Tiết 1: BÀI 1: GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI AND
I. Mục tiêu
1, Kiến thức:
- Học sinh phát biểu được khái niệm gen. Kể tên được một vài loại gen.
Nêu được định nghĩa mã di truyền và một số đặc điểm của mã di truyền
2.Kĩ năng:
Rèn luyện và phát triển tư duy, khái quát hoá.
3. Thái độ:
- có suy nghĩ đúng đắn về vai trò của gen, từ dó có ý thức bảo vệ MT và động vật quý hiếm.
II.Thiết bị dạy học
Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK
Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của AND
Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit
Ngày soạn: 8/8/2010 Ngày giảng: 9/8/2010 PHẦN NĂM : DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Tiết 1: BÀI 1: GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI AND I. Mục tiêu 1, Kiến thức: - Học sinh phát biểu được khái niệm gen. Kể tên được một vài loại gen. Nêu được định nghĩa mã di truyền và một số đặc điểm của mã di truyền 2.Kĩ năng: Rèn luyện và phát triển tư duy, khái quát hoá. 3. Thái độ: - có suy nghĩ đúng đắn về vai trò của gen, từ dó có ý thức bảo vệ MT và động vật quý hiếm. II.Thiết bị dạy học Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của AND Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit III. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định: 12A5: 12A6: 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Gv: nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 10: về cấu trúc của ADN...... Gv: Gen là gì? cho ví dụ ? Hs: trả lời Gv: Vậy một phân tử ADN Có 1 hay nhiều loại gen? HS: trả lời Gv cho hs quan sát hình 1.1 Hãy mô tả cấu trúc chung của 1 gen cấu trúc? Hs: trả lời Gv: Chức năng của mỗi vùng? Hs: trả lời Gv: giới thiệu cho hs biết gen có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hoà, GV cho hs nghiên cứu mục II và quan sát bảng 1(trang8 SGK) Gv: Mã di truyền là gì? Hs: trả lời Tại sao mã di truyền là mã bộ ba? HS nêu được: Trong AND chỉ có 4 loại nu nhưng trong lại có khoảng 20 loại a.a * nếu 1 nu mã hoá 1 a.a thì có 41 =4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 a.a *nếu 2 nu mã hoá 1 a.a thì có 42= 16 tổ hợp *Nếu 3 nu mã hoá 1 a.a thì có 43= 64 tổ hợp thừa đủ để mã hoá cho 20 a.a - Mã di tuyền có những đặc điểm gì ? Gv: cho hs nghiên cứu mục III kết hợp qua sát hình 1.2 Gv: Qúa trình nhân đôi ADN xảy ra ở đâu? vào giai đoạn nào của chu kì tế bào? Hs: trả lời Gv: Có những thành phần nào tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ? Hs: nghiên cứu trả lời Gv: Nêu các giai đoạn chính trong quá trình tự sao của ADN? Hs: nghiên cứu trả lời Gv: Các nu tự do môi trường liên kết với các mạch gốc phải theo nguyên tắc nào? Hs: nghiên cứu trả lời Gv: Mạch nào được tổng hợp liên tục? mạch nào tổng hợp từng đoạn ? vì sao? Hs: nghiên cứu trả lời Gv: Kết quả tự nhân đôi của ADN như thế nào? Hs: nghiên cứu trả lời I.Gen 1. Khái niệm: Gen là một đoạn của phân tử AND mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. Một phân tử ADN mang nhiều gen như: gen điều hoà, gen cấu trúc, gen vận hành. 2.Cấu trúc chung của gen cấu trúc: * gen cấu trúc có 3 vùng : - Vùng điều hoà đầu gen : (nằm ở đầu 3' của mạch mang mã gốc) mang tín hiệu khởi động. - Vùng mã hoá:(nằm ở giữa gen) mang thông tin mã hoá a.a - Vùng kết thúc: (nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc - cuối gen) mang tín hiệu kết thúc phiên mã -Gen ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) mã hoá liên tục, gen của sinh vật nhân thực có các doạn không mã hoá (intron) xen kẽ các đoạn mã hoá (êxôn). II. Mã di truyền 1,Khái niệm: * Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin 2. Đặc điểm : - Mã di truyền là mã bộ ba: nghĩa là cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi pôlipeptit - Mã di truyền được đọc theo 1 chiều 5’ 3’ - Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 nu, các bộ ba không gối lên nhau -Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số a.a khác nhau - Mã di truyền có tính thoái hoá : mỗi aa được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau, trừ AUG và UGG. - Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều được mã hoá theo 1 nguyên tắc chung ( từ các mã giống nhau ) III. Qúa trình nhân đôi của ADN * Thời điểm : trong nhân tế bào, tại các NST, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào * Diễn biến : Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN -Dưới tác động của EADN-polime raza và 1 số E khác, ADN duỗi xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần tạo nên các chạc nhân đôi (hình chữY) và để lộ ra 2 mạch khuôn Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới - Ezim ADN - pôrimeraza sử dung một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tăc bổ sung. A = T, G = X Vì ADN - pôrimeraza chỉ tổng hợp theo chiều 5' → 3' nên mạch Khuôn có chiếu từ 3' → 5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục Còn mạch Khuôn có chiếu từ 5' → 3' mạch bổ sung được tổng ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn okazaki), sau đó các đoạn okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối. Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì hai mạch đơn xoắn lại đến đó→ tạo phân tử ADN con trong đó có một mạch được tổng hợp còn mạch kia là mạch ADN ban đầu(nguyên tắc bán bảo tồn). *Ý nghĩa : - Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định 3. Củng cố : Nêu khái niệm gen, mã di truyền? và mốt số đặc điểm của mã di truyền? Hãy nêu các bước trong quá trìng tự nhân đôi ADN? 4, Bài tập về nhà : chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 10 SGK , đọc trước bài 2 tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, hức năng của ADN Ngày soạn : 8/8/2010 Ngày dạy: /8/2010 Tiết:2 BÀI 2 : PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ I. Mục tiêu: 1, Kiến thức: - Trình bày được thời điểm ,diễn biến, chính của cơ chế phiên mã và dịch mã. -Biết được cấu trúc ,chức năng của các loại ARN - Hiểu được cấu trúc đa phân và chức năng của prôtein - Nêu được các thành phần tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtein, trình tự diễn biến của quá trình sinh tổng hợp pr 2, Kĩ năng; - Rèn luyện kỹ năng so sánh ,khái quát hoá, tư duy hoá học thông qua thành lập các công thức chung. 3, Thái độ: - Phát triển năng lực suy luận của học sinh qua việc xác định các bộ ba mã sao và số aa trong pt prôtein do nó quy định từ chiếu của mã gốc suy ra chiều mã sao và chiều dịch mã II. Thiết bị dạy học Sơ đồ cấu trúc phân tử tARN Sơ đồ khái quát quá trình dịch mã Sơ đồ cơ chế dịch mã Sơ đồ hoạt động của pôliribôxôm trong quá trình dịch mã III. Tiến trình tổ chức bài học 1,Ổn định: 12A5: 12A6: 2,Kiểm tra bài cũ Mã di truyền là gì ? vì sao mã di truyền là mã bộ ba / Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn thể hiện như thế nào trong cơ chế tự sao của ADN? 3,Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nôi dung - Gv đặt vấn đề : ARN có những loại nào ? chức năng của nó ?. yêu cầu học sinh đọc sgk và hoàn thành phiếu học tập sau mARN tARN rARN cấu trúc chức năng - Gv: cho hs quan sát hình 2.2 và đọc mục