I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS tạo được CSDL gồm nhiều bảng
- Tạo được các khóa cho bảng
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, tổng hợp
3. Tư tưởng, tình cảm
- Rèn luyện cho HS khả năng làm việc khoa học
- Thêm yêu thích môn học
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Phương pháp dạy học: Vấn đáp, hoạt động nhóm
2. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Kiểm tra lại các kiến thức về liên kết giữa các bảng
2. Phương pháp/ kĩ thuật: Vấn đáp
3. Hình thức tổ chức các hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Tại sao phải tạo liên kết giữa các bảng? Nêu các bước tạo liên kết giữa các bảng?
*Tiếp cận và thực hiện nhiệm vụ: HS: Nghe rõ câu hỏi và trả lời câu hỏi của GV
*Báo cáo kết quả
1/ Tạo liên kết giữa các bảng nhằm mục đích để có thể lấy dữ liệu từ nhiều bảng trong 1
CSDL gồm nhiều bảng.
2/ Các bước tạo liên kết giữa các bảng
B1. Tools => Relationship
B2. Trong cửa sổ Showtable chọn các bảng cần tạo liên kết => add
B3. Nháy giữ chuột tại trường chung của bảng thứ nhất và kéo sang trường chung
của bảng thứ 2 muốn tạo liên kết, thả chuột.
*Đánh giá, nhận xét: GV: Đánh giá, nhận xét và cho điểm HS
4. Phương tiện dạy học
5. Sản phẩm
- Câu trả lời của HS
1 Tiết PPCT: 1, 2, 3 Ngày soạn: / / 20 CHỦ ĐỀ: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL. - Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống. 2.Kĩ năng: - Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.- 3.Thái độ: - Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày. 4. Định hướng hình thành năng lực - Qua dạy học có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề: - Lấy được ví dụ về những bài toán quản lý phổ biến trong thực tế. - Diễn tả được các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sách GK tin 12 - bài 1, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẵn . 2. Chuẩn bị của học sinh - Sưu tầm tranh ảnh, bảng điểm, danh sách lớp III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. KHỞI ĐỘNG: 1. Mục tiêu: Lấy được ví dụ về bài toán quản lí trong cuộc sống 2. Phương pháp/kĩ thuật: vấn đáp/ thảo luận nhóm 3. Hình thức tổ chức các hoạt động: - Chuyển giao nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy lấy ví dụ về các vấn đề trong cuộc sống cần được quản lí - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, ghi nhớ và thảo luận. - Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi - Đánh giá, nhận xét: GV quan sát, gọi HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận hoạt động. 4. Phương tiện dạy học: SGK. 5. Sản phẩm: Mỗi HS có thể đưa ra một ví dụ khác nhau về một lĩnh vực khác nhau. Vậy baì toán quản lí là gì 2 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài toán quản lí 1. Mục tiêu: Biết được các vấn đề cần xử lý trong một bài toán quản lý 2. Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện khai thác mối quan hệ thực tiễn với tin học 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, hoạt động thảo luận nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu 5. Sản phẩm: Học sinh biết cách tổ chức một bài toán quản lý vận dụng giải quyết một bài toán quản lý trong cuộc sống Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu thông tin hồ sơ của các bạn học sinh trong lớp mình - GV: Để quản lý học sinh thì nhà trường cần quản lý những thông tin gì? - GV: Hiện nay trong nhà trường không chỉ quản lý thông tin của học sinh dựa trên hồ sơ học bạ mà còn quản lý trực tiếp trên máy tinh. Theo em Tác dụng của việc quản lí học sinh trên máy tính là gì? GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ 2 bàn quay lại với nhau tiến hành thảo luận trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút. Sau đó gọi bất kỳ 1 em của nhóm đứng tại chỗ trình bày. Sau đó có thể gọi các nhóm khác bổ sung ý kiến HS: Suy nghĩa và trả lời câu hỏi. Để quản lí thông tin về điểm của học sinh trong một lớp ta cần cột Họ tên, giới tính, ngày sinh, họ tên bố, họ tên mẹ, địa chỉ, sdt, điểm toán, điểm văn, điểm tin... - HS: Các nhóm tiến hành quá trình thảo luận nhóm, trao đổi và báo cáo HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức 1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức 2. Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện khai thác vấn đề 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, hoạt động thảo luận nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu 5. Sản phẩm: Học sinh biết các công việc cần phải làm khi xử lý thông tin của một tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Em hãy nêu lên các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó? - Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 1. Tạo lập hồ sơ đối tượng cần quản lý. 2. Cập nhật hồ sơ như thêm, xóa, sửa 3 chức nhà trường - GV: Chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểu công việc tạo lập hồ sơ trong nhà trường Nhóm 2: Tìm hiểu công việc cập nhật hồ sơ trong nhà trường Nhóm 3: Tìm hiểu công việc khai thác hồ sơ trong nhà trường GV: Hướng dẫn và điều hành quá trình thảo luận và báo cáo để tìm ra nội dung kiến thức trọng tâm GV: Mục đích cuối cùng của việc tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ là phục vụ hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch, ra quyết định xử lí công việc của người có trách nhiệm. VD: Cuối năm học, nhờ các thống kê, báo cáo và phân loại học tập mà Hiệu trưởng ra quyết định thưởng cho những hs giỏi, ... hồ sơ 3. Khai thác hồ sơ như tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, tổng hợp, in ấn, HS: Các nhóm tiến hành thảo luận trong khoảng thời gian 7 phút. Sau đó lần lượt các nhóm sẽ trình bày trước lớp kết quả của nhóm ở bảng phụ HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu khái niệm csdl và hệ quản trị csdl 1. Mục tiêu: Biết được các vấn đề khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu 2. Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện khai thác mối quan hệ thực tiễn với tin học 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, hoạt động thảo luận nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu 5. Sản phẩm: Học sinh biết cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Treo bảng phụ hình 1 SGK trang 4. Qua thông tin có trong hồ sơ lớp: Tổ trưởng cần quan tâm thông tin gì? Lớp trưởng và bí thư muốn biết điều gì? ... GV: Tổng hợp: Có nhiều người cùng khai thác CSDL và mỗi người có yêu cầu, nhiệm vụ riêng. GV: Dữ liệu lưu trên máy có ưu điểm gì so với một dữ liệu lưu trên giấy? GV: Nhằm đáp ứng được nhu cầu trên, cần thiết phải tạo lập được các phương thức mô tả, các cấu HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. HS: Dữ liệu lưu trên máy tính được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài có khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ, tốc độ truy xuất và xử lí dữ liệu nhanh chóng và chính xác. 4 trúc dữ liệu để có thể sử dụng máy tính trợ giúp đắc lực cho con người trong việc lưu trữ và khai thác thông tin. GV: Thế nào là cơ sở dữ liệu? GV: Có nhiều định nghĩa khác nhau về CSDL, nhưng các định nghĩa đều phải chứa 3 yếu tố cơ bản: - Dữ liệu về hoạt động của một tổ chức; - Được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài; - Nhiều người khai thác. GV: Phần mềm giúp người sử dụng có thể tạo CSDL trên máy tính gọi là gì? GV: Hiện nay có bao nhiêu hệ quản trị CSDL? GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 SG GV: Hình 3 trong SGK đơn thuần chỉ để minh họa hệ CSDL bao gồm CSDL và hệ QTCSDL, ngoài ra phải có các chương trình ứng dụng để việc khai thác CSDL thuận lợi hơn. HS: Suy nghĩ trả lời. HS: hệ quản trị, ... HS: Các hệ quản trị CSDL phổ biến được nhiều người biết đến là MySQL, SQL, Microsoft Access, Oracle, ... HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu một số ứng dụng 1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được yêu cầu cơ bản của hệ CSDL 2. Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện khai thác vấn đề 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, hoạt động thảo luận nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu 5. Sản phẩm: Học sinh biết cầu cơ bản của hệ CSDL Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ CSDL ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, ... Em hãy nêu một số ứng dụng có sử dụng CSDL mà em biết? HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. - Cơ sở giáo dục; - Cơ sở kinh doanh; - Tổ chức tài chính; - Tổ chức ngân hàng 5 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức. 2. Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm 3. Hình thức tổ chức hoạt động: - Chuyển giao nhiệm vụ: Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện, nội dung phiếu học tập: Nhận biết. Câu 1: Phát biểu nào sau đây về bài toán quản lí là ĐÚNG? A. Bài toán quản lí là các yêu cầu về công tác quản lí mà chúng ta muốn máy tính thực hiện. B. Bài toán quản lí chỉ tồn tại trong lĩnh vực hành chính nhà nước. C. Bài toán quản lí chỉ tồn tại trong lĩnh vực kinh tế. D. Tất cả các phương án trên đều sai. Câu 2: Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức là: A. Tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ và khai thác hồ sơ B. Xác định chủ thể, xác định cấu trúc, thu thập và xử lí thông tin. C. Thêm, sửa xóa hồ sơ D. Tìm kiếm, thống kê, báo cáo. Câu 3: Để tạo lập hồ sơ không cần thực hiện công việc nào trong các công việc sau đây? A. Xác định phương tiện, phương pháp và cách thức quản lí. B. Xác định chủ thề cần quản lí. C. Xác định cấu trúc hồ sơ. D. Thu thập, tập hợp và xử lí thông tin. Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm: Với việc trả lời câu hỏi: “Hồ sơ quản lí ai, quản lí cái gì?” sẽ giúp chúng ta xác định được A. Chủ thể quản lí B. Cấu trúc hồ sơ C. Tổ chức quản lí D. Người quản lí Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm: Với việc trả lời câu hỏi: “Hồ sơ cần lưu trữ những thông tin gì về chủ thể quản lí?” sẽ giúp chúng ta xác định được A. Chủ thể quản lí B. Cấu trúc hồ sơ C. Tổ chức quản lí D. Người quản lí Câu 6: Khai thác hồ sơ là: A. Xác định chủ thể, xác định cấu trúc, thu thập và xử lí thông tin B. Thêm, sửa, xóa hồ sơ C. Sắp xếp, tìm kiếm, thống kê và lập báo cáo D. Tạo lập và cập nhật hồ sơ. Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm: “.là cách khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra những thông tin đặc trưng không có sẵn trong hồ sơ.” A. Xác định cấu trúc hồ sơ. B. Xóa hồ sơ C. Lập báo cáo D. Thống kê. 6 Câu 8: Sau khi thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin trong một tệp hồ sơ học sinh. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Trình tự các hồ sơ không thay đổi, nhưng những thông tin tìm thấy đã được lấy ra nên không còn trong hồ sơ tương ứng. B. Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi. C. Tệp hồ sơ có thể xuất hiện những hồ sơ mới. D. Những hồ sơ tìm được sẽ không còn trong tệp vì người ta đã lấy thông tin ra Câu 9: Việc xác định cấu trúc hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào? A. Sau khi nhập các hồ sơ vào máy tính. B. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính. C. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin D. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ. Câu 10: Tại sao bài toán quản lí lại rất đa dạng và phong phú? A. Do có nhiều người dùng B. Do tồn tại trong nhiều lĩnh vực C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. Thông hiểu. Câu 11: Trong giờ học môn Tin học 12, thầy giáo yêu cầu hai nhóm học sinh xác định cấu trúc hồ sơ cho hồ sơ quản lí sách giáo khoa (Tất cả các bộ môn) của khối 12. Theo em cấu trúc hồ sơ của hai nhóm sẽ như thế nào? A. Bắt buộc phải giống nhau do đây cùng là hồ sơ quản lí sách giáo khoa của khối 12 B. Bắt buộc phải khác nhau do đây là hai nhóm làm bài độc lập với nhau. C. Có thể giống hoặc khác nhau tùy vào cách xác định của từng nhóm D. Tất cả đều sai. Câu 12: Đầu năm học 2017 – 2018 bạn Cúc chưa phải là đoàn viên nên trong hồ sơ ở mục Đoàn viên cô giáo ghi là “Không”. Vừa qua do có thành tích đột xuất nên Cúc đã được Đoàn trường kết nạp vào ... n phẩm: (Là phần kiến thức HS cần nắm sau mỗi mục, Phần HS sẽ ghi để học). - Cách thứ nhất có những nhược điểm: dư thừa dữ liệu và không đảm bảo sự nhất quán của dữ liệu. - Cách thứ hai khắc phục được nhược điểm đó. Tuy nhiên để tổng hợp thông tin thì cần lấy từ cả 3 bảng. Nói cách khác cần có liên kết giữa các bảng. Trong CSDL, các bảng thường có liên kết với nhau. Khi xây dựng CSDL, liên kết được tạo giữa các bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng. HOẠT ĐỘNG 2: Kĩ thuật tạo liên kết giữa các bảng. 1. Mục tiêu: Phát triển năng lực nhìn nhận và trình bày, liên kết các dữ liệu 2. Phương pháp: Dò tìm trực quan/ hoạt động nhóm. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: - Chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào các bảng trong CSDL tìm các trường xuất hiện lặp lại ở bảng KHACH_HANG và bảng HOA_DON Xác định mối liên kết giữa các bảng. Cách tạo liên kết trong Access - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi - Đánh giá, nhận xét: GV quan sát, gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận hoạt động. 4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu 72 5. Sản phẩm Để thực hiện liên kết giữa bảng KHACH_HANG và bảng HOA_DON ta thực hiện các bước sau đây : - Bước 1 : Nháy nút trên thanh công cụ hoặc chọn Tool – Relationship - Bước 2 : Nháy nút hoặc nháy nút phải chuột vào vùng trống tong cửa sổ Relationship và chọn Show Tabletrong bảng chọn tắt để mở hộp thoại Show Table nếu nó chưa xuất hiện. - Bước 3 : Trong hộp thoại Show Table chọn 2 bảng (HOA_DON, KHACH_HANG) và nháy Add. Cuối cùng nháy Close để đóng cửa sổ Show Table. - Bước 4 : Để thiết lập mối liên kết giữa KHACH_HANG với bảng HOA_DON: kéo thả trường Ma_khach_hang của bảng KHACH_HANG qua trường Ma_khach_hang của HOA_DON. Hộp thoại Edit Relationship xuất hiện - Bước 5 : Trong hộp thoại Edit Relationship, nháy Creat. Access tạo một đường nối giữa 2 bảng để tạo mối liên kết. - Bước 6 : Nháy nút để đóng cửa sổ Relationships. Nháy Yes để lưu lại liên kết . C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Phát triển năng lực nhìn nhận và trình bày, liên kết các dữ liệu 2. Phương pháp: Dò tìm trực quan/ hoạt động nhóm. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: - Chuyển giao nhiệm vụ: Tạo liên kết giữa bảng MAT_HANG và bảng HOA_DON - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Báo cáo kết quả: HS trả lời câu hỏi - Đánh giá, nhận xét: GV quan sát, gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận hoạt động. 4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu 5. Sản phẩm Để thực hiện liên kết giữa bảng MAT_HANG và bảng HOA_DON ta thực hiện các bước sau đây : - Bước 1 : Nháy nút trên thanh công cụ hoặc chọn Tool – Relationship - Bước 2 : Nháy nút hoặc nháy nút phải chuột vào vùng trống tong cửa sổ Relationship và chọn Show Tabletrong bảng chọn tắt để mở hộp thoại Show Table nếu nó chưa xuất hiện. - Bước 3 : Trong hộp thoại Show Table chọn 2 bảng (HOA_DON, MAT_HANG) và nháy Add. Cuối cùng nháy Close để đóng cửa sổ Show Table. 73 - Bước 4 : Để thiết lập mối liên kết giữa MAT_HANG với bảng HOA_DON: kéo thả trường Ma_mat_hang của bảng MAT_HANG qua trường Ma_mat_hang của HOA_DON. Hộp thoại Edit Relationship xuất hiện - Bước 5 : Trong hộp thoại Edit Relationship, nháy Creat. Access tạo một đường nối giữa 2 bảng để tạo mối liên kết. - Bước 6 : Nháy nút để đóng cửa sổ Relationships. Nháy Yes để lưu lại liên kết . Cuối cùng ta có sơ đồ liên kết như hình 49/trang 60 SGK. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã thu được để luyện tập củng cố kiến thức. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà làm các câu hỏi trắc nghiệm. Nhận biết: Câu 1: Liên kết giữa các bảng cho phép: A. Tránh được dư thừa dữ liệu B. Có thể có được thông tin tổng hợp từ nhiều bảng C. Nhất quán dữ liệu D. Cả A, B, C đều đúng Câu 2: Để tạo liên kết giữa các bảng, ta chọn: A.Tool/ Relationships hoặc nháy nút B.Tool/ Relationships C.Edit/ Insert/ Relationships D.Tất cả đều đúng Câu 3: Sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện để tạo liên kết giữa hai bảng: 1. Kéo thả trường khóa làm liên kết từ bảng phụ tới bảng chính( trường khóa làm khóa chính) 2. Chọn các tham số liên kết 3. Hiển thị hai bảng (các trường) muốn tạo liên kết 4. Mở cửa sổ Relationships A. 2413 B. 4312 C. 4231 D. 3142 Câu 4: Các bước để tạo liên kết giữa các bảng là: 1. Chọn Tool\Relationships 2. Tạo liên kết đôi một giữa các bảng 3. Đóng hộp thoại Realationships/ Yes để lưu lại 4. Chọn các bảng sẽ liên kết A.1, 4, 2, 3 B.2, 3, 4, 1 C.1, 2, 3, 4 D.4, 2, 3, 1 Câu 5: Khi muốn thiết lập liên kết giữa hai bảng thì mỗi bảng phải có: A. Khóa chính giống nhau B. Số trường bằng nhau C. Số bản ghi bằng nhau D. Tất cả đều sai Thông hiểu Câu 6: Trong Access, để tạo liên kết giữa 2 bảng thì hai bảng đó phải có hai trường thỏa mãn điều kiện: A. Có tên giống nhau B. Có kiểu dữ liệu giống nhau C. Có ít nhất một trường là khóa chính D. Cả A, B, C 74 Câu 7: Trong Access, khi tạo liên kết giữa các bảng, thì : A. Phải có ít nhất một trường là khóa chính B. Cả hai trường phải là khóa chính C. Hai trường không nhất thiết phải là khóa chính D. Một trường là khóa chính, một trường không Câu 8: Điều kiện cần để tạo được liên kết là: A. Phải có ít nhất hai bảng B. Phải có ít nhất một bảng và một mẫu hỏi C. Phải có ít nhất một bảng mà một biểu mẫu D. Tổng số bảng và mẫu hỏi ít nhất là 2 Câu 9: Điều kiện để tạo mối liên kết giữa hai bảng là : A. Trường liên kết của hai bảng phải cùng kiểu dữ liệu B. Trường liên kết của hai bảng phải là chữ hoa C. Trường liên kết của hai bảng phải là kiểu dữ liệu số D. Trường liên kết của hai bảng phải khác nhau về kiểu dữ liệu Câu 10: Tại sao khi lập mối quan hệ giữa hai trường của hai bảng nhưng Access lại không chấp nhận A. Vì bảng chưa nhập dữ liệu B. Vì một hai bảng này đang sử dụng (mở cửa sổ table) C. Vì hai trường tham gia vào dây quan hệ khác kiểu dữ liệu(data type), khác chiều dài (field size) D. Các câu B và C đều đúng Câu 11: Khi liên kết bị sai, ta có thể sửa lại bằng cách chọn đường liên kết cần sửa, sau đó: A. Nháy đúp vào đường liên kết chọn lại trường cần liên kết B. Edit RelationShip C. Tools RelationShip Change Field D. Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn phím Delete Câu 12: Muốn xóa liên kết giữa hai bảng, trong cửa sổ Relationships ta thực hiện: A. Chọn hai bảng và nhấn phím Delete B. Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn phím Delete C. Chọn tất cả các bảng và nhấn phím Delete D. Cả A, B, C đều sai Câu 13: Để xóa liên kết, trước tiên ta chọn liên kết cần xóa. Thao tác tiếp theo nào sau đây là sai? A. Bấm Phím Delete Yes B. Click phải chuột, chọn Delete Yes C. Edit Delele Yes D. Tools RelationShip Delete Yes 4. Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, phiếu trắc nghiệm 5. Sản phẩm: Đáp án các câu trắc nghiệm Chơn Thành, ngày..tháng..năm 20 ... Tổ trưởng kí duyệt 75 Tiết PPCT: 26 Ngày soạn: ... / ... / 20 ... CHỦ ĐỀ 2: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 5: LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS tạo được CSDL gồm nhiều bảng - Tạo được các khóa cho bảng 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, tổng hợp 3. Tư tưởng, tình cảm - Rèn luyện cho HS khả năng làm việc khoa học - Thêm yêu thích môn học II.