Ôn tập Sinh học 12 - Chương II: Quần xã sinh vật

Ôn tập Sinh học 12 - Chương II: Quần xã sinh vật

. Giới thiệu các chủ đề, nội dung và hướng dẫn ôn tập theo chương trình mới

1. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

- Khái niệm: Quần xã là tập hợp quần thể của các loài sống trong một vùng xác định (gọi là sinh cảnh), chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Dựa vào vai trò số lượng của các nhóm loài, quần xã có nhóm loài ưu thế, nhóm loài thứ yếu và nhóm loài ngẫu nhiên. Dựa vào hoạt động chức năng, quần xã gồm sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng. Sinh vật tự dưỡng là những loài có khả năng tổng hợp nên chất hữu cơ từ các chất vô cơ thông qua con đường quang hợp. Sinh vật dị dưỡng là những loài động vật (động vật ăn thực vật, động vật ăn mùn bã hữu cơ, động vật ăn thịt và động vật ăn tạp) và các loài vi sinh vật phân huỷ.

- Các loài sinh vật trong quần xã thường phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng đứng hoặc tập trung ở những nơi thuận lợi theo mặt phẳng ngang. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5149Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Sinh học 12 - Chương II: Quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: Quần xã sinh vật
I. Giới thiệu các chủ đề, nội dung và hướng dẫn ôn tập theo chương trình mới
1. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- Khái niệm: Quần xã là tập hợp quần thể của các loài sống trong một vùng xác định (gọi là sinh cảnh), chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Dựa vào vai trò số lượng của các nhóm loài, quần xã có nhóm loài ưu thế, nhóm loài thứ yếu và nhóm loài ngẫu nhiên. Dựa vào hoạt động chức năng, quần xã gồm sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng. Sinh vật tự dưỡng là những loài có khả năng tổng hợp nên chất hữu cơ từ các chất vô cơ thông qua con đường quang hợp. Sinh vật dị dưỡng là những loài động vật (động vật ăn thực vật, động vật ăn mùn bã hữu cơ, động vật ăn thịt và động vật ăn tạp) và các loài vi sinh vật phân huỷ.
- Các loài sinh vật trong quần xã thường phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng đứng hoặc tập trung ở những nơi thuận lợi theo mặt phẳng ngang. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. 
- Các đặc trưng cơ bản của quần xã (dấu hiệu phân biệt giữa các quần xã): 
+ Đặc trưng về thành phần loài: 
Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường. 
Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác. Ví dụ: cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh (trong nhiều trường hợp một loài có thể vừa là loài ưu thế, vừa là loài đặc trưng). 
Ngoài hai loài ưu thế và đặc trưng ra, tùy theo số lượng và vai trò của mỗi loài trong quần xã người ta còn phân chia ra loài chủ chốt (thường là loài ở cuối chuỗi thức ăn), loài thứ yếu. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian nên học sinh chỉ phân biệt hai loài ưu thế và đặc trưng – là dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt các quần xã sinh vật. 
+ Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian : 
Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biển, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.
Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang. Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển, vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít dần. Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất. 
+ Đặc trưng về chức năng dinh dưỡng: 
Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các chức năng dinh dưỡng khác nhau: Nhóm các sinh vật tự dưỡng: bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng. Nhóm các sinh vật tiêu thụ: bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn cỏ, thú ăn thịt con mồi, thực vật bắt mồi... Nhóm sinh vật phân giải: là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất... 
- Các mối quan hệ của các loài trong quần xã sinh vật nằm trong 2 nhóm : Các mối quan hệ hỗ trợ và các mối quan hệ đối địch. 
+ Trong các mối quan hệ hỗ trợ (hội sinh, hợp tác và cộng sinh) ít nhất có một loài hưởng lợi. Trong các mối quan hệ đối địch, ít nhất có một loài bị hại. 
+ Mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài và mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt được xem là những động lực quan trọng của quá trình tiến hoá.
- Khống chế sinh học: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm gọi là hiện tượng khống chế sinh học.
- Cân bằng sinh học: Sự cân bằng sinh học trong quần xã sinh vật là sự dao động về mặt số lượng cá thể trong thế cân bằng do sự tác động của khống chế sinh học.
Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, từ đó tạo nên một trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
- Quần tụ cá thể: Các cá thể trong loài có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành các quần tụ cá thể. Cách li cá thể: Khi quần tụ quá mức độ cực thuận sẽ gây ra sự cạnh tranh. Kết quả một số cá thể phải tách khỏi quần tụ. Đó là sự cách li cá thể.
- Quan hệ cộng sinh: Là quan hệ hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên đều có lợi: mỗi bên chỉ có thể sống, phát triển và sinh sản được dựa vào sự hợp tác của bên kia.
- Quan hệ hợp tác: Là mối quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên dều có lợi, tuy nhiên quan hệ này không nhất thiết cần cho sự tồn tại của chúng, bởi thế khi hai loài sống tách rời chúng vẫn tồn tại được.
- Quan hệ hội sinh: Là quan hệ hợp tác giữa hai loài sinh vật, một bên cần thiết(có lợi), còn bên kia không có lợi cũng không có hại gì.
- Quan hệ vật ăn thịt - con mồi: Là quan hệ trong đó vật ăn thịt là động vật sử dụng những loài động vật khác(con mồi) làm thức ăn.
- Quan hệ kí sinh - vật chủ: Là quan hệ sống bám của một sinh vật này( vật kí sinh) trên cơ thể sinh vật khác(vật chủ) bằng cách ăn mô hoặc thức ăn đã được tiêu hoá của vật chủ nhưng không giết chết vật chủ.
- Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: Là quan hệ giữa các loài sinh vật, trong đó loài này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của loài kia bằng cách tiết vào trong môi trường những chất độc đối với loài kia.
2. Diến thế sinh thái
-Khái niệm: Diễn thế là quá trình phát triển thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định. Diễn thế thường là một quá trình định hướng, có thể dự báo được. 
- Có 2 loại nguyên nhân gây ra diễn thế của quần xã: 
+ Nguyên nhân từ bên ngoài (lụt, bão, ô nhiễm, khai thác) 
+ Nguyên nhân từ bên trong quần xã (nội lực). Nguyên nhân bên trong xuất hiện là do sự thay thế của nhóm loài ưu thế này bằng nhóm loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn. 
- Có 2 dạng diễn thế chủ yếu: 
+Diễn thế nguyên sinh 
+Diễn thế thứ sinh. 
à Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái thay đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường.
3. Bài tập
II. Câu hỏi, bài tập và gợi ý ôn tập bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng 
Bài 1:Quần xã sinh vật là gì? Có những dạng quần xã sinh vật nào? Nêu cách gọi tên của các quần xã đó?
Hướng dẫn:
- Định nghĩa:
- Các dạng quần xã: 2 dạng cơ bản
+ Quần xã nhất thời: Tồn tại trong một thời gian ngắn rồi tan rã hoàn toàn.
Ví dụ: Các quần thể sinh vật trên một xác chết.
+ Quần xã ổn định
VD: quần xã rừng cúc phương
- Cách gọi tên quần xã:
+ Theo tên của sinh vật ưu thế. Ví dụ: quần xã đồi cọ vĩnh phúc; quần xã rừng tre...
+ Theo tên của địa điểm hoặc vị trí của quần xã
Ví dụ: quần xã rừng cúc phương,...
+ Theo môi trường tự nhiên:
Ví dụ: quần xã núi đá vôi, quần xã đầm lầy...
_ Theo dạng sống:
Ví dụ: quần xã sinh vật đáy, quần xã sinh vật bơi, quần xã sinh vật nổi...
Bài 2:Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng?
Hướng dẫn:
- Loài ưu thế có vai trò quan trọng trong quần xã.
+ Số lượng nhiều.
+ Sinh khối lớn
+ Mức hoạt động mạnh có khả năng làm thay đổi quần xã.
Ví dụ: thực vật có hạt loài ưu thế của quần xã trên cạn...
- Loài đặc trưng:
+ Là những loài chỉ gặp ở một vài quần xã nào đó mà không có ở quần xã khác.
Ví dụ: Cây tràm ở rừng U Minh là loài đặc trưng.
Bài 3:Các quần xã sinh vật có kiểu phân bố như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ? Cho biết ý nghĩa của các kiểu phân bố này?
Hướng dẫn:
- Về không gian:
+ Phân bố theo chiều thẳng đứng
Ví dụ: Rừng nhiệt đới thường có 5 tầng: vượt tán, tạo tán, dưới tán, cây bụi, cỏ.
- Phân bố theo chiều nằm ngang hầu hết các quần xã đều có:
Ví dụ: + Ở núi: Chân núi, sườn núi, đỉnh núi.
 + Ở biển: gần ven bờ, xa khơi.
- Phân bố theo thời gian:
Ví dụ: Ở môi trường nước biển: thực vật phù du tồn tại trên bề mặt nước khi có ánh sáng mặt trời. Khi có ánh sáng mặt trời --> lặn xuống sâu. Theo đó thì ĐV cũng di chuyển theo.
*Ý nghĩa:
- Khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường.
- Giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong loài.
Bài 4:Phân biệt quần thể và quần xã sinh vật?
Hướng dẫn:
Dấu hiệu
Quần thể
Quần xã
- Định nghĩa
- Đơn vị cấu trúc
- Mối quan hệ giữa các đơn vị cấu trúc
- Độ đa dạng về loài
- Cấu trúc
- Chức năng định hướng
- Cơ chế đảm bảo cân bằng sinh học.
- SGK
- Cá thể
- Sinh sản, di truyền
- 1 loài-> thấp.
- Đơn giản, không có phân tầng rõ rệt.
- Chỉ là một mắt xích trong chuỗi thức ăn
- Cơ chế điều hoà mật độ quần thể
- SGK
- Quần thể
- Dinh dưỡng
- Nhiều loài-> cao
- Phức tạp, phân tầng theo không gian và thời gian.
- Tạo lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn, mắt xích thức ăn, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
- Khống chế sinh học.
Bài 5:Phân tích mối quan hệ giữa tảo lục và nấm ở địa y; giữa cây tổ chim và cây gỗ lớn trong rừng?
Hướng dẫn:
a.Giữa tảo lục và nấm:
- kiểu quan hệ: Đây là hình thức sống cộng sinh cần phải có 2 bên cùng có lợi.
- Phân tích: 
+ Tảo lục là loài có chất diệp lục nhờ sử dụng ánh sáng mặt trời với nguyên liệu nhận được --> tổng hợp ra chất gluxit và một số loại vitamin đồng thời chuyển hoá năng lượng để nấm cùng sử dụng.
+ Nấm: Có tản rộng và dày, che bớt phần ánh sáng mạnh cho tảo đồng thời có rễ hút nước, muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo tổng hợp gluxit và vitamin C để cùng sử dụng.
b.Cây tổ chim và cây thân gỗ
- Hình thức sống hội sinh: Bên có lợi (Cây tổ chim), bên không có lợi cũng không có hại( cây thân gỗ).
- Cây tổ chim (dương xỉ) là loài ưa sáng sống bám trên cao ở những cây gỗ già. Rễ của nó bám vào phần vỏ khô của cây hút nước; chất khoáng để tự quang hợp tạo chất hữu cơ cho mình. Nhờ bám trên cao Dương xỉ nhận được nhiều ánh sáng hơn để quang hợp.
- Cây tổ chim không có vai trò gì đối với cây thân gỗ.
Bài 6:Có các sinh vật sau: Cỏ, ếch, thỏ, châu chấu, rắn ăn thịt, đại bàng, sán ký sinh ở ĐV, giun đất và vi sinh vật phân giải.
a.Nêu điều kiện cần thiết để các loài trên họp thành một quần xã.?
b. Nếu loại bỏ hết các cây cỏ thì diễn biến ở quần xã đó sẽ như thế nào?
c. Nếu chỉ loại bỏ đại bàng thì hậu quả như thế nào?
Hướng dẫn:
a.Điều kiện:
- Số lượng cá thể mỗi loài đủ lớn để tạo thành 1 quần thể.
- Các quần thể phải cùng chung sống trong 1 sinh cảnh; trải qua 1 số thế hệ.
- Giữa các loài có mối quan hệ dinh dưỡng.
b. Khi loại bỏ cỏ:
-> Mất sinh vật sản xuất làm cho những động vật ăn thịt ( châu chấu; thỏ; ếch) mất nguồn thức ăn; phát tán đi nơi khác hoặc bị tiêu diệt.
- Khi không còn thỏ, ếch, châu chấu -> sinh vật tiêu thụ bậc 1 (rắn, đại bàng,) mất nguồn thức ăn cũng phát tán đi nơi khác hoặc chết dần.
- Sán kí sinh ở động vật sẽ đi theo các vật chủ (chết hoặc phát tán) 
- Giun đất và vi sinh vật phân giải còn tồn tại đến khi hết nguồn hữu cơ trong đất cũng bị huỷ diệt nốt.
- Kết quả: quần xã tan rã dần --> Đây là giai đoạn cuối của diễn thế phân huỷ.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Chọn phương án đúng
1. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết:
A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã B.con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã
C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ	D. mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật
2. Khả năng nào trong số các khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã?
A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau	B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày	D. Tất cả các khả năng trên
3. Trong cùng cách mà quần thể, quần xã thể hiện các đặc tính. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với mức độ quần xã?
A. Sự đa dạng loài, sự phân cấp, độ nhiều tương đối của các con cái và lưới thức ăn
B. Sự đa dạng loài, sự phân bố theo lứa tuổi, sự chết của các cá thể và lưới thức ăn
C. Sự đa dạng của nhóm cá thể, loài ưu thế, sự phân bố theo lứa tuổi và lưới thức ăn
D. Sự đa dạng loài, loài ưu thế, độ nhiều và lưới thức ăn
4. Cấp độ tổ chức nào phụ thuộc vào môi trường rõ nhất?
A. Cá thể	B. Quần thể	C. Quần xã	D. Hệ sinh thái
5. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết:
A. sự phụ thuộc về thức ăn của động vật vào thực vật	B. sinh khối của mỗi bâch dinh dưỡng và của quần xã
C. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã	D. dòng năng lượng trong quần xã
6. Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ:
A. cộng sinh	B. trung tính	C. hội sinh	D. hãm sinh
7. Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ:
A. cạnh tranh nơi đẻ	B. hợp tác tạm thời trong mùa sinh sản	C. hội sinh với nhau	D. hãm sinh
8. Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến:
A. sự suy giảm đa dạng sinh học	B. sự tiến hoá của sinh vật
C. mất cân bằng sinh học trong quần xã	D. sự suy giảm nguồn lợi khai thác của con người
9. Tập hợp cá thể thuộc một trong các nhóm sau đây phân bố trong một sinh cảnh xác định là một quần xã sinh vật là:
A. lim xanh	B. Lan	C. bạch đàn trắng	D. thông đuôi ngựa
10. Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đấy một số loài cá ăn động vật nổi muốn để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do:
A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm	B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo
C. cá khai thác quá mức đàn động vật nổi	
D. cá gây sáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo
11. Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A hơi giảm còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh được chứng minh cho mối quan hệ:
A. hội sinh	B. con mồi - vật dữ	C. hãm sinh	D. cạnh tranh
12. Diễn thế sinh thái là:
A. quá trình hình thành nên một quần thể sinh vật mới.	
B. quá trình tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ững với sự biến đổi của môi trường.
D. quá trình hình thành nên loài mới ưu thế hơn.
13. Cho các dữ kiện sau:
	I. Một đầm nước mới xây dựng.
	II. Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đàm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều.
	III. Trong đầm nước có nhiều loài thuỷ sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.
	IV. Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm.
	V. Hình thành cây bụ và cây gỗ.
	Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông?
I → III → II → IV → V
I → III → II → V → IV
I → II → III → IV → V
I → II → III → V → IV
14. Hình vẽ dưới đây mô tả mối quan hệ của hai loài trong quần xã:
	Số lượng cá thể
Loài A
Loài B
 Thời gian
Hình vẽ trên thể hiện mối quan hệ:
A. sinh - vật chủ	B. hế cảm nhễm	C. h tranh	D.Vật dữ - con mồi

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap sinh hoc 12(1).doc