Giáo án Tin học Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014

Giáo án Tin học Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014

1. Mục tiêu:

* Kiến thức:

 - Học sinh nắm các khái niệm đã học: CSDL, sự cần thiết phải có CSDL lưu trên máy tính, hệ QTCSDL, hệ CSDL.

 - Nắm được mối tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL, các yêu cầu cơ bản, các chức năng của hệ QTCSDL.

* Kĩ năng:

 - Biết xác định những việc cần làm trong họat động quản lí một số công việc đơn giản.

 - Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL đơn giản.

* Thái độ:

 - Học hỏi, nghiêm túc, góp ý kiến xây dựng bài.

2. Chuẩn bị:

* Giáo viên:

• Phương pháp: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.

• Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.

• Nội dung:

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (trang 20)

* Học sinh: Sgk, bài tập chuẩn bị.

3. Hoạt động dạy học

 

doc 64 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT: 1, 2
Ngày soạn: 14.07.2013
Ngày dạy: 14.08.2013
Chöông I. Kh¸i NiÖm vÒ HÖ c¬ së d÷ liÖu
CÔ BAÛN CUÛA TIN HOÏC
BÀI 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Mục đích yêu cầu:
Biết khái niệm CSDL;
Biết vai trò của CSDL trong học tập và đời sống;
Biết các mức thể hiện của CSDL;
Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.
Chuẩn bị:
* Giáo viên:
Phương pháp: Thuyết trình vấn đáp.
Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, ...
* Học sinh: Sgk.
Hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung
Tiết 1: Tìm hiểu bài toán quản lí và các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.
2’
3’
20’
12’
8’
- Điểm danh, báo cáo sĩ số,..
- Hoạt động nhóm tìm ra thông tin cần thiết.
- Hs ghi bảng.
- Quan sát, nhận xét.
- Quan sát.
- Nhận xét: Tin học ứng dụng vào trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trả lời:Bài toán Quản lý học sinh gồm: STT, Họ tên, Ngày sinh, Giới tính, Đoàn viên, Điểm các môn.
- Đối tượng là học sinh.
- Dạng bảng (cột, hàng)
- Thêm hồ sơ hs đó vào hồ sơ lớp.
- Quan sát dữ liệu, nhận xét phải sửa dữ liệu của hồ sơ đó.
- Xóa hồ sơ hs đã chuyển.
- Ghi bài.
- Tìm kiếm, thống kê,.... 
- Tiếp thu, ghi nhớ.
+ Đối tượng cần quản lí: học sinh. Thư viện, đối tượng quản lí là sách.
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.
- Ổn định lớp.
- Thông báo nội dung bài học.
- Dẫn đề: Yêu cầu hs liệt kê việc chi tiêu hàng ngàyHs thấy được việc quản lí.
- Chia lớp thành 4 nhóm chuẩn bị các thông tin về việc quản lý của Công ty xây dựng, bệnh viện, khách sạn, quản lý học sinh,... (Chú ý cách đặt thông tin đầu tiên)
- Tổng hợp ý kiến.
- Trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến các lĩnh vực đã nêu.
- Ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vựcCông tác quản lí như thế nào?
- Đặt vấn đề: Xem lại thông tin của bài toán Quản lý học sinh.
- Trong bài toán về Quản lý học sinh, em hãy xác định đối tượng cần quản lý.
- Thông tin cần quản lý được lưu trữ dưới dạng gì?
- Hướng dẫn hs biết các bước để tạo lập một hồ sơ về các đối tượng cần quản lí.
- Đưa ra một số vấn đề.
+ Có 1hs từ trường khác chuyển về lớp? 
+ Hs Nguyễn An có ngày sinh là 20/8/1991
+ 1 hs nào đó chuyển đi?
- Thông báo: tất cả những thao tác này thuộc loại thao tác cập nhật hồ sơ.
- Thông báo: Mục đích của việc tạo lập, cập nhật hồ sơ không chỉ để lưu trữ mà còn để khai thác.Với hồ sơ quản lí như trên em có thể khai thác được những thông tin gì?
* Củng cố:
- Quan sát và trả lời các câu hỏi:
1. Theo em, nhập dữ liệu là tạo lập hồ sơ hay cập nhật hồ sơ?
2. Xét công tác quản lí hồ sơ, học bạ. Trong số các việc sau, những việc nào thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?
A. In hồ sơ;
B. Xóa một hồ sơ;
C. Xem nội dung hồ sơ;
D. Xóa bốn hồ sơ;
E. Sửa tên trong một hồ sơ;
F. Thêm hai hồ sơ.
- Xem trước nội dung hệ CSDL về khái niệm và các mức thể hiện của nó.
BÀI 1. MỘT SỐ 
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Bài toán quản lí
Xem ví dụ sgk
2. Các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó.
Tạo lập hồ sơ về đối tượng cần quản lí.
+Xác định đối tượng quản lí;
+ Cấu trúc hồ sơ;
+Tập hợp thông tin cần thiết.
- Cập nhật hồ sơ như: Thêm, xóa, sửa hồ sơ. 
Để đảm bảo phản ánh kịp thời đúng thực tế
- Khai thác hồ sơ:
+ Tìm kiếm
+ Sắp xếp
+ Thống kê
+ Tổng hợp, phân nhóm hồ sơ
+ In ấn
Tiết 2: Tìm hiểu khái niệm CSDL
15’
5’
15’
- Thấy được việc xử lý thông tin một cách chính xác, kịp thời chiếm vị trí quan trọng trong quản lý.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Hs quan sát hồ sơ lớp, nhận xét và trả lời.
- Hồ sơ lớp không thể đáp ứng được các yêu cầu trong các lĩnh vực nêu trên. 
- Học sinh thấy được cần phải có phần mềm quản lý.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Thảo luận 2hs/nhóm
- Trả lời.
- Tiếp thu.
- Đặt vấn đề để hs thấy được vì sao cần phải lưu trữ dữ liệu thành hệ CSDL.
(Quản lý cửa hàng tạp hóa, quản lý sách trong thư viện,...) theo kiểu truyền thống và hiện đại?
- Xem lại thông tin cần quản lý trong bài toán Quản lý học sinh.
- Qua thông tin có trong hồ sơ lớp: Tổ trưởng quan tâm thông tin gì? Lớp trưởng và bí thư chi đoàn quan tâm thông tin gì?
- Với CSDL là hồ sơ lớp, em có thể đáp ứng thông tin cần trong các lĩnh vực như: kinh doanh, sản xuất, thời tiết,...được không? Cho nhận xét? 
- Theo em thế nào là một CSDL? 
 + Nhấn mạnh yếu tố “được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài” bằng cách đặt câu hỏi: CSDL của trường và hồ sơ của trường có khác nhau không? Nếu có thì khác ở điểm nào?
 - Thông báo hệ QTCSDL
- Thông báo bỏ qua mục 3 b, c.
- Thảo luận tìm các lĩnh vực trong đời sống thực tế có liên quan đến việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ CSDL?
- Hs từng nhóm đưa ra vấn đề và những thông tin cần có.
- Nhận xét, cho ý kiến, tổng hợp.
- Trình chiếu một vài hình ảnh đã chuẩn bị.
3. Hệ cơ sở dữ liệu
a. Khái niệm: 
Một cơ sở dữ liệu (Database) là:
+ Một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau ;
+ Chứa thông tin của một tổ chức nào đó được lưu trữ trên các thiết bị nhớ 
+ Đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Hệ quản trị CSDL là phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập , lưu trữ và khai thác thông tin của một CSDL.
b, c Xem sgk
d. Một số ứng dụng
Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ CSDL ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,... 
10’
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.
* Củng cố:
- Nhắc lại một số khái niệm trọng tâm
+ Hãy nêu ví dụ minh họa cho một vài yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL?
- Ra bài tập.
Thành phần nào dưới đây không thuộc CSDL?
Cấu trúc dữ liệu;
Dữ liệu lưu trong các bản ghi;
Các chương trình phục vụ cập nhật dữ liệu;
Các chương trình phục vụ tìm kiếm dữ liệu.
- Xây dựng CSDL thư viện để quản lí việc mượn/trả sách.
- Làm bt 2,3 trang 16
4. Rút kinh nghiệm
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (trang 16)
Tiết CT: 3
Ngày soạn: 21.07.2013
Ngày dạy: 21.08.2013
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
 - Học sinh nắm các khái niệm đã học: CSDL, sự cần thiết phải có CSDL lưu trên máy tính, hệ QTCSDL, hệ CCSDL.
 - Xây dựng cơ bản CSDL Thư viện của việc mượn trả sách.
2. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
Phương pháp: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.
Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.
* Học sinh: Sgk, bài tập chuẩn bị.
3. Hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung
2’
10’
10’
15’
5’
3’
- Điểm danh, báo cáo sĩ số.
- Ôn lại kiến thức.
- Lắng nghe, nhận xét có ý kiến.
- Nhận xét lại vấn đề ở bài 2 trang 16.
- Ghi nhớ.
- Thảo luận, đưa ý kiến.
- Ghi bảng.
- Các nhóm nhận xét, cho ý kiến.
- Các nhóm thảo luận cho ý kiến: 
+ Quan sát số lượt hs vào thư viện.
+ Lập bài toán quản lý.
+ Làm các loại thẻ đọc/mượn (nếu có),
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức?
2. Nêu các thông tin cần quản lý trong bài toán về quản lý việc mượn sách trong thư viện?
3. Nêu 1 ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Kiểm tra vở bài tập.
- Bài 2 trang 16
- Thông báo nội dung ghi bài.
- Bài 3 trang 16
+ Chia 4 nhóm thảo luận vấn đề 1 về quản lí mượn, trả sách ở thư viện?
+ Gợi ý: Nhóm 1 (Thông tin về người đọc), Nhóm 2 (Bản sách), Nhóm 3 (Sách), Nhóm 4 (Nhà xuất bản)
- Nhận xét, đánh giá tổng hợp.
- Thảo luận vấn đề 2 về những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lý của thủ thư?
- Nhận xét, đánh giá tổng hợp.
Dặn dò: Xem nội dung bài 2. HỆ QTCSDL
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (trang 16)
- Bài 2/16
+ CSDL là các dữ liệu lưu trữ theo một quy cách nhất định trong máy tính.
+ Hệ QTCSDL là một loại hệ thống phần mềm sẽ xử lí trên CSDL.
- Bài 3/16
+ Các đối tượng tham gia: Người đọc, bản sách, sách, nhà xuất bản.
+ Những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lý của thủ thư:
Nghiên cứu hoạt động thực tế của thư viện.
Xây dựng CSDL
Thiết kế một số chức năng (Thẻ, thống kê, đặt sách,)
4. Rút kinh nghiệm
 BÀI 2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tiết CT: 4, 5
Ngày soạn: 21.07.2013
Ngày dạy: 21.08.2013
 28.08.2013
Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
Biết khái niệm hệ QTCSDL;
Biết các chức năng của hệ QTCSDL: tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin;
Biết các hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ CSDL;
Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL;
Biết các bước xây dựng CSDL.
* Kĩ năng: Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể.
Chuẩn bị
* Giáo viên:
Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng.
Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.
	* Học sinh: Sgk.
Hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung
Tiết 1: Tìm hiểu các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hoạt động của nó.
2’
3’
10’
7’
8’
15’
- Điểm danh, báo cáo sĩ số.
- Nhận thức được vấn đề liên quan.
- Gợi nhớ, trả lời.
Var
Hoten: string[30];
- Begin
 End. 
+ Tiếp thu, ghi nhớ.
- Ghi bài.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Gồm: Cập nhật và khai thác.
- Ghi bài.
- Tiếp thu, ghi bài.
- Các loại thao tác dữ liệu: cập nhật và khai thác,
Lên bảng cho ví dụ (2hs)
- Nhận xét, cho ý kiến.
- Thảo luận, trả lời.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.
- Ổn định lớp.
- Hệ QTCSDL là gì?
* Tìm hiểu nhóm chức năng: Cung cấp môi trường tạo lập CSDL.
- Khai báo kiểu dữ liệu (Ví dụ về Pascal). Cách khai báo biến họ tên có độ dài tối đa 30 kí tự? Kể thêm một số kiểu dữ liệu khác?
- Cấu trúc dữ liệu. Ví dụ để bắt đầu và kết thúc một chương trình trong Pascal?
- Nêu ví dụ về tính ràng buộc toàn vẹn: 
 Cùng dữ liệu kiểu ngày:
Ngày vào đoàn: tuổi từ 14 đến 28.
Ngày làm kiểm tra chất lượng thì phải thuộc năm đang xét.
- Tổng hợp.
* Tìm hiểu nhóm chức năng: Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu (Tác động lên dữ liệu).
- Thông báo khái niệm ngôn ngữ thao tác dữ liệu. (Chương III hiểu rõ hơn).
- Bao gồm những thao tác nào?
- Giới thiệu cho Hs biết ngôn ngữ CSDL được dùng phổ biến hiện nay (SQL: ngôn ngữ hỏi có cấu trúc).
*Tìm hiểu nhóm chức năng: Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.
+ Thông báo nhiệm vụ mà hệ QTCSDL cần đảm bảo.
+ Giải thích Quản lí mô tả dữ liệu – quản lí từ điển dữ liệu, cần có các đối tượng rõ ràng cụ thể, ví dụ quản lí HS: Hoten, NgSinh, Gtinh,...
+ Thông báo: Chỉ có những người thiết kế và quản lí CSDL mới được quyền sử dụng các công cụ này. Người dùng chỉ nhìn thấy và thực hiện được các công cụ ở nhóm: Cung cấp cách tạo lập, cập nhật và khai thác.
Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại một vài nội dung trọng tâm:
1. Nêu các loại thao tác dữ liệu? Cho ví dụ minh họa?
- Nhận xét, tổng hợp.
2. Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát, điều khiển các truy cập đến CSDL?
- Tìm hiểu trước nội dung 3, 4 trang 18, 19
BÀI 2. HỆ QUẢN TRỊ 
CƠ SỞ DỮ LIỆU
1. Các chức năng của hệ QTCSDL
a. Cung cấp cách tạo lập CSDL
- Thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin, khai báo các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL. 
b. Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, khai thác
 Ngôn ngữ để người dùng diễn tả  ... họn trường Phách (khóa của hai bảng ĐÁNH PHÁCH, ĐIỂM THI) để đặt mối liên kết.
- Tạo lập CSDL trên Access, thiết kế ba bảng như yêu cầu.
- Thực hiện đưa ra kết quả thi (thực hành tại lớp hoặc về nhà thực hành nếu không đủ thời gian).
- Ôn kiến thức cần ghi nhớ.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài:
+ Nêu khái niệm CSDL quan hệ, Hệ quản trị CSDL quan hệ?
+ Nêu các đặc trưng của một quan hệ trong CSDL quan hệ?
+ Khóa là gì? Khóa chính là gì? Tại sao lại tạo mối liên kết giữa các bảng?
* Phân tích bảng để chọn khóa cho bảng
- Trình chiếu ba bảng dữ liệu đã chuẩn bị sẵn.
+ Xác định khóa cho mỗi bảng? Giải thích lí do lựa chọn?
(giải thích rõ để học sinh chọn khóa tốt hơn).
+ Khóa chính của mỗi bảng?
Lưu ý: Không nên chọn trường STT làm khóa chính vì đối với thí sinh SBD mới có ý nghĩa xác định, không phụ thuộc vào danh sách được sắp xếp ra sao.
* Thảo luận để tìm mối liên kết giữa các bảng
- Mục đích của việc tạo mối liên kết?
- Xác định thuộc tính để chỉ ra hết các phương án để xác định mối liên kết giữa các bảng?
- Đánh giá và chốt lại kết quả thảo luận của học sinh.
* Làm việc với hệ quản trị CSDL Access
- Tạo lập CSDL với ba bảng trên, mỗi bảng với khóa đã chọn, thiết lập các mối liên kết cần thiết, nhập dữ liệu giả định.
- Đưa ra kết quả thi để thông báo cho thí sinh.
- Đưa ra kết quả thi theo trường.
- Đưa ra kết quả thi của toàn tỉnh theo thứ tự giảm dần của điểm thi.
* Củng cố và dặn dò:
- Ôn lại những kiến thức cần ghi nhớ: Xác định khóa, khóa chính, mối liên kết.
- Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
- Xem nội dung bài 11.
IV – Rút kinh nghiệm:
	BÀI 11. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Tiết CT: 43,44
Ngày soạn: 05.01.2014
Ngày dạy: 05.02.2014
 12.02.2014
I - Mục đích, yêu cầu :
Biết được các chức năng mà hệ QTCSDL quan hệ phải có và vai trò, ý nghĩa của các chức năng đó trong quá trình tạo lập, cập nhật và khai thác hệ CSDL quan hệ;
Liên hệ được với các thao tác cụ thể trình bày ở chương II.
II - Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phòng máy vi tính, máy chiếu hoặc phần mềm Net Of School đã cài sẵn.
2. Nội dung:
BÀI 11. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
1. Tạo lập CSDL
Tạo bảng
Đặt tên các trường;
Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường;
Khai báo kích thước của trường.
Chọn khóa chính: Hệ QTCSDL tự động chọn hoặc ta xác định khóa thích hợp trong các khóa của bảng.
Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng.
Tạo liên kết giữa các bảng: xác định các đường chung trong các bảng;
Thay đổi cấu trúc bảng: thêm/xóa trường, thay đổi thứ tự trường, thay đổi khóa chính; xóa và đổi tên bảng.
2. Cập nhật dữ liệu: Thêm bản ghi, chỉnh sửa dữ liệu, xóa bản ghi.
3. Khai thác cơ sở dữ liệu
a) Sắp xếp các bản ghi
b) Truy vấn cơ sở dữ liệu: là một dạng lọc, có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ.
c) Xem dữ liệu
d) Kết xuất báo cáo 
3. Học sinh: Sgk.
III - Hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Tiết 1: Tìm hiểu cách tạo lập CSDL, các thao tác cập nhật dữ liệu.
- Báo cáo sĩ số.
- Cá nhân nhận thức được vấn đề của bài học.
- Nhắc lại các thao tác:
+ Tạo bảng;
+ Chọn khóa chính;
+ Lưu bảng;
+ Tạo liên kết giữa các bảng,
- Chưa phải nhập dữ liệu.
- Thực hiện tạo lập CSDL.
- Ôn lại kiến thức đã học, trả lời.
- Thực hiện lại trên CSDL.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Thảo luận nhóm, trả lời.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
- Vào bài: Đã giới thiệu trong chương II, các công cụ của một hệ QTCSDL quan hệ cho phép thực hiện các việc: tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL Tìm hiểu các thao tác với CSDL.
* Tìm hiểu cách tạo lập CSDL
- Nhấn mạnh: Đối với hệ CSDL thì thao tác tạo bảng, thiết đặt mối liên kết giữa các bảng chính là thao tác tạo lập CSDL.
- Nhắc lại các thao tác chính khi tạo bảng đã biết trong chương II.
- Sau khi đã thực hiện xong các thao tác tạo bảng, ta có thể khai thác được CSDL chưa?
- Yêu cầu thực hiện trên máy.
- Quan sát giúp đỡ.
- Có thể xem lại các CSDL ở chương II.
* Tìm hiểu các thao tác cập nhật dữ liệu
- Nhắc lại các thao tác cập nhật dữ liệu đã biết ở chương II.
- Chuẩn bị sẵn CSDL ở chương II, trình bày lại các thao tác cập nhật dữ liệu.
- Hệ thống hóa các thao tác cần ghi nhớ.
* Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu một công việc (trong gia đình hay xã hội) có thể dùng máy tính để quản lí.
- Trong bài toán quản lí trên, hãy cho biết đối tượng cần quản lí và thông tin cần lưu trữ.
- Xem nội dung Khai thác CSDL.
Tiết 2: Tìm hiểu một số thao tác thực hiện khi khai thác CSDL.
- Báo cáo sĩ số.
- Cá nhân trả bài, HS dưới lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét.
- Một số thao tác:
+ Sắp xếp các bản ghi;
+ Truy vấn CSDL;
+ Xem dữ liệu;
+ Kết xuất báo cáo.
- Thực hiện lần lượt các thao tác vừa nêu trên CSDL.
- Ôn lại nội dung đã học.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài:
+ Các thao tác để tạo lập CSDL?
+ Thực hiện tạo lập CSDL trên hệ QTCSDL Access.
+ Sau khi tạo lập CSDL, em đã có thể cập nhật CSDL chưa? Nêu các thao tác cập nhật CSDL?
- Sau khi các bảng đã có dữ liệu ta có thể cập nhật như thêm, xóa, sửa. Em còn có thể khai thác CSDL.
* Tìm hiểu một số thao tác thực hiện khi khai thác CSDL
- Nêu một số thao tác dùng khai thác CSDL?
- Hệ thống lại các thao tác cần ghi nhớ.
- Thực hiện khai thác trên CSDL đã chuẩn bị sẵn.
Ví dụ một báo cáo.
* Củng cố và dặn dò:
- Nêu lại một số thao tác dùng khai thác CSDL?
- Thực hiện truy vấn trên CSDL đã chuẩn bị.
- Chuẩn bị nội dung câu 1, 2 trang 93
- Xem nội dung bài 12. CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU, Chương IV.
IV – Rút kinh nghiệm:
Tiết CT: 47,48,49
Ngày soạn: 01.02.2014
Ngày dạy: 02.04.2014
 09.04.2014
 16.04.2014
BÀI 13. BẢO MẬT THÔNG TIN
TRONG CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
I - Mục đích, yêu cầu:
Biết khái niệm bảo mật và sự tồn tại các qui định, các điều luật bảo vệ thông tin;
Biết một số cách thông dụng bảo mật CSDL;
Có ý thức và thai độ đúng đắn trong viếc sử dụng và bảo mật CSDL.
II - Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy chiếu, một số hình ảnh liên quan.
Nội dung:
BÀI 13. BẢO MẬT THÔNG TIN
TRONG CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bảo mật trong hệ CSDL là:
Ngăn chặn các truy cập không được phép;
Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng;
Đảm bảo các thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn;
Không tiết lộ nội dung dữ liệu cũng như chương trình xử lí.
1. Chính sách và ý thức
Chủ trương, chính sách của chính phủ, người quản trị, người dùng
2. Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng
	* Nhận dạng người dùng: bằng mật khẩu hay chữ ký điện tử, vân tay, cong ngươi, giọng nói,..và bảng phân quyền truy cập.
	* Người quản trị CSDL cần cung cấp:
	+ Bảng phân quyền truy cập cho hệ QTCSDL;
	+ Phương tiện cho người dùng để hệ QTCSDL nhận biết đúng được họ (Tài khoản và mật khẩu).
3. Mã hóa thông tin và nén dữ liệu
	Ví dụ: 
+ Thông tin ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh khi đưa vào máy tính, chúng được mã hóa thành dãy bit nhị phân.
+ Nén dữ liệu để giảm dung lượng nhớ: Xét dãy BBBBBBBBAAAAAAAAAAACCCCCC 8B11A6C (thay thế mỗi dãy con bằng duy nhất một kí tự và số lần lặp của nó).
Mục đích của việc mã hóa thông tin và nén dữ liệu: giảm khả năng rò rỉ, giảm dung lượng lưu trữ, tăng cường tính bảo mật của dữ liệu.
4. Lưu biên bản
	* Biên bản hệ thống thường cho biết:
Số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu,...
Thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng: nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật,...
	* Tham số bảo vệ của hệ thống bảo vệ có thể thay đổi trong quá trình khai thác hệ CSDL, ví dụ mật khẩu người dùng, phương pháp mã hóa thông tin,...
Học sinh: Sgk.
III - Hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Tiết 1: Tìm hiểu một số chính sách và quy định trong việc phân quyền truy cập
- Báo cáo sĩ số.
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Nhận thức được vấn đề của bài học.
- Không được truy cập một cách bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin trên mạng của các cơ quan, vi phạm quyền sở hữu thông tin, tung vius vào mạng,...
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Quan sát, tiếp thu.
- Ví dụ: Học sinh chỉ được nhập mã Hs và xem được thông tin về điểm của mình,...
- Hệ QTCSDL nhận dạng người dùng bằng cách phân quyền. Ví dụ có thể cấp cho Hs tài khoản và mật khẩu đăng nhập.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định bảo mật của hệ thống: không lấy cắp mật khẩu của người khác, không làm lây lan vius,...
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập.
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu sự khác nhau giữa hệ CSDL tập trung và hệ CSDL phân tán?
+ Nêu một số ưu điểm và hạn chế của các hệ CSDL phân tán?
- Đặt vấn đề: Lấy ví dụ về việc truy cập xem điểm của học sinh Hs có được sửa điểm?
* Tìm hiểu một số chính sách và quy định trong việc phân quyền truy cập
- Yêu cầu Hs nhắc lại một số kiến thức về văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa đã học ở lớp 10.
- Thông tin lại: cần có các chủ trương, chính sách của chính phủ, người quản trị, người dùng để có thể bảo mật thông tin tốt hơn.
- Nêu lại ví dụ đầu bài và trình chiếu bảng phân quyền truy cập trong trường học như sau:
(đọc: Đ, sửa: S, bổ sung: B, xóa: X, không được truy cập: K).
+ Xem bảng và cho ví dụ cụ thể về quyền hạn truy cập của từng người dùng.
+ Làm sao máy có thể biết được người dùng đó là ai để có thể cho phép xem thông tin hay xóa, bổ sung, sửa,...?
- Lưu ý: Đối với nhóm người dùng có quyền truy cập cao thì cơ chế nhận dạng có thể phức tạp hơn (nhận dạng vân tay, con người,..)
* Củng cố và dặn dò:
- Với vị trí người dùng, em có thể làm gì để bảo vệ hệ thống khi khai thác CSDL?
- Xem phần nội dung mã hóa thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
Tiết 2: Tìm hiểu nội dung về mã hóa thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
- Báo cáo sĩ số.
- Ôn lại nội dung đã học.
- Thông tin ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh khi đưa vào máy tính, chúng được mã hóa thành dãy bit nhị phân.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Rút ra mục đích từ những ví dụ kết hợp Sgk.
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Ghi nhớ.
- Ôn lại nội dung đã học.
- Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu các giải pháp bảo mật chủ yếu mà em biết?
+ Với vai trò là người dùng (Hs), em làm gì để bảo vệ hệ thống khi khai thác CSDL?
* Tìm hiểu nội dung về mã hóa thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
- Kể tên các loại thông tin mà em biết? Khi đưa vào máy tính thì những thông tin đó được mã hóa dưới dạng nào?
- Giới thiệu thêm cách mã hóa khác: nén dữ liệu. 
- Cho ví dụ.
- Mục đích của việc mã hóa thông tin và nén dữ liệu?
- Trình chiếu một số hình ảnh có liên quan đến việc lưu biên bản: số lần truy cập vào hệ thống, lần cập nhật cuối cùng, thời điểm,...
- Có thể cho học sinh truy cập website.
- Thông báo tham số bảo vệ: mật khẩu người dùng, phương pháp mã hóa thông tin,...
* Củng cố và dặn dò:
- Biên bản hệ thống dùng để làm gì?
- Cho ví dụ để giải thích lí do cần phải thường xuyên thay đổi tham số bảo vệ của hệ thống?
- Xem nội dung bài tập và thực hành 11.
IV – Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_12_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2013_2014.doc