a. Các học viện
1. Học viện quốc phòng (Cầu Giấy – Hà Nội)
2. Học viện lục quân (TP Đà Lạt).
3. Học viện chính trị quân sự ( TX Hà Đông – Hà Tay).
4.Học viện hậu cần (Long Biên – Hà Nội).
5. Học viện kĩ thuật quân sự (từ năm 1991 được nhà nước cho mang thêm tên dân sự là trường đại học kĩ thuật Lê Quý Đôn – Nghĩa Đô – Hà Nội ).
6. Học viện quân y ( TX Hà Đông – Hà tay).
7. Học viện khoa học quân sự (tên cũ là trường đại học ngoại ngữ quân sự, Từ Liêm – Hà Nội ).
8. Học viện hải quân (TP Nha Trang – Khánh Hoà).
9. Học viện phòng không – không quân (do học viện không quân và học viện phòng không hợp nhất năm 1999 – Thanh Xuân - Hà Nội ).
10. Học viện biên phòng
MỞ ĐẦU Công an nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam là hai lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước, giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là lực lượng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. NỘI DUNG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI,CÔNG AN VÀ TUYỂN SINH ĐÀO TẠO I. NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI VÀ TUYỂN SINH QUÂN SỰ 1. Hệ thống nhà trường quân đôi a. Các học viện 1. Học viện quốc phòng (Cầu Giấy – Hà Nội) 2. Học viện lục quân (TP Đà Lạt). 3. Học viện chính trị quân sự ( TX Hà Đông – Hà Tay). 4.Học viện hậu cần (Long Biên – Hà Nội). 5. Học viện kĩ thuật quân sự (từ năm 1991 được nhà nước cho mang thêm tên dân sự là trường đại học kĩ thuật Lê Quý Đôn – Nghĩa Đô – Hà Nội ). 6. Học viện quân y ( TX Hà Đông – Hà tay). 7. Học viện khoa học quân sự (tên cũ là trường đại học ngoại ngữ quân sự, Từ Liêm – Hà Nội ). 8. Học viện hải quân (TP Nha Trang – Khánh Hoà). 9. Học viện phòng không – không quân (do học viện không quân và học viện phòng không hợp nhất năm 1999 – Thanh Xuân - Hà Nội ). 10. Học viện biên phòng b. Các trường Sĩ quan, trường Đại học, Cao đẳng 1. Sĩ quan Lục quân I - Trường Đại Học Trần Quốc Tuấn ( Sơn Tây – Hà Tây ). 2. Sĩ quan Lục quân II - Trường Đại Học Nguyễn Huệ ( Long Thành – Đồng nai). 3. Trường Đại học Chính Trị ( Trường Sĩ quan Chính trị). 4. Trường Sĩ quan Pháo binh ( Sơn Tay – Hà Tay). 5. Trường Sĩ quan Công binh ( TX.TDM – Bình Dương). 6. Trường Sĩ quan Thông tin (TP. Nha Trang – Khánh Hoà). 7. Trường Sĩ quan Tăng – Thiết Giáp ( Tam Đảo – Vĩnh Phúc). 8. Trường Sĩ quan Đặc công ( Xuân Mai – Hà Tay). 9. Trường Sĩ quan Phòng hoá (Sơn Tây – Hà Tây). 10. Trường Sĩ quan Không quân. 11. Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật quân đội. 12. Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự). *Thời gian đào tạo: - Học viện quân Y : 6 năm - Học viện kĩ thuật quân sự : 5 năm - Các học viện, các trường đại học: 4 năm. c. Các trường quân sự khác trong hệ thống nhà trường quân đội - Các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Đào tạo nhân viên chuyên môn, kĩ thuật, nghiệp vụ và công nhân kĩ thuật cho quân đội- không tuyển sinh thanh niên ngoài quân đội. - Các trường quân sự quân khu, quân sự quân đoàn . - Mỗi quân khu, quân đoàn có một trường quân sự làm nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ cấp phân đội - Hàng năm Bộ Quốc Phòng có ban hành thông tư về tuyển sinh quân đội, trong đó xác định các trường quân đội có tuyển sinh từ thanh niên học sinh. Cụ thể như sau: - Tuyển sinh đào tạo đại học - Tuyển sinh đào tạo cao đẳng - Tuyển sinh đào tạo phi công - Tuyển sinh đào tạo nguồn dân tộc ít người. 2. Tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học trong các trường quân đội a) Đối tượng tuyển sinh - Nam quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, binh sĩ quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên quốc phòng có từ 1 năm tuổi quân trở lên ( tính đến hết tháng 9 năm thi). - Nam thanh niên ngoài quân đội ( kể cả quân nhân, công nhân viên đã xuất ngũ) . - Thanh niên ngoài quân đội và hạ sĩ quan, binh sĩ quân nhân chuyên nghiệp, chưa tốt nghiệp đào tạo tiểu đội trưởng ( khẩu đội trưởng ), nếu trúng tuyển vào đào tạo dự bị sĩ quan 1 năm học trước khi vào học chính khoá. b) Tiêu chuẩn tuyển sinh - Tự nguyện : Thí sinh tự nguyện đăng kí dự tuyển vào các trường quân sự. Khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học. Khi tốt nghiệp chấp hành sự phân công công tác. - Về chính trị, đạo đức: Lai lịch chính trị gia đình, bản thân rõ ràng, đủ điều kiện trở thành Đảng viên ĐCSVN. Bản thân có phẩm chất đạo đức tốt . - Hạ sĩ quan, binh sĩ , quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên quốc phòng phải là đoàn viên TNCSHCM. - Về văn hoá: + Tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT - Về thể lực: + Đạt sức khỏe loại 1 - Về độ tuổi: + Nam thanh niên ngoài quân đội tuổi từ 17 – 21. + Quân nhân tại ngũ và xuất ngũ tuổi từ 18 – 23 (tính hết tháng 9 năm thi) . c.Tổ chức tuyển sinh quân sự * Phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự: - Hàng năm, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. - Tất cả thí sinh phải qua sơ tuyển. * Môn thi, nội dung và hình thức thi: - Thông tin trong quyển “ Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” hàng năm của Bộ giáo dục. * Các mốc thời gian tuyển sinh: - Theo qui định chung của nhà nước. * Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: - Theo qui định chung của nhà nước. * Dự bị đại học: - Thực hiện đối với một số đối tượng được hưởng chính sách. * Một số qui định chung: - Được phụ cấp chế độ theo qui định. - Chấp hành sự phân công sau khi tốt nghiệp. II. NHÀ TRƯỜNG CÔNG AN TUYỂN SINH ĐÀO TẠO 1. Hệ thốn nhà trường công an nhân dân Hiện nay,công an nhân dân có 3 học viện đào tạo đại học: Học viện An ninh nhân dân, Học viện cảnh nhân dân, Học viện tình báo và 3 trường đại học: Đại học An ninh nhân dân:Đại học cảnh sát nhân dân;Đại học phòng cháy, chữa cháy. Các trường khác trong hệ thống nhà trường Ca nhân dân bao gồm: trường trung cấp an ninh I va2II: tường trung cấp cảnh sátI , II và III: trường trung cấp kĩ thuật nghiệp vụ CAND trường trung cấp cảnh sát vũ trang , trường Bồi dưỡng nghiệp vụ Hậu cần CAND: trường văn hóa I, II ,III. Ngoài ra, có 3 trung tâm bồi dưỡng của các tổng cục ; 64 cơ sơ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc CA các tỉnh , thảnh phố. 2. Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường CAND a) Mục tiêu , nguyên tắc tuyển chọn - Mục tiêu :Tuyển chọn công dân vào CAND phải bảo đảm đúng qui trình , đối tượng chỉ tiêu , tiêu chuẩn . Quá trình phải hực hiện đúng dân chủ , - Nguyên tắc tuyển chọn : Hằng năm, căn cứ vào tổng biên trế của CAND đã được phê duyệt, Bộ trưởn Bộ Ca phân bố chỉ tiêu và hướng dẫn cụ thể trình tự ,thủ tục tuyển chọn công dân vảo công an nhân dân. b) Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn: - Trung thành với Tổ quốc, lý lịch bản thân, gia đình rõ ràng, gương mẫu, phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, sức khỏe, trình độ học vấn, năng khiếu phù hợp, có nguyện vọng phục vụ trong Công an. - Có qui định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện, với từng lực lượng, từng vùng, miền và thời kỳ cụ thể. *. Lưu ý: - Tất cả các thí sinh dự thi đều phải qua sơ tuyển. - Về tuổi đời: Học sinh phổ thông không quá 20 tuổi: học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi. - Học sinh nữ do chỉ tiêu tuyển sinh qui định. - Thí sinh không trúng tuyển được tham gia xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự. c) Ưu tiên tuyển chọn: - Sinh viên, học viên tốt nghiệp xuất sắc ở các trường dân sự có đủ tiêu chuẩn để đào tạo. bổ sung vào Công an. Công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thời gian thường trú từ 10 năm liên tục trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. d) Tuyển chọn, đào tạo công dân ở miền núi, vùng cao vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảovào Công an nhân đân. - Bộ Công an được ươ tiên tuyển chon công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thời gian cư trú từ 10 năm lien tục trở lên ở miền núi... - Bộ Công an có kế hoạch tuyển chon, công khai chỉ tiêu, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ pháp luaatjphuf hợp với yêu cầu công tác của Công an. e) Chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ công an nhân dân đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài Công an nhân dân - Để đào tạo ngành nghề thích hợp phục vụ nhiệm vụ công tác ở trong ngành Công an. KẾT LUẬN Học xong bài “Nhà trường Quân đội, Công an và tuyển sinh đào tạo” các em nắm được hệ thống các nhà trường trong Quân đội và Công an; hiểu rõ chế độ tuyển sinh đào tạo hằng năm vào các trường quân sự và công an. Hình thành xây dựng ý thức trách nhiệm, định hướng nghề nghiệp quân sự, công an. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU Câu 1: Trình bày hệ thống nhà trường Quân đội nhân dân. Câu 2: Trình bày đối tượng và tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học trong các trường quân đội. Em có suy nghĩ gì khi trúng tuyển vào học một trường quân đội? Câu 3: Trình bày hệ thống nhà trường Công an nhân dân. Câu 4: Tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo bậc đại học trong các trường Công an nhân dân. Em có suy nghĩ gì khi trúng tuyển vào học một trường của công an? Ngày 20 tháng 8 năm 2017 GIÁO VIÊN Nguyễn Ngọc Anh KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT Ngày tháng năm 2017 HIỆU TRƯỞNG Lê Đức Dục Môn học: Giáo dục quốc phòng Bài: Nhà trường Quân đội, Công an và tuyển sinh đào tạo Đối tượng: Học sinh Khối 12 Năm học: 2017 – 2018 Phần I Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU A. MỤC ĐÍCH Nắm được hệ thống các nhà trường trong Quân đội và Công an; hiểu rõ chế độ tuyển sinh đào tạo hằng năm vào các trường quân sự và công an. B. YÊU CẦU Xây dựng ý thức trách nhiệm, định hướng nghề nghiệp quân sự, công an. II.NỘI DUNG, TRỌNG TÂM A. NỘI DUNG Nội dung của bài gòm hai phần chính: Phần 1: Nhà trường Quân đội và tuyển sinh quân sự Phần 2: Nhà trường công an và tuyển sinh đào tạo B. TRỌNG TÂM: Hệ thống nhà trường của Quân đội và hệ thống nhà trường Công an . III. THỜI GIAN Tổng số: 2 tiết Phân bố thời gian Tiết 1: Nhà trường Quân đội và tuyển sinh quân sự Tiết 2: Nhà trường Công an và tuyển sinh đào tạo IV.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP A. TỔ CHỨC Lên Lớp: Tập trung. Luyện Tập: HS học lý thuyết tại nhà. Hội Thao: không B. PHƯƠNG PHÁP 1. Giáo Viên: Diển giải, giới thiệu, hỏi đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 2. Học Sinh: nghe, ghi chép đầy đủ, trao đổi nhóm, giải quyết vấn đề. V. ĐỊA ĐIỂM: Phòng học VI. VẬT CHẤT A. GIÁO VIÊN. Chuẩn bị nội dung: giáo án, tài liệu liên quan. Chuẩn bị phương tiện dạy học: máy chiếu, sơ đồ, tranh ảnh, đĩa VCD. B. HỌC SINH. Đọc trước bài. Nắm vững các quy định. Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút ghi chép bài. Phần II THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI 3 - 5 phút - Nhận lớp, kiểm tra quân số, tài liệu học tập, giới thiệu giáo viên dự giờ. - Phổ biến quy định phòng học. - Kiểm tra bài cũ II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh I. NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI VÀ TUYỂN SINH QUÂN SỰ 1. Hệ thống nhà trường quân đôi 2. Tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học trong các trường quân đội II. NHÀ TRƯỜNG CÔNG AN TUYỂN SINH ĐÀO TẠO 1. Hệ thốn nhà trường công an nhân dân 2. Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường CAND Tiết 1 36 phút 18 phút 18phút Tiết 2 36 phút 18 phút 18phút Dùng thuyết trình........... Kết hợp với tranh ảnh video minh họa Dùng thuyết trình........... Kết hợp với tranh ảnh video minh họa Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình. Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình. Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI 3 – 4 phút Hệ thống giải đáp thắc mắc; giới thiệu tài liệu nghiên cứu, tham khảo; hướng dẫn học sinh nghiên cứu; nhận xét chuyển nội dung.
Tài liệu đính kèm: