Giáo án Ngữ văn 12 tiết 28, 29: Đất nước (trích “ trường ca mặt đường và khát vọng”) Nguyễn Khoa Điềm

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 28, 29: Đất nước (trích “ trường ca mặt đường và khát vọng”) Nguyễn Khoa Điềm

ĐẤT NƯỚC (Trích “ Trường ca Mặt đường và khát vọng”)

Nguyễn Khoa Điềm

Tiết theo phân phối chương trình: 28 – 29 Đọc văn

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

BÀI 1: ĐẤT NƯỚC (Trích “ Trường ca Mặt đường và khát vọng”)Nguyễn Khoa Điềm

1. Kiến thức:

- Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, giữ gìn.

- Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuện, suy tư.

3. Tư tưởng. tình cảm: bồi dưỡng tình yêu văn hóa, văn học của dân tộc.

BÀI 2: Đọc thêm: ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Đình Thi)

1. Kiến thức:

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1490Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 28, 29: Đất nước (trích “ trường ca mặt đường và khát vọng”) Nguyễn Khoa Điềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần:10	Ngày soạn: 18/10/2010
ĐẤT NƯỚC (Trích “ Trường ca Mặt đường và khát vọng”)
Nguyễn Khoa Điềm
Tiết theo phân phối chương trình: 28 – 29 Đọc văn
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
BÀI 1: ĐẤT NƯỚC (Trích “ Trường ca Mặt đường và khát vọng”)Nguyễn Khoa Điềm
1. Kiến thức:
- Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, giữ gìn.
- Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuện, suy tư.
3. Tư tưởng. tình cảm: bồi dưỡng tình yêu văn hóa, văn học của dân tộc.
BÀI 2: Đọc thêm: ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Đình Thi)
1. Kiến thức:
- Từ mùa thu hiện tại nhớ về mùa thu trong quá khứ.
- Niềm vui sướng, tự hào được làm chủ đất nước và sức mạnh vùng dậy của đất nước.
- Thơ giàu nhạc điệu, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Tư tưởng, tình cảm: tự hào về truyền thống của ông cha.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. ỔN ĐỊNH LỚP:P: .K:..
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)
	Kiểm tra vở soạn của HS
3. BÀI MỚI:
* Giới thiệu bài mới: Thơ ca giai đoạn 1945- 1975 có nhiều sáng tác đặc sắc về đề tài đất nước như: Đất nước (Nguyễn Đình Thi) , Mũi Cà Mau (Xuân Diệu)...và trường ca “mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm) là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài này.
* Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, bình giảng
* Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, chân dung tác giả, tài liệu chuẩn
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
CH1: Phần tiểu dẫn cho ta biết thông tin gì về tác giả?
GV cho HS xem chân dung tg
HS đọc bài thơ
CH2: Em hãy nêu vị trí và bố cục của đoạn trích?
CH3: bài thơ được viết theo đề tài gì? Được viết trong hoàn cảnh ntn?
* Suy nghĩ, tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ, sự thể hiện hình tượng đất nước của bài thơ.
CH3: cảm xúc chủ đạo của đoạn trích?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu VB
*Trao đổi nhóm: phân tích vẻ đẹp của những từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, cấu tứtrong bài thơ và mỗi khổ thơ.
GV cho HS thảo luận câu hỏi để tìm hiểu phần 1.
CH4: Sự cảm nhận của tác giả về cội nguồn ĐN?
CH5: Tác giả đã cảm nhận về ĐN trên các phương diện nào? Cách cảm nhận của tg có gì khác so với các nhà thơ khác?
CH6: Em hãy nêu MQH giữa ĐN và mỗi con người?
GV bình giảng
* Phân tích , so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ, đoạn thơ, chất chính luận và chất trữ tình của bài thơ, về sự thể hiện tư tưởng “ĐN của ND”
CH7: Phần sau của đoạn trích, tg tập trung làm nổi bật tư tưởng : “ĐN của ND”. Tư tưởng ấy đã đem đến những phát hiện sâu và mới mẻ của tg về ĐN về địa lí, VH,của nước ta ntn?
CH8: Tư tưởng "Đất nước của nhân dân" được tác giả cảm nhận như thế nào? 
CH9: Em có nhận xét gì về những cảm nhận ấy của tác giả? 
CH10: Tại sao tác giả không tìm đến những gì thuộc về Đất Nước hiện đại ngày nay? 
CH11: Nhà thơ thức tỉnh tuổi trẻ như thế nào? 
CH12: đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
CH12: Ý nghĩa của văn bản?
CH13: Nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu bài “Đất Nước “ (Nguyễn Đình Thi)
 Yªu cÇu häc sinh ®äc phÇn tiÓu dÉn 
CH12: Nªu vµi nÐt vÒ t¸c gi¶ NguyÔn §×nh Thi ? 
CH13: Hoµn c¶nh ra ®êi cña bµi th¬?
CH14: Bè côc cña bµi th¬? 
CH15: Néi dung cña bµi th¬ ë phÇn ®Çu ®Ò cËp ®Õn vÊn ®Ò g×? NhËn xÐt nh÷ng yÕu tè nghÖ thuËt lµm nªn thµnh c«ng cña bµi th¬? 
CH16: Téi ¸c cña kÎ thï ®­îc kh¾c ho¹ qua nh÷ng chi tiÕt nµo? 
CH17: Th¸i ®é cña ng­êi d©n ViÖt Nam tr­íc téi ¸c cña qu©n x©m l­îc
CH18: §¸nh gia chung vÒ nghÖ thuËt vµ néi dung cña bµi th¬? 
CH19: Ý nghĩa của văn bản?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- NKĐ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư, cảm xúc dồn nén.
2. Tác phẩm : Trường ca Mặt đường khát vọng
- Đề tài : Đất nước
- Hoàn cảnh sáng tác : (SGK)
3. Đoạn trích :
- Vị trí : Phần đầu chương V của trường ca, thể hiện tư tưởng “ĐN của ND” 
- Bố cục : 2 phần
+ Phần 1 : từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” : Cảm nhận chung về hình tượng ĐN
 +Phần hai: (còn lại) Tư tưởng ĐN của ND
II. Đọc hiểu:
1. Phần một: Nêu cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.
- Nguồn gốc đất nước: ĐN có từ xa xưa, khó xác định, lí giải. 
- ĐN được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người.
- ĐN là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.
 -Trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước:
 Trách nhiệm, bổn phận đối với đất nước cũng chính là trách nhiệm đối với bản thân
2. Phần hai: Tư tưởng “ĐN của nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước.
a. Từ không gian địa lí:
- Tg nhìn non sông ĐN trong vẻ đẹp của đời sống tâm hồn ND .
- Mỗi địa danh, mỗi di tích gắn vói đời sống ND, chính ND dựng nên ĐN này .
b. Từ thời gian lịch sử:.Nhân dân là người đã làm ra, giữ gìn và phát triển ĐN
 Không ca ngợi các triều đại cũng không nói tới các anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nói tới một "nhân dân vô danh" đã làm nên đất nước.
c. Từ bản sắc văn hóa :
- Định nghĩa về đất nước thật giản dị và cũng thật độc đáo bởi vẻ đẹp tinh thần của nhân dân hơn đâu hết tìm thấy trong những sáng tạo tinh thần.
- Vẻ đẹp của văn hóa dân gian, vẻ đẹp của tâm hồn Việt Nam.
è Nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.
3. Nghệ thuật
- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
- Giọng thơ biến đổi linh hoạt.
- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
III. Tổng kết:
1. Ý nghĩa văn bản: một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Nội dung: Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, giữ gìn.
3. Nghệ thuật: Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
IV.Đọc thêm: ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Đình Thi)
1. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả: (SGK)
b. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:( SGK)
2. Đọc hiểu:
a. Bảy câu đầu: Mùa thu gợi nhớ
- Mùa thu HN trước CMT8: sáng mát trong, hương cốm mới, chớm lạnh,
- Nhân vật trữ tình thoáng nỗi buồn, lưu luyến nhưng vẫn quyết tâm ra đi.
b. Mùa thu hiện tại:
- Mùa thu CM đem đến niêm vui cho con người.
- Nhân vật trữ tình gắn bó với vận mệnh của dân tộc, vui buồn cùng đất nước.
c. Sức mạnh vùng lên của đất nước: 
- Sức mạnh của dân tộc được dồn nén, tích tụ đã quật khởi vùng lên.
- sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước, lí tưởng.
d. Nghệ thuật: thơ giàu chất nhạc, hình ảnh, cảm xúc.
3. Tổng kết:
a. Ý nghĩa văn bản: từ mùa thu của TN, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người được làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc.
b. Nội dung: Từ mùa thu hiện tại nhớ về mùa thu trong quá khứ. Niềm vui sướng, tự hào được làm chủ đất nước và sức mạnh vùng dậy của đất nước.
c. Nghệ thuật: Thơ giàu nhạc điệu, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.
4. CỦNG CỐ: Tư tưởng “ĐN của ND” được thể hiện ntn trong bài “ĐN” (NKĐ)? Tự nhận thức về tình yêu đất nước của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, qua đó rút ra bài học cho cá nhân.
5. DẶN DÒ: 
* Học bài cũ: Học bài, làm BT, trình bày cảm nhận của anh (chị) về những câu thơ thể hiệnt ư tưởng “ĐN của ND”. 
* Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Luật thơ”
	- Đọc SGK và trả lời câu hỏi ở SGK
	- Phân tích các yếu tố: tiếng , vần, nhịp, hài thanh của một số đoạn thơ.
	- Xem trước các bài tập ở SGK.
	- Ôn lại lí thuyết ở tiết trước.
6. RÚT KINH NGHIỆM : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docDAT NUOC(1).doc