Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 1 đến 4

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 1 đến 4

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM T8- 1945 ĐẾN

 HẾT THẾ KỶ XX

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 -Nắm được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ sau

 CM T8 qua 2 giai đoạn: 1945- 1975 và từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX.

 - Nắm được các thành tựu của văn học 1945- 1975 (Thực hiện xuất sắc n/v.)

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu kiểu bài khái quát thông qua thao tác phân tích

 tổng hợp.

3. Thái độ: Trân trọng những thành quả NT của thế hệ đi trước và bồi dưỡng lòng

 yêu nước.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về 2 giai đoạn văn học

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích, tổng hợp- thảo luận nhóm

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Tiết 1	 Ngày soạn: 23/8/08
	Ngày giảng: 25/8/08
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM T8- 1945 ĐẾN 
	HẾT THẾ KỶ XX
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 -Nắm được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ sau 
	 CM T8 qua 2 giai đoạn: 1945- 1975 và từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX.
	- Nắm được các thành tựu của văn học 1945- 1975 (Thực hiện xuất sắc n/v..)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu kiểu bài khái quát thông qua thao tác phân tích 
	tổng hợp.
3. Thái độ: Trân trọng những thành quả NT của thế hệ đi trước và bồi dưỡng lòng 
	yêu nước.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về 2 giai đoạn văn học
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	Vấn đáp- phân tích, tổng hợp- thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào phần mở đầu (sgk) và cho biết những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử của XH Việt Nam từ 1945- 1975?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- CMT8 thành công mở ra 1 kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do.
- Nền VH mới ra đời, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng nên đã thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm.
- Hình thành kiểu nhà văn mới: nhà văn- chiến sĩ
- Đất nước trãi qua nhiều sự kiện lớn: xây dựng c/s mới, chống TDP và đế quốc Mỹ
- Hình thành những tư tưởng, tình cảm rất riêng
- Do ảnh hưởng của chiến tranh nên nền VH có đặc điểm riêng.
GV: Nhấn mạnh thêm: Đây là nền VH gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, gắn liền với nhiệm vụ chính trị lớn lao và cao cả, gợi lại không khí sôi động của XH:
“Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước 
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
GV: Cho lớp thảo luận theo nhóm 
- Nhóm 1: Nền VH phục vụ CM, cổ vũ chiến đấu
- Nhóm 2: Nền văn học hướng về đại chúng
- Nhóm 3: Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và lãng mạn.
* Nhóm 1: Thảo luận cử đại diện trình bày theo câu hỏi của GV đưa ra
H: Tại sao nói nền VH 1945- 1975 là nền VH phục vụ CM và cổ vũ chiến đấu? 
HS: Đại diện nhóm trình bày
- Phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt của dân tộc ta với TDP và đế quốc Mỹ, thống nhất, có mục đích là phục vụ CM, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Đối tượng phản ánh là những người làm CM
H: Đặc điểm này của văn học được thể hiện như thế nào? Em hãy phân tích làm rõ?
