 2 loại giao tử A và a) --> F1 phải dị hợp 1 cặp gen (Aa). Vậy kiểu gen của F1 x F1: Aa và Aa => PTC có kiểu gen là AA và aa.
B5: Kiểm chứng bằng sơ đồ lai.
Bài tập 3: Khi cho chuột côbay lông đen, ngắn với chuột côbay lông trắng, dài người ta thu được thế hệ con đồng loạt chuột côbay lông đen, ngắn. Cho các chuột thu được giao phối với nhau thu được kết quả ở F2 9 lông đen, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, ngắn : 1 1ông trắng, dài. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
* Hướng đẫn: 
- Đây là bài toán về lai 2 cặp tính trạng => Quy luật phân li độc lập của Menđen hoặc Liên kết gen hoặc Hoán vị gen.
- Kiểu hình xuất hiện F2 ≈ 9 : 3 : 3 : 1 => Bài toán về quy luật phân li độc lập của Menđen. 
- Cho biết kiểu hình PTC tìm kiểu gen và kiểu hình của F2 => Bài toán nghịch.
* Giải bài toán:
B1: Tóm tắt sơ đồ lai: 	
B2: Chứng minh trội, lặn: Vì F2 xuất hiện theo tỉ lệ 9 đen, ngắn : 3 đen, dài : 3 trắng, ngắn : 1trắng, dài. Khi xét riêng từng cặp tính trạng thì F2 có tỉ lệ tương đương là: 3 đen : 1 trắng và 3 ngắn : 1 dài => Lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng và lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
B3: Quy ước gen.	A: Lông đen > a: Lông trắng
	B: Lông ngắn > b: Lông dài
B4: Biện luận từ F2 --> kiểu gen và kiểu hình của PTC:	F2 xuất hiện tỉ lệ ≈ 3 : 1 = 4 kiểu tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) = 2 giao tử đực x 2 giao tử cái (mỗi bên bố hoặc mẹ phải cho 2 loại giao tử A và a) --> F1 phải dị hợp 1 cặp gen (Aa). Vậy KG của F1 x F1: Aa và Aa => PTC có kiểu gen là AA và aa.
B5: Kiểm chứng bằng sơ đồ lai.
Bài tập 4: Khi cho 2 dòng chuột côbay giao phối với nhau người ta thu được thế hệ con. Cho các chuột thu được giao phối với nhau thu được kết quả ở F2 9 lông đen, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, ngắn : 1 1ông trắng, dài. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
 * Hướng đẫn: 
- Đây là bài toán về lai 2 cặp tính trạng => QL phân li độc lập hoặc Liên kết gen hoặc Hoán vị gen.
- Kiểu hình xuất hiện F2 ≈ 9 : 3 : 3 : 1 => Bài toán về quy luật phân li độc lập của Menđen. 
- Cho biết kiểu hình F2 tìm kiểu gen và kiểu hình của PTC => Bài toán nghịch.
* Giải bài toán:
B1: Tóm tắt sơ đồ lai: 
B2: Chứng minh trội, lặn: Vì F2 xuất hiện theo tỉ lệ 9 Lông đen, ngắn : 3 Lông đen, dài : 3 Lông trắng, ngắn : 1Lông trắng, dài. Khi xét riêng từng cặp tính trạng thì F2 có tỉ lệ ≈ 3 Lông đen : 1 Lông trắng và 3 Lông ngắn : 1 Lông dài => Lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng và lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
B3: Quy ước gen.	A: Lông đen > a: Lông trắng
	B: Lông ngắn > b: Lông dài
B4: Chứng minh phân li độc lập:
* Tách riêng từng cặp tính trạng:+ Màu sắc: Lông đen / Lông trắng = (9 + 3) / (3 +1) = 3 : 1
+ Độ dài: Lông ngắn / Lông dài = (9 + 3) / (3 +1) = 3 : 1
* Xét chung tính trạng về màu sắc và độ dài của lông chuột: (lấy tích của 2 tính trạng trên)
(3 đen : 1trắng) (3 ngắn : 1 dài) = 9 đen, ngắn : 3 đen, dài : 3 trắng, ngắn : 1trắng, dài. 
=> Nghiệm đúng quy luật phân li độc lập của Men đen. (Tính trạng về màu sắc phân li độc lập với ... 
Câu 87. Bằng chứng của sự liên kết gen là
hai gen cùng tồn tại trong một giao tử.
một gen đã cho liên quan đến một kiểu hình đặc trưng.
các gen không phân ly trong giảm phân.
một gen ảnh hưởng đến 2 tính trạng.
Câu 88. Sự di truyền liên kết gen không hoàn toàn đã 
khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ.
hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ.
tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
Câu 89. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số
tính trạng của loài.
nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
NST trong bộ đơn bội n của loài.
giao tử của loài.
Câu 90. *Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen tỉ lệ kiểu hình ở F1 
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. 
B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. 
C. 1cây cao, quả trắng: 3cây thấp, quả đỏ. 
D. 9cây cao, quả trắng: 7cây thấp, quả đỏ. 
Câu 91. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen tỉ lệ kiểu hình ở F1 
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. 
B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. 
C. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. 
D. 9cây cao, quả trắng: 7cây thấp, quả đỏ. 
Câu 92. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen . Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1 
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. 
B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. 
C. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. 
D. 1 cao, quả trắng: 2 cao, quả đỏ:1 cây thấp, quả đỏ. 
Câu 93. Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng, có quan hệ trội lặn; ít nhất một cơ thể đem lai dị hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ con lai giống với tỉ lệ của lai một cặp tính trạng của Men đen (100%; 1:2:1; 3:1; 1:1) các tính trạng đó đã di truyền
độc lập.
liên kết hoàn toàn.
liên kết không hoàn toàn.
tương tác gen.
Câu 94. Cơ thể đem lai dị hợp 3 cặp gen trở lên nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; nếu cơ thể đó tự thụ phấn (hoặc tự giao phối) cho đời con 16 tổ hợp hoặc nếu kiểu gen đó lai phân tích cho tỉ lệ đời con 1:1:1:1...có thể suy ra cơ thể dị hợp đó có hiện tượng di truyền 
độc lập.
tương tác gen.
liên kết không hoàn toàn.
liên kết hoàn toàn.
Câu 95. Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết gen không hoàn toàn?
Các gen quy định các tính trạng nằm trên 1 NST.
Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Làm hạn chế các biến dị tổ hợp.
Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý.
Câu 96. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự
trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
trao đổi chéo giữa 2 crômatit “ không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I giảm phân.
tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân.
tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
Câu 97. Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì
các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.
các gen trên 1 NST có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có HVG xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng.
chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.
hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể.
Câu 98. Điều không đúng khi nhận biết về hoán vị gen là căn cứ vào
A. kết quả lai phân tích.
B. kết quả tạp giao giữa các cá thể thế hệ F1.
C. tỉ lệ KH ở thế hệ lai khác các quy luật di truyền khác-di truyền độc lập, liên kết gen hoàn toàn.
D. số các tổ hợp ở đời lai luôn ít. 
Câu 98. Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì
đời lai luôn luôn xuất hiện số loại kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ.
giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình.
trong cơ thể có thể đạt tần số hoán vị gen tới 50%.
trong kỳ đầu I giảm phân tạo giao tử tất cả các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng đồng đã xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng.
Câu 99. Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn tự thụ phấn có một kiểu hình nào đó ở con lai chiếm tỉ lệ 21%, hai tính trạng đó di truyền
độc lập.
liên kết hoàn toàn.
liên kết không hoàn toàn.
tương tác gen.
Câu 100. *Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn thụ phấn với cơ thể có kiểu hình lặn ở con lai xuất hiện 2 loại kiểu hình đều chiếm tỉ lệ 4%, hai tính trạng đó di truyền
độc lập.
liên kết không hoàn toàn.
liên kết hoàn toàn.
tương tác gen.
Câu 101. *Gen N và M cách nhau 12 cM. Một cá thể dị hợp có bố mẹ là NNmm và nnMM sẽ tạo ra các giao tử có tần số
A. 6% NM, 44%Nm, 44%nM, 6% nm.
B. 20% NM, 30%Nm, 30%nM, 20% nm.
C. 16% NM, 34%Nm, 34%nM, 16% nm.
D. 30% NM, 20%Nm, 20%nM, 30% nm.
Câu 102. Bản đồ di truyền là 
A. trình tự sắp xếp và vị trí tương đối của các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.
B. trình tự sắp xếp và khoảng cách vật lý giữa các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.
C. vị trí của các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.
D. số lượng các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.
Câu 103. Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở người là
chỉ có trong tế bào sinh dục.
tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng hoàn toàn XY.
số cặp nhiễm sắc thể bằng một.
ngoài các gen qui định giới tính còn có các gen qui định tính trạng thường.
Câu 104. Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng tương đồng chứa các gen di truyền 
tương tự như các gen nằm trên NST thường.
thẳng.
chéo.
theo dòng mẹ.
Câu 105. Trong giới dị giao XY tính trạng do các gen ở đoạn không tương đồng của X quy định di truyền
tương tự như các gen nằm trên NST thường.
thẳng.
chéo.
theo dòng mẹ.
Câu 106. Bộ NST của người nam bình thường là 
 A. 44A , 2X .
 B. 44A , 1X , 1Y .
 C. 46A , 2Y .
 D. 46A ,1X , 1Y . 
Câu 107. Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền 
tương tự như các gen nằm trên NST thường.
thẳng.
chéo.
theo dòng mẹ.
Câu 108. Tính trạng có túm lông trên tai người di truyền 
tương tự như các gen nằm trên NST thường.
thẳng.
chéo.
theo dòng mẹ.
Câu 109. Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho
A. thể dị giao tử.
B. thể đổng giao tử.
C. cơ thể thuần chủng.
D. cơ thể dị hợp tử.
Câu 110. Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là
A. XX, con đực là XY.
B. XY, con đực là XX.
C. XO, con đực là XY.
D. XX, con đực là XO.
Câu 111. Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là
A. XX, con đực là XY.
B. XY, con đực là XX.
C. XO, con đực là XY.
D. XX, con đực là XO.
Câu 112. Ở châu chấu cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là
A. XX, con đực là XY.
B. XY, con đực là XX.
C. XO, con đực là XY.
D. XX, con đực là XO.
Câu 113. Ở sinh vật giới dị giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là
A. XXX, XY.
B. XY, XX.
C. XO, XY.
D. XX, XO.
Câu 114. Ở sinh vật giới đồng giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là
A. XXX, XY.
B. XY, XX.
C. XO, XY.
D. XX, XXX.
Câu 115. Ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1 vì
A. con cái và số con đực trong loài bằng nhau.
B. vì số giao tử mang nhiễm sắc thể Y tương đương với số giao tử đực mang nhiễm sắc thể X.
C. vì số giao tử đực bằng số giao tử cái.
D. vì sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau. 
Câu 116. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính là
A. sự kết hợp các nhiễm sắc thể trong hình thành giao tử và hợp tử.
B. các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phát triển cá thể.
C. sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ.
D. số lượng nhiễm sắc thể giới tính có trong cơ thể.
Câu 117. Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ
A. bà nội.
B. bố. 
C. ông nội.
D. mẹ.
Câu 118. Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMXM x XmY.
B. XMXm x X MY.
C. XMXm x XmY.
D. XMXM x X MY.
Câu 119. Kết quả của phép lai thuận nghịch cho tỉ lệ phân tính kiểu hình khác nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng 
nằm trên NST thường.
nằm trên NST giới tính.
nằm ở ngoài nhân.
có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính. 
Câu 120. Kết quả của phép lai thuận nghịch cho tỉ lệ phân tính KH giống nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng 
nằm trên NST thường.
nằm trên NST giới tính.
nằm ở ngoài nhân.
có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính. 
Câu 121. ADN ngoài nhân có ở những bào quan
plasmit, lạp thể, ti thể.
nhân con, trung thể.
ribôxom, lưới nội chất.
lưới ngoại chất, lyzôxom.
Câu 122. Khi nghiên cứu di truyền qua tế bào chất, kết luận rút ra từ kết quả khác nhau giữa lai thuận và lai nghịch là 
nhân tế bào có vai trò quan trọng nhất trong sự di truyền.
cơ thể mẹ có vai trò quyết định các tính trạng của cơ thể con.
phát hiện được tính trạng đó do gen nhân hay do gen tế bào chất.
tế bào chất có vai trò nhất định trong di truyền.
Câu 123. Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó
nằm trên NST thường.
nằm trên NST giới tính.
nằm ở ngoài nhân.
có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính. 
Câu 124. Hiện tượng lá lốm đốm trắng xanh ở cây vạn niên thanh là kết quả di truyền 
phân ly độc lập.
tương tác gen.
trội lặn không hoàn toàn.
theo dòng mẹ.
Câu 125. Thường biến là những biến đổi về
A. KH của cùng một KG.
B. cấu trúc di truyền.
C. một số tính trạng.
D. bộ nhiễm sắc thể.
Câu 126. Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là
A. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.
B. lợn có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng.
C. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.
D. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
Câu 127. Nguyên nhân của thường biến là do
A. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường.
B. rối loạn cơ chế phân li và tổ hợp của NST.
C. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào.
D. tác động trực tiếp của các tác nhân vật lý và hoá học.
Câu 128. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
A. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.	
B. sự truyền đạt những tính trạng của P cho con cái.
C. quá trình phát sinh đột biến.
D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.
Câu 129. Mức phản ứng là
khả năng sinh vật có thể có thể phản ứng trước những điều kiện bật lợi của môi trường.
mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
giới hạn thường biến của một kiểu gen hay nhóm gen trước môi trường khác nhau.
khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.
Câu 130. Yếu tố quy định mức phản ứng của cơ thể là
điều kiện môi trường.
thời kỳ sinh trưởng.
kiểu gen của cơ thể.
thời kỳ phát triển.

Tài liệu đính kèm:

  • docCac quy luat DT On TN Co trac nghiem va cau hoi tu luan.doc