-Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST
-Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa của nó
-Phân biệt thể tự đa bội và thể di đa bội và cơ chế hình thành
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
-Nhận thức được hậu quả, vai trò của đa bội thể
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
21/09/2009 Tiết thứ: 6 Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU 1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST -Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa của nó -Phân biệt thể tự đa bội và thể di đa bội và cơ chế hình thành 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Nhận thức được hậu quả, vai trò của đa bội thể -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. II.Kiến thức trọng tâm, khái niệm mới: -Kiến thức trọng tâm: Cơ chế phát sinh thể đa bội. -Khái niệm mới: Đa bội chẵn, đa bội lẻ III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: -Hình 6.1,6.2,6.3,6.4 sách giáo khoa IV.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: - Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Ý nghĩa ? 3.Tổ chức học bài mới: GV (Đặt vấn đề): Tại sao lại có loại hồng, cà chua, dưa hấu tam bội ? Củ cải tứ bội ? Có người lưỡng tính hay không ? HOẠT ĐỘNG GV - HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 Nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, ý nghĩa của ĐB lệch bội. XXY- Klinefelter's syndrome GV: ĐB đa bội xảy ra ở nhóm sinh vật nào là chủ yếu ? GV: Làm thế nào để khắc phục tình trạng này ? GV: Vì sao cơ thể đa bội lẻ lại hầu như không có khả năng sinh sản ? GV: Em có dự đoán gì về biểu hiện về kích của những cây ĐB đa bội ? Giải thích ? I.ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI 1.Khái niệm: a.VD: Hình 6.1 trang 27 SGK b.Định nghĩa: Là dạng đột biến làm thay đổi số lượng của một hoặc một vài cặp NST tương đồng. 2.Cơ chế phát sinh: X Y XX XXX XXY O OX OY *Ở cơ thể bị ĐB : Do xảy ra đồng thời 2 cơ chế : -Rối loạn trong giảm phân: -Sự kết hợp giao tử trong thụ tinh: *Ở cơ thể khảm: Rối loạn trong quá trình phân ly trong nguyên phân. 3.Hậu quả, ý nghĩa: a.Hậu quả: -Làm mất cân bằng toàn bộ hệ gene →giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản, gây chết. -VD: Klinefelter, Down, Turner b.Ý nghĩa: -Cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hoá. -Dùng để xác định vị trí của gene trên NST. II.ĐỘT BIẾN ĐA BỘI 1.Khái niệm: a.VD: Củ cải đường, dưa hấu, cà chua tam bội. b.Định nghĩa: Là đột biến mà ở một bộ NST là n hoặc là bội số của bộ NST đơn 2.Phân loại: -Đa bội chẵn: 2an -Đa bội lẻ: (2a+1)n 3.Cơ chế phát sinh: *Đa bội chẵn: Có 2 nguyên nhân: -Bộ NST nhân đôi nhưng không phân ly. -Sự kết hợp của 2 loại giao tử chẵn hoặc 2 loại giao tử lẻ. *Đa bội lẻ: Do sự kết hợp giữa một giao tử lẻ và một giao tử chẵn. 4.Hậu quả, ý nghĩa: a.Hậu quả: -Cơ thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tư bình thường. *Chú ý: Đa bội lẻ được lưỡng bội → Thể song nhị bội hữu thụ. b.Ý nghĩa: -Cơ thể to, cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt. -Vai trò quan trọng trong tiến hoá để hình thành nên loài mới. 4.Củng cố, kiểm tra đánh giá: -Hoàn thành lệnh trang 30. 5.BTVN: -Học bài hoàn thiện câu trả lời cho các câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới.
Tài liệu đính kèm: