Đề cương ôn tập Văn 12 (2)

Đề cương ôn tập Văn 12 (2)

 Câu 1: Phân tích bài thơ giải đi sớm của HCM?

ĐÁP ÁN

 + Những ý chính cần phải phân tích được trong đề:

- cảnh đêm thu phương Bắc lúc tác giả bị giải đi

- Hình ảnh người tù vĩ đại trên con đường đi đày.

- cảnh rạng đông tráng lệ.

- Phong thái ung dung của nhà thơ.

=> Chỉ ra chất thép và chất tình.

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Văn 12 (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giải đi sớm 
 Câu 1: Phân tích bài thơ giải đi sớm của HCM?
đáp án
 + Những ý chính cần phải phân tích được trong đề:
- cảnh đêm thu phương Bắc lúc tác giả bị giải đi
- Hình ảnh người tù vĩ đại trên con đường đi đày.
- cảnh rạng đông tráng lệ.
- Phong thái ung dung của nhà thơ.
=> Chỉ ra chất thép và chất tình.
Mở bài:
HCM là vị lãnh tụ vĩ đại là danh nhân văn hoá thế giới, là nhà thơ lớn của dân tộc. Tháng 8 năm 42 Người sang TQ hội đàm, đi được nửa đường thì bị chính quyền TGT bắt giam. 
" mười bốn trăng tê tái gông cùm"- HCM đã vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình sáng tác tập thơ NKTT, trong đó có nhiều bài thơ hay. Giải đi sớm là tên chung của hai bài thơ số 42, 43 là những bài thơ tiêu biểu nhất của tập thơ, ghi lại một lần chuyển lao vô cùng gian khổ mà Bác đã trải qua và hơn nữa ta còn bắt gặp trong tác phẩm tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản. 
Thân bài
ý 1: Đọc bài tảo giải 1 ngay câu thơ mở đầu ta bắt gặp một cuộc chuyển lao diễn ra vào
 lúc nửa đêm về sáng:
Nhất thứ kê đề dạ vị lan
- Tiếng gà gáy một lần, đêm chưa tan trời chưa sáng thế mà Bác phải lên đường trong đêm thu sương rét buốt của phương Bắc. Tiếng gà gáy,âm thanh quen thuộc vang lên trên đất khách quê người, gợi lên trong lòng người tù biết bao nỗi niềm.
Nếu như câu thơ đầu là một thông báo hiện thực thì câu thơ thứ hai lại tràn đầy cảm xúc lãng mạn hướng về ánh sáng của trăng sao.
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san.
Trong nguyên tác từ "ủng" gợi lên một không khí ấm áp sinh động, và hai chữ " thu san" làm hiện ra hình ảnh đỉnh núi màu thu - một hình ảnh đầy chất thơ cổ điển. Trăng sao đã được nhân cách hoá. Chòm sao nâng vầng trăng vượt lên đỉnh núi mùa thu. Một nét vẽ tạo hình trong trạng thái động của thiên nhiên làm cho cảnh trăng sao càng trở nên hữu
 tình. Trên con đường chuyển lao Bác đã gặp lại trăng sao- người bạn tri kỉ của mình. đây là một nét vẽ rất tinh tế mang vẻ đẹp cổ điển, lấy cảnh để biểu biện tâm cảnh của nhân vật trữ tình: Nhà thơ- chinh nhân.
ý 2: 
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
 - ý thơ giúp ta cảm nhận được cảnh ngộ của người đi đày. Bác đã trải qua những ngày dài bị đày ải, phải đắp chăn giấy, áo quần rách tả tơi, thân hình tiều tuỵ, đôi chân mang nặng xiềnh xích, lê bước đi trước mũi súng của bọn lính áp giải. Từng trận, từng trận gío thu phuơng Bắc lạnh lẽo thổi vào mặt Bác. "Nghênh diện" gợi tả tư thế hiên ngang bất khuất của Bác trên đường đày khổ ải. các từ chinh nhân, chinh đồ, trận trận hàn, những tiếng ấy đã hoà nhịp với nhau tạo nên âm hưởng trầm hùng. 
ý 3: Phần 2 của bài thơ nói về cảnh rạng đông. cả đất trời bừng sáng. Trong khoảnh khắc, bầu trời từ màu trắng chuyển sang màu hồng. bao la một màu hồng. cảnh bình minh hiện lên vô cùng tráng lệ:
Phương đông bạch sắc dĩ thành hồng
u ám tàn dư tảo nhất không!
 ánh sáng chuyển hoá " bạch sắc"- " thành hồng" màu sắc tương phản đối lập hồng >< u ám, một đêm thu lạnh lẽo đã qua.
ý 4: hai câu cuối toát lên một phong thái, một cốt cách thi sĩ rất đẹp: 
Noãn khi bao la chùm vũ trụ
hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
- Hơi ấm bao la bao trùm cả vũ trụ rạng đông. Bỗng chốc hồn thơ của người đi đường càng thêm đượm nồng. Chinh nhân đã trở thành hành nhân. Bác như quên hết mọi đau khổ, lòng ấm lên, vui lên cùng cảnh vật, thi hưng dâng trào trong lòng. câu thơ tràn đầy cảm xúc.
Kết bài
 Tảo giải là bài hát đi đày của người chiến sĩ CM vĩ đại. Chân tay bị xiềng mà vẫn ung dung lạc quan Nó giúp ta khám phá vẻ đẹp hồn thơ HCM:
 Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu mắt mờ tóc bạc
mà thơ bay... cánh hạc ung dung.
 mới ra tù tập le o núi 
Câu 1: nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ
 ( vở học trên lớp)
Câu 2: Phân tích bài thơ mới ra tù tập ?
Đáp án:
Mở bài:
 ( Tham khảo mở bài của bài thơ giải đi sớm)
 Thân bài:
 Bài thơ này được ghi vào rìa một tờ báo TQ và gửi về VN với lời nhắn: Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác. ở bên này vẫn bình yên. Bài thơ không chỉ mang tính chất đưa tin một cách bí mật mà còn mang ý nghĩa như một văn kiện lịch sử của CM.
 ý1 Về phương diện thi ca bài thơ là một tác phẩm văn chương toàn bích thể hiện cốt cách thi sĩ HCM: Trong sáng, yêu thiên nhiên tha thiết, nặng tình với đất nứoc, bạn bè, đồng chí.
 Cảnh sắc thiên nhiên và bức tranh tâm cảnh thật đẹp: ( hai câu thơ đầu "Vân... trần"
 - Cảnh mây núi nhấp nhô, trập trùng và được nhân hoá trở nên hữu tình: Núi ấp ôm mây, mây ấp núi. Mây núi quấn quýt, bao bọc lấy nhau. Một câu thơ có 7 chữ vân, ủng, sơn được điệp lại hai lần gợi tả cảnh mây núi tầng tầng lớp lớp. 
câu 2: Tả lòng sông, mặt sông trong vắt, phắng lặng được ví như tấm gương không chút bụi mờ. Hai câu đầu bài thơ đã vẽ lên một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ hữu tình. Hình ảnh đó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng người, cho tình người. " lòng sông gương sáng bụi không mờ", phải chăng thiên nhiên đã được thanh lọc qua tâm hồn cao khiết tuyệt vời của Bác. Giang tâm là nhân tâm. Câu thơ trở thành biểu tượng cho tấm lòng nhân vật trữ tình dù gian khổ khó khăn vẫn không hề bị vẩn đục, trái lại càng trở nên trong sáng.
- Bút pháp tả cảnh theo lối chấm phá cổ điển một nét vẽ mây mềm mại, huyền ảo, núi hùng vĩ uy nghiêm, nước sông trong sáng... tác giả đã nói lên cái hồn của cảnh vật. 
ý 2: Hai câu 3, 4 nói lên nỗi lòng nhà thơ ngày đêm nhớ nước không nguôi ( trích thơ)
- Tây Phong Lĩnh là dãy núi chập trùng ở Liễu Châu TQ. Còn nam thiên là trời nam. hai địa danh ở hai phía chân trời.
- Bồi hồi" là tâm trạng bồn chồn không yên dạ. "Độc bộ" nghĩa là một mình bước đi, trong văn cảnh gợi lên sự lẻ loi, đơn độc. Càng leo núi cao lại càng bồi hồi, càng cảm thấy mình lẻ loi.
- Bác đã trải qua những năm dài bôn ba hải ngoại, đi tìm đường cứu nước, luôn trong lòng canh cánh nỗi nhớ thương với đầy: " đêm mơ nước ngày thấy hình của nước". Mỗi bước lên cao Người lại bồi hồi nhớ thương : Dao vọng nam thiên ức cố nhân.
 Dao vọng là, trông xa. ức cố nhân nghĩa là nhớ người xưa, nhớ bạn cũ.ở đây Bác nhớ bạn bè, đồng chí thân yêu. câu thơ 7 chữ nhưng nói được hai nỗi nhớ: Nhớ nước, nhớ bạn
