Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 (Ban cơ bản) - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (Tiết 1) - Năm học 2019-2020

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 (Ban cơ bản) - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (Tiết 1) - Năm học 2019-2020

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học xong bài này học sinh cần đạt được:

1/ Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm khái niệm: dân tộc.

- Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

2/ Về kĩ năng:

- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Biết xử sự phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

3/ Về thái độ:

- Ủng hộ đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và phê phán hành vi gây chia rẽ giữa các dân tộc.

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH

Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thảo luận lớp, phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp vấn đáp.

- Xử lý tình huống.

- Kỹ thuật đặt câu hỏi.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Sách giáo khoa GDCD lớp 12, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD.

- Máy chiếu đa năng, video.

 

doc 8 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 (Ban cơ bản) - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (Tiết 1) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/11/2019
Ngày dạy: 13/11/2019
Tiết 10
BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC,
TÔN GIÁO (TIẾT 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này học sinh cần đạt được: 
1/ Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm khái niệm: dân tộc.
- Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
2/ Về kĩ năng:
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Biết xử sự phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
3/ Về thái độ:
- Ủng hộ đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và phê phán hành vi gây chia rẽ giữa các dân tộc.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thảo luận lớp, phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp vấn đáp.
- Xử lý tình huống.
- Kỹ thuật đặt câu hỏi.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa GDCD lớp 12, sách chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD.
- Máy chiếu đa năng, video.
V: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: 
- Phương pháp: Phương pháp trực quan kết hợp với vấn đáp.
- Tìm hiểu về bình đẳng giữa các dân tộc về môt số phương diện: văn hóa, chính trị, kinh tế....
- Thời gian: 5 phút.
a. Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tìm hiểu những kiến thức về quyền bình đẳng giữa các dân tôc
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp cho học sinh.
b. Cách tiến hành: 
- Giáo viên trình chiếu video 
- Giáo viên nêu câu hỏi: 
+ Đây là sự kiện gì? 
+Ai là người đăng quang?
+ Hiểu biết của em về người đăng quang?
- Giáo viên gọi 2 - 3 học sinh trả lời.
- Giáo viên gợi mở: Đây là niềm tự hào của dân tộc Ê Đê nói rêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Khẳng định tài năng, năng lực của H’Hen Nie, sự gắn bó keo sơn giữa các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam. Đã tạo nên sức mạnh đoàn kết, sự đa dạng phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất. Hơn hết, là việc thực hiện chính sách quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa của Đảng và Nhà nước ta trên thực tế. Vậy quyền bình đẳng giữa các dân tộc còn có những nộ dung cơ bản nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài 5: “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo”
2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc
- Phương pháp: đặt vấn đề, thuyết trình kết hợp với kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Tìm hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc .
- Thời gian: 10 phút.
a. Mục tiêu: 
- Học sinh nêu được khái niệm dân tộc,quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc. Từ đó đưa ra khái niệm bình đẳng giữa các dân tộc.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp và năng lực giải quyết vấn đề. 
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi: “ Trí nhớ siêu đẳng”
- Giáo viên chiếu hình ảnh các dân tộc sau đó gọi 1 - 2 học sinh lên bảng viết lại tên các dân tộc đó và cho điểm học sinh nghi được nhiều tên nhất.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? 
+ Dân tộc nào chiếm số lượng nhiều nhất?
- Học sinh làm việc cá nhân, theo cặp 
- Giáo viên nêu tiếp câu hỏi để thảo luận: Em biết bình đẳng giữa các dân tộc là gì?
- Giáo viên chính xác hóa ý kiến của học sinh.
c. Kết luận:
Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng: là một quốc gia
Nghĩa hẹp: là bộ phận dân cư của quốc gia
Bài này tìm hiểu dân tộc theo nghĩa hẹp.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, kề vai sát cánh bên nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú trên các địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường sinh thái. 
 Ngay từ khi mới ra đời, và trong quá trình ãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn xác định vấn đề tộc, công tác dân tộc và đoàn kết giữa các dân tộc có chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta.
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II đã khẳng định: Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Phải đoàn kết giúp đỡ nhau kháng chiến và kiến quốc.
- Hiến pháp 1946 ghi rõ:Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, dân tộc..... Ngoài bình đẳng về quyền lợi, những dân tộc thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung.
- Các bản hiến pháp tiếp theo đều khẳng định: Bình đẳng giữa các dân tộc, mọi hành vi chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm.
 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da,đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển
Giáo viên chuyển ý: Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giữa các dân tộc ở Việt Nam. Nó là kết tinh của truyền thống dân tộc và tính nhân văn của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Vậy quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở những nội dung nào?Chúng ta sẽ tìm hiểu phần (b).
1. Bình đẳng giữa các dân tộc.
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da,đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bình đẳng giữa các dân tộc
- Phương pháp thảo luận nhóm , trực quan, đóng vai kết hợp với phương pháp vấn đáp.
- Tìm hiểu nội dung bình đẳng giữa các dân tộc .
- Thời gian: 20 phút
a. Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được nội dung bình đẳng giữa các dân tôc.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem sách giáo khoa và nêu những nội dung cơ bản của bình đẳng giữa các dân tộc.
* Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về chính trị
- Giáo viên đưa bảng số liệu , 
+ Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm với các câu hỏi sau:
* Nhóm 1: nhận xét bảng số liệu trên?
Để có Đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước,công dân thuộc các dân tộc đã thực hiện quyền nào của mình?
* Nhóm 2: Theo em, việc Nhà nước đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung Ương và địa phương có ý nghĩa gì?
* Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế
- Giáo viên trình chiếu hình ảnh các dân tộc trước và sau khi thực hiện chính sách 135
- Giáo viên đặt câu hỏi: nhận xét đời sống của nhân dân? 
 - Thuyết trình lí do sự thay đổi đó.
* Các dân tộc ở VN đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục:
 - Học sinh đóng vai, xây dựng tình huống
- giáo viên đặt câu hỏi: thái độ của một số bạn học sinh trong lớp là đúng hay sai?
+ Giáo viên yêu cầu: Các nhóm làm việc trong 3 phút, cử nhóm trưởng và thư ký.
- Học sinh các nhóm thảo luận và làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm bài, Giáo viên cho 1 - 5 học sinh nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.
- Giáo viên chính xác hóa đáp án của học sinh yêu cầu học sinh nêu thêm một số ví dụ khác.
Sản phẩm: Kết quả làm việc của nhóm học sinh.
c. Kết luận:
- Bình đẳng giữa các dân tộc gồm 3 nội dung:
ND 1:Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về chính trị
ND 2:Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế
ND 3:Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục
- Giáo viên lấy ví dụ về các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc. Cùng với những biểu hiện cụ thể trong thực tế.
+ quyền bầu cử, ứng cử; nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (dân tộc Tày), Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng (dân tộc Thái); lấy tên anh hùng dân tộc thiểu số đặt tên đường;...
+ Chính sách 132, 134, 135, 167; Nghị quyết 30A của Chính phủ.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đóng ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số bằng giảm hoặc miễn thuế; cho đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất để phát triển kinh tế; hỗ trợ con giống, cây trồng, vật nuôi (Qngai có chương trình nuôi heo dự án);...
+ Chương trình ”sữa học đường” cho em nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số; HS, SV người đồng bào dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí; cộng điểm ưu tiên cho HS người đồng bào thi vào các trường chuyên nghiệp, ĐH, CĐ; 
Tăng cường nguồn ngân sách xây dựng trường, trạm, đường,...
VTV5: Đài truyền hình dành cho người đồng bào dân tộc; VOV4: Đài phát thanh dành cho người đồng bào dân tộc thiểu số; website: www.cema.gov.vn
b. Nội dung bình đẳng giữa các dân tộc 
* Nội dung 1: Các dân tộc ở VN đều được bình đẳng về chính trị:
- Các dân tộc có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 
- Các dân tộc có quyền bầu cử, ứng cử
- Có ĐB của mình trong hệ thống cơ quan Nhà nước.
* Nội dung 2: Các dân tộc ở VN đều bình đẳng về kinh tế:
- Các dân tộc đều có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế
- Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho các vùng miền phát triển kinh tế, không phân biệt đối với dân tộc đa số hay thiểu số. 
- Nhà nước đã ban hành các chính sách phát triển kinh tế- xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn đồng bào dân tộc và miền núi như: CT 135, 136, Nghị quyết 30A.
* Nội dung 3: Các dân tộc ở VN đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục:
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. 
- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy. 
- Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Thời gian: 05phút.
- Phương pháp: vấn đáp
a. Mục tiêu:
- Nắm được ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Rèn luyện năng lực tự học của học sinh.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu hỏi
+ Mục đích của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
+ Bình đẳng giữa các dân tộc ý nghĩa như thế nào đối sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc?
* Sản phẩm: Kết quả làm việc của học sinh.
c. Kết luận:
Hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ xâm lược nhưng Trung quốc và thực dân Pháp, đế quốc Mỹ vẫn không đồng hóa được dân tộc Việt nhờ sức mạnh của Đoàn kết và thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Là cơ sở đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Là sức mạnh toàn dân góp phần xây dựng đất nước bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
3. Hoạt động luyện tập: 
- Thời gian: 05phút.
- Phương pháp: Thảo luận lớp kết hợp với kỹ thuật đặt câu hỏi.
a. Mục tiêu:
- Luyện tập để học sinh củng cố những hiểu biết về bình đẳng giữa các dân tộc.
- Rèn luyện năng lực tự học của học sinh.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu trò chơi và luật chơi.
- hoc sinh tham gia trò chơi.
CÂU HỎI 
Câu 1: Trong bài số 5 dân tộc được hiểu theo nghĩa:
A. Một dân tộc ít người B. Một dân tộc thiểu số
C. Một bộ phận dân cư của một quốc gia D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ
Câu 2: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm:
A. Bình đẳng về kinh tế, chính trị
B. Bình đẳng về chính trị, văn hóa, giáo dục
C. Bình đẳng về kinh tế, chính trị, giáo dục
D. Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa-giáo dục
Câu 3: Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở củagiữa các dân tộc và..toàn dân tộc: 
A. Đoàn kết/đại đoàn kết B. Đoàn kết/phát huy sức mạnh
C. Bình đẳng/đoàn kết D. Đại đoàn kết/ phát huy sức mạnh.
Câu 4: Xã Q là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng về chủ trương.	
B. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh.
C. Bình đẳng về kinh tế.	
D. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh.
Câu 5: Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện
A. các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.
C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.
D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.
Câu 6: Việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.	
B. quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.	
D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.
Câu 7: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.	 B. Đầu tư. C. Kinh tế.	 D. Văn hóa, xã hội.
Câu 8: H và Q yêu nhau nhưng bị hai gia đình ngăn cản vì hai bên không cùng dân tộc. Trong trường họp này, gia đình H và Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Tự do cá nhân.	
B. Tự do yêu đương.
C. Bình đẳng giữa các dân tộc.	
D. Bình đẳng giữa các gia đình.
4. Hoạt động vận dụng:
- Phương pháp vấn đáp kết hợp với kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Học sinh tự liên hệ bản thân, nhận diện xung quanh và chuẩn bị bài mới.
- Thời gian: 05phút
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để nhận thức về bản thân và nhận xét về hành vi của những người xung quanh.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.
* Cách tiến hành:
a. Tự liên hệ: 
- Em đã và sẽ làm gì để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
- Nên các biện pháp để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
b. Nhận diện xung quanh: 
- Hãy nhận xét về việc thực hiện quyền bình về dân tộc một số người mà em biết.
- Giáo viên định hướng học sinh: Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Có ý thức tôn trọng quyền bình giữa các dân tộc.
- Học sinh chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
c. Hoạt động mở rộng: (1phút)
- Học sinh sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sức mạnh của việc đoàn kết.
5. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới.
- Học sinh đọc trước mục 2 bình đẳng giữa các tôn giáo, bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_ban_co_ban_bai_5_quyen_binh.doc