- Theo sát từng mục tiêu chính trị, nhiệm vụ chính trị, cụ thể là: ca ngợi CM T8, phục vụ cuộc chiến đấu (46-54), ca ngợi thành tựu xây dựng XHCN ở miền Bắc, phục vụ cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam.
- Xây dựng nhân vật trong VH tiêu biểu cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Con người trong VH chủ yếu là con người của LS, được đánh giá ở p.diện phẩm chất chính trị, tinh thần CM, lí tưởng, thái độ với CNXH
- Tình cảm trong quan hệ cá nhân phải được đặt trong quan hệ cộng đồng:
“Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha, như vợ như chồng
Ôi! Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngon núi con sông”
- Con người đẹp nhất là: anh bộ đội, cô thanh niên xung phong, dân quân du kích
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận
* Nhóm 2 thảo luận và cử đại diện trình bày theo câu hỏi của GV đưa ra.
H: Nền văn học hướng về đại chúng là nền VH như thế nào? Em hãy chứng minh và cho VD minh họa?
HS: Đại diện nhóm trình bày
- Quần chúng vừa là đối tượng, vừa là bạn đọc, vừa là lực lượng s/tác.
VD: Đôi mắt – Nam Cao
 Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên
" CM, k/c đã làm thay đổi nhận thức của nhiều nhà văn về N/dân, về đất nước, họ đã có những quan niệm mới mẽ về n/dân, về đất nước đó là: Đất nước của nhân dân
- Vận động theo xu hướng CM, VH có nhiệm vụ p/á sự đổi đời, sự thức tỉnh, tinh thần giác ngộ của nhân dân
VD: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
 Vợ nhặt của Kim Lân
 Mùa lạc của Nguyễn Khải
" VH đã quan tâm, miêu tả số phận và cuộc đời bất hạnh, quá trình giác ngộ đứng lên của người nông dân nghèo bị áp bức, hình thành con đường giải phóng cho họ.
H: Nền VH của ta là nền VH mang tính nhân dân sâu sắc, điều đó được thể hiện ntn trong đ/sống VH?
- Lực lượng s/tác: được bổ sung những cây bút trong nhân dân.
- Nội dung s/tác: p/á đ/sống nhân dân, tâm tư, khát vọng, nỗi bất hạnh, phát hiện khả năng và phẩm chất của người lao động, x/dựng hình tượng quần chúng CM.
- Nghệ thuật: giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, gần gủi với nd
GV: Bổ sung, chọn một bài thơ chứa đựng những tư tưởng trên đọc để minh họa (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Hoặc câu thơ;
“Ôi nhân dân, một nhân dân như thế
Con nguyện lại hi sinh nếu được sống hai lần”
"muốn được như vậy thì nhà văn phải gắn bó với n/dân lao động, phải có nhận thức đúng đắn về họ như tâm nguyện của Xuân Diệu:
“Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu”
* Nhóm 3 thảo luận, cử đại diện trình bày theo câu hỏi của GV đặt ra.
H: Thế nào là khuynh hướng sử thi? Tại sao VH g/đoạn này chủ yếu mang khuynh hướng sử thi?
HS: Đại diện trình bày
- Khuynh hướng sử thi: đòi hỏi t/phẩm VH tái hiện được những mốc LS q/trọng của đất nước, x/dựng n/vật mang cốt cách của cả cộng đồng, ngôn ngữ mang đậm p/c sử thi, thể hiện cảm hứng anh hùng ca và giàu tính ước lệ.
- Vì: dân tộc ta phải đương đầu với kẻ thù mạnh hơn ta nhiều, vậy nên nền VH ra đời trong hoàn cảnh ấy phải thể hiện ND yêu nước, CN anh hùng là tất yếu.
+ Ghi lại những tấm gương anh hùng.
+ Con người phơi phới đẹp trong tư thế hiện tại và có cả sức mạnh truyền thống.
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
H: Thế nào là cảm hứng lãng mạn? Vì sao VH g/đoạn này lại hướng về tương lai với nềm vui và chiến thắng? Hãy giải thích và chứng minh?