I.2 - Gv: Hãy nêu diễn biến chính của quá trình phiên mã? Hs: Nghiên cứu ND SGK để trả lời Gv: Kết quả của quá trình phiên mã là gì? Gv; Hiện tượng xảy ra khi kết thúc quá trình phiên mã? - Gv: nêu vấn đề : pt prôtêin được hình thành như thế nào? Gv: Quá trình hoạt hoá aa diễn ra nhu thế nào? Hs: Trả lời - Yêu cầu hs quan sát hình II.2 và ND mụcII sgk Gv: Qt tổng hợp có những tp nào tham gia? Hs:..... Gv: Hãy nêu những diễn biến chinh trong quá trình tổng hợp chuỗi Pôlipeptít? Hs:nghiên cứu tra lời Gv: khi nào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptít hòan tất? Sau khi dc tổng hợp có những hiện tượng gì xảy ra ở chuỗi polipeptit? Hs: Nghien cứu trả lời Gv: nếu có 10 ri trượt hết chiều dài mARN thì có bao nhiêu pt prôtêin dc hình thành ? chúng thuộc bao nhiêu loại? I. Phiên mã 1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN Nội dung SGK 2.Cơ chế phiên mã * Thời điểm : xảy ra trước khi tế bào tổng hợp prôtêin * Diễn biến: Đầu tiên enzim ARN-polimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều từ 3'→5'), và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu. Sau đó, ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều từ 3'→5' để tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung. Agốc - Umôi trường Tgốc - Amôi trường Ggốc – Xmôi trường Xgốc – Gmôi trường Theo chiều từ 5→' 3'. - Khi enzim chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc đến phiên mã kết thúc, phân tử mARN được giải phóng vùng nào trên gen phiên mã xong thì hai mạch đơn của gen xoắn ngay lại. - Ở sinh vật nhân sơ mARN sau khi phiên mã được sử dụng trực tiếp làm khuôn để tổng hợp prôtêin - Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được biên chế lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã hoá inxôn, nối các đoạn mã hoá êxôn tạo ra mARN trưởng thành. II. Dịch mã 1,Hoạt hoá a.a - Dưới tác động của 1 số E các aa tự do trong mt nội bào dc hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất ATP - Nhờ tác dụng của E đặc hiệu, aa dc hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng→ phức hợp a.a—tARN 2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit *Mở đầu: - Tiểu đon vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu gần bộ ba mở đầu ( AUG), aa mở đầu - ARN tiến vào bộ ba mở đầu(Met) đối mã của nó khớp với mã trên mARN theo NTBS sau đó tiếu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh. *Kéo dài chuỗi pôlipeptít: - a.a 1- tARN tiêếnvào ri bôxôm đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung, một liên kết peptit dc hình thành giữa a.a mở đầu và aa thứ nhất. Ribôxôm dịch chuyển sang bộ ba thứ 2 /m ARN làm cho tARN vật chuyển aa mở đầu đựợc giải phóng, tiếp theo aa2-tARN →Ri, đối mã của nó khớp với bộ ba trên mARN theo NTBS, liên kết peptit dc hình thàn giữa aa1 và aa2 ribôxôm dịchchuyển đến bộ ba thứ 3 làm cho tARN vật chuyển aa1 đựợc giải phóng, quá trình này cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của mARN. Kết thúc: Ribôxoom chuyển sang bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã ngừng lại, hai tiểu phần ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ aa mở đầu và giải phóng chuõi pôlipéptít. *Lưu ý : mARN dc sử dụng để tổng hợp vài chục chuỗi poli cùng loại rồi tự huỷ, còn ribôxôm đựơc sử dụng nhiều lần 4. Củng cố Hãy nêu nghững diễn biến chính của quá trình sao mã và dịch mã? sự kết hợp 3 cơ chế trên trong qt sinh tổng hợp pr đảm bảo cho cơ thể tổng hợp 5. Dặn dò; Học bài và làm bài tập theo câu hỏi SGK và đọc trước bài 03
Tài liệu đính kèm: