Giáo án Ngữ văn 12 tiết 47, 48: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? ( trích – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 47, 48: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? ( trích – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?

( Trích – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG)

I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

- Thấy được tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với sông Hương, xứ Huế;

- Hiểu được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí.

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thể kí văn học theo đặc trưng thể loại.

- Rèn kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo

3. Thái độ:Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước

II. TRỌNG TÂM:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Hue thân thương và đất nước.

- Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gơi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 47, 48: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? ( trích – Hoàng Phủ Ngọc Tường)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 47,48 Ngày dạy: 07 -12 -2010
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?
( Trích – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG)
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức	
- Thấy được tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với sông Hương, xứ Huế;
- Hiểu được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thể kí văn học theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo
3. Thái độ:Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước
II. TRỌNG TÂM:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước.
- Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gơiï cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu thể kí văn học theo đặc trưng thể loại.
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:
12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Hình ảnh người lái đò sông Đà được thể hiện như thế nào trong tùy bút Người lái đò sông Đà?
+Là vị chỉ huy “ cái thuyền sáu bơi chèo” trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc ( sóng, nước, đá, gió).
+ Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò thuần phục dòng sông
->Nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
* Nêu ý nghĩa văn bản Người lái đò sông Đà?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tạo tâm thế cho học sinh
Vào bài: Bên cạnh Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, ta còn có Hoàng Phủ Ngọc Tường.Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về nhà văn này qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
-GV: Nêu vài nét về tác giả? Thể loại? Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- GV: Nêu ví trí đoạn trích? Trình bày bố cục của đoạn trích?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- GV: Ở nơi khởi nguồn, sông Hương được miêu tả như thế nào? Tìm chi tiết minh họa.
-GV: Đến ngoại vi thành phố Huế, sông Hương được miêu tả như thế nào? Tìm chi tiết minh họa.
-GV: Đến giữa thành phố Huế, sông Hương được miêu tả như thế nào? Tìm chi tiết minh họa.
-GV: Trước khi từ biệt Huế, sông Hương được miêu tả như thế nào? Tìm chi tiết minh họa.
Tích hợp môi trường
Từ việc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp trầm lắng, lịch sử, văn hóa bao đời của sông Hương, chúng ta ý thức gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, những giá trị từ môi trường lịch sử – văn hóa
-GV: Tại sao nói dòng sông của lịch sử, thi ca?
-GV: Nêu vài nét về nghệ thuật của văn bản? Ý nghĩa văn bản?
I Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, tại Huế.
- Là một trí thức yêu nước, gắn bó mật thiết với xứ Huế.
- Có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực: chuyên về bút kí.
- Sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.
2. Tác phẩm:
a.Thể loại:	Bút kí
b. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Viết tại Huế ngày 04 - 01-1981, in trong tập sách cùng tên.
c. Vị trí đoạn trích:
- Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích học trong sách giáo khoa là phần thứ nhất.
d. Bố cục: 2 đoạn
- Từ đầu đến quê hương xứ sở: Thủy trình của Hương giang
+ Ở nơi khởi nguồn
+ Đến ngoại vi thành phố Huế
+ Đến giữa thành phố Huế
+ Trước khi từ biệt Huế
- Còn lại: Dòng sông của lịch sử và thi ca
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a.Thủy trình của Hương giang:
- Ở nơi khởi nguồn: sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính, là “bản trường ca của rừng già”, là “ cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại, là “ người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
- Đến ngoại vi thành phố: sông Hương như “ người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “ một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
- Đến giữa thành phố Huế: sông Hương như tìm được chính mình “ vui hẳn lên mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Nó có những đường nét tinh tế , đẹp như “điệu slw tình cảm dành riêng cho Huế”, như “ người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
- Trước khi từ biệt Huế: sông Hương giống như “ người tình dịu dàng và chung thủy”. Con sông “ như nàng Kiều trong đêm tình tự”, “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa
b. Dòng sông của lịch sử và thi ca:
-Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
- Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “ một người con gái dịu dàng của đất nước”
- Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.
2. Nghệ thuật:
- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu.
- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả.
3. Ý nghĩa văn bản:
Bài bút kí thể hiện những phát hiện , khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
4. Củng cố, luyện tập:
* Thủy trình của Hương giang được tác giả miêu tả như thế nào? + Ở nơi khởi nguồn
+ Đến ngoại vi thành phố Huế
+ Đến giữa thành phố Huế
+ Trước khi từ biệt Huế
* Ý nghĩa văn bản?
Bài bút kí thể hiện những phát hiện , khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
5. Hướng dẫn tự học: 
- Đối với bài học ở tiết này: Thủy trình của Hương giang?Tại sao nói dòng sông của lịch sử thi ca? Nghệ thuật? Ý nghĩa văn bản?
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
 Chuẩn bị bài: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp
 + Những khó khăn, nguy nan của nước Việt Nam mới trong những ngày đầu? Những quyết sách của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ như thế nào? Mối quan hệ giữa đất nước và nhân dân, lãnh tụ và quần chúng ra sao? Nghệ thuật của văn bản?
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docAi da dat ten cho dong song.doc