Kết bài:Bài thơ mới ra tù tập leo núi thể hiện rất đẹp cảm hứng trữ tình và cảm hứng yêu nước. Mỗi câu, mỗi chữ, mỗi vần thơ đều dạt dào tình yêu tạo vật núi sông, mây trời, tình nhớ nước, nhớ bạn. Một cái ngóng xa, một nỗi bồi hồi lúc leo núi, một niềm mong nhớ bạn bè, tổ quốc... được diễn tả qua bài thơ tứ tuyệt mang màu sắc cổ điển, bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Ngày soạn: 06/02/09
 tuyên n gôn độc lập 
1/ Kiểm diện
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Học sinh vắng
12B
12G
2/ Nội dung
Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bản tuyên ngôn?
đáp án:
ý 1: Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 6/8 45 chủ tịch HCm từe chiến khu CM Việt Bắc về tới Hà Nội. Người đã soạn thảo bản truyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48 phố hàng Ngang. Ngày 30/8 Người đem đến phủ chủ tịch để các đồng chí đóng góp ý kiến. Ngày 2/9/45 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời nước VN dân chủ cộng hoà đọc bản tuyên ngôn độc lập.
- Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân đồng minh vào tước khí giới của quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.
ý : Mục đích sáng tác:
+ Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước VN dân chủ cộng hoà, khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN.
+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước VN.
+ Khẳng định ý chí của cả dân tộc VN kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc.
Câu 2: Giá trị văn học và giá trị lịch sử của bản tuyên ngôn?
ý 1: Giá trị lịch sử:
- Ngày 2/9/45, chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào tại quảng trường Ba Đình, HN. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc VN về quyền độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước. Chấm dứt hơn 80 năm nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
ý 2: Giá trị văn học:
- Tuyên ngôn độc lập là một áng văn yêu nước lớn lao của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập của dân tộc, gắn độc lập dân tộc với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của người VN. 
- Tuyên ngôn độc lập còn áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc.
 Câu 3: Bản tuyên ngôn độc lập của HCM được mở đầu như thế nào? hãy phân tích cách mở đầu ấy?
- Phát biểu suy nghĩ của mình về phần mở đầu của bản tuyên ngôn độc lập?
- Phân tích phần đầu của bản tuyên ngôn?
đáp án
 1/ Mở bài ( đặt vấn đề)
- Giới thiệu chung về tác giải và tác phẩm, phần mở đầu:
+TNĐL của HCM được đánh giá là một trong những áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận VN. Ngay ở phần mở đầu, tính chất mẫu mực ấy đã được thể hiện rõ không chỉ ở nội dung mà cả hình thức nghệ thuật chính luận.
2/ Thân bài ( giải quyết vấn đề)
ý 1: Hoàn cảnh ra đời và đặc trưng của văn chính luận
 - Hoàn cảnh ra đời ( đề 1)
- Đặc trưng của văn chính luận: tạo sức thuyết phục người đọc, nghe, hiểu tin, tán đồng, sẵn sàng hành động theo những gì mà người viết đề xuất. Muốn vậy tác phẩm chính luận phải có lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, khoa học, dẫn chứng phải xác đáng.
+ văn chính luận của HCM tạo ra sức thuyết phục lớn bởi giọng văn chính luận linh hoạt: Với kẻ thù thì hùng hồn giàu tính chiến đấu, nhưng với nhân dân thì thân mật, trữ tình. Đoạn mở đầu của bản tuyên ngôn đã thể hiện rõ đặc trưng văn chính luận HCM.
ý 2: cách mở đầu
