Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 35: Sự phát triển sinh giới qua các đại địa chất

Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 35: Sự phát triển sinh giới qua các đại địa chất

SỰ PHÁT TRIỂN SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

I- Mục tiêu:

 - Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần :

+ Hiểu thế nào là hóa thạch, vai trò của bằng chứng hóa thạch trong nghiên cứu sự phát triển của sinh giới.

 + Giải thích được những biến đổi địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên trái đ6át như thế nào?

+ Trình bày được đặc điểm địa lí khí hậu của trái đất qua các kỉ và đại địa chất.

+ Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên trái đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hóa của sinh giới.

- Kỹ năng: Khai thác kiến thức trong hình vẽ,làm việc với sách giáo khoa, hoạt động nhóm.

- Thái độ: Học sinh có ý thức gìn giữ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, và ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường, tránh sự tuyệt chủng của các loài sinh vật.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 Cơ bản - Tiết 35: Sự phát triển sinh giới qua các đại địa chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/01/09
Tiết 35
SỰ PHÁT TRIỂN SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I- Mục tiêu:
	- Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần :
+ Hiểu thế nào là hóa thạch, vai trò của bằng chứng hóa thạch trong nghiên cứu sự phát triển của sinh giới.
 + Giải thích được những biến đổi địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên trái đ6át như thế nào?
+ Trình bày được đặc điểm địa lí khí hậu của trái đất qua các kỉ và đại địa chất.
+ Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên trái đất và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hóa của sinh giới.
- Kỹ năng: Khai thác kiến thức trong hình vẽ,làm việc với sách giáo khoa, hoạt động nhóm.	
- Thái độ: Học sinh có ý thức gìn giữ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, và ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường, tránh sự tuyệt chủng của các loài sinh vật.
II- Phương pháp: 
 Vấn đáp , diễn giảng ,trực quan, thảo luận nhóm làm việc với SGK.
III- Phương tiện: 
	-Giáo viên : Sưu tầm các tranh ảnh về hóa thạch quá các thời đại( SGK 12 cũ) .
	- Học sinh : Chuẩn bị đầy đủ phần dặn dò tiết trước:
	+ Vai trò của hóa thạch? Phương pháp xác định tuổi của hóa thạch?
	+ Sự biến đổi khí hậu, địa chất qua các đại ?
	+ Sự phát triển của giới thực vật, động vật diễn ra như thế nào ? 
	+ Nêu những loài đã bị duyệt vong mà em biết ?
	+ Sưu tầm tranh, mẫu chuyện về hóa thạch?
IV- Tiến trình: 
1. Ổn định
2. Bài cũ: 5’
-Viết sơ đồ tóm tắt giai đoạn tiến hóa hóa học .Ngày nay, sự sống có còn được hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hóa học nũa không? Vì sao?
-Trình bày các sự kiện chính trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học?
3. Bài mới: Chúng ta đã nghiên cứu về sự phát sinh sự sống trên quả đất. Tuy nhiên, các giả thiết về sự hình thành và phát triển sự sống đến nay vẫn còn nhiều tranh cải .Để dựng lại bức tranh toàn cảnh về lịch sử hình thành và phát triển các nhà khoa học đã dựa vào những bằng chứng gián tiếp và trực tiếp .....Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về những bằng chứng trực tiếp chứng minh sự phát triển của sinh vật.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hóa thạch và phân chia thời gian địa chất 
- GV giới thiệu 1 số tranh về hóa thạch , yêu cầu HS trả lời 
+ Hóa thạch ?
+ Có những loại hóa thạch nào?
 GV nhận xét ,giải thích ,kết luận.
 - GV giới thiệu sơ lược sự hình thành hóa thạch .
- Hóa thạch chỉ là di tích của các sinh vật để lại trong lớp đất đá của vỏ trái đất. Vậy người ta nghiên cứu hóa thạch làm gì ? sang 2.
- Cho biết Khủng Long ứ diệt vong trước hay sau loài người xuất hiện? Dựa vào đâu để biết ?
- Sự có mặt của hóa thạch quyết trần hay bò sát ở 1 nơi nào đó nói lên điều gì ?
- ý nghĩa của hóa thạch ?
GV kết luận . 
*GV giới thiệu phương pháp xác định tuổi của hóa thạch
-HS quan sát tranh, SGK :
+KN
+Các loại.
 HS ghi bài.
- Trước , dựa vào hóa thạch.
- đại chất và khí hậu nơi đó vào thời trước kia.
- HS tự nêu vai trò của hóa thạch.
HS ghi bài
I- Hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
1. Hóa thạch và sự hình thành hóa thạch.
 Là di tích của các sinh vật để lại trong lớp đất đá của vỏ trái đất.
2. Vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.
- Cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
- Tuổi của hóa thạch có thể xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ trong hóa thạch hoặc lớp đất đá chứa hóa thạch 
20’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất 
- GV sử dụng hình 33.1,33.2 SGV giải thích về mục 1,2.
- Cho HS thảo luận các câu hỏi sau dựa vào bảng 44 SGK trong 5’:
+ Nêu tên các sinh vật điển hình troang các kỉ ?
+ Phân tích mối liên hệ giữa điều kiện địa chất và khí hậu với sinh vật qua các đại địa chất ? Cho 3 VD minh họa ?
GV nhận xét và kết luận .
- HS theo dõi .
- HS làm việc theo 4 nhóm :
+ Nhóm 1,2 : Nêu tên các sinh vật điển hình troang các kỉ lên bảng phụ.
+ Nhóm 3,4: Phân tích mối liên hệ giữa điều kiện địa chất và khí hậu với sinh vật qua các đại địa chất . Cho 3 VD minh họa lên bảng phu.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HS ghi bài.
II- Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
 1. Trái đất và những biến đổi địa chất.
 2.Hiện tượng trôi dạt lục địa.
 3.Sinh vật trong các đại địa chất:
( bảng 33 SGK)
4. Củng cố : 8’
-Nhấn mạnh lại KN, ý nghĩa hóa thạch.
 - Sự tiến hóa của sinh vật có liện quan với điều kiện địa chất khí hậu qua các thời đại và kỉ đại chất.
Câu 1: Sắp xếp các loài thực vật theo đúng thứ tự lịch sử phát triển của sự sống:
 1.Dương xỉ 2. Tảo biển 3. Cây hạt trần 4. Cây có hoa hạt kín 5. Cây có mạch.
Đáp án đúng :
A. 1,2,3,4,5. B. 1,2,5,3,4. C. 2,5,1,3,4 D. 2,1,5,3,4.
Câu 2: Sự sống lên cạn vào:
 A. đại tiền Cambri. B. kỉ Xilua. C. kỉ Đevon. D. kỉ Pecmi.
Câu 3: Đặc điểm đặc trưng nhất của kỉ Thứ tư thuộc đại Tân sinh :
A. xuất hiện cây lá kim điển hình cho khí hậu lạnh. 
B. xuất hiện loài người từ vượn người nguyên thủy. 
C. sự có mặt đầy đủ của các đại diện động thực vật ngày nay. 
 D. sự phát triển mạnh của thực vật hạt kín và thú ăn thịt.
Câu 4:Điểm nào không đúng khi nói về hóa thạch?
A. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
B. Hóa thạch là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử của vỏ quả đất.
C. Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong lớp đất đá của vỏ trái đất.
 D. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
Câu 5: Thực vật có hoa xuất hiện vào đại :
 A. đại tiền Cambri. B. trung sinh. C. tân sinh. D. cổ sinh.
5. Dặn dò: 2’
-Hoàn thành phiếu học tập sau:
Đặc điểm
Vượn người tổ tiên
Người vượn
Người đứng thẳng
Người Neandectan
Người hiện đại
Công cụ sử dụng
Kích thước hộp sọ
Tư thế vận động
hình thái giải phẩu
- Trả lời lệnh SGk

Tài liệu đính kèm:

  • docsinhcb12-tiet 35.doc