Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 17)

Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 17)

Câu 1: Thể truyền là gì?

A. Là vectơ mang gen cần chuyển.

 B. Là phân tử ADN có khả năng tự sao độc lập với ADN của tế bào nhận.

 C. Hợp với gen cần chuyển tạo thành ADN tái tổ hợp.

 D. Tất cả giải đáp đều đúng.

Câu 2: Cho các bộ ba ATTGXX trên mạch mã gốc ADN, dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất?

A. ATXGXX B. ATTGXA

C. ATTXXXGXX D. ATTTGXX

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Thể truyền là gì? 
A. Là vectơ mang gen cần chuyển. 
	B. Là phân tử ADN có khả năng tự sao độc lập với ADN của tế bào nhận. 
	C. Hợp với gen cần chuyển tạo thành ADN tái tổ hợp. 
	D. Tất cả giải đáp đều đúng. 
Câu 2: Cho các bộ ba ATTGXX trên mạch mã gốc ADN, dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất? 
A. ATXGXX 	B. ATTGXA 
C. ATTXXXGXX 	D. ATTTGXX 
Câu 3: Tần số đột biến tự nhiên ở một gen xảy ra 1 đột biến trong: 
A. 10 lần tự sao. 	B. 100 lần tự sao. 
C. 104 106 lần tự sao. 	D. 1050-10100 lần tự sao. 
Câu 4: Trong phép lai giữa 2 thứ đậu thuần chủng: đậu hạt vàng, trơn và đậu hạt xanh, nhăn được F1 toàn cây đậu hạt vàng, trơn. Cho các cây F1 tự thụ phấn ở thế hệ F2 nhận được 4 kiểu hình: hạt vàng, trơn, hạt vàng nhăn, hạt xanh trơn, hạt xanh nhăn. Kết quả trên có thể cho ta kết luận gì về các alen qui định hình dạng hạt và màu sắc hạt? 
A. Các alen lặn luôn luôn biểu hiện ra kiểu hình. 
B. Các alen nằm trên các NST riêng rẽ. 
C. Gen alen qui định mỗi cặp tính trạng đã phân ly tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. 
D. Các alen nằm trên cùng một cặp NST. 
Câu 5: Sự di truyền tín hiệu của người được thực hiện bởi: 
A. ADN và sự tổng hợp prôtêin. 	B. Sự sao mã và giải mã của ARN. 
C. Tiếng nói và chữ viết. 	D. Tất cả giải đáp đều đúng.
Câu 6: Đột biến gen là gì? 
A. Rối loạn quá trình tự sao của một gen hoặc một số gen. 
	B. Phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen. 
	C. Biến đổi ở một hoặc vài cặp nucleotit của ADN. 
	D. Biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể. 
Câu 7: Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã mở đầu AUG, mã kết thúc UAA, UAG, UGA. Bộ ba nào sau đây của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin nào cả) bằng cách chỉ thay 1 nucleotit. 
A. AXX 	B. AAA	 C. XGG	 D. XXG 
Câu 8: Hội chứng nào sau đây do bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của người có 45 nhiễm sắc thể? 
A. Klinefelter.	 B. Turner. 	C. Down. 	D. Siêu nữ. 
Câu 9: Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là: 
A. Đột biến giao tử. B. Đột biến tiền phôi. C. Đột biến xôma. D. Đột biến nhiễm sắc thể. 
Câu 10: Dùng một giống cao sản để cải tạo một giống năng suất thấp là mục đích của phương pháp: 
A. Lai tạo giống mới. B. Lai cải tiến giống. C. Lai khác thứ. D. Lai khác dòng. 
Câu 11: Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau: 
A. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều tăng dần. 
B. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng dần. 
C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể di hợp giảm dần. 
D. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều giảm dần. 
Câu 12: Theo quan niệm của Lamac: 
A. Sinh vật thích nghi với sự thay đổi chậm chạp của môi trường nên không bị đào thải. 
B. Những đặc tính có đuợc ở cá thể do ngoại cảnh tác động đều được di truyền. 
C. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. 
D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 13: Các nhân tố chủ yếu làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể là do: 
