Câu hỏi trắc nghiệm Đột biến nhân tạo

Câu hỏi trắc nghiệm Đột biến nhân tạo

ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO

Câu 1: Đột biến nhân tạo là:

A. Đột biến xảy ra ở vi sinh vật.

B. Đột biến xảy ra trên cơ thể sinh vật.

C. Đột biến xảy ra trên cơ thể vật nuôi, cây trồng.

D. Đột biến do con người chủ động tạo ra để tăng nguồn biến dị cho chọn lọc.

Câu 2: Tia phóng xạ có khả năng gây đột biến bằng cách:

A. Kích thích và iôn hoá các nguyên tử của phân tử ADN và ARN.

B. Chỉ gây kích thích chứ không có khả năng iôn hoá các nguyên tử của phân tử ADN và ARN.

C. Chỉ gây iôn hoá chứ không có khả năng kích thích các nguyên tử của phân tử ADN và ARN.

D. Làm rối loạn quá trình hình thành thoi vô sắc và sự phân ly của các cặp NST trong phân bào.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Đột biến nhân tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đột biến nhân tạo
Câu 1: Đột biến nhân tạo là:
A. Đột biến xảy ra ở vi sinh vật.
B. Đột biến xảy ra trên cơ thể sinh vật.
C. Đột biến xảy ra trên cơ thể vật nuôi, cây trồng.
D. Đột biến do con người chủ động tạo ra để tăng nguồn biến dị cho chọn lọc.
Câu 2: Tia phóng xạ có khả năng gây đột biến bằng cách:
A. Kích thích và iôn hoá các nguyên tử của phân tử ADN và ARN.
B. Chỉ gây kích thích chứ không có khả năng iôn hoá các nguyên tử của phân tử ADN và ARN.
C. Chỉ gây iôn hoá chứ không có khả năng kích thích các nguyên tử của phân tử ADN và ARN.
D. Làm rối loạn quá trình hình thành thoi vô sắc và sự phân ly của các cặp NST trong phân bào.
Câu 3: Gây đột biến nhân tạo nhằm:
A. Cải tiến vật nuôi và cây trồng
C. Tạo ra các sản phẩm sinh học có chất lượng cao
B. Tạo nguyên liệu cho quá trình chọn giống
D. Cả A, B và C
Câu 4: Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện
A. Hạt khô, hạt nảy mầm.
C. Đỉnh sinh trưởng.
B. Hạt phấn, bầu nhuỵ
D. Rễ
Câu 5: Tia phóng xạ có những đặc điểm:
A. Có năng lượng cao và có khả năng xuyên sâu vào mô sống.
B. Có năng lượng thấp vì vậy không có khả năng xuyên sâu vào mô sống.
C. Mặc dù có năng lượng thấp nhưng vẫn có khả năng xuyên sâu vào mô sống.
D. Có bước sóng ngắn nên ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật.
Câu 6: Tia tử ngoại là loại tia bức xạ: 
A. Có bước sóng ngắn 2570 A0
C. Có bước sóng dài hơn 4000 A0
B. Có bước sóng ngắn 1000 A0 đến 4000 A0 
D. Có bước sóng dài
Câu 7: Các tia phóng xạ có thể gây đột biến khi:
A. Đủ cường độ và liều lượng với thời gian thích hợp.
B. Cường độ, liều lượng thấp nhưng chiếu trong thời gian dài.
C. Cường độ, liều lượng cao trong thời gian ngắn.
D. Không có phương án đúng.
Câu 8: Người ta thường không gây đột biến nhân tạo ở động vật bậc cao, vì:
A. Sức chịu đựng của chúng kém hơn các sinh vật khác 
C. Không tạo ra năng suất cao 
B. Chúng phản ứng rất nhạy cảm với các tác nhân lý hoá
D. Cả A, B và C
Câu 9: Để gây đột biến hoá học ở cây trồng, người ta thường dùng phương pháp: 
A. Ngâm hạt khô hay hạt đang nảy mầm trong dung dịch hoá chất với liều lượng thích hợp.
B. Tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ hoặc dùng hoá chất ở dạng hơi.
C. Quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng thân hay chồi.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Đối với thỏ, người ta có thể sử dụng phương pháp gây đột biến là:
A. Cho hoá chất NMU tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
B. Tiêm dung dịch hoá chất NMU vào bắp đùi.
C. Xông hoá chất NMU qua đường hô hấp.
D. Cho thỏ tắm trong dung dịch hoá chất NMU.
Câu 11: Việc chọn giống VSV được thực hiện theo hướng:
A. Chọn giống bậc thang
C. Tạo ra thế hệ VSV mới 
B. Chọn giống bằng ngăn trở sinh tổng hợp Pr
D. Cả A và B
Câu 12: Việc tạo ra được nòi vi khuẩn đột biến có năng suất tổng hợp lizin cao gấp 300 lần dạng ban đầu là kết quả của phương pháp: 
A. Gây đột biến nhân tạo và chọn giống bậc thang
C. Lai giống và chọn giống
B. Gây đột biến nhân tạo và chọn giống bằng ngăn trở sinh tổng hợp Pr
D. Cả A và C
Câu 13: Chọn giống hiện đại khác với chọn giống cổ điển ở điểm:
A. Hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát sinh ngẫu nhiên của các biến dị.
B. Thực hiện trên cơ sở lý luận mới của di truyền học.
C. Chủ yếu dựa vào phương pháp gây đột biến nhân tạo.
D. Sử dụng lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của thế hệ lai.
Câu 14: Trong việc nhân giống theo dòng, sử dụng đực đầu dòng có ưu thế hơn với con cái đầu dòng do
A. Nhanh chóng biến những giống cao sản nhập ngoại thành các giống riêng trong nước.
B. Có thể sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để tăng nhanh số lượng cá thể ở thế hệ sau.
C. Từ một đực có thể cho ra số lượng lớn cá thể thế hệ sau.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 15: Những thành tựu trong chọn giống lúa ở Việt Nam là:
A. Kết hợp được nguồn gen của giống địa phương với nguồn gen của giống cao sản nước ngoài.
B. Kết hợp lai hữu tính với sử dụng đột biến thực nghiệm để cải tiến các giống lúa hiện có.
C. Lai giữa lúa nhà và loài hoang dại, có phối hợp đột biến thực nghiệm tạo giống mới có tính chống chịu cao.
D. Cả A và B
Câu 16: Trong công nghệ sinh học, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là:
A. Virut
C. Plasmit
B. Vi khuẩn E.côli
D. Enzim
Câu 17: Lý do nào khiến thực khuẩn thể trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng của di truyền học:
A. Dễ chủ động khống chế môi trường nuôi cấy, dễ quan sát qua hình thái khuẩn lạc.
B. Sinh sản nhanh, dễ bảo quản trong phòng thí nghiệm trong thời gian dài.
C. Vật chất di truyền đơn giản.
D. Cả A, B và C
Câu 18: Dòng là một tập hợp cá thể trong phạm vi một...........(L: loài; G: giống)..........(C: có; K: không có) quan hệ huyết thống..........(T: cùng; X: không cùng) một tổ tiên xuất sắc có sức sản xuất, các đặc điểm ngoại hình tương tự như tổ tiên, tức là có cùng..........(I: kiểu gen, H: kiểu hình)
A. G, K, X, I
C. G, C, T, H
B. G, C, T, I
D. L, K, X, H
Câu 19: Lai kinh tế là hình thức giao phối giữa 2 cá thể thuộc...............(N: 2 nòi khác nhau; L: 2 loài khác nhau; G: 2 giống khác nhau) dùng con lai..............(F1, F2) làm sản phẩm, thế hệ này.........(D: được sử dụng; K: không được sử dụng) để làm giống.
A. G, F1, D
C. G, F1, K
B. N, F1, K
D. L, F2, D
Câu 20: Lai khác thứ có biểu hiện ưu thế lai là do:
A. Con lai tập trung các đặc tính quý của bố mẹ
B. Các gen tốt từ bố và mẹ được tổ hợp lại
C. Con lai mang kiểu gen dị hợp do bố mẹ xuất phát từ các nguồn gen khác nhau.
D. Cả A, B và C

Tài liệu đính kèm:

  • docTrac nghiem dot bien nhan tao.doc