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Phương pháp dạy học: Vấn đáp, hoạt động nhóm 2. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Kiểm tra lại các kiến thức về liên kết giữa các bảng 2. Phương pháp/ kĩ thuật: Vấn đáp 3. Hình thức tổ chức các hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ GV: Tại sao phải tạo liên kết giữa các bảng? Nêu các bước tạo liên kết giữa các bảng? *Tiếp cận và thực hiện nhiệm vụ: HS: Nghe rõ câu hỏi và trả lời câu hỏi của GV *Báo cáo kết quả 1/ Tạo liên kết giữa các bảng nhằm mục đích để có thể lấy dữ liệu từ nhiều bảng trong 1 CSDL gồm nhiều bảng. 2/ Các bước tạo liên kết giữa các bảng B1. Tools => Relationship B2. Trong cửa sổ Showtable chọn các bảng cần tạo liên kết => add B3. Nháy giữ chuột tại trường chung của bảng thứ nhất và kéo sang trường chung của bảng thứ 2 muốn tạo liên kết, thả chuột. *Đánh giá, nhận xét: GV: Đánh giá, nhận xét và cho điểm HS 4. Phương tiện dạy học 5. Sản phẩm - Câu trả lời của HS 76 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tạo CSDL KINH_DOANH gồm 3 bảng có cấu trúc như mục 1 bài 7 1. Mục tiêu: HS tạo được bảng như mẫu 2. Phương pháp/ kĩ thuật: Vấn đáp, hoạt động nhóm 3. Hình thức tổ chức các hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ GV: Thuyết trình lại cách tạo CSDL và đặt tên là KINH_DOANH GV: Yêu cầu học sinh nêu cách tạo các bảng KHACH_HANG , MAT_HANG, HOA_DON (bao gồm cả việc tạo khóa chính) trong CSDL KINH_DOANH. *Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ HS: Tiếp nhận câu hỏi của giao viên thảo luận theo nhóm và đưa ra câu trả lời. *Báo cáo kết quả HS đưa ra các câu trả lời theo nhóm *Đánh giá, nhận xét GV: Đánh giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng nhất và cho HS thực hành tạo CSDL KINH_DOANH trên máy tính. 4. Phương tiện dạy học: Máy tính, SGK 5. Sản phẩm: HS tạo được CSDL KINH_DOANH theo mẫu với khóa chính cho từng bảng. HOẠT ĐỘNG 2: Nhập DL cho các bảng như mẫu trang 61, 62 SGK 1. Mục tiêu: HS mở được bảng ở chế độ trang DL để nhập DL cho bảng 2. Phương pháp/ kĩ thuật: Vấn đáp, hoạt động nhóm 3. Hình thức tổ chức các hoạt động * Chuyển giao nhiệm vụ GV: Nêu cách mở bảng ở chế độ trang DL để nhập DL cho bảng? * Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ HS: Tiếp nhận câu hỏi của giáo viên thảo luận theo nhóm và đưa ra câu trả lời *Báo cáo kết quả HS: Đưa ra câu trả lời của mình theo nhóm *Đánh giá, nhận xét GV: Đánh giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng nhất, cho HS thực hành mở bảng nhập DL 4. Phương tiện dạy học: Máy tính, SGK 5. Sản phẩm: HS nhập được DL cho các bảng trong CSDL KINH_DOANH như mẫu C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Tạo liên kết cho các bảng trong CSDL KINH_DOANH 2. Phương pháp/ kĩ thuật: Vấn đáp, thực hành 3. Hình thức tổ chức các hoạt động: 77 * Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS tạo liên kết cho các bảng trong CSDL KINH_DOANH *Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Tiếp nhận và thực hiện theo yêu cầu của GV 4. Phương tiện dạy học: máy tính, SGK 5. Sản phẩm: Học sinh tạo liên kết cho các bảng trong CSDL KINH_DOANH D. VẬN DỤNG - MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - HS có thể tạo được các CSDL gồm nhiều bảng khác để đáp ứng nhu cầu của các bài toán quản lí trong thực tiễn. - Tạo liên kết giữa các bảng 2. Phương pháp/ kĩ thuật: Gợi mở, vấn đáp 3. Hình thức tổ chức các hoạt đông: Yêu cầu HS về nhà tạo CSDL để quản lí sách trong thư viện và tao liên kết giữa các bảng nếu có 4. Phương tiện: Máy tính 5. Sản phẩm: HS tạo được CSDL Chơn Thành, ngày..tháng..năm 20 ... Tổ trưởng kí duyệt
Tài liệu đính kèm: