Giáo án Ngữ văn lớp 12: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Giáo án Ngữ văn lớp 12: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

I-TÌM HIỂU CHUNG

1. Khái quát về tác giả và tác phẩm (SGK tập 2, trang 69)

2. Tóm tắt tác phẩm (học sinh tự làm)

II-PHÂN TÍCH VĂN BẢN

A-Nhân vật người đàn bà:

1. Hoàn cảnh và số phận: hiện thân người phụ nữ đau khổ

Người đàn bà xuất hiện từ một khung cảnh đẹp như bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Tác giả muốn nói gì với người đọc? Ở cuối truyện, tác giả vẫn để cho người đàn bà này xuất hiện thêm một lần nữa cũng trong khung cảnh như vậy.

 Cảnh đẹp và thơ mộng bao nhiêu thì chân dung của con người vất vả và cực nhọc bấy nhiêu.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1963Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Minh Châu
I-TÌM HIỂU CHUNG
Khái quát về tác giả và tác phẩm (SGK tập 2, trang 69) 
Tóm tắt tác phẩm (học sinh tự làm)
II-PHÂN TÍCH VĂN BẢN
A-Nhân vật người đàn bà: 
Hoàn cảnh và số phận: hiện thân người phụ nữ đau khổ 
Người đàn bà xuất hiện từ một khung cảnh đẹp như bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Tác giả muốn nói gì với người đọc? Ở cuối truyện, tác giả vẫn để cho người đàn bà này xuất hiện thêm một lần nữa cũng trong khung cảnh như vậy.
Cảnh đẹp và thơ mộng bao nhiêu thì chân dung của con người vất vả và cực nhọc bấy nhiêu.
Người đàn bà không tên, được gọi là “mụ”, chịu những thiệt thòi về nhan sắc “đường nét thô kệch rỗ mặt”, cũng vì xấu trong phố không ai lấy rồi một cuộc hôn nhân không bình thường với anh hàng chài nghèo, khởi đầu một số phận nghiệt ngã.
Chi tiết “trạc ngoài bốn mươi” nói lên điều gì? 
Ngoài bốn mươi tuổi, hơn nửa đời người, kiếp sống vất vả vẫn đè nặng lên “tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới”, 
Nguyên nhân của những vất vả, cực nhọc?
Nguyên nhân của vất vả cực nhọc là việc nuôi con mà “nhà nào cũng trên dưới chục đứa” gia đình đông con chen chúc trên một chiếc thuyền chật chội trong phong ba bão táp của biển cả cũng như của cuộc đời. Có những lúc biển động“cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”. 
Ca dao: Râu tôm nấu với Chồng chan vợ húp.
Nhưng cuộc sống vất vả cực nhọc trong gia đình hàng chài đã dẫn đến những bi kịch gì? So sánh những nỗi khổ của người chồng và người vợ trong hoàn cảnh này? 
Gánh nặng cuộc sống chồng chất thêm những bi kịch gia đình: “bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh”. Người chồng vất vả khổ cực tìm sự giải thoát bằng cách hành hạ người vợ còn người đàn bà phải cắn răng chịu đựng thêm một nỗi bất hạnh vô lí kéo dài “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. 
So sánh nỗi đau đớn thể xác và nỗi đau tinh thần mà người đàn bà phải chịu đựng. 
Và nỗi đau đớn của bà tăng thêm bội phần khi chứng kiến đứa con chống lại người cha của nó, thằng bé “như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt 
Phân tích hành động của người đàn bà chắp tay vái lấy vái để .
Bà đau đớn nhưng hoàn toàn bế tắc: “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”.
Tính cách
Điều bất ngờ thứ nhất là từ khung cảnh đẹp và thơ mộng xuất hiện vợ chồng người hàng chài cực nhọc và những hành động bạo lực. (chứ không phải một đôi tình nhân lãng mạn)
Điều bất ngờ tiếp theo là gì?
Tác giả diễn tả sự ngạc nhiên của mình như thế nào? Tại sao lại là câu chuyện cổ đầy quái đản? à Phải chăng đây là dấu vết thời trung cổ
Điều làm tác giả kinh ngạc là bà tỏ ra cam chịu, nhẫn nhục dù “chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng” thế mà “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”, tất cả diễn ra như một câu chuyện cổ đầy quái đản” 
Trước người chồng, trước đứa con cũng như trước tòa án, người đàn bà này luôn có thái độ như thế nào? à Tại sao luôn là những lời van xin? 
Nhưng tình huống càng lúc càng làm rõ vẻ đẹp tâm hồn, đặc biệt là sự hi sinh cao cả của người mẹ: bà chỉ muốn riêng mình chịu đựng những nỗi cực nhọc, trong hoàn cảnh nào cũng nghĩ đến những đứa con, nếu có một sự van xin nào đó cho mình thì chỉ là một lời đáng thương “xin lão đưa tôi lên bờ mà đánh”. Và trước chính quyền, trước luật pháp, nơi có thể bảo vệ bà, bà vẫn có những lời van xin đến tội nghiệp là “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” dù đó là người chồng vũ phu mà “cả nước không có một người chồng nào như hắn”. 
Hs thảo luận về thái độ cam chịu của người đàn bà. Tích cực hay tiêu cực?
Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu ở chỗ người đàn bà rất thương con, nhưng lại không thể một mình nuôi được các con. Điều đáng sợ đối với bà, hơn cả tù ngục là “nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” nghề hàng chài gian nan vất vả “cần có người đàn ông để chèo chống khi phong ba”. Vì sự sống của những đứa con mà phải chịu đựng người chồng “man rợ, tàn bạo”. Lí lẽ của bà đơn sơ mà cao đẹp: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. 
Trong cuộc sống vất vả và sự hành hạ đến tàn nhẫn, người đàn bà hàng chài có hạnh phúc không?
Sự hi sinh của người mẹ được bù đắp bằng những giây phút an ủi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Khi nói về niềm hạnh phúc đơn sơ này, “lần đầu tiên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười” 
Ý nghĩa hình tượng nhân vật
Hs nêu một số nhận xét về hình tượng người phụ nữ đau khổ và hi sinh trong văn học truyền thống. Người đàn bà hàng chài có nét gì khác biệt? 
Đây là sự tiếp nối những hình tượng phụ nữ đau khổ và hi sinh trong văn học truyền thống  “tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rệt ra bề ngoài” 
Làm thế nào nhà văn hiểu thấu đươc những điều mà hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rệt ra bề ngoài?
Nhà văn có những phát hiện mới. Câu chuyện ở tòa án đã tác động sâu sắc đến nhận thức của người phóng viên và vị chánh án “một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển” .
Học sinh thảo luận về nguyên nhân và nhất là những hậu quả của bạo lực trong gia đình hàng chài?
Cuộc sống của người lao động một khi quá vất vả sẽ bế tắc, từ đó nảy sinh bạo lực trong gia đình. Những phẩm chất hi sinh, chịu đựng của người phụ nữ ấy làm người đọc xúc động nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào cảm hóa được người chồng vũ phu, để gia đình không là địa ngục. Nếu những đứa con lớn lên về thể xác mà tâm hồn của chúng bị tổn thương thì có ý nghĩa gì? 
Nêu ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm
Tác giả muốn nói với người đọc rằng trong những ngày hòa bình vẫn còn nhiều việc để làm, vừa phải nâng cao đời sống vật chất vừa phải đấu tranh cho những giá trị đạo đức, bảo vệ hạnh phúc gia đình, nếu không cuộc sống hòa bình chưa thể có ý nghĩa trọn vẹn.
Thái độ của nhà văn như thế nào?
Phần kết thúc, người đàn bà một lần nữa bước ra từ bức tranh nghệ thuật, vẫn là chân dung người đàn bà hàng chài vất vả nhưng nhà văn đã bày tỏ một niềm tin “Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”
B-Nhân vật “người đàn ông”
Đây là hình ảnh người lao động vất vả. Cuộc sống quá đỗi cực nhọc đã thay đổi tâm tính một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm” thành thành người đàn ông man rợ, tàn bạo. Hình ảnh của bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại ở những vùng khác nhau, những hình thức khác nhau
Người đàn ông đó phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, phải được giáo dục hơn là bỏ tù nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn đề chính là phải nâng cao điều kiện sống. Đành rằng không phải cứ điều kiện sống được nâng cao thì ai cũng sẽ sống tốt hơn nhưng nếu vất vả quá để tồn tại thì không còn thời gian cho những giá trị tinh thần. 
C-Những đứa con
Những đứa con, tâm hồn trong sáng, có một chi tiết thật cảm động thể hiện tình cảm dành cho người mẹ: nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như “muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”
Cần tránh những hành động làm cho tâm hồn trẻ thơ bị tổn hại. Đứa em vì thương mẹ mà có những hành động nguy hiểm, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Không khí gia đình luôn luôn căng thẳng, người chị còn nhỏ tuổi vừa phải bảo vệ mẹ, vừa phải ngăn em làm những hành động đáng tiếc. Những đứa con cần được chăm sóc về thể chất cũng như tinh thần để lớn lên trong tình thương và hạnh phúc gia đình chứ không phải để chứng kiến bạo lực gia đình.
D-Một số đặc sắc nghệ thuật
Nhan đề tác phẩm
Sau khi tìm hiểu tác phẩm, học sinh thảo luận về cách đặt tên tác phẩm, tìm hiểu dụng ý của nhà vănCó thể bỏ hai chữ “ngoài xa” được không?
Chiếc thuyền ngoài xa mới đầu là hình ảnh đẹp, như trong “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, nhưng chính vì ở ngoài xa mà khó có thể nhận ra sự thật về chiếc thuyền. Qua việc tiếp cận các nhân vật, người đọc mới cảm nhận thế nào là nỗi vất vả và những bi kịch gia đình trên chiếc thuyền trong bức tranh tưởng như rất đẹp đó. Có lẽ vì thế mà ở đoạn cuối, bão tố đã xuất hiện, như để bổ sung hình ảnh trọn vẹn về cuộc sống hàng chài.
Tình huống truyện
Hs cần lưu ý mối liên hệ giữa tâm trạng của nghệ sĩ Phùng và những diễn biến của các tình huống. Phân tích tình huống phải vừa chỉ ra nghệ thuật kết cấu truyện đồng thời đi sâu vào tâm trạng và nhận thức của nhân vật. Sau đây là một số gợi ý.
Tình huống truyện có liên quan chặt chẽ đến nhận thức và tình cảm của nhân vật người phóng viên ảnh. 
Điều bất ngờ thứ nhất là sự phát hiện vẻ đẹp của cảnh biển buổi sớm và chiếc thuyền ngoài xa làm cho người phóng viên có lúc đã ngộ nhận: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Nhưng mối quan hệ giữa những con người trên con thuyền đó không thể gọi là đẹp,  Sự thật “quái đản” đến không thể tin được, người chồng đánh đập vợ một cách tàn nhẫn. 
Trong cuộc sống đời thường, có những sự thật khó nhận ra do cách nhìn từ xa và hời hợt và cũng có thể do con người muốn che giấu. Nếu người phóng viên ngẫu nhiên phát hiện sự thật thì người trong cuộc luôn cố tình che giấu, người đàn bà muốn giấu những đứa con và đứa con muốn che giấu người ngoài, vì vậy nó tỏ thái độ thù nghịch với người phóng viên. Như vậy luôn luôn phải có cái nhìn đa chiều về cuộc sống.
Tình huống bất ngờ thứ hai là thái độ cam chịu của người đàn bà. Người phóng viên, từng là người lính xả thân chiến đấu cho tự do, độc lập nay tận mắt chứng kiến sự hành hạ con người một cách tàn nhẫn, và người bị hành hạ nhẫn nhục chịu đựng mà không hề chống lại hoặc trốn chạy. Người phóng viên đã phải hành động để chống lại bạo lực nhưng không thể hiểu được nguyên nhân của vấn đề. 
Điều bất ngờ thứ ba của người phóng viên là sự phát hiện về cuộc sống vất vả của gia đình hàng chài. Những nỗi vất vả còn đáng sợ hơn nạn bạo lực gia đình mà tác giả chứng kiến. Muốn cho những đứa con được sống thì người mẹ đã phải hi sinh. Sự nhẫn nhục của người đàn bà xuất phát từ lòng thương con và hi sinh của người mẹ.
Có nhiều điều vỡ ra trong đầu người phóng viên, từ vẻ đẹp bên ngoài của chiếc thuyền ngoài xa đến sự thật nghiệt ngã về cuộc đời những người hàng chài. Từ đó tác phẩm đặt ra vấn đề hạnh phúc. Làm sao bảo đảm cho cuộc sống của những người hàng chài này bớt cực nhọc. Làm sao ngăn chặn nạn bạo lực gia đình. Làm sao cho những đứa con lớn lên không chỉ phát triển về thể chất mà còn hoàn hảo về tinh thần 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai Chiec thuyen ngoai xa.doc