Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng Lớp 12 - Bài: Lợi dụng địa hình, địa vật

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng Lớp 12 - Bài: Lợi dụng địa hình, địa vật

1. Khái niệm về địa hình, địa vật che khuất, che đỡ

 a. Địa hình, địa vật che khuất

- Là những vật có thể che được hành động nhưng không chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom Ví dụ: Bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, cánh cửa,

 b. Địa hình, địa vật che đỡ

- Là những vật chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom đồng thời có thể che kín được hành động. Ví dụ: mô đất, gốc cây, bờ ruộng, vật kiến trúc kiên cố,

 c. Địa hình trống trải

- Là những nơi không có vật che khuất, che đỡ. Ví dụ: bãi bằng phẳng, đổi trọc, mặt đường .

 

doc 9 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 01/06/2024 Lượt xem 17Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng Lớp 12 - Bài: Lợi dụng địa hình, địa vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG
LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT
 1. Khái niệm về địa hình, địa vật che khuất, che đỡ
 a. Địa hình, địa vật che khuất
- Là những vật có thể che được hành động nhưng không chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom Ví dụ: Bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, cánh cửa,
 b. Địa hình, địa vật che đỡ
- Là những vật chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom đồng thời có thể che kín được hành động. Ví dụ: mô đất, gốc cây, bờ ruộng, vật kiến trúc kiên cố,
 c. Địa hình trống trải
- Là những nơi không có vật che khuất, che đỡ. Ví dụ: bãi bằng phẳng, đổi trọc, mặt đường..
 2. Ý nghĩa, yêu cầu
 a. Ý nghĩa
- Lợi dụng địa hình, địa vật là để che khuất và che đỡ hành động của ta, dùng vũ khí tiêu diệt địch thuận lợi, bảo vệ mình.
  b. Yêu cầu
	- Quan sát được địch nhưng địch khó phát hiện ta
	- Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta
	- Hành động phải khéo léo, bí mật, tinh khôn
	- Ngụy trang phù hợp, không làm thay đổi hình dáng, màu sắc và 
	rung động vật lợi dụng
	- Tránh lợi dụng vật đột xuất
  3. Những điểm chú ý khi lợi dụng
	Trước khi lợi dụng phải xác định rõ:
   	- Lợi dụng để làm gì ? (quan sát vận động ẩn nấp, bắn sung, ném lựu 
	đạn, làm cộng sự, bố trí vật cản,)
   	- Vị trí lợi dụng ở đâu ? (phía sau, bên phải, bên trái hay phía trước, 
	cách xa hay gần vật lợi dụng,).
- Vận dung tư thế, động tác nào ? ( đứng, quỳ, nằm, đi, chạy hay 
bò).
Hành động khi lợi dụng: nhẹ nhàng, thận trọng hay nhanh, mạnh.
II. CÁCH LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT
 1. Lợi dụng địa hình, địa vật che khuất
  a. Vị trí lợi dụng
 	- Đối với vật che khuất kín đáo: lợi dụng phía sau vật. Ban đêm, vật 
	có màu sắc và ánh sáng phù hợp có thể lợi dụng bên cạnh hoặc phía 
	trước.
  - Đối với vật che khuất không kín đáo: Chủ yếu là lợi dụng phái sau. Nếu ánh sáng phía địch nhiều hơn thì lợi dụng gần sát vật; nếu ánh sáng phía ta nhiều hơn thì không nên lợi dụng. Nếu ánh sáng phía ta và phía địch bằng nhau thì lợi dụng ở xa vật một khoảng cách
 b. Tư thế động tác khi lợi dụng
 - Tùy theo vật lợi dụng cao hay thấp, to hay nhỏ có thể vận dụng các tư thế phù hợp. Vận dụng tư thế: đi, chạy, bò, trườn (khi vận động), đứng, quỳ, nằm (khi ẩn nấp) đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.
 - Hành động phải hết bí mật, khéo léo, thận trọng, không làm thay đổi hình dáng, màu sắc và rung động vật lợi dụng.
 *Chú ý:
 - Trường hợp lợi dụng để làm công sự, bố trí vật cản phải chọn nơi kín đáo, bất ngờ , tiện nguy trang.
 -  Khi dùng vũ khí hoặc bị địch phát hiện phải nhanh chống rời khỏi vật để lợi dụng vật khác.
 2. Lợi dụng địa hình, địa vật che đỡ.
 a. Vị trí lợi dụng
- Lợi dụng khi quan sát, vận động, ẩn nấp: vị trí như lợi dụng vật che khuất.
- Lợi dụng để bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, bố trí vật cản: chủ yếu phía sau hoặc phía sau bên phải
 b. Tư thế, động tác khi lợi dụng
- Tùy theo vật lợi dụng cao hay thấpđể vận dụng các tư thế: đứng, quỳ, nằm bắn hoặc ném lựu đạn cho phù hợp, nhưng chủ yếu phải lấy yếu tố thuận lợi để tiêu diệt địch đồng thời bảo vệ được mình.
 3. Vận động ở địa hình trống trải
 - Khi vận động: dù ban đêm hay ban ngày đều phải lợi dụng sơ hở của địch hoặc sương mù, khói bụi che mắt địchvận dụng động tác vọt tiến để nhanh chống vượt qua địa hình trống trải. Ban đêm, nếu điều kiện không vọt tiến được thì ngụy trang phù hợp, dùng tư thế thấp, nghiêng người để thu nhỏ mục tiêu, khéo léo thận trọng tiến thẳng về hướng địch, người không nhấp nhô và không làm rung động ngụy trang khi đến gần địch hoặc lợi dụng được địa hình kín đáo.
 - Khi ẩn nấp và quan sát, chủ yếu lợi nơi có màu sắc thích hợp, dùng tư thế thấp thu nhỏ mục tiêu, hành động phải hết sức khôn khéo, thận trọng, chủ yếu là không làm thay đổi hình dáng tư thế một cách đột ngột và rung động ngụy trang.
KẾT LUẬN
Qua bài học các em hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu lợi dụng các loại địa hình, địa vật. Nắm được những điểm chú ý khi lợi dụng các loại vật che khuất, che đỡ. Biết vận dụng phù hợp các tư thế, động tác với các loại địa hình, địa vật trong mọi tình huống.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
Câu1: Thế nào là địa hình, địa vật che khuất, che đỡ? Cho ví dụ.
Câu 2: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa địa hình và địa vật che khuất và địa hình địa vật che đỡ.
Câu 3: Khi lợi dụng địa hình, địa vật cần phải chú ý gì? Tại sao?
Câu 4: Nêu những điểm khác về vị trí lợi dụng vật che khuất, che đỡ.
Câu 5: Tại sao lợi dụng địa vật để dung vũ khí diệt địch, sau khi tiêu diệt xong lại phải rời khỏi địa vật đó?
Ý ĐỊNH LUYỆN TẬP TỪNG NỘI DUNG
Nội dung
Thời gian
Tổ chức
Phương pháp
Địa điểm
Vật chất
Ký, tín hiệu
Giáo viên
Học sinh
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT
1. Khái niệm về địa hình, địa vật che khuất, che đỡ
2. Ý nghĩa, yêu cầu
3. Những điểm chú ý khi lợi dụng
II. CÁCH LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT
1. Lợi dụng địa hình, địa vật che khuất
2. Lợi dụng địa hình, địa vật che đỡ.
3. Vận động ở địa hình trống trải
Tiết 1
(0 phút)
Tiết 2
(21 phút)
7 phút
7 phút
7 phút

- Tổ chức thành một bộ phận, GV trực tiếp duy trì.
- Phổ biến kế hoạch luyện tập: nội dung luyện tập, thời gian luyện tập, tổ chức và phương pháp luyện tâp, vị trí luyện tập, kí tín hiệu, người phụ trách.
- Duy trì lớp học tập, sửa tập: GV bố trí bãi tập có cả vật che khuất, che đỡ, người phục vụ Tổ chức tập theo kiểu cuốn chiếu (người tập, người chuẩn bị), GV theo dõi sửa tập. Khi sửa tập phải thực hiện sai đâu sửa đó, nếu sai ít sửa trực tiếp, nếu sai nhiều phải tập hợp cả lớp để thống nhất lại.

- Lắng nghe khẩu lệnh của GV để thực hiện động tác.

- Phòng học.
- Sân tập nhà trường

- SGK, bút viết, vở ghi bài.
- Trang phục: mũ, áo, giầy, thắt lưng, súng AK (CKC), mô hình, tranh vẽ cần thiết cho bài học.

- Một hồi còi dài, kết hợp với khẩu lệnh “Bắt đầu tập”
- Hai hồi coi dài, kết hợp với khẩu lệnh “Dừng tập”
- Ba hồi còi dài, kết hợp vơi khẩu lệnh “Thôi tập. Về vị trí tập trung”

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT
Ngày  tháng  năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
 Lê Đức Dục
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Bài: Lợi dụng địa hình, địa vật
Đối tượng: Học sinh Khối 12
Năm học: 2017 – 2018
Phần I:
 Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A. MỤC ĐÍCH
Hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của các tư thế, động tác lợi dụng dịa hình địa vật.
Bước đầu vận dụng phù hợp với các loại địa hình, địa vật.
B. YÊU CẦU
Tích cực luyện tập, không ngại khó, ngại bẩn.
II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
A. NỘI DUNG
 Bài gồm có hai nội dung:
I. Những vấn đề chung về địa hình, địa vật.
II. Cách lợi dụng địa hình địa vật.
B. TRỌNG TÂM
	II. Cách lợi dụng địa hình địa vật.
III. THỜI GIAN
 Tổng số: 02 tiết
 Phân bố thời gian:
Tiết 1: Những vấn đề chung về địa hình, địa vật, cách lợi dụng địa hình, địa vật.
Tiết 2: Thực hành lợi dụng địa hình, địa vật.
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
A. TỔ CHỨC
 Lấy lớp học để giảng dạy. 
- Đội hình lên lớp tập trung theo đơn vị lớp ( trung đội).
- Đội hình luyện tập theo tổ, tiểu đội.
- Đội hình hội thao theo tiểu đội.
B. PHƯƠNG PHÁP 
1. Giáo viên: 
 Sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải, kết hợp giáo cụ trực quan. 
- Giáo viên làm mẫu động tác lợi dụng theo hai bước:
B 1: Làm nhanh (để học sinh khái quát, nhận biết động tác).
B 2: Làm chậm phân tích động tác.
2. Học sinh:
 Nghe kết hợp quan sát để nắm nội dung từng người trong đội hình tổ để luyện tập 
V. ĐỊA ĐIỂM
Sân tập nhà trường.
VI. VẬT CHẤT 
A. GIÁO VIÊN
 Chuẩn bị nội dung:
	- Nghiên cứu bài 7 trong SGK.
	- Phổ biến cho HS những nội dung cần phải chuẩn bị.
	- Bồi dưỡng một số học sinh phụ trách và làm mẫu động tác lien quan đến 
	bài học.
 Chuẩn bị phương tiện dạy học:
	- Máy vi tính, máy chiếu, màn hình và giáo án.
	- Súng AK (CKC), mô hình, tranh vẽ cần thiết cho bài học.
	Kiểm tra bài tập và các loại vật chất có liên quan.
B. HỌC SINH
 Chuẩn bị nội dung:
	- Đọc trước bài 7 trong SGK.
- Chuẩn bị trang phục, vật chất liên quan.
Phần II
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI (5-7 phút)
1. Tập hợp, kiểm tra sĩ số, vũ khí, trang bị, vật chất, trang phục, quy định để vật chất.
2. Chỉnh đốn hàng ngũ.
3. Phổ biến các quy định về kỉ luật, vệ sinh, các kí hiệu, tín hiệu luyện tập.
4. Phổ biến ý định giảng bài (tên bài, mục tiêu, nội dung, trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp, tài liệu)
(Từ buổi học thứ hai: chọn vị trí, tập hợp, kiểm tra sĩ số, vũ khí, trang bị, trang phục, vật chất, chỉnh đốn hàng ngũ; kiểm tra bài cũ, nêu nội dung và thời gian của buổi học)
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Thứ tự, nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT
1. Khái niệm về địa hình, địa vật che khuất, che đỡ
2. Ý nghĩa, yêu cầu
3. Những điểm chú ý khi lợi dụng
II. CÁCH LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT
1. Lợi dụng địa hình, địa vật che khuất
2. Lợi dụng địa hình, địa vật che đỡ.
3. Vận động ở địa hình trống trải
 	
Tiết 1
(36 phút)
12 phút
12 phút
12 phút
Tiết 2
(15 phút)
5 phút
5 phút
5 phút

- Dùng thuyết trình...........
Kết hợp với tranh ảnh video minh họa
- Sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải, kết hợp giáo cụ trực quan. 
- Giáo viên làm mẫu động tác lợi dụng theo hai bước:
+ B 1: Làm nhanh (để học sinh khái quát, nhận biết động tác).
+ B 2: Làm chậm phân tích động tác.
- Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình.
- Nghe kết hợp quan sát để nắm nội dung.
- Giáo án, sổ điểm, SGK GDQP-AN12, tài liệu liên quan
- SGK GDQP-AN 12, vở ghi, bút
- Súng AK (CKC), mô hình, tranh vẽ cần thiết cho bài học.
III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI( 3-5 phút)
Hệ thống, tóm tắt nội dung chính của bài, giải đáp thắc mắc; giới thiệu tài liệu tham khảo; hướng dẫn nghiên cứu; nhận xét buổi học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_giao_duc_quoc_phong_lop_12_bai_loi_dung_dia_hinh.doc