Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 5 đến 7

Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 5 đến 7

 BÀI 5 : NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST. Nêu đựơc sự biến đổi về hình thái NST qua các kì phân bào và cấu trúc NST được duy trì liên tụcqua các kì tế bào.

- Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST Nguyên nhân và các cơ chế chungcủa đột biến cấu trúc NST.

2. Kĩ Năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích ,khái quát thông qua phân tích nguyên nhân, ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST

3. Thái độ:

 Biết bảo vệ môi trường sống, Biết cảm thông đối với những người mắc những dị tất bẩm sinh do DB.

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1632Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 cơ bản bài 5 đến 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/8/2010
Ngày dạy: 30/08/2010
 BÀI 5 : NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST. Nêu đựơc sự biến đổi về hình thái NST qua các kì phân bào và cấu trúc NST được duy trì liên tụcqua các kì tế bào.
- Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST Nguyên nhân và các cơ chế chungcủa đột biến cấu trúc NST.
2. Kĩ Năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích ,khái quát thông qua phân tích nguyên nhân, ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST
3. Thái độ:
 Biết bảo vệ môi trường sống, Biết cảm thông đối với những người mắc những dị tất bẩm sinh do DB.
II. Thiết bị dạy học
Sơ đồ biến đổi hình thái của NST qua các kì của quá trình nguyên phân
Sơ đồ Hình 5.1 và 5.2
III. Tiến trình tổ chức bài học
1,Ổn định:
12A5:
12A6:
2. kiểm tra bài cũ
- Đột biến gen là gì? đột biến gen được phát sinh như thế nào? hậu quả của đột biến gen
 3,Bài mới
hoạt động của thầy và trò
nội dung
Gv thông báo : ở sinh vật có nhân chính thức,VCDT ở cấp độ tế bào là NST
 Gv thông báo: chúng ta tìm hiểu về vcdt ở sv nhân thực đó là NST
Vậy vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ là gì?
Hs: Dựa vào kiến thức đã học trả lời
 Gv: cho HS đọc mục I.3.a tìm hiểu về vật chất cấu tạo nên NST, tính đặc trưng của bộ NST mỗi loài, trạng thái tồn tại của các NST trong tế bào xôma?
* gv yêu cầu hs nhớ lại kiến thức cũ về phân bào? Hình thái NST qua các kì phân bào và đưa ra nhận xét
( yêu cầu nêu dc :hình dạng đặc trưng cho từng loài và nhin rõ nhất ở kì giữa của np)
bộ NST ở các loài khác nhau có khác nhau ko?
Quan sát hình 5.1 sgk hãy mô tả cấu trúc hiển vi của NST ??
tâm động có chức năng gì
( gv bổ sung thêm kiến thức sgk)
 - GV cho hs quan sát tranh hình 5.2 sgk 
 Hình vẽ thể hiện điều gi?(mức độ xoắn)
Gv: đặt vấn đề: trong nhân mỗi tế bào đơn bội chứa 1m ADN, bằng cách nào lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân 
Hs:ADN được xếp vào 23 NST và được gói gọn theo các mức độ xoắn cuộn khác nhau làm chiều dài co ngắn lại hàng nghìn lần
 NST được cấu tạo từ những thành phần nào?
 Trật tự sắp xếp của pt ADN và các khối cầu prôtêin?
 Hs: trả lời
 đường kính của sợi cơ bản,sợi nhiễm sắc
Gv: Dựa vào cấu trúc hãy nêu chức năng của NST?
 Hs: -Lưu giữ ,bảo quản vf truyền đạt TTDT (lưu giữ nhờ mang gen, bảo quản vì ADN liên kết với histon và các mức độ xoắn khác nhau. truyền đạt vì có khả năng tự nhân đôi, phân li ,tổ hợp )
Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sgk nêu khái niệm đột biến cấu trúc nst
Gv: Có thể phát hiện đột biến cấu trúc NST bằng cách nào?
Hs: Pp tế bào vì NST là vcdt ở cấp độ tế bào
 Gv: Hãy nêu nguyên nhân và co chế gây đột biến cấu trúc NST?
Hs: Trả Lời
Hs: phát PHT cho hs yêu cầu hoàn thành pht
từ sơ đồ ABCDE. FGHIK
Đoạn bị mất có thể là E. FG dc ko? tại sao đb dạng này thường gây chết ( do mất cân bằng hệ gen)
Gv: tại sao dang đột biến đảo đoạn ít hoặc ko ảnh hưởng đến sức sống
(ko tăng, ko giảm VCDT, chỉ làm tăng sự sai khác giữa các NST)
Gv: Tại sao dạng đb chuyển đoạn thường gây hậu quả nghiêm trọng?
Hs: (do sự chuyển đoạn có thay đổi lớn trong cấu trúc,khiến cho các NST trong cặp mất trạng thái tương đồng → khó khăn trong phát sinh giao tử )
I. Nhiễm sắc thể
1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST 
- Ở sinh vật nhân sơ: NST là phân tử AND kép vòng không liên kết với prôtêin histon.
- Ở sinh vật nhân thực:
+ Cấu trúc hiển vi: NST gồm 2crômatít dinh nhauqua tâm động(eo thứ nhất) một số NST còn có eothứ 2 (nơi tổng hợp rARN). niễm sắc thể có các dạng hình que , hình hạt, hinh chũ V đường kính 0,2 - 2µm, dài 0,5 - 50µm,
 Mối loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái, cấu trúc NST khác nhau. Ở sinh vật lưỡng bội các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng
 - NST gồm 2 loại: NST thường và NST giới tính
Cấu trúc siêu hiển vi
NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin (histôn và phi histôn).
AND + Prôtêin →Nuclêôxôm (8 phân tử Pr histôn được quấn quanh một đoạn AND dài khoảng 146 cặp nu, quấn 1 vòng)→ Sợi cơ bản (khoảng 11 nm)→Sợi NS (25 – 30nm) tạo thành ống siêu xoắn(300nm) → Crômatit(700nm) →NST.
3. Chức năng của NST 
-Lưu giữ , bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
II. Đột biến cấu trúc NST
1. Khái niệm
Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST.
Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí(tia phóng xạ, tia tử ngoại) hoá học, sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lý hoá sinh trong tế bào.
 Cơ chế: Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo hoặcntrực tiếp gây đứt gẫy NST → làm phá vỡ cấu trúc NST. Các đột biến cấu trúc NST dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng NST.
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng
 a. Mất đoạn: Là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST, làm giảm số lượng gen trên NST.
Hậu quả:
Thường gây chết đối với thể đột biến,
Ý nghĩa:Gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số cây trồng.
b. Lặp đoạn
1 đoạn NST bị lặp lại 1 lần hay nhiều lần làm tăng số lưọng gen trên đó
Hậu quả
Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Ý nghĩa:tạo điều kiện cho đột biến gen tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hoá.
c. đảo đoạn
1 đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên
Hậu quả: Có thể gây hại cho thể đột biến.
Ý nghĩa:Sắp xếp lại ncác gen trong đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá
d. chuyển đoạn:
Là dạng đột biến đẫn đến sự trao đổi đoạn trong 1 NST Hoặc giữa các NST không tương đồng (sự chuyển đoạn này làm thay đổi gen giữa các nhóm gen liên kết)
Hậu quả: chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. 
Ý nghĩa:Có vai trò quan trong trong quá trình hình thành loài mới 
Đáp án phiếu học tập
Dạng ĐB NST
Khái niệm
Hậu quả
Ý nghĩa
1. Mất đoạn
sự rơi rụng từng đoạn NST,làm giảm số lưọng gen trên đó
thường gây chết, mất đoạn nhỏ không ảnh hưởng
Gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số cây trồng.
2. Lặp đoạn
1 đoạn NST bị lặp lại 1 lần hay nhiều lần làm tăng số lưọng gen trên đó
Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
tạo điều kiện cho đột biến gen tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hoá.
3. Đảo đoạn
1 đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST
Có thể gây hại cho thể đột biến.
Sắp xếp lại ncác gen trong đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá
4. Chuyển đoạn
Là dạng đột biến đẫn đến sự trao đổi đoạn trong 1 NST Hoặc giữa các NST không tương đồng (sự chuyển đoạn này làm thay đổi gen giữa các nhóm gen liên kết)
- chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. 
Có vai trò quan trong trong quá trình hình thành loài mới 
4.Củng cố:
Hãy mô tả cấu trúc siêu hiểnvi của NST?
Hãy kể tên các dạng đột biến cấu trúc nst và hậu quả của nó?
5,Dăn dò: Đọc trước bài 6 và học bài theo câu hỏi SGK
Ngày soạn: 28/8/2010
Ngày dạy: / 9/2010
 BÀI 6 : ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức;
- Học sinh hiểu được các dạng đột biến số lượng NST(thể dị bội và thể đa bội), hậu quả của đột biến đối với con người và sinh vật, thấy được ứng dụng của đột biến trong đời sống sản xuất
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến NST
- Nêu được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến cấu trúc và số lượng NST
2. Kỹ năng;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, làm việc với sáh giáo khoa.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng trong việc bảo vệ môi trường sống, Biết cảm thông đối với những người mắc những dị tất bẩm sinh do DB.
II. Thiết bị dạy học
Hình 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 sách giáo khoa
Hình ảnh về các dạng biểu hiện của đột biến số lưọng NST
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1,Ổn định:
12A5:
12A6:
2. Kiểm tra bài cũ
- Đột biến cấu trúc NST là gì? có những dạng nào, nêu ý nghĩa
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: yêu cầu hs đọc sgk 
 đột biến số lượng NST là gì , có mấy loại?
Gv: cho hs quan sát hình 6.1 sgk
 trong tế bào sinh dưỡng bộ NST tồn tại như thế nào?
 Hs: thành từng cặp tương đồng
 Gv: nêu ví dụ: NST của ruồi giấm 2n=8 nhưng có khi kại gặp 2n=7, 2n=9, 2n=6 đột biến lệch bội
 vậy thế nào là đột biến lệch bội ( dị bội)
 Nếu trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp NST bị thiếu 1 chiếc, bộ NST sẽ là bao nhiêu ( 2n-1)
 Quan sát hình vẽ sgk cho niết đó là dạng đột biến lệch bội nào,? phân biệt các thể đột biến trong hình đó
Gv: nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình phân li của NST ( do rối loạn phân bào )
 Trong giảm phân NST được phân li ở kì nào?
vậy nếu sự không phân li xảy ra ở kì sau 1 hoặc kì sau 2 cho kết quả đột biến có giống nhau ko?
(gv giải thích thêm về thể khảm)
 Hãy viết sơ đồ đột biến lệch bội xảy ra với cặp NST giới tính
Gv: cung cấp thêm về biểu hiện kiểu hình ở nguời ở thể lệch bội với cặp NST giới tính
 Theo em đột biến lệch bội gây hậu quả gì?
Có ý nghĩa gì?
Gv: thực tế có nhiều dạng lệch bội không hoặc ít ảnh hưởng đế sức sống của sv những loại này có ý nghĩa gì trong tiến hoá và chọn giống?
Có thể sử dụng loại đột biến lệch bội nào để đưa NST theo ý muốn vào cây lai ? tại sao ?
 Hs: đọc mục II.1.a đưa ra khái niệm thể tự đa bội
Gv: hướng dẫn hs quan sát hình 6.2 
 Hình vẽ thể hiện gì
 Thể tam bội dc hình thành như thế nào
 Thể tứ bội dc hình thành như thế nào
 Các giao tử n và 2n dc hình thành như thế nào, nhờ qt nào
 Ngoài cơ chế trên thể tứ bộ còn có thể hình thành nhờ cơ chế nào nữa
 Sự khác nhau giữa thể tự đa bội và thể lệch bội
(lệch bội xảy ra với 1 hoặc 1 vài cặp NST, tự đa bội xảy ra với cả bộ NST)
Gv: hướng dẫn hs quan sát hình 6.3
Gv: Dị đa bội là gì?
 Hs: Trả lời
Khi lai xa thường gặp khó khăn gì ở thế hệ sau?
 Bộ NST của cơ thể lai xa trước và sau khi trở thành thể tứ bội
Phân biệt hiện tượng tự đa bội và dị đa bội
Thế nào là song dị bội
Trạng thái tồn tại của NST ở thể tự đa bội và dị đa bội
Gv: Hãy nêu vai trò của đột biến đa bội?
Gv: giải thích : tại sao cơ thể đa bội có những đặc điểm trên 
(hàm lượng ADN tăng gấp bội,qt sinh tổng hợp các chất xảy ra mạnh mẽ, trạng thái tồn tại của NST không tương đồng, gặp khó khăn trong phát sinh giao tử.
Cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn ảnh hưởng đến qt sinh sản )
Là sự thay đổi về số lượng NST trong tế bào gồm: lệch bội, tự đa bội, dị đa bội
I. Đột biến lệch bội
 1. Khái niệm và phân loại:
Là đột biến làm biến đổi số lượng NST chỉ xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng
Gồm : + Thể không nhiễm (2n -2)
 + Thể một nhiễm (2n – 1)
 + Thể một nhiễm kép (2n -1 -1)
 + Thể ba nhiễm (2n +1)
 + Thể bốn nhiễm (2n +2)
 + Thể bốn nhiễm kép (2n+2+2)
2. Cơ chế phát sinh
Do các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của 1 hay một số cặp NST
 tạo các giao tử thừa hoặc thiếu một vài NST. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường sẽ tạo các thể lệch bội
- Trong nguyên phân (tế bào sinh dưỡng): một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm
3. Hậu quả
 Sự tăng hay giảm NST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen ,thường không sống được hay giảm sức sống ,giảm khả năng sinh sản.
4. ý nghĩa
Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá
-Sử dụng lệch bội để đưa các NST theo ý muốn vào 1 giống cây trồng nào đó
II. Đột biến đa bội
1. Tự đa bội
a. khái niệm
là dạng đột biến làm tăng số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n gồm:
- Đa bội chẵn : 4n ,6n, 8n
Đa bội lẻ:3n ,5n, 7n
b. Cơ chế phát sinh
Do các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST tạo ra các giao tử không bình thường (chứa cả 2n NST) nếu;
- Thể tam bội: sự kết hợp của giao tử n và giao tử không bình thường 2n trong thụ tinh
- Thể tứ bội: sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n hoặc cả bộ NST không phân li trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
2. Dị đa bội
a. Khái niệm
Là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào.
b. Cơ chế
Phát sinh ở con lai khác loài (lai xa)
- Cơ thể lai xa bất thụ
 - Nếu con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả hai bội NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị đa bội có thể phát triển và hữu thụ như dạng bình thường 2n.
3 . Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
- Do số lượng NST trong tế bào tăng lượng AND tăng gấp bội nên qua trình tổng hợp các chất hữu cơ sảy ra mạnh nênm tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
- Các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình thường
- Đóng vai trò quan trong trong tiến hoá vì nó góp phần hình thành nên loài mới.
IV. Củng cố
Hãy nêu cácc dạng đột biến NST? Cơ chế phát sinh, vai trò của các dạng đột biến đó.
V. Hướng dẫn về nhà;
 - Học bài theo câu hỏi sgk
 Chuẩn bị thực hành: châu chấu đực 2 con. 1 nhóm 6 em
Ngày soạn: 28/8/2010
Ngày dạy: / 9/2010
BÀI 7: THỰC HÀNH
QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ LÀM TIÊU BẢN TẠM THỜI
I. Mục tiêu
- Học sinh quan sát được hình thái và đếm số lượng NST của người bình thường và các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định
- Vẽ hình thái và thống kê số lượng NST đã quan sát trong các trường hợp
-Có thể là được tiêu bản tạm thời đẻ xác định hình thái và đếm số lượng NST ở châu chấu đực
- Rèn luyện kỹ năng làm thực hành, ý thức làm việc khoa học, cẩn thận chính xác
II. Chuẩn bị
Cho mỗi nhóm 6 em
kính hiển vi quang học 
hộp tiêu bản cố định bộ NST tế bào của ngườichâu chấu đực, nước cất,ooxêin, axetic 4-5% , lam kinh. la men, kim phân tích, kéo mổ
III.Tiến trình bài dạy
1,Ổn định:
12A5:
12A6:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị
3. Nội dung và cách tiến hành
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv nêu mục đích yêu cầu của nội dung thí nghiệm : hs phải quan sát thấy , đếm số lượng, vẽ dc hình thái NST trên các tiêu bản có sẵn
 Gv: hướng dẫn các bước tiến hành và thao tác mẫu
- Chú ý : điều chỉnh để nhìn dc các tế bào mà NST nhìn rõ nhất
Hs thực hành theo hướng dẫn từng nhóm
Gv: nêu mục đích yêu cầu của thí nghiệm nội dung 2
Hs phải làm thành công tiêu bản tạm thời NST của tế bào tinh hoàn châu chấu đực
Gv hướng dẫn hs các bước tiến hành và thao tác mẫu lưu ý hs phân biệt châu chấu đực và châu chấu cái, kỹ thuật mổ tránh làm nát tinh hoàn
Gv: Điều gì giúp chúng ta làm thí nghiệm này thành công?
1. Nội dung 1
Quan sát các dang đột biến NST trên tiêu bản cố định
a) Gv hướng dẫn
- Đặt tiêu bản trên kính hiển vi nhìn từ ngoài để điều chỉnh cho vùng mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng
- Quan sat toàn bộ tiêu bản từ đàu này đến đầu kia dưới vật kính để sơ bộ xác định vị trí những tế bào ma NST đã tung ra
- Chỉnh vùng có nhiều tế bào vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát dưới vật kính 40
b. Thực hành
- Thảo luận nhóm để xá định kết quả quan sát được
- Vẽ hình thái NST ở một tế bào uộc mỗi loại vào vở
- Đm số lượng NST trong mổi yế bào và ghi vào vở
2. Nội dung 2: Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST 
a.Gv hướng dẫn
- Dùng kéo cắt bỏ cánh và chân châu chấu đực
- Tay trái cầm phần đâug ngực, tay phải kéo phần bụng ra, tinh hoàn sẽ bung ra
- Đưa tinh hoan lên lam kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất
- Dùng kim phân tích tách mỡ xung quanh tinh hoàn , gạt sạch mỡ khỏi lam kính
-Nhỏ vài giọt oocxêin axetic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian15-20 phút
- Đậy lamen, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lamen cho tế bào dàn đều và vỡ để NST bung ra
- Đưa tiêu bản lên kính để quan sát : lúc đầu bội giác nhỏ ,sau đó bội giác lớn
b. Hs thao tác thực hành
- làm theo hướng dẫn
- Đếm số lượng và quan sát kỹ hình thái từng NST để vẽ vào vở
4. Nhân xét giơ thực hành: 
Gv: tổng kết nhận xét chung. đánh giá những thành công của từng cá nhân, những kinh nghiệm rút ra từ chính thực tế thực hành của các em.
5. Hướng dẫn về nhà
Từng hs viết báo cáo thu hoạch vào vở
stt
Tiêu bản
kết quả quan sát
giải thích
1
người bình thường
2
bệnh nhân đao
3
.
4
..
Mô tả cách làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST ở tế bào tinh hoàn châu chấu đực
Chuẩn bị trước bài 8 Sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 12 CB bai 57 Chuan KTKN.doc