- Khẳng định lí tưởng của c/s mới, vẽ đẹp con người mới, ca ngợi CN anh hùng CM.
- VD: chị Sứ- Hòn Đất- Anh Đức
 Nguyệt- Mảnh trăng cuối rừng- NMC
GV: Nhận xét, kết luận
H: Văn học 45- 75 đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử, em hãy chứng minh và làm rõ vấn đề trên? 
HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu
- Thực hiện được nhiệm vụ: NT là phải tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu và hi sinh của nhân dân.
- Văn nghệ luôn luôn phải là tiếng kèn xung trận, phải là tiếng trống thúc quân 
GV: Lấy một số VD làm rõ.
A. Khái quát VHVN từ CM T8- 1945 đến 1975:
I. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa:
- CM T8 thành công " mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.
- Nền VH mới ra đời đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Hình thành kiểu nhà văn mới: 
 Nhà văn- chiến sĩ
- Đất nước trãi qua nhiều sự kiện lớn
- Hình thành những tư tưởng, tình cảm riêng.
- Nền VH có đặc điểm riêng.
II. Những đặc điểm cơ bản:
1. Nền VH phục vụ CM, cổ vũ chiến đấu:
* Giải thích:
- Nội dung: p/á cuộc k/c ác liệt của d/tộc: chống P và M
- Mục đích: phục vụ CM
- Thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
* Biểu hiện:
- Theo sát từng mục tiêu chính trị, nhiệm vụ chính trị.
- Xây dựng nhân vật trong VH tiêu biểu cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Đánh giá con người dựa trên p.diện: phẩm chất chính trị, tinh thần CM, lí tưởng, thái độ với CNXH
- Tình cảm của con người phải được đặt trong q/hệ cộng đồng.
- Con người đẹp nhất là: anh bộ đội, cô thanh niên xung phong
2. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Quần chúng vừa là đối tượng s/tác, vừa là bạn đọc, vừa là lực lượng s/tác.
VD: Đôi mắt của Nam Cao
 Tiếng hát con tàu của CLV
- Vận động theo xu hướng CM, VH có nhiệm vụ p/á sự đổi đời, sự thức tỉnh, tinh thần giác ngộ của nhân dân.
VD: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
 Mùa lạc của Nguyễn Khải
 Vợ nhặt của Kim Lân
- Nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc.
3. Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
a. Khuynh hướng sử thi: là khuynh hướng vươn tới những cái lớn lao, phi thường qua những hình ảnh tráng lệ.
VD: “Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương, tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn”
" cái đẹp cá nhân mang ý thức công danh.
Hay 
“ Còn một giọt máu tươi còn đập mãi”
 (Người con gái VH- TH)
" tính cách, tình cảm phi thường
Hoặc
 “ Ôi! Việt Nam từ trong biển máu
 Người vươn lên như một thiên thần”
" giọng điệu ngợi ca, trang trọng
b. Cảm hứng lãng mạn: là hướng về tương lai với niềm vui và chiến thắng
II. Những thành tựu cơ bản và 1 số hạn chế của VH g/đoạn 45- 75:
1.Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử. 
Đảng đã đánh giá: “VH giai đoạn này xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền VH chống đế quốc trong thời đai ngày nay”
 IV. Củng cố: HS khái quát lại các đặc điểm cơ bản của VH giai đoạn 45- 75
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn phần tiếp theo của bài: Khái quát VHVN
Tiết 2	 Ngày soạn: 23/8/08
	Ngày giảng: 25/8/08
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM T8- 1945 ĐẾN 
	HẾT THẾ KỶ XX
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	Hiểu và nắm được những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học 
	giai đoạn 1945- 1975.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu kiểu bài khái quát thông qua thao tác phân tích 