A. Sự cách ly. 	B. Quá trình đột biến và giao phối. 
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. 	D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 14: Loài giao phối là một nhóm quần thể: 
A. Có khu phân bố xác định 
B. Có tính trạng chung về hình thái, sinh thái. 
C. Các cá thể có khả năng giao phối tự do với nhau, cách li sinh sản với nhóm lân cận thuộc loài đó. 
D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 15: Đặc điểm sinh hoạt đời sống: sử dụng công cụ tinh xảo bằng đá, xương, xuất hiện mầm mống tôn giáo là của người: 
A. Pitêcantrôp. 	B. Nêanđectan. 	C. Crômanhôn. 	D. Xinantrôp. 
Câu 16: Đột biến không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền là: 
A. Mất đoạn và lặp đoạn. 	
B. Lặp đoạn và chuyển đoạn 
C. Chuyển đoạn tương hỗ và đảo đoạn. 
D. Chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ 
Câu 17: Để tạo ưu thế lai, người ta thường dùng phương pháp: 
A. Lai khác dòng. 	B. Lai khác thứ. 
C. Lai khác loài. 	D. Lai gần. 
Câu 18: Điều nào sau đây là đúng với tiến hoá nhỏ: 
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. 
B. Bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, cách ly sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới. 
C. Diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian địa chất dài. 
D. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. 
Câu 19: Xử lý ADN bằng chất acridin có thể: 
A. Làm mất 1 cặp Nu. 	B. Làm thêm 1 cặp Nu. 
C. Xuất hiện đột biến dịch khung. 	D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 20: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? 
A. Các tác nhân vật lý như tia chiếu (phóng xạ, tia tử ngoại), sốc nhiệt. 
B. Các loại hoá chất như thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật. 
C. Các rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá của tế bào. 
D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 21: Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục . Cây tam nhiễm ở nhiễm sắc thể số 1 thụ phấn cho cây bình thường, kết quả ra sao? 
A. 50% (2n) quả bầu dục : 50% (2n +1) quả tròn. 
B. 25% (2n) quả bầu dục : 75% (2n +1) quả tròn. 
C. 75% (2n) quả bầu dục : 25% (2n +1) quả tròn. 
D. 100% (2n) quả bầu dục . 
Câu 22: Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục . Cho biết các kiểu giao tử của cây tam nhiễm đực, nêu tình trạng hoạt động của chúng? 
A. Giao tử (n +1) bất thụ. 
B. Không có giao tử hữu thụ. 
C. Giao tử (n) và (n +1) hữu thụ. 
D. Giao tử (n) hữu thụ và (n+1) bất thụ. 
Câu 23: Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục . Cho biết các kiểu giao tử của cây tam nhiễm cái, nêu tình trạng hoạt động của chúng? 
A. Giao tử (n +1) bất thụ. 
B. Không có giao tử hữu thụ. 
C. Giao tử (n) và (n +1) hữu thụ. 
D. Giao tử (n) hữu thụ và (n+1) bất thụ. 
Câu 24: Kĩ thuật chuyển gen ứng dụng loại đột biến nào sau đây? 
A. Đột biến gen. 	B. Đột biến dị bội. 
C. Đột biến chuyển đoạn nhỏ. 	D. Đột biến đa bội. 
Câu 25: Phép lai nào sau đây là lai xa? 
A. Lai khác loài, khác chi, khác họ. 	B. Lai khác thứ, khác nòi. 
C. Lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép. 	D. Lai kinh tế, lai khác thứ tạo giống mới. 
Câu 26: Trong chăn nuôi ở nước ta, người ta áp dụng phương pháp nào sau đây để tạo ưu thế lai? 
A. Lai khác dòng. 	B. Lai trở lại. 
C. Lai thuận nghịch. 	D. Lai phân tích. 
Câu 27: Trong phương pháp lai tế bào, để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai người ta sử dụng: 
A. Virút Xenđê. 	B. Keo hữu cơ pôliêtilen glicol. 
C. Xung điện cao áp. 	D. Hoóc-môn phù hợp. 
Câu 28: Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là gì? 
A. Chọn lọc dựa trên kiểu gen. 	B. Chọn lọc dựa trên kiểu hình. 
C. Chọn lọc tính trạng có hệ số di truyền thấp. D. Cả 2 câu B và C. 
Câu 29: Phạm vi ứng dụng nào sau đây đúng đối với chọn lọc hàng loạt nhiều lần? 
A. Với thực vật tự thụ. 	B. Với thực vật giao phấn. 
C. Với thực vật sinh sản vô tính. 	D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 30: Câu nào sau đây đúng với chọn lọc cá thể? 
A. Chọn lọc cá thể dựa trên kiểu hình nên đạt hiệu quả cao. 
B. Với thực vật tự thụ, chỉ cần chọn lọc một lần do kiểu gen đồng nhất. 
C. So sánh giữa các giống, để chọn hay loại bỏ cá thể không mong muốn. 
D. Với thực vật giao phấn, gieo riêng lẻ các hạt của cùng cây và đánh giá qua thế hệ con. 
Câu 31: Vai trò quan trọng của chọn lọc hàng loạt trong chọn giống là gì? 
A. Dễ tiến hành phương pháp đơn giản ít tốn kém. 
B. Áp dụng rộng rãi trong phục tráng giống địa phương. 
C. Duy trì được chất lượng con giống khi sản xuất đại trà. 
D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 32: Nhược điểm của chọn lọc cá thể trong chọn giống là gì? 
A. Không tích lũy các biến dị có lợi cho giống. 
B. Đạt hiệu quả đối với tính trạng có hệ số di truyền cao. 
C. Phải theo dõi chặt chẽ vì phải kiểm tra cả kiểu gen lẫn kiểu hình. 
D. Không phân biệt được các đặc điểm tốt do đột biến hay do thường biến. 
Câu 33: Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời là: 
A. Gen trội có hại có điều kiện át chế gen lặn. 
B. Gen trội được biểu hiện gây hại. 
C. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình. 
D. Cả 3 câu A, B và C. 
Câu 34: Cây hạt kín xuất hiện vào kỉ: 
A. Tam điệp	.B. Giura. 	C. Cambri.	D. Pecmi. 
Câu 35: Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn vào kỉ Thứ tư là do: 
A. Có những thời kì băng hà xen kẽ với những thời kì khí hậu ấm áp. 
	B. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ. 
	C. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do mực nước biển rút xuống. 
	D. Sự phát triển của cây hạt kín và thú ăn thịt. 
Câu 36: Theo Đác-Uyn,vai trò chính của ngoại cảnh là: 
A. Gây ra các biến dị ở sinh vật. 
	B. Chọn lọc tự nhiên diễn ra dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh. 
	C. Gây ra các biến dị tập nhiễm. 
	D. Cung cấp vật chất và năng lượng cho sinh vật. 
Câu 37: Tồn tại chính trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn là: 
A. Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. 
B. Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh thay đổi. 
C. Chưa quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn. 
D. Chưa thành công trong giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. 
Câu 38: Bệnh máu khó đông ở người di truyền do một đột biến gen lặn trên NST giới tính X. Tỉ lệ giao tử chứa đột biến gen lặn chiếm 1% trong một cộng đồng. Tần số đàn ông có thể biểu hiện bệnh này trong cộng đồng là bao nhiêu? 
A. 0,1 	B. 0,01	 C. 0,001	 D. 0,99 
Câu 39: Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec là: 
A. Không có đột biến gen thành các gen không alen khác. 
B. Không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để có ngẫu phối. 
C. Không có sự du nhập của các gen lạ vào quần thể. 
D. Tất cả các điều kiện trên. 
Câu 40: Trong một cộng đồng người Bắc Âu có 64% người có da bình thường, biết rằng tính trạng da bình thường là trội so với tính da bạch tạng, gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và cộng đồng có sự cân bằng về thành phần kiểu gen. Tần số người bình thường có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu? 
A. 0,36 	B. 0,48	 C. 0,24 	D. 0,12 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 12(5).doc