Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 73: Mùa lá rụng trong vườn (trích) - Ma Văn Kháng

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 73: Mùa lá rụng trong vườn (trích) - Ma Văn Kháng

MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN

 (trích) Ma Văn Kháng

A. Mục tiêu bài học

 Qua bài giảng, giúp học sinh:

 Hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là của chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều ba mươi tết. Từ đó thấy được sự quan sát tinh tế và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến đổi, đổi thay trong tư tưởng, tâm lí con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình.

 Trân trọng những giá trị của văn hoá truyện thống

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Giáo án

 - Tài liệu tham khảo

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 73: Mùa lá rụng trong vườn (trích) - Ma Văn Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73. Đọc thêm
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
	(trích)	Ma Văn Kháng
	Ngày soạn: 14.02.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 	12A1	12A2	12A3
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua bài giảng, giúp học sinh:
 Hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là của chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều ba mươi tết. Từ đó thấy được sự quan sát tinh tế và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến đổi, đổi thay trong tư tưởng, tâm lí con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình.
 Trân trọng những giá trị của văn hoá truyện thống
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Giáo án
	- Tài liệu tham khảo
C. Cách thức tiến hành
	- Trao đổi, thảo luận
	- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC
	Hãy tóm tắt văn bản Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng
	3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Ma Văn Kháng?
HS trả lời gv chốt lại
GV: Vài nét cơ bản về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn?
HS trả lời GV chốt lại
GV: Nhân vật nào trong truyện để lại ấn tượng sâu sắc với e?
HS: nhân vật chị Hoài
GV: Tác giả đã giới thiệu nhân vật chị Hoài với người đọc như thế nào?
HS trả lời GV chốt lại
GV: Biết chuyện cô Phượng chuyển công tác, nhận được thư bố chồng cũ, sợ ông buồn nên phải lên ngay
GV: Diễn biến tâm lí của ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên?
HS thảo luận, GV lây kết quả
GV: vào thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn 30 năm chiến tranh
GV: ông soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ. Thoáng cái ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể...thưa thày thưa mẹ...con vẫn nghe văng vẳng đâu đây lời giáo huấn
GV hướng đãn học sinh tổng kết theo hướng: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Ma Văn Kháng thuộc thế hệ những người cầm bút giàu nhiệt huyết với lí tưởng hào hùng của thời đại, là một trong những nhà văn đi tiên phong, đóng vai trò quan trọng vào quá trình vận động và đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975.
- Các tác phẩm tiêu biểu: SGK -> bộc lộ sự nhạy cảm của nhà văn trước những vấn đề mới mẻ, gợi nhiều suy nghĩ về xã hội và con người sau chiến tranh.
- Ma Văn Kháng được coi là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dựa trên 1 vốn sống phong phú. đa dạng, tạo ra nhiều hình tượng độc đáo, giàu cá tính.
2. Tác phẩm
- Được tặng giải thưởng hội nhà văn Việt Nam. Truyện kể về gia đình ông Bằng, một gia đình nền nếp, nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài. Qua đó nhà văn bày tỏ niềm lo lắng cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.
- Văn bản được trích từ chương 2 của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng
II. Hướng dẫn đọc hiểu
1. Nhân vật chị Hoài
- Chị Hoài:
+ Người thon gọn, khuôn mặt rộng, có cặp mắt hai mí đằm thắm, miệng cười rất tươi -> mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn 
+ Người phụ nữ tưởng như đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui...-> nét đằm thắm toát lên từ tâm hồn, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử, quan hệ với mọi người.
=> Nhân vật chị Hoài là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.
- Trong tiềm thức của mỗi người chị Hoài là người đẹp nết, đẹp người.
2. Cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên
a. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Bằng và chị Hoài
- Ông Bằng: "nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên, ông sững lại khi nhìn thấy chị Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn, rồi mắt ông chớp chớp liên hồi, môi ông bần bật -> nỗi vui mừng xúc động.
- Chị Hoài: gần như không chủ động được mình lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản
-> cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn.
b. Khung cảnh tết và dòng tâm tư với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ.
- Khung cảnh: khói hương, mâm cỗ thình soạn, mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần
- Dâng lên trong ông Bằng cái cảm giác thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà
- Những hình ảnh đã gieo vào lòng người đọc niềm xúc động rưng rưng. Bày tỏ lòng tri ân tổ tiên và những người đã khuất
-> Cuộc sống hiện đại dù có sự đổi thay nét đẹp truyền thống văn hoá ấy vẫn đang và rất cần được gìn giữ và trân trọng.
III. Tổng kết
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Soạn đọc thêm: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet73docthem.doc