	tổng hợp.
3. Thái độ: Trân trọng những thành quả NT của thế hệ đi trước và bồi dưỡng lòng 
	yêu nước.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về 2 giai đoạn văn học
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 Vấn đáp- phân tích, tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích những đặc điểm cơ bản của văn học 45- 75?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Truyền thống yêu nước mang đặc điểm như thế nào ở văn học thời kì này? Phân tích và chứng minh bằng các VD?
HS: Chẩn bị cá nhân, phân tích, cm.
- Yêu nước là thể hiện quan niệm, thái độ, hành động, tình cảm của con người đối với đất nước, cụ thể là:
+ Yêu quê hương, làng xóm, gắn bó với con người.
+ Tự hào về quê hương, truyền thống d/tộc.
+ Có hành động thiết thực
- Tầng lớp văn nghệ sĩ đã nhận thức được một cách sâu sắc: Đất nước là nhân dân, là máu xương của mình, từ đó khơi sâu vào truyền thống yêu nước bằng các t/phẩm.
- VD: Cảnh rừng Việt Bắc- HCM
 Đất nước- N Đ T
 Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm
 Việt bắc – TH
GV: Bổ sung, giảng rõ, kết luận
H: Thế nào là CN anh hùng? Viết về v/đề này VH viết ntn? Cho VD minh họa?
HS: làm việc cá nhân, phát biểu
- Khi đất nước có giặc, yêu nước được biểu hiện bằng hành động, đó là CN anh hùng, cụ thể là:
+ Không sự giặc
+ Dám đánh giặc
+ Quyết thắng giặc
+ Sẳn sàng xả thân vì sự nghiệp cứu nước.
+ Có tinh thần quốc tế cao cả
- Viết về CN anh hùng, VH chuyển tải đ/s con người ở 2 p. diện: chiến đấu và lao động sản xuất.
VD: 
“Khi đất nước bước vào mùa chống Mỹ
Tuổi thanh xuân nghĩa là tuổi anh hùng”
GV: Giảng rõ các VD để minh họa.
H: Em hãy p/ tích làm nổi bật đặc điểm của CN nhân đạo trong VH 45- 75 ?
GV: Gợi ý, định hướng
HS: Phân tích, cho ý kiến
Hướng về nhân dân lao động: diễn tả nỗi khổ đau của ND trong XH cũ, phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của họ như: cô Quyên, cô Chấm trong “Cái sân gạch” của Đào Vũ, Đào, Huân trong “Mùa lạc” của Ng/ Khải, miêu tả c/s cực khổ nhưng thật hạnh phúc vì đó được hiểu như là sự cống hiến.TY của con người là TY CM:
“Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu
Em xấu hổ thế cũng nhiều anh nhỉ
Rồi 2 đứa hôn nhau, hai đồng chí
Nắm tay nhau cho đến sớm mai”
 (Tố Hữu)
Hoặc:
“Anh hôn em, ôm cả khẩu súng trường trên vai em”
 (Nguyễn Đình Thi)
Hướng về ND L/Đ: VH khơi sâu mối căm thù giặc với P- M
“Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta”
GV: Bổ sung, nhận xét.
H: Em hãy đọc sgk và cho biết có những vấn đề nào về thành tựu NT đã được trình bày? Nêu những nét cơ bản và phân tích?
HS: Dựa vào các ND ở sgk nêu những nét cơ bản và phân tích, phát biểu ý kiến
* Thể loại: truyện, kí, thơ, kịch
" Phát triển rất toàn diện và phong phú.
* Phẩm chất thẩm mỹ:: có nhiều thành tựu
- Viết về mẹ: yêu nước vô cùng, thương con vô hạn như: bà Bầm, bà Bủ, mẹ Tơm, mẹ Suốtmang lại nhiều vẽ đẹp cho đ/sống.
- Viết về anh vệ quốc quân (Anh giải phóng quân) với cái đẹp đáng trân trọng đó là tinh thần dũng cảm, xả thân vì độc lập d/tộc.
- Viết về những cô gái thanh niên xung phong thì đưa vẽ đẹp thật của cuộc đời vào trang sách: 10 cô gái ngã ba đồng lộc, Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng
- Hướng về cội nguồn
* Phong cách nghệ thuật có p/c thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nguyễn Minh Châu, Quang Dũng, Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tườngđã tạo nên nét đa dạng trong p.c NT.
