Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình

2. Về kĩ năng

- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

 

doc 8 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ( TiẾT 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình
2. Về kĩ năng
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
 3.Về thái độ 
- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.
4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
 - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy phê phán, năng lực tự nhận thúc và điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật.
5. Các nội dung tích hợp: Tích hợp đạo đức, kĩ năng sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: Tình huống, tranh ảnh, vi deo,máy tính, máy chiếu
- HS: Các nội dung thảo luận.
 III. Phöông phaùp
 - Đàm thoại, động não, thảo luận
IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Cách tiến hành
 - HS nhắc lại khái niệm HN, GĐ
 ? Mục đích của hôn nhân?
 ? Thế nào là bình đẳng trong HN và GĐ?
 ? Các thành viên trong gia đình?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Mục tiêu: HS hiểu được nội bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao câu hỏi cho từng nhóm.
- Các nhóm chuẩn bị nội dung thảo luận ở nhà
NHÓM 1
Tình huống 1:
 Anh Thành và chị An lấy nhau đã được 5 năm. Anh Thành là người năng động, tháo vát, lại có một công việc ổn định với thu nhập cao. Vì vậy, anh để vợ mình thôi làm việc ở cơ quan để ở nhà chăm sóc con cái và nội trợ. Từ khi chị An nghỉ việc, mọi việc lớn nhỏ trong gia đình do anh Thành quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của vợ vì anh cho rằng mình là người làm ra kinh tế lại được đi nhiều, biết nhiều thì dĩ nhiên có quyền quyết định mọi việc liên quan đến gia đình. 
Hỏi:
1. Em có nhận xét thế nào về quyền bình đẳng giữa anh Thành và chị An.
2. Theo em, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình thể hiện như thế nào?
- Nhóm 1 trình bày.
- Các nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm 1
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
NHÓM 2
Tình huống 2:
	Năm nay Mơ đang học lớp 12, với ước mơ, dự định thi vào Trường Đại học Sư phạm để sau này trở thành cô giáo. Gần đến ngày nộp hồ sơ thi đại học, Mơ thưa chuyện với bố mẹ về ý định của mình để thực hiện ước mơ mà em hằng ấp ủ. Nghe xong chuyện, mẹ Mơ thì đồng ý, còn bố thì phản đối. Bố Mơ cho rằng, con trai mới cần phải học hành nhiều vì sau này nó còn chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ, còn con gái là con người ta, học hành nhiều làm gì. 
Hỏi:
1. Em có nhận xét gì về hành động của bố Mơ?
2. Em hiểu thế nào là bình đẳng giữa cha mẹ và con?
 - HS nhóm 2 trình bày: 
- GV cho HS xem một đoạn phóng sự
? Em có nhận xét gì khi xem đoạn phóng sự trên?
- GV giáo dục đạo đức HS
NHÓM 3
Tình huống 3:
	Từ khi cha mẹ mất, anh Cả thường đùm bọc, giúp đỡ các em cả về vật chất lẫn tinh thần nên mãi bây giờ mới xây nhà riêng cho gia đình mình. Anh Hai bàn với em Út:
- Anh Cả đã giúp anh em mình nhiều, bây giờ chúng mình phải có nghĩa vụ góp tiền giúp anh xây nhà, làm như thế mới bình đẳng.
- Cô Út lại cho rằng: Giúp đỡ các em là bổn phận và nghĩa vụ của người anh Cả, ngàn đời nay dân tộc mình vẫn vậy. Mình là em không phải có nghĩa vụ giúp anh.
	Hỏi:
1.Em có đồng tình với ý kiến của cô Út không? Vì sao?
2.Em hiểu thế nào là bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình? Cho VD.
- HS nhóm 3 trình bày
- Các nhóm còn lại có thể đặt câu hỏi hoặc nhận xét
- GV sử dụng một số hình ảnh minh họa, nhận xét, chốt lại kiến thức.
NHÓM 4
1. Em lấy 1 trường hợp điển hình về bình đẳng giữa ông bà và cháu
2. Bình đẳng giữa ông bà và chá thể hiện ở những điểm cơ bản nào?
Học sinh nhóm 4 trình bày.
- HS các còn lại nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
- Gv đặt câu hỏi cho cả lớp: Em hãy nêu 1 số biểu hiện đáng phê phán, lên án trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay.
-> GV giáo dục đạo đức cho học sinh
- GV nhận xét, kết luận.
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình làbình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa các thành vien trong gia đình trên cơ sở dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội
-	b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình	
*Bình đẳng giữa vợ và chồng: Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình 
- Trong quan hệ nhân thân:
+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú.
+ Tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm uy tín của nhau.
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau.
+ Giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
+ Cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
+ Cùng sử dụng thời gian nghỉ để chăm sóc con cái.
- Trong quan hệ tài sản:
+ Tài sản chung: vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
+ Tài sản riêng: vợ chồng có quyền có tài sản riêng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ
* Bình đẳng giữa cha mẹ và con
- Cha mẹ ( kể cả cha dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc trông nom, nuôi dưỡng con cái...
- Cha mẹ không được ohaan biệt đối xử giữa các con
- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
* Bình đẳng giữa anh, chị, em
- Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc nhau, có quyền và nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom...
* Bình đẳng giữa ông bà và cháu
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu
- Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà
4. Củng cố
Câu 1: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:
A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình
B. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình
C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:
A. Chỉ người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái
B. Chỉ người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con
C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình
D. Tất cả các phương án trên
Câu 3: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:
A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau
B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình
C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình
D. Tất cả các phương án trên
Câu 4: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là:
A. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn
B. Những tài sản có trong gia đình
C. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5: Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân:
A. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, sự bền vững gia đình
B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ chồng
C. Khắc phục tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”
D. Tất cả các phương án trên
Câu 6: Khẳng định nào dưới đâ là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập.
C. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.D. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.
 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
 - Giải quyết các câu hỏi và bài tập
- Đọc trước bài mới
V. Rút kinh nghiệm.
B. Kiểm tra đánh giá 
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sau mỗi bài học để hệ thống lại kiến thức cho học sinh. 
- Các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng ngân hàng đề.
- Xây dựng ma trận và đề kiểm tra đảm bảo đủ 3 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ( Trong đó 40% nhận biết, 20% thông hiểu, 30% vận dụng thấp, 10% vận dụng cao)
- Lưu ý các nguyên tắc ra đề kiểm tra trắc nghiệm
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Pháp luật là:
A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện
B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống
C. hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
D. hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 2: Pháp luật bắt buộc đối với ai?
A. Đối với mọi công dân B. Đối với mọi cá nhân, tổ chức
C. Đối với mọi cơ quan nhà nước D. Đối với mọi tổ chức xã hội
Câu 3: Pháp luật quy định những nội dung nào?
A. Về những việc không được làm 
B. Về những việc được làm
C. Về những việc phải làm 
D. Về những việc được làm, phải làm và không được làm.
Câu 4: Pháp luật XHCN mang bản chất của ai?
A. Nhân dân lao động B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp tiến bộ D. Giai cấp cầm quyền
Câu 5: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:
A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội
B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội
C. pháp luật bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động
D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội
Câu 6: Pháp luật là phương tiện để nhà nước làm gì?
A. Quản lí xã hội B. Bảo vệ các gai cấp
C. Quản lí công dân D. Bảo vệ các công dân
Câu 7: Cơ quan nào dưới đây có quyền ban hành pháp luật ?
A. Chính phủ B. Quốc hội C. Các cơ quan nhà nước D. Nhà nước
Câu 8: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?
 A. Nhiều hình thức. B. Ba hình thức chính và một hình thức phụ.
 C. Bốn hình thức. D.Tối thiểu là ba hình thứ
Câu 9. Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:
A. sử dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật
C. thi hành pháp luật D. áp dụng pháp luật
Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A. từ đủ 18 tuổi trở lên
B. từ 18 tuổi trở lên
C. từ đủ 16 tuổi trở lên
D. từ đủ 14 tuổi trở lên
Câu 11: Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị h số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra tòa. Việc chị H kiện ông K là hành vi:
A. sử dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật
C. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 12: Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện?
A. Do cán bộ nhà nước thực hiện
B. Do cơ quan, công chức nhà nước thực hiện 
C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện
D. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Câu 13: Vi phạm kỉ luật là hành vi như thế nào?
A. Xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.
B. Xâm phạm các quan hệ trong nội bộ một cơ quan được quy định trong nội quy cơ quan.
C. Xâm phạm các quan hệ được quy định trong nội quy của từng trường học.
D Xâm phạm các quan hệ hành chính.
Câu 14: Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người vi phạm hình sự:
A. từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. từ 18 tuổi trở lên.
Câu 15: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự:
A. Về mọi tội phạm.
B. Về hành vi vi phạm hành chính do cố ý.
C. về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
D. Về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 16: Vi phạm pháp luật là hành vi có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Là hành vi trái pháp luật. 
B. Lỗi của chủ thể 
C. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Do người có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi thực hiện
Câu 17: Anh A săn bắt động vật quí hiếm trong rừng. Trong trường hợp này, anh A đã:
A.không sử dụng pháp luật B. không thi hành pháp luật.
C không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật.
Câu 18: Các tổ chức, cá nhân không làm những việc pháp luật cấm là:
A. sử dụng pháp luật B. thi hành pháp luật
C. tuân thủ pháp luật D. áp dụng pháp luật
Câu 19: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới.
A. các quy tắc quản lý nhà nước
B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
C. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước
D. các quan hệ xã hội
Câu 20: Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật giao thông đường bộ?
 A. Đi xe máy trên đường phố. B. Dừng xe máy trước đèn đỏ.
 C. Đi bộ trên đường. D. Trẻ em ngồi sau xe máy.
Câu 21: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
A. vi phạm pháp luật hành chính
B. vi phạm pháp luật hình sự
C. bị xử phạt vi phạm hành chính
D. vi phạm pháp luật dân sự
Câu 22: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 23: Bạn A không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện đến trường. Trong trường hợp này bạn A đã:
A. không sử dụng pháp luật B. không thi hành pháp luật.
C. không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật.
Câu 24: Vi phạm hình sự là hành vi như thế nào?
A. Hành vi nguy hiểm cho xã hôi
B. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 25: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 26: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:
A. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
B. tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. tất cả các phương án trên.
Câu 27: Trách nhiệm pháp lí được áp dung nhằm mục đích gì?
A.Củng cố niềm tin của công dân ở tính nghiêm minh của pháp luật.
B. Trừng trị những người vi phạm.
C. Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm.
D. Tuyên truyền về sức mạnh của pháp luật.
Câu 28: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí:
A. như nhau B. bằng nhau
C. ngang nhau D. có thể khác nhau
Câu 29: Anh A thuê nhà của bà B. Hai người đã thỏa thuận và kí hợp đồng thuê nhà 12 tháng. Nhưng anh A mới ở được 3 tháng bà B đã đòi lại nhà và cho người khác thuê. Hành vi này của bà B là hành vi vi phạm :
A. dân sự B. hình sự C. kỉ luật D. hành chính
Câu 30: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:
A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo.
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_4_quyen_binh_dang_cua_c.doc