1. Về kiến thức.
- Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
2. Về kĩ năng.
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
Ngày soạn: 01/09/2022 TIẾT 1 - BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức. - Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. 2. Về kĩ năng. - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật. 3. Về thái độ, phẩm chất - Thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật. - Phẩm chất: Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước; nhân ái, khoan dung; trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên 4. Các năng lực và phẩm chất hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh *Những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. * Các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; để phát triển con người toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong tình hình mới. 5. Nội dung tích hợp trong môn và tích hợp liên môn * Môn GDCD: Tích hợp một số chủ đề giáo dục kỹ năng sống, tích hơp nội dung phòng chống tham nhũng, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, luật biển đảo, luật biên giới quốc gia * Liên môn: II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học: Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đóng vai, kể chuyện 2. Hình thức dạy học chính: làm việc theo nhóm (chia lớp làm 4 nhóm cố định suốt giờ học). Làm việc cá nhân học sinh nghiên cứu tự học, tự làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Dạy học trên lớp là chủ yếu, kết hợp làm việc tại nhà và tìm hiểu trên các kênh thông tin khác nhau III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tài liệu chính thức: Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân. - Tài liệu tham khảo khác: + Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007. + Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008. - Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ. 2. Chuẩn bị của học sinh - Dùng các dụng cụ học tập, bảng phụ, bút dạ, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra việc chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dung học tập của học sinh, các nhóm học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Các hoạt động học: I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: *Mục tiêu, phương pháp, hình thức: - Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về pháp luật. Sử dụng kênh hình để học sinh tìm hiểu *Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: - GV định hướng HS: Cho các em xem ảnh sau: Hình 1 Hình 2 Yêu cầu HS nêu suy nghĩ của mình... GVG: Tình hình trật tự, an toàn giao thông rất phức tạp, nếu không có luật giao thông, mọi người tham gia không có ý thức chấp hành pháp luật, không có công an giao thông quản lý và điều hành... thì mọi người tham gia giao thông vừa đi lại khó khăn vừa không an toàn tính mạng. Suy rộng ra trong mọi lĩnh vực của xã hội cũng cần phải có pháp luật, mỗi lĩnh vực có một ngành luật để điểu chỉnh hành vi của con người khi tham gia vào quan hệ xã hội trong lĩnh vực đó. Có như vậy xã hội mới có trật tự, kỷ cương, và đảm bảo an toàn, công bằng cho mọi người trong xã hội. Từ đó giúp HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống. Giới thiệu bài học. * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Có hứng thú tìm hiểu pháp luật * Dự kiến đánh giá năng lực: Quan sát và giải quyết vấn đề II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung Khái niệm pháp luật * Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Giúp học sinh hiểu được pháp luật là gì. Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Kĩ thuật dạy học: tranh ảnh, sơ đồ tư duy, * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận chung 1. Em hãy kể tên một số luật mà em biết, những luật đó do ai ban hành, nhằm mục đích gì? 2. Pháp luật là gì ? - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận chung - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + HS: Trình bày ý kiến cá nhân + HS: Nhận xét bổ sung - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận và định hướng học sinh nêu: + Luật giao thông + Luật giáo dục + Luật hình sự + Luật dân sự + Luật khiếu nại, tố cáo + PL là hệ thống các qui tắc xử sự chung + Pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Thấy được sự cần thiết phải ban hành pháp luật * Dự kiến đánh giá năng lực: Quan sát, tự học, tự giải quyết vấn đề 1. Khái niệm pháp luật a) Pháp luật là gì? * PL là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung các đặc trưng của pháp luật *Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Giúp học sinh hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp luật. Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Kĩ thuật dạy học: tranh ảnh, sơ đồ tư duy, *Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận chung + GV: chia lớp thành 3 nhóm, giao câu hỏi cho các nhóm Nhóm 1: phân tích và lấy ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Nhóm 2: phân tích và lấy ví dụ tính quyền lực và bắt buộc chung của PL? Nhóm 2: phân tích và lấy ví dụ tính xác định chặt chẽ về hình thức của PL? - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận chung - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + HS: Trình bày ý kiến cá nhân + HS: Nhận xét bổ sung - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận và định hướng học sinh nêu: + GV: Định hướng học sinh nêu được các đặc trưng cơ bản của pháp luật và lấy ví dụ: + VD: Điều 107 BLHS 1986 nay thay = điều 102 BLHS 1999 “ Người nào thấy người khác đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có đk mà k cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo k giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” + VD: - Luật GT đường bộ. - Luật Hôn nhân và gia đình. - Điều lệ Đoàn thanh niên CSHCM không phải là văn bản quy phạm pháp luật. + VD: Xây nhà trái phép bị tháo dỡ. * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Phân biệt được pháp luật với các hình thái ý thức xã hội * Dự kiến đánh giá năng lực: Năng lực quan sát, tự học tự tìm hiểu b) Các đặc trưng của pháp luật - Tính qui phạm phổ biến: PL là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xh. - Tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật bắt buộc đối với tất cả tổ chức và cá nhân, bất kỳ ai cũng phải thực hiện, bất kỳ ai cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: + Hình thức thể hiện của PL là các văn bản qui phạm PL, văn bản diễn đạt chính xác, dễ hiểu. + Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản QPPL + Các văn bản QPPL nằm trong một hệ thống thống nhất: Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên; nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Học sinh củng cố và tin tưởng vào việc ban hành pháp luật có ý nghĩa trong cuộc sống Sử dụng phương pháp vấn đáp, giải quyết vấn đề, học sinh luyện tập trên lớp * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: GV cho cho học sinh luyện tập theo nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau Câu 1: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản dưới luật A. nghị quyết. B. luật hôn nhân và gia đình. C. chỉ thị. D. nghị định. Câu 2: Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán? A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Kinh tế. D. Chính trị. Câu 3: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam) là ngày nào? A. Ngày 8 tháng 11. B. Ngày 9 tháng 11. C. Ngày 10 tháng 11. D. Ngày 11 tháng 11. Câu 4: Văn bản nào dưới đây là văn bản pháp luật? A. Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Nghị quyết của Quốc hội. C. Nghị quyết của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Câu 5: Đâu là văn bản quy phạm pháp luật? A. Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam. B. Điều lệ Đoàn TNCS HCM. C. Nội quy của nhà trường. D. Điều luật hôn nhân gia đình. Câu 6: Để Cảnh sát phản ứng nhanh hay lực lượng thường trực 24/24h tiếp nhận thông tin và giải quyết ban đầu và nhanh chóng những vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu chính đáng của nhân dân thì báo đến số điện thoại khẩn cấp nào? A. 113. B. 114. C. 115. D. 116. Câu 7: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. tính tự giác của nhân dân. B. tiềm lực tài chính quốc gia. C. quyền lực nhà nước. D. sức mạnh chuyên chính. Câu 8: Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành? A. Do nhà nước ban hành. B. Do cơ quan, tổ chức ban hành. C. Do cá nhân ban hành. D. Do địa phương ban hành. Câu 9: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính A. bao quát, định hướng tổng thể. B. chuyên chế độc quyền. C. bảo mật nội bộ. D. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 10: Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính thống nhất. C. Tính nghiêm minh. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức Câu 11: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 12: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính cưỡng chế. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Thấy được các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện sinh động trong đời sống * Dự kiến đánh giá năng lực: Năng lực tự học, tự quan sát, IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Học sinh củng cố và tin tưởng vào việc ban hành pháp luậ ... có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt việc làm trái pháp luật thể hiện nội dung nào của pháp luật? TL. Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung, chính tính quyền lực này đòi hỏi các cá nhân và tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành nếu không chấp hành sẽ bị xử lý theo quy định của PL Chính tính quyền lực bắt buộc chung làm cho pháp luật mang ban chất giai cấp vừa mang bản chất xã hội, nó vừa thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền vừa điều chỉnh các quan hệ xã hội * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Bước đầu nhận thức được pháp luật mang bản chất giai cấp và xã hội * Dự kiến đánh giá năng lực: Năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, tự học Giới thiệu về bản chất của pháp luật II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tự học để tìm hiểu nội dung bản chất của pháp luật * Mục tiêu, phương pháp, hình thức Giúp học sinh hiểu được bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật. Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu * Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu trong sách giáo khoa để trả lời 2 câu hỏi sau - Tại sao pháp luật lại mang bản chất giai cấp , pháp luật do giai cấp nào ban hành và thể hiện ý chí của ai. Cho ví dụ - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu, do ai thực hiện và mục đích để làm gì: Cho ví dụ Học sinh tìm hiểu và trả lời các câu hỏi này vào vở ghi * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Biết được PL vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội. * Dự kiến đánh giá năng lực: NL tự học và tự giải quyết vấn đề 2. Bản chất của pháp luật PL vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội. a) Bản chất giai cấp của pháp luật - PL do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. b) Bản chất xã hội của pháp luật + Các qui phạm PL bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xh.; do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi + PL không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội. + Các QPPL được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. *Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức Phương pháp thuyết trình, đàm thoại và nêu vấn đề *Thời gian: 5 phút * Cách tiến hành: + GV: Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để tìm hiểu nội dung quan hệ giữa pháp luật với đạo đức + GV đặt vấn đề “ Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong ngồn chẩy ra” “Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” + Các qui tắc đạo đức này đã được xây dựng thành các qui phạm pháp luật + GV: Như vậy trong hàng loạt các qui phạm pháp luật luôn thể hiện quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình + GV: Yêu cầu một số học sinh lấy ví dụ về các qui phạm pháp luật luôn thể hiện quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Thấy được quan hệ giữa PL và đạo đức, * Dự kiến đánh giá năng lực: Tự học , giải quyết vấn đề c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức + Trong hàng loạt các quy phạm của pháp luật luôn thể hiện các quan niệm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển của tiến bộ và công bằng xã hội, + Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức + Những giá trị cơ bản nhất của PL như công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung bài học Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội *Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Giúp học sinh hiểu được vai trò pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận *Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên đặt vấn đề + Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm cùng thảo luận một nội dung sau: Câu hỏi: 1. Khi tính mạng, tài sản, quyền tự do...của mình bị đe doạ một cách bất hợp pháp bởi tổ chức, cá nhân. Chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? 2. Pháp luật có vai trò gì đối với mỗi công dân? - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận theo nhóm - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ + HS: Cử đại diện trình bày + HS: Nhận xét bổ sung - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận và định hướng học sinh nêu: + Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản QPPL. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình. + Công dân xác định xem tính mạng, tài sản, quyền tự do thuộc về vi phạm phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại, tố cáo, sình sự, tố tụng. để từ đó tiến hành các dung, hình thức, thủ tục tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân * Kết luận: Pháp luật là một phương tiện quan trọng để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Thấy được tầm quan trọng của pháp luật đối với quản lý xã hội và công dân * Dự kiến đánh giá năng lực: Năng lực tự học, tự quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. - Không có pháp luật xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản QPPL, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức về bản chất, vai trò và quan hệ của pháp luật đồng thời rèn luyện kỹ ý thức thực hành và tôn trọng pháp luật Sử dụng phương pháp vấn đáp, giải quyết vấn đề, học sinh luyện tập trên lớp * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: GV cho cho học sinh luyện tập theo nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau Câu 1: Những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với A. đạo đức. B. xã hội. C. chính trị. D. kinh tế. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? A. Khi đạo đức thành pháp luật sẽ được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước. B. Pháp luật bảo vệ đạo đức và một số quy định bắt nguồn từ đạo đức. C. Đạo đức là cơ sở duy nhất để pháp luật tồn tại, phát triển. D. Pháp luật sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực tới các quy phạm đạo đức. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức A. một số quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đạo đức. B. pháp luật tiến bộ sẽ ảnh hưởng tích cực đến đạo đức. C. pháp luật tiến bộ thì đạo đức sẽ xuống cấp. Câu 4: Dấu hiệu nào sau đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức A. pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức. B. pháp luật bắt buộc đối với cán bộ công chức. C. pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội. D. pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi trả lời câu hỏi tại sao quản lí xã hội bằng pháp luật là dân chủ và hiệu quả nhất? A. Pháp luật do nhà nước ban hành. B. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất. C. Pháp luật bảo đảm sức mạnh quyền lực của nhà nước. D. Pháp luật là phương tiện duy nhất quản lí xã hội. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật? A. nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật. B. pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội. C. quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. D. pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước. Câu 7: Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật? A. Pháp luật bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân. B. Pháp luật phương pháp quản lý dân chủ và hiệu quả nhất. C. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ trong quản lí. D. Pháp luật là phương pháp quản lý cố định duy nhất. Câu 8: Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật? A. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ. B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến trong xã hội. C. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất. D. Pháp luật không phù hợp với quyền lợi, nghĩa vụ chung. Câu 9: Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh nhà anh D hàng xóm xây nhà mới. Sau khi được trao qui định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh D đã xây mới lại bức tường. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò gì? A. Phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình. B. Phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân. Câu 10: Khi phát hiện con gái mình có dấu hiệu bị xâm hại bởi một đối tượng gần nhà, chị M đã gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an thành phố. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Phương tiện bảo vệ quyền và tài sản của công dân. B. Phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực. D. Phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Học sinh thấy được một số biểu hiện về vai trò của pháp luật được thể hiện trong đời sống * Dự kiến đánh giá năng lực: Năng lực quan sát, năng lực tự điều chỉnh hành vi IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG + MỞ RỘNG * Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học về pháp luật để lý giải một số hiện tượng trong đời sống xã hội * Thời gian: 5 phút * Cách thức tiến hành: Các nhóm cùng tham gia tìm hiểu về nghị định 100 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Cả lớp chia làm 4 nhóm để về nhà chuẩn bị và báo cáo sản phẩm * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Thấy được các quy định đặc biệt là quy định xử phạt mang tính nghiêm minh của pháp luật * Dự kiến đánh giá năng lực: Tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TỰ HỌC Học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa: 5,6,7,8 Ân Thi, ngày 05 tháng 09 năm 2022 Tổ trưởng chuyên môn, ký duyệt Lê Thị Thoi
Tài liệu đính kèm: