Giáo án Ngữ văn 12 tiết 22: Việt Bắc (Tố Hữu)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 22: Việt Bắc (Tố Hữu)

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức:

 + Nắm được những nét chính trong đường đời, đường CM, đường thơ của Tố Hữu.

 + Hiểu rõ nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu: Sự hòa quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc

- Về kĩ năng: HS rèn luyện kĩ năng nắm kiến thức khái quát.

- Giáo dục tư tưởng: HS có lòng yêu thích thơ văn CM và biết trân trọng yên thích thơ Tố Hữu.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo (tập thơ Tố Hữu, ), xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: phát vấn, tích hợp.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 22: Việt Bắc (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
VIỆT BẮC
(Tố hữu)
Tuần: 8
Tiết: 22
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: 
 + Nắm được những nét chính trong đường đời, đường CM, đường thơ của Tố Hữu.
 + Hiểu rõ nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu: Sự hòa quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc
- Về kĩ năng: HS rèn luyện kĩ năng nắm kiến thức khái quát.
- Giáo dục tư tưởng: HS có lòng yêu thích thơ văn CM và biết trân trọng yên thích thơ Tố Hữu.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo (tập thơ Tố Hữu,), xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: phát vấn, tích hợp.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy giới thiệu HCST bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng).
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ 1 (2, 3) và cho biết nội dung chính của đoạn thơ.
- Trong bài thơ “Tây Tiến” câu thơ nào gây ấn tượng với em nhất? Vì sao?
- Chân dung người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” được Quang Dũng khắc họa như thế nào?
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
- GV đọc bài thơ “Từ ấy” sau đó dẫn vào.
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tiểu sử
- Hãy nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu?
- Nhận xét, thông tin bổ sung.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chặng đường thơ của Tố Hữu.
- Hãy nhận xét chặng đường thơ và chặng đường CM có mối quan hệ như thế nào với nhau?
- Giới thiệu những tập thơ chính của Tố Hữu?
- Thông tin bổ sung: Tập thơ đạt giải văn học Asian nhân sinh nhật lần 72 của Tố Hữu.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu.
- Về phương diện nội dung, phong cách thơ Tố Hữu có những điểm gì đáng lưu ý?
- Vì sao nói thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị?
- Nhận xét, giảng khắc sâu.
- Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm nào?
Hoạt động : Hướng dẫn học sinh củng cố, kết luận.
- Hãy kể tên bảy tập thơ của Tố hữu theo thời gian sáng tác?
- Qua những chặn đường thơ của Tố hữu, và phong cách thơ Tố Hữu, em có nhận xét gì về con người Tố Hữu?
- Gợi ý HS làm bài tập.
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Về học bài, làm bài tập 1 (đề 2 trang 84).
- Giờ sau học Tiếng Việt “Luật thơ”
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS đóng tập sách lại.
- HS đọc nhanh phần I.
- Dựa vào bài soạn, HS giới thiệu. 
- Học sinh nhận xét
- Dựa vào SGK, HS giới thiệu nhanh.
- HS suy nghĩ, dựa vào SGK trả lời.
- Đóng tập sách lại
- Nhớ lại kiến thức đã học, kể tên.
- Học sinh đọc bài tập 1 (đề 2 trang 84).
Phần một: Tác giả
I. Vài nét về tiểu sử:
- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002).
- Quê: Tỉnh Thừa Thiên Huế - vùng đất thơ mộng trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
- Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn học.
- Sớm tham gia CM và hăng say hoạt động CM.
- Tố Hữu từng đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa, văn nghệ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
II. Đường Cách Mạng, đường thơ:
Những chặn đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó với những chặn đường CM của nhà thơ và của dân tộc Việt Nam.
 1. Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)
- Gồm 3 phần:
 + Máu lửa: Sáng tác trong thời kì mặt trận dân chủ.
 + Xiềng xích: Sáng tác trong thời gian bị giam.
 + Giải phóng: Sáng tác trong thời gia vượt ngục.
- Nội dung chính:
 + Cảm thông với những cảnh đời cơ cực.
 + Lòng yêu đời, khát khao tự do và ý chí kiên cường của người chiến sĩ.
 + ca ngợi thằng lợi của CM, niềm tin vững chắc vào nhân dân, vào chế độ mới
- Tác phẩm tiêu biểu: “Từ ấy”, “Tâm tư trong tù”, “Huế tháng tám”,
 2. Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954):
- Sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Nội dung chính:
 + Ca ngợi Đảng và Bác Hồ.
 + Ca ngợi anh vệ quốc quân, bà mẹ nộng dân, em liên lạc.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Lượm”, “Việt Bắc”, “Sáng tháng năm”,
 3. Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961):
- Sáng tác trong thời kì miền Bắc xây dựng CNXH.
- Nội dung chính:
 + Ca ngợi cuộc sống mới, con người mới.
 + Nỗi đau, tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt.
 + Ca ngợi những người kiên trung bất khuất.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Người con gái Việt Nam”, “Bài ca xuân 61”, “Mẹ Tơm”,
 4. Hai tập thơ “Ra trận” (1962-1971), “Máu và hoa” (1972-1977):
- Nội dung: Là khúc ca ra trận, là lời ca chủ nghĩa anh hùng CM. Khẳng định niềm tin, niềm tự hào vào dân tộc Việt Nam.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, “Tấm ảnh”, “Chiếc áo xanh”,
 5. Hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999):
- Nội dung: Chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Một tiếng đờn”, “Lạ chưa”, “Đêm cuối năm”,
III. Phong cách thơ Tố Hữu:
 1. Về nội dung:
* Thơ Tố Hữu mang chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.
- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn.
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
 2. Về nghệ thuật:
Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.
- Về thể thơ: Tố Hữu tiếp thu tinh hoa của phong trào thơ mới, của thơ thế giới cổ điển và hiện đại. Đặc biệt thành công khi vận mdu5ng thể thơ truyền thống: thể lục bát, thất ngôn,
- Về ngôn ngữ: sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ.
IV. Kết luận:
- Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn của một người chiến sĩ CM suốt đời phấn đấu hy sinh vì lí tưởng cao đẹp.
- Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa hai yếu tố CM và dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 22.doc