* Tác phẩm dài nhiều tập: đã dưng lên được bức tranh sinh động hoành tráng của LS CM và c/s chiến đấu của ND V/Nam.
* Lí luận phê bình: phát triển từ 1960 trở đi, chủ yếu là bảo vệ VH CM, phê phán những biểu hiện lệch lạc
GV: Nhận xét, bổ sung.
H: Hãy chỉ ra những hạn chế cơ bản của VHVN 45- 75? Phân tích những ng/nhân của sự hạn chế đó?
GV: Gợi ý, định hướng
HS: Phân tích
* Nội dung
* Nghệ thuật:
- Y/cầu NT bị hạ thấp(Thiên về nội dung)
- P/c, cá tính của nhà văn chưa được phát huy, nhà văn không có điều kiện phát triển sở trường, vốn sống, không có đ/kiện để lựa chọn đề tài
- Phê bình VH: thiên về tư tưởng c/trị coi nhẹ khám phá NT.
- Thơ mới: công ít tội nhiều
- Tùy bút, thơ: chỉ thấy rơi rớt lãng mạn tiểu TS
HS: Đọc sgk và nêu những nét cơ bản của vh vùng tạm chiếm
GV: Phân tích, làm rõ bằng 1 số VD
2. Những đóng góp về mặt tư tưởng:
a.Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng:
* Truyền thống yêu nước: 
Yêu nước là thể hiện quan niệm, thái độ, hành động, tình cảm của con người đối với đất nước.
* Chủ nghĩa anh hùng: khi đất nước có giặc, yêu nước phải biểu hiện bằng hành động, phải làm những việc không ai làm được, đó là chủ nghĩa anh hùng.
VD: Tây Tiến của Quang Dũng
 Dáng đứng Việt Nam- Lê Anh Xuân
Dấu chân người lính- NMC
b. Truyền thống nhân đạo:
Hướng về nhân dân lao động:
- Diễn tả nỗi khổ đau
- Phát hiện những phẩm chất tốt đẹp
- Miêu tả được hạnh phúc trong cái chung của n/d lao động.
- Khơi sâu mối căm thù giặc.
3. Những thành tựu về nghệ thuật:
Có 5 vấn đề về thành tựu nghệ thuật:
- Thể loại
- Phẩm chất thẩm mỹ
- Phong cách nghệ thuật
- Tác phẩm dài nhiều tập
- Lí luận phê bình
5. Một số hạn chế:
* Nội dung:
- Thể hiện con người và c/s đơn giản, xuôi chiều, phiến diện, công thức.(Nói nhiều đến thuận lợi hơn là khó khăn)
- Do nhận thức ẫu trĩ về g/c nên thể hiện vẽ đẹp con người giản đơn, sơ lược.(Con người chỉ có tính g/c không có tính nhân loại)
* Hạn chế về NT:
* Nguyên nhân:
- Hoàn cảnh chiến tranh
- Quan niệm đơn giản VH p/á h/thực
- Nhấn mạnh một chiều về chức năng giáo dục.
5. Sơ lược văn học vùng tạm chiếm:
a. Cơ sở XH để nhận diện VH:
* Từ 1946- 1954
* Từ 1954- 1975
b. Đánh giá: các xu hướng VH vùng tạm chiếm cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện và thấu đáo.
 IV. Củng cố: GV ra một số bài tập trắc nghiệm để củng cố bài học
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết tiếp theo.
Tiết 3	 Ngày soạn: 23/8/08
	Ngày giảng: 27/8/08
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM T8- 1945 ĐẾN 
	HẾT THẾ KỶ XX
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học giai đoạn từ năm 1975, đặc 
	biệt từ 1986 đến hết thế kỷ XX.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu kiểu bài khái quát thông qua thao tác phân tích 
	tổng hợp.
3. Thái độ: Trân trọng những thành quả NT của thế hệ đi trước và bồi dưỡng lòng 
	yêu nước.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về 2 giai đoạn văn học
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 Vấn đáp- phân tích, tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày cảm nhận của mình về mặt tư tưởng của văn học
	1945- 1975?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2
GV: Thuyết trình.
Nền VH phát triển trong hoàn cảnh đất nước đã thoát khỏi chiến tranh nên nhà văn có điều kiện, cơ hội đi khám phá những miền đất mới mà thời trước chưa có dịp nói đến.
