Ôn Văn 12 - Phần 2 (Những bài văn chọn lọc)

Ôn Văn 12 - Phần 2 (Những bài văn chọn lọc)

VỢ CHỒNG A PHỦ

Tô Hoài

I.Giới thiệu

1.Vài nét về tác giả.

SGK

2.Hoàn cảnh sáng tác.

- 1952 trong chuyến đi thực tế 8 tháng về TB, TH đã sáng tác “Tuyện TB” phản ánh cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi TB dưới ách áp bức bóc lột của TD-PK và sự giác ngộ CM của họ.

+ TP có ba truyện: “Cứu đất cứu mường”, “Mường Giơn”, “Vợ chồng A Phủ”.

+ Tp thể hiện nhận thức, khám phá hiện thực kháng chiến ở địa bàn vùng cao TB và thể hiện tái năng ng.thuật của TH. + Tác phẩm đã đoạt giải nhất về truyện và kí của Hội văn nghệ Việt Nam (1954-1955). - “Vợ chồng A Phủ” viết về hai chặng đường đời của Mị và A Phủ.

 

doc 21 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn Văn 12 - Phần 2 (Những bài văn chọn lọc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
¤n V¡N 12- P2( Nhòng bµi v¨n chän läc )
VỢ CHỒNG A PHỦ
Tô Hoài
I.Giới thiệu
1.Vài nét về tác giả.
SGK
2.Hoàn cảnh sáng tác.
- 1952 trong chuyến đi thực tế 8 tháng về TB, TH đã sáng tác “Tuyện TB” phản ánh cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi TB dưới ách áp bức bóc lột của TD-PK và sự giác ngộ CM của họ. 
+ TP có ba truyện: “Cứu đất cứu mường”, “Mường Giơn”, “Vợ chồng A Phủ”. 
+ Tp thể hiện nhận thức, khám phá hiện thực kháng chiến ở địa bàn vùng cao TB và thể hiện tái năng ng.thuật của TH. + Tác phẩm đã đoạt giải nhất về truyện và kí của Hội văn nghệ Việt Nam (1954-1955). - “Vợ chồng A Phủ” viết về hai chặng đường đời của Mị và A Phủ.
II. Phân tích.
1. Mị-con dâu gạt nợ nhà Pá Tra.
(Đoạn 1. từ đầu -> A sử đi chơi bị đánh vỡ đầu): 
a. Truyện mở đầu = lời giải thích về chân dung của Mị. 
+ Cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá. 
+ Cô ấy luôn cúi mặt, mặt buồn rười rượi . Việc làm và chân dung của Mị hoàn toàn đối lập với sự giàu sang, tấp nập của g/đình Thống lý => Cách giải thích tạo sự chú ý cho người đọc, gợi ra một số phận éo le của Mị. 
b. Hoàn cảnh Mị phải làm dâu nhà Thống Lí. 
+ Bố mẹ Mị nghèo không có tiền làm đám cưới nên vay tiền nhà TLí -> trả mãi không hết, Mị lớn bị bắt về làm dâu gạt nợ => Số phận của người dân nghèo, người PN nghèo ở miền núi rất bi thảm; sự bất công của XH miền núi lúc đó. 
c.Nhân vật Mị. 
- Trước khi về làm dâu nhà Thống Lí. 
+ Mị là thiếu nữ xinh đẹp, có tài thổi sáo, thổi lá. Tiếng sáo của Mị khiến trai bản đứng nhẵn cả chân vách buồng cô => Báo hiệu vẻ đẹp chàn đầy của tâm hồn. 
+ Mị từng có người yêu, từng được yêu & nhiều lần hồi hộp trước tiếng gõ của của bạn tình => Cuộc sống của Mị tuy nghèo về vật chất song rất h/phúc. Vì chữ hiếu Mị đành làm dâu gạt nợ. 
