Giáo án Sinh học 12 - Tiết 48: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái - Nguyễn Kim Hoa

Giáo án Sinh học 12 - Tiết 48: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái - Nguyễn Kim Hoa

I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần

1) Về kiến thức:

- Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.

2) Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

3) Thái độ:

- Nâng cao ý thức học tập bộ môn và bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II – Chuẩn bị của giáo viên

1– Tài liệu:

1. Sinh học 12 – sách giáo viên.

2. Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng

2– Thiết bị dạy học:

- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).

- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 12 - Tiết 48: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái - Nguyễn Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 48
 dòng năng lượng trong hệ sinh tháI 
và hiệu suất sinh thái
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
- Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
2) Kỹ năng: 	
 - Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
3) Thái độ:
- Nâng cao ý thức học tập bộ môn và bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.	
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Mô tả dòng năng lượng trong hệ sinh thái
	- Khái niệm về hiệu suất sinh thái, giải thích được sự tiêu hao năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở, hoạt động nhóm
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục?
- Hãy nêu các biện pháp sinh học nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng?
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề “:”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Dũng năng lượng trong hệ sinh thái
1. Phân bố năng lượng trên trái đất
- Nguồn năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất: Năng lượng ánh sáng mặt trời.
- NLAS phân bố không đều theo độ cao, theo vĩ độ và theo mùa. 
- NLAS phụ thuộc vào thành phần tia sáng.
- Sinh vật sản xuất sử dụng khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ.
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao và giảm dần.
- Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về dòng 
năng lượng trong hệ sinh thái
HS: Mục I.1, hình ảnh về sự phân bố năng lượng trên trái đất
đ Thảo luận
- Nguồn năng lượng chủ yếu của hệ sinh thái?
- Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố NLAS trên trái đất không đồng đều?
- Cây xanh có thể sử dụng ánh sáng nào để quang hợp?
HS: Mục I.2, hình 45.1-2 SGK
đ Thảo luận
- Tóm tắt sơ đồ khái quát dòng năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng?
- Hãy giải thích vì sao càng lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm dần? 
HS: Hình 43.1 SGK
- Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó?
- Những sinh vật đóng vai trò quan trong trong việc truyền NL từ môi trường vô sinh và chu trình dinh dưỡng và ngược lại?
- Tóm tắt con đường truyền năng lượng trong hệ sinh thái?
II – Hiệu suất sinh thái
- Hiệu suất sinh thái: Tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
- Năng lượng thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải ...
- Năng lượng tích lũy sản sinh chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng khoảng 10% năng lượng nhận được từ bậc dinh dưỡng thấp liền kề. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiệu suất sinh thái
* GV yêu cầu HS: Mục II, hình 45.3 SGK đ Thảo luận
- Thế nào là hiệu suất sinh thái?
- Nguyên nhân dẫn tới sự tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng?
- Thế nào là hiệu suất sinh thái?
- Mức độ chuyển hoá năng lượng phụ thuộc yếu tố nào?
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
1) Những nguyên nhân chính gây ra sự thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?
2) Tại sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo quá dài (không quá 6 mắt xích)?
Câu 5 – sgk: Đáp án D
IV. Dặn dò:
- Trả lời tiếp câu hỏi Trang 203 - SGK.
- Đọc trước bài thực hành: “Quản lí, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docT48.doc