H: Hãy nêu những đặc điểm chuyển biến của VH trong quá trình đổi mới?
GV: Gợi ý định hướng
HS: Chuẩn bị cá nhân, trình bày.
- Đất nước bước vào 1 kỷ nguyên mới nhưng gặp nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại.
- Đổi mới để tranh khỏi sự lạc hậu và chậm p/triển " yêu cầu bưc thiết, có ý nghĩa sống còn.
- Chuyển sang nền kt thi trường
- Nguyện vọng của nhà văn và người đọc đã khác trước: nhà văn không nhìn đơn giản, một chiều mà đa diện, góc cạnhngười đọc cần nhiều nhu cầu hơn trong đó có nhu cầu giải trí và nghiệm tâm linh
GV: Dẫn dắt
Nói tới đổi mới VH là đổi mới ý thức NT của đội ngũ nhà văn.
H: Hãy nêu những nét cơ bản của sự đổi mới về ý thức NT của các nhà văn trong g/đ VH này?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát, cho ý kiến. 
Họ đều thống nhất:
- Không thể viết như cũ: 
" các nhà văn tiêu biểu cho sự đổi mới ngay sau ĐH Đảng lần VI là Nguyễn Huy Thiệp, Trần Thùy Mai, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh
- Hiện thực không đơn giản một chiều
- Con người là một sinh thể phong phú, phức tạp cần khám phá.
- Nhà văn phải nhập cuộc bằng tư tưởng chứ không bằng nhiệt tình, tìm tòi, sáng tạo hoặc kinh nghiệm.
- Độc giả là người giao lưu, đối thoại, bình đẳng.
- Sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà quyết tâm là cái tâm + cái tài, cái thiện + cái đẹp.
GV: Hướng dẫn HS lập bảng thống kê về thành tựu VH ở mặt thể loại.
Thể loại
Tác giả, tác phẩm
HS: Dựa vào sgk thống kê
H: Nội dung và NT trong VH g/đ này có sự đổi mới như thế nào? Hãy phân tích làm rõ?
GV: Gợi ý, định hướng
HS: phân tích, khái quát
- Đổi mới trong quan niệm về con người: sau 1975 con người được nhìn nhận ở p.diện cá nhân và trong quan hệ đời thường. Đồng thời còn được nhìn nhận ở nhu cầu bản năng và p.diện tâm linh.(Con người trước 1975: con người LS, nhân vật sử thi, chú ý đến phẩm chất tinh thần.)
- Nghệ thuật: Cảm hứng thế sự tăng mạnh, sử thi LM giảm dần, VH quan tâm tới cá nhân, nội tâm được khai thác sâu hơn, s/dụng bút pháp hướng nội, chú ý đến đời tư, giọng điệu ngôn ngữ gắn với đời thường.
GV: Thuyết trình, phân tích.
GV: Hướng dẫn, gợi ý giải bài tập
HS: Chuẩn bị cá nhân, làm bài tập
B. Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX: 
I. Những chuyển biến đầu tiên của nền VH trên đường đổi mới:
- Đất nước bước vào một kỷ nguyên mới nhưng có nhiều thử thách và khó khăn.
- Yêu cầu đổi mới là cần thiết, có ý nghĩa sống còn.
- Ktế chuyển sang cơ chế thi trường.
- Nguyện vọng của nhà văn và người đọc đã khác trước.
II. Thành tựu và hạn chế của VH 1975 đến hết TK XX:
1. Đổi mới về ý thức NT:
- Không thể viết như cũ: Vì
 + Hiện thực không đơn giản 1 chiều
 + Con người là một sinh thể phong phú, phức tạp cần khám phá.
- Nhà văn phải nhập cuộc bằng tư tưởng.
- Độc giả tiếp nhận bằng giao lưu, đối thoại, bình đẳng
- Sự thức tỉnh ý thức cá nhân.
2. Thành tựu về thể loại:
- Truyện ngắn và tiểu thuyết
- Thơ ca
- NT sân khấu
- Lí luận phê bình văn học
3. Đổi mới về nội dung và nghệ thuật:
- Thể hiện sự chuyển biến trong quan niệm về con người
- Nghệ thuật: thay đổi cảm hứng, hướng khai thác, bút pháp, giọng điệu, ngôn ngữ.
4. Hạn chế:
- KT thị trường có tác động tiêu cực đến một số nhà văn, nhà báo: chạy theo thị hiếu thấp kém
- Sáng tác VH trở thành một thứ hàng hóa để câu khách.
- Vậy nên, đã có những biểu hiện của sự xuống cấp trong s/tác và phê bình VH. 
