Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

I. Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST

- Nêu được khái niệm, cơ chế phát sinh các thể lệch bội và thể đa bội.

- Hậu quả, vai trò của các dạng đột biến số lượng NST thể lệch bội và thể đa bội

II. Phương pháp:

Thảo luận, quan sát sơ đồ

III. Phương tiện dạy học:

- Máy chiếu projecto và phim về cơ chế đột biến lệch bội và đa bội

-Tranh vẽ phóng hình 6.1 6.4 SGK.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 5
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST
- Nêu được khái niệm, cơ chế phát sinh các thể lệch bội và thể đa bội.
- Hậu quả, vai trò của các dạng đột biến số lượng NST thể lệch bội và thể đa bội
II. Phương pháp: 
Thảo luận, quan sát sơ đồ
III. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim về cơ chế đột biến lệch bội và đa bội
-Tranh vẽ phóng hình 6.1® 6.4 SGK.
IV. Tiến trình:
1) Bài cũ:
- Tại sao mỗi NST lại đóng xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau? (rút ngắn độ dài của NST so với chiều dài ADN từ 15.000-20.000 lần )
 NST dài nhất của người chứa phân tử ADN dài 82mm, sau khi xoắn cực đại ở kì giữa chỉ dài 10mm. Sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong chu kì phân bào.
- Tại sao phần lớn các đột biến cấu trúc NST là có hại thậm chí gây chết cho các thể đột biến? (rối loạn cân bằng cho cả hệ gen) 
2) Bài mới: 
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đột biến lệch bội
▼ GV cho hs quan sát hình 6.1 sgk
? Quan sát hình em có nhận xét gì về NST của thể lưỡng bội 2n?
? Nhận xét sự khác nhau về số lượng nst các trường hợp còn lại so với dạng 2n và cho biết thế nào là đb lệch bội? 
? Trong GP sự không phân ly của 1 hoặc vài cặp NST trong GP sẽ tạo ra các loại giao tử có bộ NST như thế nào? Khi TT tạo hợp tử NST?
VD: 
GP ở TBSD: 1 cặp không phân li tạo giao tử (n+1) và (n-1). 
Khi TT:
gtử (n+1) x gtử (n) ® Htử (2n+1)
 gtử (n-1) x gtử (n) ® Htử (2n-1)
ở người sẩy thai (chết từ giai đoạn sớm): 53,7% thể ba nhiễm, 15,3% thể một nhiễm
Nếu sống: mắc hội chứng Klaifentơ XXY, Tơcnơ XO, siêu nữ XXX (thể 3X).
Trong chọn giống có thể sử dụng lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đột biến đa bội:
▼Đọc mục II,1
? Đột biến tự đa bội là gì?
Thể đa bội chẵn 4n, 6n, 8n.. thể đa bội lẻ 3n, 5n, 7n...
▼ Quan sát tranh hình 6.2. 
Hãy nêu cơ chế hình thành thể đa bội 3n, 4n.
(Qua GP, TT? NP?)
▼Đọc mục II,2
? Đột biến dị đa bội là gì?
▼ Quan sát tranh hình 6.3. em hãy nêu cơ chế hình thành thể dị đa bội?
+ Cải củ (2n=18R); cải bắp (2n=18B)...
+ Cỏ Spartina 2n=120 là kết quả của lai xa và đa bội hoá giữa cỏ Châu Âu 2n=50 và cỏ Châu Mĩ 2n=70.
? Ct đa bội có đ2 gì? Vai trò?
I. Đột biến lệch bội:
1. Khái niệm và phân loại:
* ĐB lệch bội: là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở 1 hay một số cặp NST tương đồng. (..thay vì chứa 2 nst của cặp thì lại chứa 3 nst của cặp hoặc chỉ chứa1 nst của cặp hoặc không chứa nst của cặp...)
*Phân loại: 
 (2n-2)
 (2n) (2n-1) ; (2n-1-1)
 (2n+1); (2n+1+1)
 (2n+2); (2n+2+2)
2.Cơ chế phát sinh:
* Trong GP-TT:
- GP : một (hoặc 1 số) cặp nst không phân ly tạo giao tử thừa hay thiếu 1 (hoặc vài) nst
- TT : Giao tử thừa hay thiếu 1 (hoặc vài) nst kết hợp với giao tử bình thường® thể lệch bội.
* Trong NP:
-TB (2n) NP nếu nst không phân ly ®tế bào lệch bộiÞ thể khảm.
3.Hậu quả:
- Mất cân bằng toàn hệ gen: tử vong, giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài.
4.ý nghĩa:
- Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và trong chọn giống.
II.Đột biến đa bội:
1.Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội:
a)Khái niệm: Là dạng đột biến làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n ( 3n, 4n, 5n, 6n...).
b)Cơ chế phát sinh:
-Dạng 3n là do sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử 2n( giao tử lưỡng bội).
-Dạng 4n là do sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n hoặc do sự không phân ly của NST trong tất cả các cặp.
- Hợp tử 2n ® NP nếu các NST không phân li ® 4n
2.Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội:
a) Khái niệm: Sự tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào.
b)Cơ chế hình thành:
- Do hiện tượng lai xa và đa bội hoá.
 3.Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội:
- Tế bào đa bội thường có số lượng ADN tăng gấp bội® tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh khả năng chống chịu tốt...
- Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt( tạo cây trồng năng suất cao...)
3. Củng cố:
- HS trả lời câu hỏi SGK.
* Trả lời câu lệnh trang 30:
- Đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là thể đa bội là vì thể đột biến lệch bội là do có sự tăng giảm số lượng NST trong một vài cặp đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thường chết, giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản...
4. Dặn dò
Học sinh về nhà:
- Học bài
- Đọc mục “Em có biết” SGK
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài mới
RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày........,tháng......., 2009
	 Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 6 Sinh Hoc 12 can ban.doc