 - Bản tuyên ngôn của HCM mở đầu bằng một câu văn ngắn gọn, giọng văn tha thiết " hỡi đồng bào cả nước"=> ý nghĩa: Xác định được đối tượng trực tiếp của bản tuyên ngôn => đồng bào cả nước; tạo được sự gần gũi giữa người nói và người nghe; Gợi không khí trang trọng thiêng liêng trước sự kiệnchính trị, văn hóa có bước ngoặt của dân tộc.
 - Sau đó Bác trích dẫn nguyên văn một đoạn của bản tuyên ngôn của nước Mĩ năm 1776 " Tất cả... hạnh phúc" và một đoạn của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1791 " người ta... quyền lợi". Nội dung này được xem như một chân lí bất di bất dịch, đó là cơ sở vững chắc để Bác đưa ra một luận điểm: " suy rộng ra...tự do". Đây là quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới và cũng là quyền bình đẳng của dân tộc VN. " suy rộng ra" thể hiện tư duy, lí luận sắc sảo của HCM: Từ một chân lí được cả nhân loại thừa nhận, tác giả đã phát triển thành một chân lí mới có quan hệ biện chúng, để khẳng định quyền chính đáng của các dân tộc, nước VN. Cuối cùng Bác đã khẳng định đanh thép: Đó là những lẽ phải mà không ai chối cãi được => Câu văn chuẩn mực, ngắn gọn như một chân lí muôn đời.
ý 3: ý nghĩa của cách mở đầu:
- Sự khéo léo của cuộc đấu tranh chính trị với kẻ thù.
+ Bác( người viết) đã thể hiện được sự tôn trọng, trân trọng những giá trị văn hóa của nhân loại ( Pháp, Mĩ)=> cách ững xử văn hóa của những tư tưởng vĩ đại.
+ Kín đáo cảnh cáo răn đe, nhắc nhở các thế lực xâm lược: xâm lược Vn là tự bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, phản bội lại tổ tiên=> phát huy tối đa thủ pháp: gậy ông đập lưng ông.
- Bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm tự hào dân tộc của Bác:
+ Đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau=> dân tộc VN ngang hàng với Pháp và Mĩ.
ý 4: Đánh giá ( lời bình của bản thân)
 - Phần mở đầu bản tuyên ngôn đã nêu ra được chân lí vĩnh cửu về quyền tự do, bình đẳng bác ái của dân tộc, quyền sống, hạnh phúc của mỗi con người.
 - Nội dung được diễn đạt thông qua hệ thống lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, khoa học, văn phong trong sáng, trang trọng. Chính vì thế là cho bản tuyên ngôn như một thứ vũ khí sắc bén, lợi hại trong cuộc đấu tranh chính trị với kẻ thù.
 - Giúp người đọc hiểu rõ mối quan hệ sâu sắc giữa sự nghiệp CM với sự nghiệp văn chương của HCM.
Câu 4: Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ phong cách văn chính luận: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn... hãy phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ điều đó?
đáp án
1/ Mở bài 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và lời nhận định.
2/ Thân bài
ý 1: Lí lẽ sắc sảo
- Trong tuyên ngôn độc lập lí lẽ sắc sảo thể hiện ở rất nhiều phần trong bài văn, song nó tập trung nhất ở phần đặt vấn đề ( thân bài của đề 3).
ý 2: lập luận sắc sảo
- HCM đã tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa các phần trong văn bản chính luận. Phần mở đầu đóng vai trò tạo nền tảng pháp lí vững chắc. Phần giải quyết vấn đề móc nối với phần đầu bằng các luận chứng đối lập.
- Người viết đã bộc lộ năng lực lập luận rất chặt chẽ và khoa học. Khi vacchj trần bản chất phi nghĩa của TDP, Bác đã đưa ra một hệ thống các luận cứ, đạp tan âm mưu đen tối của kẻ thù ( dẫn chứng: Pháp nói có công khai hóa ĐD... 80 năm... Nhật, kinh tế, chính trị...)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tot nghiep lop 12.doc