TIẾT 37 BÀI 35 MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I.Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
-Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật,các loại môi trường sống
-Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và huuwx sinh của môi trường tới đồi sống sinh vật.
-Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái ,cho ví dụ
-Nêu được khái niệm ổ sinh thái,phân biệt nơi ở với ổ sinh thái,lấy ví dụ minh họa.
-Rèn luyện được kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II.Phương tiện dạy học
Tranh phóng to hình 35.1,35.2
PHẦN VII SINH THÁI HỌC CHƯƠNG I : CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Soạn :7/02/2009 Dạy : /02/2009 TIẾT 37 BÀI 35 MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: -Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật,các loại môi trường sống -Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và huuwx sinh của môi trường tới đồi sống sinh vật. -Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái ,cho ví dụ -Nêu được khái niệm ổ sinh thái,phân biệt nơi ở với ổ sinh thái,lấy ví dụ minh họa. -Rèn luyện được kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. II.Phương tiện dạy học Tranh phóng to hình 35.1,35.2 III.Trọng tâm -Khái niệm về môi trường sống của sinh vật,phân biệt 2 nhóm nhân tô sinh thái vô sinh và hữu sinh. -Khái niệm về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái -Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng ,nhiệt độ cảu môi trường. IV.Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp 2.Bài cũ:không kiểm tra bài cũ 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung Gv:Treo hình ảnh cây trên đồi vấn đáp hs: Theo em có những yếu tố nào tác động đến cây?tác động đó ảnh hưởng tới cây như thế nào? Những yếu tố bao quanh cây ,ảnh hưởng tới cây gọi là môi trường.Vậy môi trường sống của sinh vật là gì? Gồm các loại môi trường nào? GV.Các yếu tố bao quanh sinh vật gọi là nhân tố sinh thái.Vậy có những nhóm nhân tố sinh thái nào? GV.Nhân tố vô sinh gồm những loại nào? GV:Nhân tố hữu sinh bao gồm các nhân tố nào? Trong các nhân tố trên nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất tới sinh vật?vì sao? GV:Giới hạn sinh thái là gì?Thé nào là khoảng thuận lợi,khoảng chống chịu? Hãy nêu thêm một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật? Vẽ đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi của Việt Nam? Tìm hiểu giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa gì? Gv:Đưu một ví dụ:Trên cùng một cây,có nhiều loài chim sinh sống ở độ cao khác nhau®cây xem là nơi ở của sinh vật nhưng mỗi bộ phận của cây có một loài sinh sống riêng®ổ sinh thái.Vậy ổ sinh thái là gì? -Gv: so sánh ổ sinh thái và nơi ở?Nêu ví dụ? Gv:ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà là cách sinh sống của loài đó:ví du®kiếm ăn bằng cách nào,ăn mồi nào?kiếm ăn ở đâu? GV:theo em tại sao nhiều loài sống chung với nhau trong cùng một khu vực mà không cạnh tranh nhau? Nêu ví dụ?tìm hiểu về ổ sinh thái có ý nghĩa gì? GV:Yêu cầu h/s quan sát tranh và rút ra đặc điểm thích nghi của sinh vật với ánh sang? Gv:Hãy nêu ví dụ và giải thích :nhiệt độ ảnh hưởng tới kích thước cơ thể? Gv.yêu câu học sinh lấy them ví dụ và trả lời câu hỏi lệnh sgk? I.MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1.Khái niệm và phân loại môi trường a.Khái niệm Môi trường sống cuả sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật,có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại , sinh trưởng ,phát triển và mọi hoạt động của sinh vật. b.Phân loại 1.Môi trường nước 2.Môi trường đất 3.Môi trường sinh vật 2.Các nhân tố sinh thái a.Nhân tố sinh thái vô sinh:(nhân tố vật lí và hóa học)khí hậu,thổ nhưỡng ,nước và địa hình b.Nhân tố hữu sinh:vi sinh vật,nấm,động vật,thực vật và con người. II.GIỚ HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI 1.Giới hạn sinh thái:là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. -Khoảng thuận lợi:là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất -Khoảng chống chịu:khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật. 2.Ổ sinh thái:Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể của loài. -Ổ sinh thái gồm:ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung -Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào đó thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thong qua những dấu hiệu về hình thái của chúng -Nơi ở:là nơi cư trú của một loài III.SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG 1.Thích nghi của sinh vật với ánh sáng -Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường. Có hai nhóm cây chính:cây ưa sáng và cây ưa bóng -Động vật:dùng ánh sáng để định hướng,hình thành hướng thích nghi:ưa hoạt động ban ngày và ưa hoạt động ban đêm. 2.Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ a.Quy tắc về kích thước cơ thể:Động vật đẳng nhiệt vùng ôn đới có kích thước > động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới b.Quy tắc về kích thước các bộ phận tai ,đuôi, chi 4.Củng cố: yêu cầu học sinh đọc kết bài và trả lời cau 5 trang155 5.Đặn dò: Học bài cũ và xem bài mới Ngày soạn : 10/02/2009 Ngày dạy : /02/2009 Tiết38 ; Bài 36 : QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I.MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần: -Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật,lấy được ví dụ minh họa vè quần thể -Nêu được các mối quan hệ:hỗ trợ,cạnh tranh trong quần thể ,lấy được ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân và ý nghĩa sinh thái của mối quan hệ đó. II.PTDH -Tranh phóng to hình 36.1-4 SGK III.TRỌNG TÂM -Khái niệm quần thể sinh vật -Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Ổn định lớp 2.Bài cũ:nêu một số ví dụ nêu lên mối tương quan giữa sinh vật với môi trường?phân biệt nơi ở và ổ sinh thái? 3.Bài mới: Hoạt động cuả thầy và trò Nội dung Q/s hình a,b,c h36.1 nhắc lại :khái niệm quần thể là gì? nêu thêm một số ví dụ? Thế nào là nơi sống của quần thể? Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Gv: chia lớp lam 2 nhóm: nhóm 1 tìm hiểu quan hệ hỗ trợ Khái niệm Ví dụ Ý nghĩa Hs:theo dõi nội dung sgk và hình ảnh trả lời Nhóm 2 tìm hiểu quan hệ cạnh tranh Khái niệm Ví dụ Ý nghĩa Hs:theo dõi nội dung sgk và hình ảnh trả lời Gv: cho đại diện nhóm trả lời®bổ sung Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi lệnh mỗi phần I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ 1.Quần thể sinh vật: Tập hợp các cá thể cùng loài +sinh sống trong một khoảng không gian xác định +thời gian nhất định +sinh sản và tạo ra thế hệ mới 2.Quá trình hình thành quần thể Cá thể phát tán®môi trường mới®CLTN tác động®cà thể thích nghi®quần thể II.QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ 1. Quan hệ hỗ trợ: quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống -Ví dụ:hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông Chó rừng thường quần tụ từng đàn.. -Ý nghĩa:+đảm bảo cho quần thể tồn tạ ổn định + khai thác tối ưu nguồn sống + tăng khả năng sống sót và sinh sản 2. Quan hệ cạnh tranh: quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống. -Ví dụ:thực vật cạnh tranh ánh sang, động vật cạnh tranh thức ăn,nơi ở,bạn tình. -Ý nghĩa:+duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể +đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển 4.Củng cố: - Qua bài học hôm nay em rút ra ứng dụng thực tế gì? 5. Dặn dò: - Học bài cũ và xem bài mới Ngày soạn : 5/02/2009 Ngày dạy : /02/2009 Tiết 39 BÀI 37 : CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I. Mục tiêu: Học bài này học sinh cần 1. Kiến thức : Nêu được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy ví vụ minh họa. 2. Kỹ năng - Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp, làm việc độc lập với sgk 3. Thái độ Từ các đặc trưng cơ bản của quần thể học sinh áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống II. Thiết bị day học - Hình 37.1, 37.2, 37.3, 37.4 SGK - Máy chiếu, máy vi tính - Phiếu học tập III. Tiến trình tổ chức dạy học 1, Ổn định 2, Kiểm tra bài cũ: Quần thể là gì? Cho ví dụ Trình bài các mối quan hệ trong quần thể? 3, Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Học sinh trả lời lệnh trong SGK trang 161. HS: +TLGT thay đổi theo điều kiện MT +Do đặc điểm sin sản và tập tính đa thê ở ĐV + TLGT phụ thuộc vào chất lượng chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể Học sinh trả lời lệnh trang 162 Lệnh 1: A: Dạng phát triển B: Dạng ổn định C: Dạng suy giảm Dưới cùng : Nhóm tuổi trước sinh sản Giữa: Tuổi sinh sản Trên: Sau sinh sản Lệnh 2: A: ít; B: vừa phải; C: Quá mức Học sinh đọc bảng 37.2 Học sinh trả lới lệng trang 164 + Các cá thể cạnh tranh thức ăn, nhiều các thể bé thiếu thức ăn sẽ chậm lớn và sẽ bị chết. + Các con non mới nở bị các lớn ăn thịt, nhiều khi cá bố ăn thịt luôn cá con của chúng. + Hai hiện tượng trên dẫn tới quần thể điều chỉnh mật độ cá thể. I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng các thể được và cái trong quần thể Tỉ lệ giới tính thay đỗi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa sinh sản, sinh lý. . . Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. II. NHÓM TUỔI Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luông thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường. III/ SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ Có 3 kiểu phân bố( SGK) + Phân bố theo nhóm + Phân bố đồng điều + Phân bố ngẫu nhiên III. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ Mật độ các thể của quần thể là số lượng các thể trên một đơn vị hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồng sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. 4. Củng cố: 5. Về nhà : trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, chuẩn phần tiếp theo Đáp án phiếu học tập Ngày soạn : 12/ 02 /2009 Ngày dạy : / 02 /2009 Tiết 40 BÀI 38 : CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (TT) I. Mục tiêu : Sau khi học bài này học sinh phải: 1. Kiến thức : Học sinh cần : Nêu được khái niệm kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể. Khái niệm tăng trưởng quần thể, ví dụ minh họa 2 kiểu tăng trưởng quần thể 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích cho học sinh, nhận thức đúng về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. 3. Thái độ : Giúp các em hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài trước ở nhà, tìm thêm 1 vài biện pháp bảo vệ quần thể góp phần bảo vệ môi trường. 2. Chuẩn bị của giáo viên :Tranh phóng to các hình 38.1-4 SGK III. Hoạt động dạy – học 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào ? 3.Bài mới : Nội dung Hoạt động Thầy Hoạt động Trò V. Kích thước của quần thể sinh vật 1.Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa -Kích thước của QTSV là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của QT -Ví dụ: QT voi 25 con, QT gà rừng 200 con . -Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển -Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường 2.Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT sinh vật a. Mức độ sinh sản của QTSV Là số lượng cá thể của QT được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian b.Mức tử vong của QTSV Là số lượng cá thể của QT bị chết trong 1 đơn vị thời gian c. Phát tán cá thể của QTSV - Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ QT mình ® nơi sống mới - Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài QT chuyển tới sống trong QT VI.Tăng trưởng của QTSV -Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J) -Điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng QT giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S) VII. Tăng trưởng của QT Người -Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử -Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, ® ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Nội dung 1 : Hoạt động 1: Hs ng/c thông tin SGKvà hình vẽ 38.1 trả lời câu hỏi sau thế nào là kích thước của quần thể sinh vật? kích thước tối thiểu và kích thước tối đa? Nêu ví dụ . Hoạt động 2 Hs ng/c thông tin SGKvà hình vẽ 38.2 trả lời câu hỏi có mấy nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT sinh vật, nhân tố nào làm tăng số lượng, nhân tố nào làm giảm số lượng cá thể? vì sao? Nội dung 2 Hoạt động 3 : Hs ng/c thông tin SGKvà hình vẽ 38.3 trả lời câu hỏi nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của QTSV luôn thay đổi và nhiều QTSV không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Nội dung 3 Hoạt động 4 : Hs ng/c thông tin SGK và hình vẽ 38.4 trả lời câu hỏi dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời gian nào?Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt mức độ tăng trưởng đó ? 4. Kết luận :Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kích thước của QTSV? nhân tố nào làm thay đổi số lượng cá thể ? Hs thảo luận và trả lời dựa vào SGK Hs thảo luận và trả lời dựa vào SGK Có 4 nhân tố ảnh hưởng : mức độ sinh sản, mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư, trong đó 2 nhân tố làm tăng sl cá thể là : sinh sản và nhập cư, 2 nhân tố còn lại làm giảm sl cá thể Hs thảo luận và trả lời dựa vào SGK Do điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi Hs thảo luận và trả lời dựa vào SGK Có 4 nhân tố ảnh hưởng : mức độ sinh sản , mức độ tử vong, xuất cư và nhập cư, trong đó 2 nhân tố làm tăng sl cá thể là : sinh sản và nhập cư , 2 nhân tố còn lại làm giảm sl cá thể 4,Củng cố: 5 :Dặn dò: Hs học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài mới Ngày soạn : 19/2/2009 Ngày dạy : /2/2009 Tiết 41 BÀI 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I.Mục tiêu 1. Kiến thức Sau khi học bài này, học sinh cần - Nêu được các hình thức biến động số lượng của quần thể, lấy được ví dụ minh họa - Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể trong quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng -Nêu được cách quần thể điều chỉnh số lượng - Vận dụng kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn 3. Thái độ Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên II.Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm – trực quan III.Phương tiện - GV: H39.1-3, bảng 39 - GV: sưu tầm tài liệu về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật IV.Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ a. Thế nào là kích thước của quần thể? Nêu những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật b. Thế nào là tăng trưởng quần thể? Lấy ví dụ minh họa 2 kiểu tăng trưởng quần thể 3. Bài Mới Nội dung Hoạt động Thầy Hoạt động Trò I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢN CÁ THỂ 1.Khái niệm Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể 2. Các hình thức biến động số lượng cá thể a. Biến động theo chu kỳ * Khái niệm Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường * ví dụ: Biến động số lượng nhỏ Thỏ, Mèo ở rừng Canada Biến động số lượng Cáo ở đồng rêu phương Bắc Biến động số lượng cá Cơm ở biển Peru b. Biến động số lượng không theo chu kỳ * Khái niệm Biến động số lượng cá thể của quàn thể không theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên * Ví dụ ở Việt Nam - Miền Bắc: số lượng bò sát và Ếch, Nhái giảm vào những năm có giá rét ( nhiệt độ<8 0 c) - Miền Bắc và Miền Trung: số lượng bò sát, chim, thỏ.. giảm mạnh sau những trận lũ lụt II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ 1.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể a. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh ( khí hậu, thổ nhưỡng) - Nhóm các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nên còn được gọi là nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể - Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của các cá thể.Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp b. Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh( cạnh tranh giữa các cá thể cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt) - Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhóm nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ quần thể - Các nhân tố sinh thái hữu tính ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở. 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể - Quần thể sống trong môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể của quần thể - Điều kiện sống thuận lợi® quần thể tăng mức sinh sản + nhiều cá thể nhập cư tới ® thức ăn nơi ở thiếu hụt ® hạn chế gia tăng số lượng cá thể 3. Trạng thái cân bằng của quần thể Trạng thái cân bằng của quần thể khi số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường HĐ1:tìm hiểu biến động số lượng cá thể - Giới thiệu H39.1 SGK - Biến động số lượng cá thể là gì? - Giới thiệu các hình thức biến động số lượng cá thể - dựa vào H39.1 cho biết vì sao số lượng Thỏ và Mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kỳ gần giống nhau? -Biến động theo chu kỳ là gì? Cho ví dụ - Giới thiệu H39.2 cho biết vì sao số lượng Thỏ lại giảm? - Biến động không theo chu kỳ là gì ? cho ví dụ HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể - Giới thiệu bảng 39 sách giáo khoa - yêu cầu học sinh +thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi + Hoàn thành bảng theo mẫu Quần thể Nguyên nhân gây biến động QT Cáo ở đồng rêu phương bắc Phụ thuộc vào số lượng con mồi là chuột lemmut Sâu hại mùa màng . - Nguyên nhân của biến động số lượng cá thể của quần thể là gì? - Thế nào là nhân tố sinh thái phụ tuộc mật độ và nhân tố không phụ thuộc mật độ?Các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể? - Những nghiên cứu về biến động số lượng có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các sinh vật? cho ví dụ minh họa - vì sao trong tự nhiên QT sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng - Giới thiệuH39.3 cho biết quần thể đạt trạng thái cân bằng khi nào? - Quan sát -Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể - Lắng nghe - Thỏ là thức ăn của Mèo rừng - Số lượng Thỏ tăng " số lượgn Mèo rừng tăng do thức ăn dồi dào -Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường - Thỏ bị bệnh u nhầy do nhiễm virut - Biến động số lượng cá thể của quàn thể không theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên - Quan sát - Hoàn chỉnh bảng 39 SGK - Là những thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường và nhân tố sinh thái hữu sinh trong quần thể - Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhóm nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ quần thể - Các nhân tố sinh thái hữu tính ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở. - giúp các nhà nông nghiệp xác điịnh đúng lịch thời vụ để đạt được năng suất cao trong trồng trọt và chăn nuôi - Giúp hạn chế sự phát triển của sinh vật gây hại: rầy nâu, sâu bọ, chuột - Vì mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức sinh sản và tử vong của cá thể -Trạng thái cân bằng của quần thể khi số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường 4. Củng cố 1.Phân biệt biến động theo chu kỳ và biến động không theo chu kỳ 2. Nêu nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng 5. Dặn dò Yêu cầu học sinh về nhà + Nêu các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã? Cho ví dụ
Tài liệu đính kèm: