Tài liệu ôn tập ngữ văn 12 – Học kì 1

Tài liệu ôn tập ngữ văn 12 – Học kì 1

PHẦN VĂN HỌC HKI

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I. Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng 8/1945 đến năm 1975

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

- Đây là nền văn học của chế độ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền VH thống nhất về khuynh hướng tư tưởng và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn, chiến sĩ.

- Cuộc chiến tranh cứu nước kéo dài 30 năm, công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc tạo nên đặc điểm của giai đoạn này, tuy nhiên, điều kiện giao lưu còn hạn chế.

 

doc 93 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1603Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập ngữ văn 12 – Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN VĂN HỌC HKI
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng 8/1945 đến năm 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Đây là nền văn học của chế độ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền VH thống nhất về khuynh hướng tư tưởng và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn, chiến sĩ.
- Cuộc chiến tranh cứu nước kéo dài 30 năm, công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc tạo nên đặc điểm của giai đoạn này, tuy nhiên, điều kiện giao lưu còn hạn chế.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954
- Chủ đề bao trùm: ca ngợi tổ quốc và nhân dân, kêu gọi đoàn kết chống Pháp, biểu dương những tấm gương vì nước quên mình, xây dựng hình ảnh cả dân tộc đang trỗi dậy.
- Nhà văn: thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, thâm nhập thực tế, gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến.
- Các thể loại:
+ Truyện ngắn và kí: Một lần tới thủ đô (Trần Đăng), Đôi mắt (Nam Cao), Vùng Mỏ (Võ Huy Tâm), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Chuyện Tây Bắc (Tô Hoài).
+ Thơ: Tố Hữu được xem là lá cờ đầu, bên cạnh đó là Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm.
+ Kịch: Nguyễn Huy Tưởng, Học Phi, ...
+ Phê bình văn học: Trường Chinh, Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai...
b. Chặng đường từ 1995 đến 1964
- Chủ đề: thể hiện hình ảnh người lao động mới, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người, với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui. Đồng thời, thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt.
- Thể loại: 
+ Truyện và kí: Vợ nhặt (Kim Lân), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Sông Đà (Nguyễn Tuân).
+ Thơ: Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Đất nở hoa (Huy Cận), Bài thơ Hắc Hải (Nguyễn Đình Thi), Quê Hương (Giang Nam).
+ Kịch nói: Học Phi, Nguyễn Vũ, Đào Hồng Cẩm...
c. Chặng đường từ năm 1965 đến 1975
- Chủ đề: ca ngợi tinh thần yêu nước và CN anh hùng cách mạng, xây dựng thành công hình tượng con người Việt Nam trung dũng, kiên cường, bất khuất.
- Các thể loại văn học:
+ Truyện kí: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu).
+ Thơ: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Vầng trăng quầng lửa (Phạm Tiến Duật), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Gió lào cát trắng (Xuân Quỳnh)...
+ Kịch: Xuân Trình, Đào Hồng Cẩm
+ Phê bình văn học: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lê Đình Ky
* Văn học vùng tạm chiến: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút kí, ... bộc lộ lòng yêu nước một cách kín đáo.
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Văn học nghệ thuật là mặt trận, văn học là vũ khí.
- Hiện thực đời sống cách mạng đem đến cảm hứng lớn cho văn học.
- Tác phẩm văn học tập trung vào đề tài tổ quốc và đề tài chủ nghĩa xã hội.
b. Nền văn học hướng về đại chúng
- Đại chúng nhân dân vừa là đối tượng phản ánh, vừa là đối tượng phục vụ, vừa là lực lượng sáng tác.
- Văn học quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động
- Tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi: Văn học phản ánh những sự kiện, vấn đề có ý nghĩa sống còn của dân tộc, phản ánh chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, nhân vật chính tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, giọng điệu ngợi ca, trang trọng hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn: văn học thể hiện mơ ước, hướng đến ngày chiến thắng.
II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
- Đất nước gặp nhiều khó khăn thử thách, đặc biệt là hậu quả chiến tranh.
- Đại hội VI (1986) bắt đầu cho công cuộc đổi mới -> văn học cũng đổi mới.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
- Về thơ: không tạo được sự lôi cuốn như trước nhưng vẫn có những tác phẩm đặc sắc: Di cảo thơ (Chế Lan Viên), Những người đi tới biển (Trường ca Thanh Thảo), Tự hát (Xuân Quỳnh), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi), ... Các nhà thơ trẻ sau 1975: Y Phương, Nguyễn Quang Thiều
- Văn xuôi: thể hiện những vấn đề của đời sống, có khuynh hướng đổi mới cách viết, cách tiếp cận hiện thực. Sau đại hội VI, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới.
Tác phẩm: Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) ...
- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ với các tác giả Lưu Quang Vũ, Xuân Trình...
- Lý luận, phê bình văn học cũng có sự đổi mới, chú ý đến giá trị nhân văn và chức năng thẩm mĩ của văn học.
* Đặc trưng
- Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản nhân văn sâu sắc.
- Có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân.
- Có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.
III. Kết luận
Ghi nhớ (SGK tr.119):
Luyện tập
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
PHẦN I: TÁC GIẢ:
I. Vài nét về tiểu sử:
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969), quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong 1 gia đình nhà nho yêu nước.
- Người từng học chữ Hán, rồi theo học trường Quốc học Huế, một thời gian ngắn dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết).
- Quá trình hoạt động cách mạng
+ 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước
+ 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxay bản yêu sách của nhân dân An Nam
+ 1920, dự Đại hội Tua (Pháp), là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
+ Từ năm 1923 -1941, hoạt động CM ở Liên Xô, TQ và Thái Lan (1930 sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam).
+ Tháng 2/1941 Bác về nước.
+ Tháng 8/1942 đến 9/1943 Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây - Trung Quốc.
+ Sau khi trở về, Người lãnh đạo CM, lãnh đạo ND khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 2/9/1945, Tp.Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đinh (Hà Nội) sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
+ 1946 được bầu làm Chủ tịch nước lãnh đạo CMVN cho đến hơi thở cuối cùng..
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác:
a. Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Cảm tưởng đọc "Thiên Gia Thi")
b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học. Người căn dặn nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện tượng phong phú của đời sống.
c. Người xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm (viết cho ai, viết làm gì, viết cái gì, viết như thế nào).
2. Di sản văn học:
a. Văn chính luận:
-Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Không có gì quý hơn độc lập tự do
- Nội dung: tố cao tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa liên hiệp lại vì tự do độc lập dân tộc.
- Nghệ thuật: Văn chính luận mẫu mực.
b. Truyện và kí:
- Tác phẩm chính: Pari (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931)...
- Nội dung: tố cáo tội ác thực dân Pháp, nỗi khổ nhân dân, đề cao những tấm gương yêu nước.
- Nghệ thuật: bút pháp hiện đại kể chuyện linh hoạt, tình huống truyện độc đáo.
c. Thơ ca:
- Tập thơ Nhật kí trong tù gồm 134 bài viết trong thời gian (1942 - 1943) Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây - Trung Quốc.
+ Nội dung: tố cáo chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch tàn bạo, vô nhân đạo, thể hiện bức chân dung tự họa về con người tinh thần Hồ Chí Minh.
+ Nghệ thuật: Nhật kí bằng thơ, nhiều bài cổ thi hàm súc, chuẩn mực cao về nghệ thuật.
- Thơ ca kháng chiến: viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc như: Rằm tháng giêng, Cảnh khuya...
3. Phong cách nghệ thuật:
* Nhận xét chung:
Phong cách nghệ thuật của Bác rất độc đáo, đa dạng, hấp dẫn.
a. Văn chính luận:
- Ngắn gọn súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục.
- Giàu tính luận chiến, đa dạng bút pháp.
- Thấm đượm tình cảm.
b. Truyện và kí:
- Hiện đại và giàu tính chiến đấu.
- Nghệ thuật trào phúng phong phú.
- Giọng văn linh hoạt.
c. Thơ ca:
- Thơ tuyên truyền cách mạng: đơn giản, mộc mạc, màu sắc dân gian...
- Thơ nghệ thuật: hình thức cổ thi hàm súc, hòa hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại.
* Ghi nhớ: SGK
Luyện tập
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (tt)
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tình hình thế giới: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước đế quốc mượn danh nghĩa Đồng Minh muốn tiến vào nước ta, nhà cầm quyền Pháp cũng muốn quay lại nước ta với luận điệu nước ta đã từng là thuộc địa của chúng.
- Tình hình trong nước: ngày 19/8/1945 Chính quyền Hà Nội về tay nhân dân.
- Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Bác soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập.
- Ngày 2/9/1945 tại Quảng Trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, Bác thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.
2. Đối tượng sáng tác:
Viết cho đồng bào, cả nước và toàn thế giới nhất là các nước đế quốc muốn lăm le xâm chiếm Việt Nam.
3. Mục đích sáng tác:
- Khẳng định quyền độc lập tự do và quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.
- Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp hòng chiếm lại Việt Nam.
- Tranh thủ sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân tiến bộ và của Đồng minh với sự nghiệp CM chính nghĩa của nhân dân ta.
4. Giá trị về nhiều mặt:
- Lịch sử: Là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ, tự do.
- Tư tưởng: kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
- Nghệ thuật: là một tác phẩm chính luận đặc sắc.
II. Đọc - hiểu văn bản:
* Bố cục: Chia làm 3 đoạn
1. Cơ sở pháp lý của bản TNĐL (đoạn 1)
- Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng".
- Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi".
- Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam: "Tất cả dân tộc trên thế giới sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
→ Cách đưa ra cơ sở pháp lí có tác dụng:
a. Tính chiến đấu: thể hiện chiến thuật "Gậy ông đập lưng ông”, Bác dùng lời lẽ của người Pháp và Mĩ để đập tan luận điệu của bọn đế quốc đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta.
b. Tính thuyết phục: Bác sử dụng 2 bản tuyên ngôn đã trở thành chân lí được cả nhân loại công nhận và bảo Bác muốn đặt cuộc CM của dân tộc ta ngang hàng với hai cuộc CM của Mỹ và Pháp, từ đó đương nhiên bản Tuyên ngôn độc lập của ta cũng phải được chấp nhận.
c. Tính sáng tạo: "suy rộng ra": vận dụng suy luận một cách hợp lý và tự nhiên.
2. Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn (đoạn 2)
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
- Luận điểm 1: Thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để áp bức bóc lột nhân dân ta.
- Bằng chứng hùng hồn:
+ Tố các toàn diện và tiêu biểu, đặc biệt xoáy sâu về chính trị và kinh ... ệ thống chuẩn mực quy tắc chung
- Đây là cơ sở để thể hiện rõ ràng, mạch lạc nội dung tư tưởng.
- Nói viết đúng chuẩn mực sẽ đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.
VD: SGK
2. Không lai căng, pha tạp
- Không sử dụng tùy tiện những yếu tố ngôn ngữ khác pha tạp vào tiếng Việt.
- Tuy vậy, tiếng Việt vẫn chấp nhận dung hợp những yếu tố tích cực.
3. Tính văn hóa, lịch sự
- Không được nói năng thô tục, thiếu văn hóa, làm cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng.
- Sự trong sáng trong lời nói thể hiện sự thanh lịch của con người.
VD: SGK
II. Ghi nhớ
III. Luyện tập
Làm BT: 33 - 34 SGK
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (tt)
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
1. Phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt.
2. Có những hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc của Tiếng Việt ở các phương diện phát âm chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, giao tiếp.
3. Có những cách sử dụng sáng tạo riêng, tuân theo quy tắc chung, đảm bảo yêu cầu trong sáng.
III. Ghi nhớ
Muốn đạt được sự trong sáng khi sử dụng tiếng Việt, mỗi cá nhân cần có tình cảm quý trọng, có hiểu biết về tiếng Việt, có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực, các quy tắc chung, sao cho lời nói vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hóa.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. Tìm hiểu bài
1. Văn bản khoa học
- Đọc văn bản a, b, c SGK/71
- Cả 3 văn bản đều là VB khoa học: bàn về vấn đề khoa học, có dùng thuật ngữ khoa học.
- Các loại văn bản khoa học:
+ Văn bản khoa học chuyên sâu: mang tính chuyên ngành cao.
Ví dụ: luận án, luận văn, công trình KH.
+ Các văn bản khoa học giáo khoa: có yêu cầu về sư phạm
Ví dụ: SGK, thiết kế bài dạy.
+ Các văn bản khoa học phổ cập: yêu cầu phải dễ hiểu và hấp dẫn. 
Ví dụ: các bài báo KH, sách phổ biến KH-KT.
2. Ngôn ngữ khoa học
- Văn bản KH được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực KH: KH tự nhiên, KHXH và Nhân văn, KH công nghệ.
- Dạng viết: ngôn ngữ KH có dùng thêm các ký hiệu, công thức, biểu đồ, bảng biểu.
- Dạng nói: yêu cầu cao về phát âm chuẩn, về diễn đạt mạch lạc chặt chẽ, thường dựa trên đề cương.
3. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
a. Tính khái quát, trừu tượng
- Đặc trưng này thể hiện ở nội dung khoa học.
- Thể hiện ở phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là thuật ngữ.
- Thể hiện ở kết cấu văn bản.
b. Tính lý trí, logic
- Từ ngữ trong băn bản KH chỉ có 1 nghĩa
- Câu văn: là 1 đơn vị thông tin, 1 phán đoán logic, cần chính xác và chặt chẽ.
- Thể hiện ở cấu tạo đoạn văn, văn bản: phải liên kết chặt chẽ và mạch lạc.
c. Tính khách quan, phi cá thể
- Ngôn ngữ khách quan, từ ngữ và câu văn ít biểu lộ cảm xúc.
- Không mang dấu ấn cá thể của người sử dụng.
II. Ghi nhớ
III. Luyện tập
LUẬT THƠ
I. Khái quát về luật thơ
1 Khái niệm:. Là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp, ... trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
2. Phân loại các thể thơ Việt Nam
- Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói.
- Các thể thơ Đường luật: thất ngôn, ngũ ngôn ...
- Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi
3. Vai trò quan trọng của tiếng ở trong thơ
- Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa, nhạc điệu thơ, tên các thể thơ cũng căn cứ vào số tiếng.
- Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, thanh điệu. Vần thơ giúp liên kết dòng trước với dòng sau. Vị trí hiệp vần và sự hài hòa của các thanh bằng trắc cũng là những yếu tố quan trọng.
- Các tiếng tạo ra sự ngắt nhịp chẵn hoặc lẻ là nhân tố cấu thành luật thơ.
II. Một số thể thơ truyền thống
1. Thể lục bát (sáu - tám)
- Số tiếng: dòng lục sáu tiếng, dòng bát tám tiếng, các cặp lục bát kế tiếp nhau.
- Vần: hiệp vần ở tiếng thứ sáu của câu lục với câu bát, tiếng thứ tám của câu bát với tiếng thứ sáu của câu lục dưới.
- Nhịp: chẵn là chủ yếu
- Hài thanh: 2 - 4 - 6 đối lập âm vực trầm bổng tiếng 6 và tiếng 8 ở dòng bát
 B - T - B
2. Thể song thất lục bát (gián thất, song thất)
- Số tiếng: cặp song thất và cặp lục bát luân phiên nhau.
- Vần: cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng, giữa hai cặp có vần liền.
- Nhịp: 3/4 ở 2 câu thất, 2/2/2 ở cặp lục bát.
- Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể thanh bằng hoặc trắc.
3. Các thể ngũ ngôn Đường luật
- Gồm 2 thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú
- Số tiếng: 5, số dòng: 4 hoặc 8
- Vần: 1 vần, gieo vần oách
- Nhịp: 2/3
- Hài thanh: có sự luân phiên B-T hoặc niêm ở tiếng thứ 2 và 4.
4. Các thể thất ngôn đường luật
Gồm 2 thể: thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú
a. Thất ngôn tứ tuyệt
VD: Ông Phỗng đá
Số tiếng: 7
Số dòng: 4
Vần: chân, độc vận, vần cách
Nhịp: 3/4
Hài thanh: mô hình SGK
b. Thất ngôn bát cú
- Số tiếng: 7
- Số dòng: 8
- Vần: chân, độc vận
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: SGK
III. Các thể thơ hiện đại
- Bắt đầu bằng phong trào thơ mới (1932 - 1945)
- Các thể thơ hiện đại rất đa dạng, chúng vừa tiếp nối luật thơ truyền thống vừa có sự cách tân sáng tạo.
* Ghi nhớ: tham khảo SGK
Luyện tập về nhà
LUẬT THƠ (tt)
Bài 1: 
- Gieo vần: vần chân, vần cách, vần trắc + bằng (# ngũ ngôn)
- Hài thanh: tiếng 2 - 4 có khi không đối xứng B-T mà phối thanh theo cảm xúc của nhà thơ.
- Ngắt nhịp: 3/2 -> liên tục, đều đặn như những con sóng vỗ bờ -> thể thơ 5 tiếng hiện đại.
Bài 2:
- Gieo vần: vần chân, độc vận, vần cách
- Hài thanh: không tuân theo quy luật B-T
- Nhịp: không tuân theo quy tắc nhịp của thể thơ thất ngôn truyền thống vì đây là thể thơ hiện đại nên bài thơ không theo 1 quy luật nào, có nhiều sáng tạo trong từng câu thơ, mỗi câu thơ được tác giả diễn đạt theo cảm xúc của mình.
Bài 3
 đối
đối
niêm
T B B T T B B
B T B B T T B
T T B B B T T
B B B T T B B
Bài 4
- Gieo vần: vần cách, vần chân
- Nhịp: 4/3
- Hài thanh: luân phiên B-T giữa các tiếng 2-4-6
-> Ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật.
LV: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
Bài 1: 
- 2 vế câu mở đầu dài, nhịp điệu dàn trải, thể hiện cuộc đấu tranh từng thời kỳ của dân tộc.
- Vế sau: dồn dập, ngắn gọn, mạnh mẽ để khẳng định quyền độc lập.
- Sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ, lặp cấu trúc, sử dụng thanh B-T rất hiệu quả.
Bài 2: 
- Phép điệp: + Điệp từ: ai có - dùng
+ Điệp ngữ: ai có - thì dùng
+ Lặp cú pháp: ai có ... dùng gươm
- Phép đối xứng: đàn ông >< đàn bà
người già >< người trẻ
súng >< gươm
- Vần: bà - già
- Nhịp: ngắn gọn, mạnh mẽ
-> Âm hưởng mạnh mẽ, thúc giục, lôi cuốn
Bài 3:
- Nhịp điệu: ngắt nhịp ngắn gọn, mạnh mẽ
- Âm hưởng
+ Điệp từ: giữ, tre
+ Liệt kê: mái nhà tranh, đồng lúa chín
+ Lặp cú pháp: tre, anh hùng
+ Nhân hóa: ý chí kiên cương, tre chống lại sắt thép
Ngợi ca sức mạng: giữ nước, giữ mái nhà, đồng lúa chín.
-> Cây tre là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, gắn liền với con người Việt Nam.
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh
Bài 1
a. Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tương lửa lựu lập lòe đơm bông
Điệp âm "l": gợi tả mùa hè sinh động, hoa lựu nở đỏ rực lúc ẩn lúc hiện.
b. Làn ao lóng lánh bóng trăng hoe
Điệp âm "l" trăng soi mặt nước chao động lung linh theo làn nước.
Bài 2:
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân!
Vần "ang" tạo âm hưởng mênh mạng gợi tả mùa đông vẫn đang tiếp diễn -> điệp vần.
Bài 3:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai pha luông mưa xa khơi
- 3 câu đầu nhiều thanh trắc, từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. Câu cuối toàn thanh bằng.
Nhân hóa: súng ngửi trời
Phép đối: ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống
Lặp từ: dốc, ngàn thước
=> Âm hưởng thơ gợi tả cái hiểm trở đáng sợ (3 câu đầu), cái mênh mang xa vắng (câu cuối).
TV: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
I. Phép lặp cú pháp
Bài 1: Trong các đoạn văn, thơ sau, có những câu không những lặp lại một số từ ngữ mà còn lặp lại kết cấu cú pháp. Cho biết phép lặp đó có tác dụng.
a. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
- Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
-> Lặp cú pháp P, C - V
- Dân ta đã ... độc lập
- Dân ta lại ... cộng hòa 
b. Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ lặng phù sa
-> Lặp cú pháp và điệp từ
Tác dụng: làm cho giọng văn nhịp nhàng, gây ấn tượng cho người đọc, khẳng định đất nước là của nhân dân ta, thể hiện niềm tự hào về đất nước giàu đẹp.
c. 	Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Câu hỏi tu từ, điệp từ.
TD: lặp cú pháp làm đoạn văn tăng giá trị khẳng định, nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ.
Bài 2: So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài tập 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau.
a. Tục ngữ
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
b. Câu đối
Cụ già ăn củ ấu non
Chú bé trèo cây đại lớn
c. Thơ Đường luật
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
d. Văn biền ngẫu
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho ma tài ma ní hồn kinh, bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ sắt tàu đồng súng nổ.
- Ở các câu văn, câu thơ trên, phép lặp cú pháp không đòi hỏi chặt chẽ về số tiếng, về từ loại.
- Tục ngữ: phép lặt cú pháp đòi hỏi lặp cả về số tiếng, về từ loại, kết cấu ngữ pháp.
- Câu đối: số tiếng bằng nhau, đối xứng từng tiếng về từ loại, về nghĩa.
- Thơ Đường: kết cấu ngữ pháp phải giống nhau, số tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau.
- Văn biền ngẫu: lặp cú pháp, phối hợp với phép đối tạo thành từng cặp câu song song.
II. Phép liệt kê
a. Phép liệt kê phối hợp với lặp cú pháp
- Hoàn cảnh - thì - giải pháp
(đi bộ thì ta cho ngựa)
-> kể ra tình nghĩa, sự đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn với quân sĩ.
b. Lặp cú pháp
CN 	VN 	BN
Chúng	thi hành	những luật pháp...
Chúng	lập	ba chế độ...
Chúng	thẳng tay	những người...
- Liệt kê: tội ác của giặc với nhân dân ta
-> Giọng văn tố cáo hùng hồn, đanh théo bộ mặt của thực dân pháp.
III. Phép chêm xen
Bài 1: Phân tích bộ phận in đậm trong các câu sau:
a. In đậm (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong)
- Vị trí: đứng giữa câu, đặt trong dấu ngoặc đơn
- Làm rõ thêm cho câu trước, thể hiện suy nghĩ của nhân vật trong khi thực hiện hành động đó.
b. In đậm: cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau
- Vị trí: đứng cuối câu, sau dấu phảy, bổ sung cho từ cô độc.
-> tâm trạng lo sợ của Chí Phèo
c. In đậm (có ai ngờ)
(thương thương quá đi thôi)
- Vị trí: đứng cuối câu, nằm trong dấu ngoặc đơn bổ nghĩa cho từ trước nó.
-> Biểu hiện cảm xúc, tình cảm trước hình ảnh.
d. In đậm: lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam.
- Vị trí nằm giữa câu, sau dấu phẩy, bổ nghĩa "chúng tôi".
-> khẳng định vai trò đại diện nhân dân Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap van 12 hkIThuy Nhai.doc