III. Bài tập nâng cao:
- Chất sử thi và cảm hứng LM trong “Chiếc lược ngà”: " quan hệ gia đình, tình cảm cha con, tình đồng đội
- “Lặng lẽ Sa Pa”: " phẩm chất của con người trong lao động XD đất nước.
 IV. Củng cố: Thành tựu và hạn chế của VH 1975- TK XX.
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập- chuẩn bị: NLXH- NLVH
Tiết 4	 Ngày soạn: 28/8/08
	Ngày giảng: 29/8/08
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	-Phân biệt được nghị luận văn học và nghị luận xã hội ở các phương diện: 
	 đặc điểm, yêu cầu và các dạng đề quen thuộc.
2. Kỹ năng: Biết cách nhận diện, phân tích một bài văn NL theo đặc điểm và yêu 
 cầu nêu trên.
3. Thái độ: Có ý thức viết và vận dụng đúng thể loại, chủ động, sáng tạo
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK 
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 Vấn đáp- giảng- luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Cho HS đọc sgk
H: Thế nào là văn nghị luận? Phân tích vài trò của văn nghị luận?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến
- Khái niệm:
- Vai trò: 
+ Đây là thể loại văn truyền thống, có tác dụng to lớn trong trường kì LS dựng và giữ nước
VD: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn
 Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
 Xin lập khoa luật của Ng- Trường Tộ
 Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh.
+ Phản ánh tinh thần, tư tưởng, ý chí, khát vọng của cả dân tộc " lòng yêu nước, tinh thần tự hào d/tộc, ý chí không có gì quý hơn độc lập, tự do, hạnh phúc gắn liền với khát vọng hòa bình, Xd quốc gia hùng mạnh và coi trọng người hiền tài.
+ Phản ánh nhận thưc thẩm mỹ của cha ông ta về VHNT.
H: Hãy trình bày các dạng đề của văn nghị luận? Cho VD minh họa?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu ý kiến.
* Nghị luận xã hội: là những bài văn bàn về các vấn đề XH- chính trị.
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
VD: Sgk
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
VD: “Rất nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức XH đang đón các trẻ lang thang, cơ nhỡ về nuôi, dạy”. Ý kiến của anh chị như thế nào về vấn đề này?
- Một vấn đề XH đặt ra trong tác phẩm văn học. 
* Nghị luận văn học: bàn về các vấn đề VC- nghệ thuật
- Nghị luận về thơ.
- Nghị luận về văn xuôi.
- Nghị luận về một ý kiến văn học 
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Giải bài tập.
I. Tìm hiểu chung:
1. Nghị luận và vai trò của văn NL:
* Khái niệm: Nghị luận là thể loại sử dụng ngôn ngữ chính luận với những lí lẽ, dẫn chứng, cách lập luận chặt chẽ thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan điểm, thái độ của người viết trước c/s XH và VH.
* Vai trò:
- Phản ánh tinh thần, tư tưởng, ý chí, khát vọng của cả dân tộc.
- Phản ánh nhận thức thẩm mỹ của cha ông ta về VHNT.
2. Các dạng của văn nghị luận:
a. Nghị luận xã hội: Bàn về các vấn đề xã hội- chính trị.
b. Nghị luận văn học: Bàn về các vấn đề văn chương – nghệ thuật.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Liệt kê một số tác phẩm NL tiêu biểu cho NLVH và NLXH?
2. Bài tập 2: Tìm các dạng đề?
 IV. Củng cố: - Cần nắm vững đối tượng và đặc điểm của 2 loại: NLXH, NLVH
 - Nắm dạng đề và đặc điểm của các dạng đề.
V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập- chuẩn bị: Tuyên ngôn độc lập

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 12 nang cao.doc