- Khi bị bắt về làm dâu nhà TL: đêm nào Mị cũng khóc, Mị trốn về nhà, định ăn lá ngón tự tử. => Sự phản kháng quyết liệt của Mị ,Mị không muốn sống cuộc đời của kẻ nô lệ trong nhà TL, muốn sống theo mong muốn của mình, cũng như nàng k/khát một cuộc sống có h/p, có t/y. 
*Sau đó ; ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen đi.Mị tưởng mình là con trâu con ngựa, Mị cúi mặt không nghĩ ngợi , chỉ nhớ những việc không giống nhau, mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, Mị ở trong buồng kín mítthì thôi. Tô Hoài đã diễn tả được thứ ngục thất tinh thần, giam hãm cách li tâm hồn cô với cuộc đời, huỷ hoại tuổi xuân & sức sống của cô. Đó cũng chính là tiếng nói tố cáo chế độ pk miền núi chà đạp lên quyền sống của con người. Khi cha chết, Mị không nghĩ đến việc ăn lá ngón tự tử chết nữa nhưng cô buông xuôi, sống vật vờ. Mị đáng thương, không còn tha thiết với c/sống mà chỉ sống như một cái xác không hồn. =>Nghệ thuật miêu tả tinh tế, chọn lọc chi tiết đặc sắc đã khắc họa được hình tượng nhân vật Mi: tiêu biểu, điển hình. 
- Đêm tình mùa xuân và sự thức tỉnh của Mị 
+ Mùa xuân TB: gió thổi, gió rét rất dữ dội những chiếc váy hoa đem ra phơiđán trẻ chờ chết cười ầm -> mùa xuân TB đặc trương và làm say lòng người bằng hương rượu ngày tết. + Mị uống rượu, uống ừng ực từng chén -> say nên quên đi thực tại và sống lại ngày trước: Mị thổi sáo giỏi, Mị “uống rượu bên bếp và thổi sáo, thổi látheo Mị”. Mị nghĩ lại mình từng có một quảng đời HP, đầy kỉ niệm, Mị thấy mình phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước, Mị thấy mình còn trẻ lắm Mị nhớ rằng mình vẫn là một con người và có quyền đi chơi ngày tết. Mị muốn đi chơi, muốn vợt qua cái nhà tù giam hãm mình bấy lâu nay. 
+ Tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả nhiều lần và có nhiều biến đổi khác nhau: “Ngoài đầu núithổi”, “Tai Mị gọi bạn”, “Trong đầu sáo”, “Tiếng sáo chơi” Tiếng sáo thực tại đưa Mị về những mùa xuân trước, tiếng sáo tâm hồn đưa cô đến niềm hạnh phúc yêu thương. Tiếng sáo trở thành tiếng lòng của người thiếu phụ. =>Mùa xuân, tiếng sáo, hơi rượu khiến lòng Mị rạo rực, Mị muốn đi chơi. Niềm khao khát HP đầy nhân bản, tình yêu c/sống tiềm tàng được đánh thức. Trong Mị đầy những mâu thuẫn chân thực. Mị được đặt trong sự tương tranh giữa một bên là sự sống, một bên là cảm thức về thân phận. Tình càng xáo động thì lòng càm đớn đau cùng thực tại. Sức ám ảnh của quá khứ lớn hơn nên Mị đắm chìm vào ảo giác và “quấn lại tóc cài áo”, cô không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe hắn nói. Bị AS trói, mị vẫn như không biết gì. Sau đó Mị ý thức thực tại khi “Cổ tay  thịt”.
2.A Phủ, người ở gạt nợ cho nhà thống lí.
