-Trình bày được cơ sở khoa học nghiên cứu quá trình tiến hoá.
-Giải thích được nguồn nguyên liệu của tiến hoá là gì và tại sao 5 nhân tố được gọi là các NTTH.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
26/12/2009 Tiết thứ: 28 Bài 26: HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU 1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được cơ sở khoa học nghiên cứu quá trình tiến hoá. -Giải thích được nguồn nguyên liệu của tiến hoá là gì và tại sao 5 nhân tố được gọi là các NTTH. 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. II.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: Phiếu học tập III.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Trình bày các nội dung cơ bản của học thuyết tiến hoá của Darwin ? Từ đó cho biết học thuyết tiến hoá của Darwin tiến bộ hơn học thuyết tiến hoá của Lamarck ở những điểm nào ? 3.Hoạt động tổ chức học bài mới: HOẠT ĐỘNG GV _ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG I Tìm hiểu cơ sở ra đời và quan niệm tiến hoá, nguồn nguyên liệu tiến hoá của TTHTHHĐ GV: N/c SGK, cho biết TTHTHHĐ được ra đời trên cơ sở nào ? GV: TTHTHHĐ quan niệm tiến hoá như thế nào ? GV: Hoàn thành PHT sau: GV: Ranh giới giữa quá trình tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ là gì ? GV: Tại sao quá trình tiến hoá lại diễn ra, nguyên liệu của quá trình đó là gì ? HOẠT ĐỘNG 2 N/c vai trò của các nhân tố tiến hoá GV: Vì sao người ta nói đột biến là nhân tố tiến hoá ? Vậy NTTH là gì ? GV: Trong tự nhiên người ta chia các NTTH thành các nhân tố nào ? GV: Tại sao nói ĐB là nhân tố tiến hoá ? GV: ĐB có các dạng nào ? GV: Vai trò của ĐB trong tiến hoá là gì ? GV: Di-nhập gene làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào ? GV: CLTN làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào ? GV: N/c trả lời lệnh trang 115 SGK ? GV: Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào ? I.CƠ SỞ RA ĐỜI -Cơ chế tiến hoá bằng CLTN của học thuyết Darwin. -Các thành tựu của di truyền học, đặc biệt là di truyền học quần thể. II.QUAN NIỆM TIẾN HOÁ Được chia thành 2 quá trình: Tiến hoá Nhỏ Lớn ND Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài Quy mô Nhỏ-Quần thể. Rộng lớn Thời gian Ngắn Dài, hàng triệu năm Nghiên cứu thực nghiệm Có Không à Hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. II.NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HOÁ: Biến dị truyền của quần thể. Phát sinh do: 1.Do đột biến: -ĐB à BD sơ cấp -BD tổ hợpà BD thứ cấp. 2.Do nhập gene: Sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào. ]Kết quả: các quần thể tự nhiên đều rất đa hình, tức có nhiều biến dị di truyền. III.CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ 1.Định nghĩa: 2.Các nhân tố tiến hoá a.Đột biến -Nguyên nhân-Cơ chế: Tần số ĐB ở từng gene rất nhỏ, nhưng số lượng gene của mỗi loài là rất lớn → khả năng cơ thể xuất hiện ĐB rất lớn. -Các hình thức: +ĐB gene. +ĐB NST. -Vai trò: Là nhân tố chính do là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể. Tạo nên 2 loại biến dị sơ cấp và thứ cấp. b.Di-nhập gene -Nguyên nhân-Cơ chế: Các quần thể thường không cách ly hoàn toàn với nhau. -Các hình thức: +Phát tán cá thể: +Giao phối với cá thể đực lân cận. -Vai trò: Làm phong phú vốn gene hoặc mang đến những gene mới. c.CLTN -Nguyên nhân-Cơ chế: Là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản – phân hoá mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể với KG khác nhau trong quần thể. -Các hình thức: +Chọn lọc chống lại allele trội. +Chọn lọc chống lại allele lặn -Vai trò: Quy định chiều hướng, nhịp điệu biến đổi thành phần KG của quần thể. d.Các yếu tố ngẫu nhiên - Sự biến động di truyền – Phiêu bạt di truyền. -Nguyên nhân-Cơ chế: Các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi thành phần KG, và tần số tương đối của các allele của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quần thể có kích thước càng nhỏ → càng dễ làm thay đổi tần số allele của quần thể và ngược lại. -Các hình thức: -Vai trò: Có thể làm nghèo vốn gene của quần thể , giảm sự đa dạng di truyền. e.Giao phối không ngẫu nhiên -Nguyên nhân-Cơ chế: Không làm thay đổi tần số allele của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần KG theo hướng tăng dần KG đồng hợp tử. -Các hình thức: +Giao phối gần: Tự thụ phấn, giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống. +Giao phối có chọn lọc: Các cá thể có kiểu hình nhất định có xu hướng giao phối với nhau hơn. -Vai trò: Làm nghèo vốn gene của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. 4.Củng cố -Tại sao ĐB gene phần lớn có hại cho cơ thể sinh vật nhưng được coi là nguồn nguyên liêu của tiến hoá ? 5.Bài tập về nhà: -Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới.
Tài liệu đính kèm: