Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Triệu Hoàng Quân

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Triệu Hoàng Quân

I. MỤC TIÊU

1. Về phẩm chất

- Qua bài học trang bị cho các học sinh hiểu được hệ thống các nhà trường quân đội, công an và chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự, công an.

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng nhân ái, khoan dung, yêu hòa bình, tôn trọng lịch sử. Thể hiện và phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

- Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc rèn luyện, chăm chỉ, thái độ trung thực và tinh thần trách nhiệm phấn đấu góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Cảnh giác trước các âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

- Tích cực tự giác trong học tập, hăng hái tham gia đăng kí tuyển sinh quân đội và công an.

- Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội và công an nhân dân.

2. Về năng lực

Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:

2.1. Năng lực chung

 Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tài liệu, phim tư liệu, sưu tầm tranh ảnh lịch sử, chủ động học tập ngoại khóa tham quan các nhà trường, đơn vị vũ trang.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với hình ảnh, phim tư liệu lịch sử, biết hợp tác với các thành viên trong nhóm hoàn thiện nội dung thảo luận, nghiên cứu nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua nghiên cứu, học tập, thảo luận học sinh vận dụng sáng tạo vào trong học tập, xây dựng hệ thống kiến thức lịch sử, giải quyết các vấn đề lịch sử một cách sáng tạo, có hiệu quả

2.2. Năng lực đặc thù

- Biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin khai thác tài liệu học tập

- Định hướng được nghề nghiệp cho các học sinh.

- Vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, ngoại khóa.

- Thể hiện sự hiểu biết, tăng tiến trong học tập, đặc biệt kiến thức về quân sự.

- Có năng lực nghiên cứu khoa học lịch sử.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

Bài giảng, kế hoạch bài giảng đã được phê duyệt, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh minh họa, phòng học.

2. Chuẩn bị của học sinh

Sách giáo khoa, vở ghi, bút, trang phục đúng quy định, sưu tầm tài liệu.

III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP

A. TỔ CHỨC

- Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung

- Thảo luận chia lớp thành 4 nhóm

B. PHƯƠNG PHÁP

1. Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, phân tích, pháp vấn, đặt vấn đề, thảo luận, trực quan .

2. Học sinh: Thảo luận nhóm, nghe, quan sát, ghi chép nội dung ý chính của bài

 

docx 11 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1352Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Triệu Hoàng Quân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT
Ngày ... tháng 9 năm 2019
Môn học: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam
TTPPCT: 6,7 
Đối tượng: Lớp 12
Năm học: 2019 - 2020
Phần I: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC TIÊU
1. Về phẩm chất
- Qua bài học trang bị cho các học sinh hiểu được hệ thống các nhà trường quân đội, công an và chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự, công an.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng nhân ái, khoan dung, yêu hòa bình, tôn trọng lịch sử. Thể hiện và phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
- Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc rèn luyện, chăm chỉ, thái độ trung thực và tinh thần trách nhiệm phấn đấu góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Cảnh giác trước các âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
- Tích cực tự giác trong học tập, hăng hái tham gia đăng kí tuyển sinh quân đội và công an.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội và công an nhân dân.
2. Về năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:
2.1. Năng lực chung
 Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tài liệu, phim tư liệu, sưu tầm tranh ảnh lịch sử, chủ động học tập ngoại khóa tham quan các nhà trường, đơn vị vũ trang.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với hình ảnh, phim tư liệu lịch sử, biết hợp tác với các thành viên trong nhóm hoàn thiện nội dung thảo luận, nghiên cứu nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua nghiên cứu, học tập, thảo luận học sinh vận dụng sáng tạo vào trong học tập, xây dựng hệ thống kiến thức lịch sử, giải quyết các vấn đề lịch sử một cách sáng tạo, có hiệu quả
2.2. Năng lực đặc thù
- Biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin khai thác tài liệu học tập
- Định hướng được nghề nghiệp cho các học sinh.
- Vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, ngoại khóa.
- Thể hiện sự hiểu biết, tăng tiến trong học tập, đặc biệt kiến thức về quân sự.
- Có năng lực nghiên cứu khoa học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
Bài giảng, kế hoạch bài giảng đã được phê duyệt, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh minh họa, phòng học.
2. Chuẩn bị của học sinh 
Sách giáo khoa, vở ghi, bút, trang phục đúng quy định, sưu tầm tài liệu.
III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
A. TỔ CHỨC 
- Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung
- Thảo luận chia lớp thành 4 nhóm
B. PHƯƠNG PHÁP
1. Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, phân tích, pháp vấn, đặt vấn đề, thảo luận, trực quan.
2. Học sinh: Thảo luận nhóm, nghe, quan sát, ghi chép nội dung ý chính của bài
Phần II: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
Tiết 6: 
1. Ổn định tổ chức lớp học
- Nhận lớp, nắm quân số, báo cáo cấp trên (nếu có)
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sinh vắng
- Phổ biến quy định trong học tập
- Kiểm tra bài cũ ( nếu có)
- Phổ biến ý định giảng bài
2. Trình tự giảng bài: 40 phút
Thứ tự,
nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
Mở đầu
3 phút
- Nêu lời mở đầu
- Nghe, nắm nội dung
- Bài giảng, KHGB. Tài liệu
I. Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự
1. Hệ thống nhà trường quân đội
a. Các học viện
b. Các trường sĩ quan, trường đại học, cao đẳng
2. Tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học trong các trường quân đội
a. Đối tượng tuyển sinh
b. Tiêu chuẩn tuyển sinh
c. Tổ chức tuyển sinh quân sự
* Kết luận
35 phút
2 phút
- Nêu tên và nội dung 1, 2
- Thuyết trình, giảng giải, pháp vấn, đặt vấn đề, trình chiếu minh họa, ví dụ cụ thể làm rõ nội dung
Nêu lời kết luận
- Nghe, nắm tiêu đề
- Nghe, ghi nắm nội dung
Nghe nắm KL
 Bài giảng, các tài liệu tham khảo
PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút
- Hệ thống nội dung bài giảng
- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có) 
- Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
- Nhận xét kết thúc bài giảng
* Tự rút kinh nghiệm: .
Tiết 7: 
1. Ổn định tổ chức lớp học
- Nhận lớp, nắm quân số, báo cáo cấp trên (nếu có)
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sinh vắng
- Phổ biến quy định trong học tập
- Kiểm tra bài cũ ( nếu có)
- Phổ biến ý định giảng bài
2. Trình tự giảng bài: 40 phút
Thứ tự,
nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
Mở đầu
3 phút
- Nêu lời mở đầu
- Nghe, nắm nội dung
- Bài giảng, KHGB. Tài liệu
II. Nhà trường công an và tuyển sinh đào tạo
1. Hệ thống nhà trường Công an nhân dân
2. Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường Công an nhân dân
a. Mục tiêu và nguyên tắc tuyển chọn
b. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào Công an nhân dân
c. Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh vào Công an nhân dân
d. Tuyển chọn, đào tạo công dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vào công an nhân dân
e. Chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ Công an nhân dân đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài công an nhân dân
* Kết luận
37 phút
2 phút
- Nêu tên và nội dung 1, 2
- Thuyết trình, giảng giải, pháp vấn, đặt vấn đề, trình chiếu minh họa, ví dụ cụ thể làm rõ nội dung
Nêu lời kết luận
- Nghe, nắm tiêu đề
- Nghe, ghi nắm nội dung
 Nghe nắm KL
 Bài giảng
PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút
- Hệ thống nội dung bài giảng
- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có) 
- Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
- Nhận xét kết thúc bài giảng
* Tự rút kinh nghiệm:
.
Ngày tháng 9 năm 2019
NGƯỜI THÔNG QUA
 TỔ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Kiên
Ngày tháng 9 năm 2019
NGƯỜI BIÊN SOẠN
GIÁO VIÊN
Triệu Hoàng Quân
MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mỗi học sinh chúng ta cần phải nắm chắc nội dung kiến thức khoa học, đặc biệt trong môn học GDQPAN nắm chắc kiến thức, kĩ năng quân sự có vai trò quan trọng trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trước mọi âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó môn học GDQPQAN còn định hướng nghề nghiệp tương lai thi tuyển vào các nhà trường quân đội và công an nhân dân Việt Nam, trong nội dung bài này HS cần nắm được hệ thống các nhà trường quân đội và công an, đối tượng tuyển sinh, quy chế tuyển sinh  trên cơ sở đó xác định mục tiêu phấn đấu trong học tập, tham gia thi tuyển trở thành sĩ quan QĐND và CAND Việt Nam.
Căn cứ biên soạn: Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 - 2016PHẦN I
NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI VÀ TUYỂN SINH QUÂN SỰ
1. Hệ thống các nhà trường quân đội
a. Các học viện
- Học viện Quốc phòng tức là Học viện Quân sự cấp cao: trực thuộc Chính phủ Việt Nam, Bộ Quốc phũng quản lý, là trung tâm huấn luyện và đào tạo tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, cán bộ khoa học nghệ thuật quân sự đầu ngành của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thành lập năm 1976 Trụ sở chính: số 93, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội 
- Học viên Lục quân. 
- Học viện Chính trị quân sự
- Học viên Hậu cần
- Học viện Kĩ thuật quân sự
- Học viện Quân y
- Học viện Khoa học quân sự 
- Học viện Hải quân
- Học viện Phòng không – Không quân 
- Học viện biên phòng
b. Các trường sĩ quan đại học, cao đẳng quân sự
- Trường Đại học Trần Quốc Tuấn – Trường sĩ quan lục quân I
- Trường Đại học Nguyễn Huệ - Trường sĩ quan lục quân II.
- Trường Đại học chính trị - Trường Sĩ quan chính trị
- Trường Sĩ quan Pháo binh 
 - Trường Sĩ quan Công binh
- Trường Sĩ quan Thông tin
- Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp
- Trường Sĩ quan Đặc công
- Trường Sĩ quan Phòng hóa
- Trường Sĩ quan Không quân
- Trường Đại học Văn hóa- Nghệ thuật quân đội
- Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (Trường Sĩ quan kĩ thuật quân sự)
c. Các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
Đào tạo nhân viên chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật cho quân đội- không tuyển sinh thanh niên ngoài quân đội.
Mỗi quân khu , quân đoàn có một trường quân sự làm nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ cấp phân đội, đào tạo sĩ quan , nhân viên chuyên môn kỹ thuật , nghiệp vụ cho các đơn vị, bồi dưỡng văn hoá cho nguồn dự thi đào tạo các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của quân đội, đào tạo bồi dưỡng sĩ quan dự bị và cán bộ quân đội địa phuơng cấp huyện.
- Các trường thiếu sinh quân
- Các trường đào tạo nghề
Quân đội có một số trường đào tạo nghề làm nhiệm vụ đào tạo cho công nhân kĩ thuật cho quân nhân xuất ngũ, các đối tượng chính sách XH và tư vấn giới thiệu việc làm, được bố trí ở địa bàn thuộc 3 khu vực:
- Tỉnh Thái Nguyên có các trường quân sự?
Trường Quân sự Quân khu 1 (Phú Bình- Thái Nguyên)
Trường Quân sự tỉnh Thái Nguyên (Đồng Hỷ)
Trường cao đẳng nghề số 1 – Bộ quốc phòng
Trường Thiếu sinh quân Việt Bắc (Đã giải thể)
2. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
a) Đối tượng tuyển sinh
- Nam quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên quốc phòng có từ 1 năm tuổi quân trở lên ( tính đến hết tháng 9 năm thi)
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 6 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân viên quốc phòng phục vụ đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh);
+ Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đó xuất ngũ), số lượng đăng ký dự thi không hạn chế.
+ Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân:
b. Tiêu chuẩn tuyển sinh
- Tự nguyện
+ Thí sinh tự nguyện đăng ký dự thi vào các trường quân đội;
+ Khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học và chịu sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng khi tốt nghiệp.
- Về chính trị , đạo đức:
+ Có lai lịch chính trị bản thân rõ ràng đủ điều kiện để kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam; đủ tiêu chuẩn để đưa vào đội ngũ sĩ quan quân đội. Có phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; riêng quân nhân phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ.
- Về văn hóa: Tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT, thi tuyển sinh đủ điểm quy định vào trường dự thi.
- Về sức khoẻ: Thực hiện theo chỉ thị của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và hướng dẫn của Liên cục quân y – Nhà trường về tuyển chọn sức khỏe tuyển sinh quân sự hàng năm.
 c. Tổ chức tuyển sinh quân sự
* Phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự
Hàng năm, Hội đồng tuyển sinh quân sự Bộ quốc phòng ban hành thông tư tuyển sinh và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, quy định chỉ tiêu, phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự của năm đó.
Tất cả các thí sinh muốn dự thi vào các trường quân đội đều phải qua sơ tuyển tại hội đồng tuyển sinh quân sự địa phương.
* Môn thi, nội dung và hình thức thi
Thông tin tuyển sinh quân sự của Bộ quốc phòng được thông báo chi tiết trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng: hàng năm do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
* Các mốc thời gian tuyển sinh quân sự
Các mốc thời gian đăng kí dự thi; thời gian thi tuyển sinh; thông báo kết quả, gọi nhập học, theo quy định chung của nhà nước.
*/ Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh quân sự
Thí sinh thi vào các trường quân đội được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển chọn như quy định chung của nhà nước.
*/ Dự bị đại học
Bộ quốc phòng tổ chức các lớp đào tạo dự bị đại học theo quy chế tuyển sinh dự bị đại học của Nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng chính sách như: Thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh ở các tỉnh phía Nam, quân nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các đảo.
*/ Một số qui định đối với học viên đào tạo trong nhà trường quân đội
Bộ quốc phòng cấp quân trang, tiền ăn, phụ cấp theo chế độ quy định.
Học viên phải nghiêm chỉnh thực hiện mọi điều lệnh của quân đội và nội quy của nhà trường.
Học viên tốt nghiệp được phong quân hàm sĩ quan và phải chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công công tác của Bộ quốc phòng.
Phần II
NHÀ TRƯỜNG CÔNG AN VÀ TUYỂN SINH ĐÀO TẠO
1. Hệ thống nhà trường Công an
Hiện nay, công an nhân dân có 4 học viện đào tạo đại học: Học viện an ninh nhân dân, Học viện cảnh sát nhân dân, học viện tình báo, Học viện chính trị công an nhân dân và 4 trường đại học: Trường đại học an ninh nhân dân; Trường đại học cảnh sát nhân dân, Trường Đại học phòng cháy chữa cháy; Trường đại học Kĩ thuật – Hậu cần.
Các trường khác trong hệ thống nhà trường Công an nhân dân bao gồm: Trường cao đẳng an ninh nhân dân I và II; trường Cao đẳng cảnh sát nhân dân I và II.
Ngoài ra còn có các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổng cục, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc công an các tỉnh, thành phố.
2. Tuyển sinh và đào tạo đại học trong các trường công an nhân dân
a. Mục tiêu, nguyên tắc tuyển chọn
- Mục tiêu: Tuyển chọn công dân vào công an nhân dân phải đảm bảo đúng quy trình, đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn. Quá trình tuyển chọn phải thực hiện đúng quy chế dân chủ.
- Nguyên tắc tuyển chọn: Hàng năm căn cứ vào tổng biên chế của công an nhân dân đã được phê duyệt, Bộ trưởng công an phân bổ chỉ tiêu và hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục tuyển chọn công dân vào công an nhân dân.
b. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn:
+ Trung thành với Tổ quốc, lý lịch bản thân, gia đình rõ ràng, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, sức khỏe, trình độ học vấn, năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng phục vụ trong công an.
+ Bộ trưởng công an quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn công dân vào công an nhân dân đối với từng lực lượng, từng vùng miền và từng thời kì cụ thể.
* Lưu ý: 
- Tất cả các thí sinh dự thi đều phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thí sinh đăng kí hộ khẩu thường trú.
- Về tuổi đời: Học sinh phổ thông không quá 20 tuổi; học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi. 
- Việc sơ tuyển học sinh nữ do giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng các đơn vị có chỉ tiêu tuyển sinh quy định.
- Những thí sinh không trúng tuyển vào các học viện, trường công an được tham gia xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự theo quy định chung.
c. Ưu tiên tuyển chọn
Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học viên tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện nhà trường dân sự có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào công an. Việc tuyển chọn sĩ quan, hạ sĩ quan được đào tạo các chuyên ngành phù hợp tại các trường Công an nhân dân do Bộ trưởng công an quy định.
d. Tuyển chọn, đào tạo công dân ở miền núi, cùng cao, vùng sâu, vùnh xa, biên giới hải đảo vào công an nhân dân
Để đảm bảo an ninh trật tự các địa bàn trọng yếu, hàng năm Bộ công an được ưu tiên tuyển chọn công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thời gian thường trú 10 năm liên tục trở lên ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vào Công dân nhân dân
Bộ công an có kế hoạch tuyển chọn, công khai chỉ tiêu, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ pháp luật phù hợp với yêu cầu công tác của Công an nhân dân.
d. Chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ công an nhân dân đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài công an.
Bộ công an được chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ Công an nhân dân đến các cơ sở giáo dục công an để đào tạo ngành nghề thích hợp phục vụ nhiệm vụ công tác ở trong ngành công an. Bộ công an chủ trì, phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo và các cơ quan hữu quan có quy định cụ thể về thủ tục chọn cử học sinh, sinh viên và cán bộ Công an nhân dân đến đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài công an nhân dân.
KẾT LUẬN
Trong thời đại hội nhập và phát triển mọi mặt của đất nước hiện nay. Học sinh không ngừng tích cực học tập, phát huy tinh thần xung kích, chủ động, sáng tạo, nắm chắc các nội dung cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an quốc gia. Mỗi học sinh hôm nay hãy là những tấm gương trong rèn luyện đạo đức và học tập, giữ vững truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước. Trên cơ sở đó xây dựng ý thức trách nhiệm tham gia vào các trường Quân đội NDVN và các trường Công an NDVN, để trở thành sĩ quan đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Trình bày hệ thống nhà trường của Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam?
2. Hãy nêu đối tượng tuyển sinh, tiêu chuẩn tuyên sinh vào nhà trường QĐ và CA NDVN
Ngày tháng 9 năm 2019
GIÁO VIÊN 
Triệu Hoàng Quân

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_bai_3_cong_tac_tuyen.docx