-A Phủ đánh AS, bị bắt, bị những hủ tục của bọn cường hào miền núi biến thành nô lệ. Anh là sự đối lập giữa hai con người trong một: A Phủ cường tráng, gan góc, bất khuất và A Phủ cúi đầu chấp nhận sự trừng phạt -> Am hiểu tâm lí nhân vật của nhà văn. - A Phủ nghèo nhưng sống tự lập, chân chất, thẳng thắn; anh lao động giỏi, thổi sáo hay và yêu nghệ thuật. A Phủ là đứa con của núi rừng tự do nhưng không tránh được kiếp sống nô lệ. => Cuộc đời của AP và Mị có nhiền nét tương đồng.
3. Sự gặp gỡ của những con người cùng cảnh ngộ.
- A Phủ làm tôi tớ cho gia đình nhà thống lí vì mải bẫy nhím để hổ vồ mất một con bò nên thống lí trừng trị: “Trói đứnghơi lúc lắc”. - A Phủ chỉ đứng nhắm mắt cho đến đêm khuya. 
- Trong những đêm dài mùa đông lạnh và buồn, Mị đến bếp lửa hơ tay-bếp lửa như người bạn tri âm của Mị-và Mị thấy A Phủ mắt mở trừng trừng, Mị vẫn thản nhiên hơ tay chỉ biết ngọn lửa, A Phủ là cái xác chết đứng đấy thì Mị vẫn thế thôi -> Khi A Phủ bị trói đứng, Mị gần như vô tri, cô lặng lẽ như cái bóng. H/ảnh Mị bên bếp lửa khắc họa rõ nét nỗi héo hắt của người đàn bà trong đêm dài tối đen vùng cao. -Đêm mùa đông khác Mị dậy thổi lửa, liếc mắt trông sang thấy “A Phủ một dòng nước mắt đen xạm lại”, Mị thấy A Phủ khóc và nhớ lại việc Mị bị trói -> thấy “chúng nó thật độc ác, chỉ đêm mai là người kia chết, ta chỉ con biết đợi ngày rũ xương ỡ đây”. => Giọt nước mắt của A Phủ là giọt nước làm tràn cốc đưa Mị ra khỏi cơn mê của thực tại trở về nỗi nhớ, nhớ đến nỗi khổ của mình, xót xa cho mình và cảm thấy thương A Phủ. Tô Hoài rất am hiểu tâm lí con người, phải thương mình, nhận ra mình cũng đau khổ thì mới hiểu được người khác. Mị thương A Phủ, tình thương lớn dần. + Mị tưởng tượng thấy sợ và úc này tình thương A Phủ lớn hơn tình thương bản thân, là cơ sở để Mị cởi trói cho A Phủ. + Mị “rón rén bước đi ngay” -> sau khi giúp đỡ được A Phủ, giải quyết được tình thương người thì Mị lo sợ cho tai họa của mình, thương mình. Sự lo lắng ấy giúp Mị có sức mạnh để cùng thoát chạy theo A Phủ, thay đổi số phận mình. 
Trong con người Mị đã lóe lên hi vọng, khát vọng sống lại bừng lên. 
4. Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài. 
- Miêu tả thiên nhiên, tả cảnh rất đặc sắc. Cảnh miền núi hiện ra với nét sinh hoạt và phong tục riêng.
+ Tả mùa xuân, ngày tết rất hấp dẫn với nhiền nét chấm phá, màu sắc và đường nét tạo hình. 
+ Tả c/sống sinh động, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. 
- Miêu tả tâm lí nhân vật tài tình. 
+ Miêu tả qua hành động của Mị và A Phủ rất ít nhưng gây ấn tượng. 
+ Qua dòng suy nghĩ trong tâm tư nhiều khi chập chờn. 
+ Diễn tả tinh tế những diễn biến tâm lí chân thực, phức tạp của nhân vật. 
- Giọng kể khi thì khách quan, khi thì nhập vào nhân vật, các giải thích ngắn gọn, tạo ấn tượng. Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, có sáng tạo. 
III.Kết luận. Tác phẩm là một thành công trong đề tài miền núi. Truyện đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tích cực mang tính giai cấp: lên án chế độ pk thực dân bóc lột tàn bạo; thông cảm với số phận đau khổ của người dân nghèo miền núi. Khẳng định phẩm chất tốt đẹp và khát vọng sống của họ, khả năng tích cực và con đường CM của họ. TP có nhiều nét nghệ thuật đặc sắc đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật.
CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG
Huy Cận
I.Giới thiệu chung.
1.Tác giả
SGK lớp 11 tập 1 (đã học)
2.Chùa Tây Phương.
Công trình kiến trúc cổ được xây dựng vào thời Bắc thuộc, nằm ở Thạnh Thất-Hà Tây và là nơi có 18 bức tượng la hán bằng gỗ vốn được đánh giá đẹp vào loại bậc nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ VN.
3.Hoàn cảnh sáng tác.
-Trước CM, HC nhiều lần đến thăm chùa TP và luôn xúc động trước h/ảnh các vị la hán. -Sau CM, năm 1960 tác giả đã cho ra đời bài thơ, tác phẩm như một luồng sáng của hiện tại rọi lên trên bao đau khổ của cha ông.
II.Phân tích.
1.8 Khổ đầu: Các pho tượng La hán. * Khái quát về cảm súc:“lòng vấn vươngđau thương”: xúc cảm, nỗi ám ảnh trong lòng tác giả. Từ đó, nhà thơ khắc hoạ về các bức tượng La hán. 
* Ba pho tượng: - Vị 1: “Đây vịcho đến nay”: Thân hình gầy guộc, khô héo, tư thế bất động. Nội tâm “trầm ngâm đau khổ” ->, nỗi đau như thiêu đốt, niềm suy tư sâu cùng vòm mắt: sự thâm nghiêm nhưng không yên bình, tự tại. - Vị 2: “Có vị máu sôi”: Những nét dữ dội của hình thể, vẻ mặt cho thấy một nội tâm bất định. Có gì như chua chát, khô héo, giận dữ trong tâm can vị la hán, nó thể hiện một tâm sự lớn, một niềm trăn trở, day dứt. - Vị 3: “Có vịchuyện buồn”: Tư thế và hình thể lạ lùng, tưởng thoát được chuyện thế tục nhưng đôi tai lại quá dài khiến bao nỗi tủi hờn trần thế cứ đổ đến. Tâm thế của vị thứ ba như cam chịu và bất lực, bất lực song không thể thờ ơ. * Một nhóm các vị La hán khác: “Mỗi người mồ hôi”: cuộc hội ngộ của những tâm trạng đau thương, trăn trở ở đỉnh điểm. Rồi thì “Mặt cúivẫn chau”: như suy nghĩ và bình luận về khát vọng giải thoát, trong tâm nhức nhối tìm lời giải đáp ->HC đã rất tinh tế khi phát hiện và miêu tả đặc sắc hình thể-nội tâm các vị la hán. =>Nỗi đau của các bức tượng cũng là nỗi đau chung của chúng sinh, của cuộc đời. Nỗi đau ấy chưa giải thoát được nên đông cứng giữa chừng trời, các vị la hán chưa phải là phật nên còn đó niềm đau nhân thế. Đoạn thơ đã khắc hoạ hết sức thành công các pho tượng la hán với một bút pháp vừa cụ thể vừa giàu suy tưởng. Hình tượng các vị la hán vừa rõ nét vừa có ý nghĩa biểu trưng cao.
2.5 Khổ tiếp: Cảm nhận về thời đại xưa qua chân dung các pho tượng
-“Nào đâu câu” lời đối thoại với người tạc tượng, qua đó, tác giả bày tỏ chính kiến của mình về thời đại XH mà các bức tượng phản ảnh. -“Cha ông” Thời đại đầy bi kịch của những tri thức nho gia phong kiến; đ/s khủng hoảng trầm trọng, một sự bế tắc, không lối thoát của con người khi XHPK đến giai đoạn mạt kì. =>Đoạn thơ thể hiện sự sảm thông của Huy Cận trước nỗi đau của người xưa. ¤ng cũng trân trọng quá khứ, trân trọng những con người tìm đường giải thoát cho bản thân và cho dân tộc, cho con người.
3.Cảm nhận về tượng La hán xưa trong bối cảnh XH mới.
Khi XH lên đường thì: “Mặt tượng tươi xuân” niềm vui, tinh thần lạc quan như hoà nhập, dâng tràn. Thái độ tình cảm yêu mến quý trọng người xưa của tác giả.
III.Kết luận.
1.Nội dung: Qua việc khắc hoạ các vị la hán, HC thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình với tiền nhân, với quá khứ LS của dt. 2.Nghệ thuật: Phong cách HC: giàu cảm xúc, suy luận, triết lí.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
(Nguyễn Tuân)
I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác phẩm: Người lái đò sông Đà:
+ Thể loại: Tùy bút : Xem phần Tri thức đọc- hiểu ( trang 159 - SGK )
+ Xuất xứ: Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).
+ Hoàn cảnh ra đời:Thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi.
+ Tiêu biểu  ...  ví dụ thể hiện đặc điểm phong cách.
- Đánh giá:
Khẳng đinh lại: phong cách nghệ thuật đa dạng và độc đáo.
Phong cách nghệ thuật đó tạo nên tầm vóc của một nhà văn lớn.
( Sưu tầm )
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh : một nhân cách lớn ! 
Sớm có những phẩm chất cao quý của một nhân cách lớn nên ngay từ những năm đầu hoạt động chính trị, những năm còn nằm trong vùng tối của lịch sử, những người cùng thời với Người, dù khác biệt về chính kiến cũng đều kính trọng và đánh giá cao trí tuệ, lòng yêu nước thương dân, cũng như đạo lý hành xử của Người.
Năm 1919, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và một người Việt Nam yêu nước khác ở Paris quyết định thảo bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam để gửi tới các nước thắng trận dự Hội nghị Versailles. Lúc đó, nhà yêu nước Phan Châu Trinh và Tiến sĩ luật học Phan Văn Trường đã là những người có tiếng tăm ở Paris, còn chàng trai Nguyễn Tất Thành ít người biết đến. Nhưng nhóm người Việt yêu nước này đã nhất trí để anh Nguyễn thay mặt họ đứng tên trong bản “Yêu sách” với danh xưng Nguyễn Ái Quốc. Và, ngày 18/6/1919, qua báo L’Humanité và Journal du peuple, tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện trên trường chính trị Paris với tư cách “Đại diện cho nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp”.
Sau sự kiện Tours (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản. Nhiều đồng bào của ông trong nhóm những người Việt Nam yêu nước ở Paris đã không có sự chuyển hướng đó. Giữa ông Nguyễn và những người này đã nảy sinh sự khác biệt và bất đồng về nhận thức chính trị cũng như về cách cứu nước, cứu dân, nhưng ngay từ những năm tháng đó, họ đã nói về ông với sự kính trọng và khâm phục.
Trong một lá thư gửi cho Nguyễn Thế Truyền vào tháng 9/1922, Tiến sĩ Phan Văn Trường đã vui vẻ nói rằng: “Tôi chắc tôi là người đầu tiên ca ngợi Nguyễn Ái Quốc”.
Khi báo chí thuộc địa của chính quyền ở Đông Dương viết bài nói xấu và gọi ông Nguyễn là “một con người đầy tham vọng”, thí ít lâu sau, ở Paris, trong bài viết của mình đăng trên báo Le Paris, số 9 ra ngày 1/12/1922 Nguyễn Thế Truyền đã lên tiếng bảo vệ ông Nguyễn: “Con người đầy tham vọng ư? Đúng. Nhưng anh Nguyễn tham vọng cái gì? Tham vọng giải phóng anh em của anh bị rơi vào vòng nô lệ, bị bọn thực dân bóc lột hết sức dã man. Có tham vọng nào cao quý hơn thế không?
... Ngực anh không có huân chương. 
Túi anh không có ngân phiếu của chính phủ. 
Nhưng anh mang nguyện vọng của nhân dân và niềm hi vọng của một dân tộc bị áp bức...”
Nhà ái quốc Phan Châu Trinh trong lá thư viết ngày 23/1/1923 gửi cho một sinh viên Việt Nam đang theo học tại Paris, đã nhận xét: “Tôi xem anh Quốc, anh Truyền và ông Trường là người thông minh bậc nhất xứ ta... chẳng biết ngày sau có làm ra công hiệu cho nòi giống ta được nhờ không?”. Cần lưu ý rằng cụ Phan Châu Trinh là người rất kiệm lời khen. Cũng chính cụ, một năm trước, ngày 28/2/1922, từ Marseille viết thư gửi cho Nguyễn Ái Quốc ở Paris để tranh luận về phương pháp cứu nước, Phan Châu Trinh đã viết: “Mãi tới bây giờ, anh cũng không ưa cái phương pháp khai dân trí, chân dân khí, hậu dân sinh của tôi. Còn tôi thời lại không thích cái phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (nằm ở nước ngoài chiêu hiền nạp sĩ, đợi thời cơ về nước hoạt động) của anh. Thực tình, từ trước tới nay tôi chẳng bao giờ khinh thị anh mà ngược lại, tôi còn cảm phục anh nữa là khác”.
Cử nhân luật Nguyễn An Ninh, người trí thức yêu nước du học ở Pháp về, lúc đó đang được lớp thanh niên tân học cấp tiến ở Nam Kỳ trọng vọng, trong một bài viết đăng trên báo La Cloche Fêlée số 14, ra ngày 21/4/1924 tại Sài Gòn cũng đã viết: “Chúng ta tự hào có những Phan Châu Trinh, những Phan Bội Châu, những Nguyễn Ái Quốc, những Đề Thám, những Lương Văn Can, những Lương Ngọc Quyến và vô số những vị anh hùng vô danh”.
Cuối năm 1924, sau những lần tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, cụ Phan Bội Châu đã giới thiệu những thanh niên cách mạng Việt Nam vẫn hoạt động với cụ bấy lâu trong đó có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong... để ông Nguyễn gặp gỡ và huấn luyện họ theo con đường của ông Nguyễn. Sau khi cụ bị Pháp bắt đưa về nước và quản thúc tại Huế, nhiều chí sĩ và thanh niên yêu nước tìm đến thăm hỏi và đàm đạo về thời cuộc với cụ. Học giả Đào Duy Anh trong bài “Một số hồi ức chưa được công bố về Phan Bội Châu” (Ông già Bến Ngự. NXB Thuận Hóa, Huế 1982) kể lại rằng: Một lần, ông và thừa phái Trần Lê Hựu tới thăm cụ Phan, hai người được cụ mời đi chơi đò. Bữa đó, trên đò sọc sông Hương thừa phái Trần hỏi cụ: “Thưa Cụ, chúng tôi không hiểu rồi nước ta có độc lập được không. Thấy từ trước đến nay hễ lớp anh hùng chí sĩ nổi lên thì sớm hay muộn cũng là bị bắt, bị tù, bị giết, cho đến Cụ là niềm hy vọng trong mấy chục năm nay của quốc dân cuối cùng lại cũng bị bắt đem về giam lỏng ở đây, như thế thì còn mong gì nữa!
- Ông không nên nghĩ thế. Đời hoạt động cách mạng của tôi rốt cuộc là một thất bại lớn, đó là bởi tôi tuy có lòng mà thật bất tài. Nhưng dân tộc ta thế nào rồi cũng độc lập, nhất định phải thế. Hiện nay đã có người khác giỏi hơn lớp chúng tôi nhiều đứng ra đảm đương công việc để làm trọn cái việc mà lớp chúng tôi không làm xong. Ông có nghe tiếng ông Nguyễn Ái Quốc không?
- Có báo đăng tin Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt và chết ở Hương Cảng cách hai ba năm rồi mà!
- Không, tôi chắc ông Quốc vẫn còn, mà ông ấy còn thì nước ta nhất định sẽ độc lập. Họ bắt tôi dễ chứ làm sao bắt được ông Quốc, mà có bắt đi nữa thì cũng phải thả thôi, vì ông ấy giỏi, lại có nhiều vây cánh và bạn bè ở khắp thế giới.
- Thưa Cụ, “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh” chẳng phải là Cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!
- Kể cái nghề cử tử thì xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ta thường có thói trọng người văn học mà gán cho người ta tiếng nọ, tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thật thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc không phải ai khác”.
***
Những người nước ngoài quen biết Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ trước cũng đánh giá cao và biểu thị sự kính trọng Người.
Stéphanie, Thư ký nhóm xã hội người gốc thuộc địa ở Paris, trong một lá thư gửi cho ông Nguyễn vào tháng 3/1921 đã bày tỏ: “Tôi là một trong số những người rất khâm phục sự can đảm và tận tâm của đồng chí”.
Vào một ngày cuối năm 1923, sau giờ làm việc tại văn phòng Quốc tế cộng sản ở Matxcơva, ông Nguyễn vừa về đến nơi ở của mình tại khách sạn thì nhà thơ Xô viết Iossip Mendenstam (1891-1943), phóng viên tạp chí Ogoniouk đến gặp và đề nghị ông trả lời phỏng vấn của tạp chí. Ngày 23/12/1923, số 39 của tạp chí đó đã đăng bài phỏng vấn này dưới đầu đề “Đến thăm một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Nguyễn Ái Quốc”. Trong bài báo, tác giả viết: “Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa không phải văn hóa Châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai...”
Ngày 19/9/1924, tại phòng triển lãm nghệ thuật tạo hình Đức tổ chức ở Matxcơva, họa sĩ Thụy Điển Erik Johansson gặp Nguyễn Ái Quốc và đề nghị được ký họa chân dung Người. Dưới bức ký họa còn có dòng chữ Hán do tự tay ông Nguyễn ghi lúc đó: Nguyễn Ái Quốc. 19-9-1924. Cuộc gặp gỡ và hình ảnh ông Nguyễn năm đó đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho người họa sĩ Thụy Điển. Sau này, ông viết: “Cử chỉ văn hóa và thân mật của Người gây một ấn tựơng là Người có uy tín. Người có thể trở thành lãnh tụ không phải bằng một cái gì bề ngoài mà bằng học thức, bằng trí tuệ của Người”.
Trong những năm 1925-1927, khi hoạt động ở Quảng Châu ông Nguyễn làm việc trong Phái bộ Borodin. Trong cuốn Hai năm ở nước Trung Hoa nổi dậy, V.Akimova, một nữ nhân viên của văn phòng Borodin viết: “Ở nhà Borodin, tôi may mắn được làm quen với một trong những con người tuyệt diệu ở Quảng Châu lúc ấy. Đó là Lý Thụy, một người Việt Nam”.
Qua một số nhận xét, đánh giá của những người cùng thời trong những năm 20 của thế kỷ trước về Nguyễn Ái Quốc, chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay từ những năm đầu hoạt động chính trị, với trí tuệ mẫn tiệp, với tấm lòng cao thượng, trong sáng và những phẩm chất tốt đẹp khác, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã được đồng chí tin yêu, đồng bào kính trọng và những người khác chính kiến khâm phục.
Sự phát triển lịch sử của văn học
I . Vận động của xã hội và vận động của văn học:
- Sự vận động của văn học gắn bó với sự vận động của lịch sử xã hội
- Văn học cũng có lịch sử phát triển riêng cả về nội dung lẫn thời điểm
*Tóm lại: Sự vận động của lịch sử văn học chịu ảnh hưởng chung của xã hội nhưng đồng thời nó cũng đi theo những quy luật bên trong của nó. Nó bi chi phối bởi quan hệ phụ thuộc nhưng cũng đồng thờicũng có tính độc lập tương đối trong quy luật tồn tại.
II. Khảo sát lịch sử phát triển của văn học:
1, Có 2 cách khảo sát:
- C1: lấy tác phẩm, nhà văn, thời kì
- C2: phương pháp loại hình, có các loại hình khác nhau, xu hướng trào lưu kiểu sáng tác, kiểu phong cách nghệ thuật.
2, Một số khái niệm chung:
a,Thời kì văn học:
- Khái niệm: thời kỳ VH là một giai đoạn lịch sử mà trong đó sự phát triển của văn học mang những nét riêng nào đó khác với những giai đoạn trước và sau đó.
- Cách xác định giới hạn của thời kỳ VH:
+ đặc điểm mốc là thời kì có thể trùng với đặc điểm mốc của lịch sử
+ đặc điểm mốc của thời kì có khi chỉ gắn với đặc điểm nào đó trong sự phát triển của bản thân văn học
- Văn học các dân tộc trên thế giới đều trải qua các thời kì ít nhiều giống nhau: Thời kì trung đại, cận đại, hiện đại . Nhưng có thể khác nhau về thời điểm.
* Tóm lại: khi phân chia thời kì văn học có thể căn cứ vào những tiêu chí khác nhau miễn làm sao nêu bật được sự vận động văn học và đặc điểm từng thời kì.
b, Trào lưu văn học:
- Khái niệm: là k/n được dùng để chỉ sự phát triển mạnh mẽ của văn học trong một giai đoạn nào đó với những tác phảm được sáng tác theo nguyên lí chung mang hàng loạt đặc điểm chung.
* Lưu ý: +Trào lưu là một hiện tượng có tính chất lịch sử, nó xuất hiện trong từng thời điểm nào đosau đó nó mất đi.
+ Tính chất chủ yếu để xác định trào lưu là tính chất có cương lĩnh, tính tự giác của việc tuân theo một nguyên tắc, một tư tưởng chủ đầôn đó khi xây dựng tác phẩm nghệ thuật được nhà văm ủng hộ và theo đuổi. Vì vậy các trào lưu thường tạo ra ác trường phái thường gắn liền với chúng.
+ Trào lưu không có ngay từ đầu khi văn học mới phát sinh. Vì vậy có thể nói sự xuất hiện của trào lưu đánh dấu bước phát triển của văn học 
-Một số trào lưu chính:
+CN cổ điển
+CN lãng mạn,cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX
+ Trào lưu hiện thực: cuối đầu thế kỷ XIX
+ Trào lưu hiện đại CN: đầu TK XX
+ Trào lưu hiện thực XHCN
- ở VN: + Trào lưu lãng mạn
+ Trào lưu hiện thực
III. Tiến bộ trong văn học:
- Trong văn học, tiến bộ văn học được hiểu theo nghĩa chung: những tác phẩm XH sau hơn những tác phẩm trước
- Các độc đáo của tiến bộ văn học: khác với các lĩnh vực KHTN, ở đây không phải bao giờ cái có sau cũng hơn cái có trướcvà cái có trước còn có giá trị đén mai sau nữa.
VD:- C.Mác cho rằng: THần thoại và sử thi Hi Lạp là những tác phẩm không thể bắt chước, 1 đi không trở lại. 
-Truyện Kiều mãi là “ tâm sự của con người không chia lìa mà da thời đại” và Nguyễn du mãi là “bậc kì tài đời nay không sánh kịp”
__________________

Tài liệu đính kèm:

  • docOn VAN 12 P2 chi tiet.doc