Bài 10: TÁC ĐỘNG GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Giải thích được khái niệm tương tác gen.
Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân ly kiểu hình của Menden trong phép lai 2 tính trạng.
Giải thích được tương tác cộng gộp và nên được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng.
Nêu được khái niện của gen đa hiệu và vai trò của chúng.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng suy luận.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 10.1, 10.2 SGK.
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN Trường: THPT Đinh Tiên Hoàng Giáo viên: Dương Văn Cư Lớp: 12 Ngày soạn: 17/10/2010 Tiết: 10 Tuần: 10 Bài 10: TÁC ĐỘNG GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Giải thích được khái niệm tương tác gen. Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân ly kiểu hình của Menden trong phép lai 2 tính trạng. Giải thích được tương tác cộng gộp và nên được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng. Nêu được khái niện của gen đa hiệu và vai trò của chúng. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng suy luận. Phương tiện dạy học: Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học. Hình 10.1, 10.2 SGK. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4 trang 41. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Không phải cứ lai các cơ thể khác nhau về 2 tính trạng thì ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình 9:3:3:1 mà ngoài ra nó còn xuất hiện các tỉ lệ phân li kiểu hình khác. Vậy những tỉ lệ phân li kiểu hình đó tuân theo quy luật nào ? Để làm rõ vấn đề này, ta vào... Bài 10: TÁC ĐỘNG GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * GV đặt vấn đề: - Tương tác gen là gì ? - Có những dạng alen nào ? - Thế nào là gen alen ? - Thế nào là gen không alen ? - Các gen này tác động như thế nào ? - Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau theo cách nào ? * Các alen thuộc các gen khác nhau có thể tương tác với nhau rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ở bài này ta chỉ nghiên cứu các dạng - Lệnh HS trình bày thí nghiệm ? - Từ kết quả của thí nghiệm có nhận xét gì ? + Tỉ lệ 9:7 nói lên điều gì ? + Sổ kiểu tổ hợp ? + Số cặp gen quy định tính trạng ? * Cơ chế hình thành màu hoa: Sự tương tác bổ sung giữa gen A và B Đối với cây có KG: A – B – Gen A Gen B ↓ ↓ Enzym A Enzym B ↓ ↓ Chất A (Tr) → Chất B (Tr) → Sản phẩm (Đỏ) Đối với cây có KG: A – bb Gen A Gen b ↓ ↓ Enzym A Không có Enzym ↓ ↓ Chất A (Tr) → Chất B (Tr) → Sản phẩm (Tr) Đối với cây có KG: aa B – Gen a Gen B ↓ ↓ Không có Enzym Enzym B ↓ ↓ Chất A (Tr) → → Sản phẩm (Tr) Đối với cây có KG: aabb Gen a Gen b ↓ ↓ Không có Enzym Không có Enzym ↓ ↓ Chất A (Tr) → → Sản phẩm (Tr) (Thực tế hiện tượng tương tác gen là phổ biến, hiện tượng một gen quy định một TT theo Menden là khá hiếm) * Lệnh HS đọc mục I.2, quan sát H.10.1 SGK và cho biết: - Hình vẽ thể hiện điều gì ? - Khả năng tổ hợp sắc tố ở những cơ thể mà KG có chứa từ 0 đến 6 gen trội ? - Nếu 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau cùng quy định một TT theo kiểu tương tác cộng gộp thì tỉ lệ phân li KH ở F2 ? - Còn nếu số lượng gen quy định một TT tăng lên thì hình dạng đồ thịi sẽ như thể nào ? - Theo em những tính trạng nào (số lượng hay chất lượng) thường do nhiều gen quy định ? - Cho ví dụ ? - Nhóm tính trạng này thường chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào ? * Lệnh HS đọc mục II, quan sát H.10.2, qua đó nêu khái niệm tác động của gen đa hiệu ? - Cho ví dụ ? - Tại sao chỉ thay đổi 1 Nu trong gen lại có thể gây ra nhiều rối loạn bệnh lí đến thế ? - Phát hiện một gen quy định nhiều TT có ý nghĩa gì trong chọn giống cây trồng ? - Cho ví dụ ? - Tương tác gen đa hiệu có phủ nhận học thuyết của Menden không ? Tại sao ? * HS đọc mục I, thảo luận, trả lời: - Do các alen tác động qua lại với nhau. - Có 2 dạng: gen alen, gen không alen. - Hai alen của cùng một gen. - Hai alen thuộc 2 lôcut khác nhau. - TT với nhau theo kiểu trội - lặn hoàn toàn (vd: IAIO quy định nhóm máu A); trội - lặn không hoàn toàn khi 2 alen của cùng một gen đều biểu hiện ra kiểu hình (vd: IAIB quy định nhóm máu AB ở người) * HS thực hiện lệnh, đọc sách, thảo luận, trả lời: - Tỉ lệ phân li KH khác với tỉ lệ phân li KH theo ĐL Menden. - F2 có 16 tổ hợp → KG F1 phải dị hợp tử 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. (vd: AaBb (hoa đỏ)). Trong đó Pt/c hoa trắng → KG P phải là: Aabb, aaBB * HS thực hiện lệnh: - Thể hiện màu da của người. - Màu da của người càng đen thẫm khi số lượng gen trội trong cơ thể càng tăng. - Tỉ lệ phân li KH: 1:4:6:4:1 - Khi số lượng gen cộng gộp tăng lên thì số loại KG và KH sẽ tăng, sự sai khác giữa các KH là rất nhỏ nên đồ thị sẽ chuyễn dần sang dạng đường cong chuẩn. - Tính trạng số lượng. - Vd: sản lượng sữa, khối lượng gia súc, số lượng trứng gá, * HS thực hiện lệnh, thảo luận, trả lời: - Vd: alen A quy định quả tròn, ngọt; alen a quy định quả bầu, chua. → Hiệu tượng 1 gen quy định nhiều tính trạng là phổ biến, còn một gen quy định một TT là rất hiếm (do kiểu gen còn phụ thuộc vào môi trường). - Không phủ nhận mà chỉ mở rộng thêm. I. Tương tác gen: là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình mà thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng (prôtêin, enzym) để tạo kiểu hình. 1. Tương tác bổ sung: a. Thí nghiệm: lai các cây thuộc dòng thuần chủng hoa trắng, F1 toàn cây hoa đỏ. F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ : 7 trắng. b. Nhận xét: F2 có 16 tổ hợp, chúng tỏ F1 có 4 kiểu giao tử (4*4=16), F1 dị hợp tử 2 cặp gen cùng quy định 1 tính trạng. c. Giải thích: - Sự có mặt 2 alen trội nằm trên 2 NST khác nhau quy định hoa đỏ. (A-B-) - Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có gen trội nào quy định hoa trắng. A-bb, aaB-, aabb) d. Sơ đồ lai: 2. Tương tác cộng gộp: a. Khái niệm: các alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kì thuộc loại lôcut nào) đều làm tăng biểu hiện kiểu hình lên một chút. b. Ví dụ: SGK. c. Nhận xét: - Tính trạng càng do nhiều gen tương tác quy định, thìm sự sai khác giữa các KH càng nhỏ, và càng khó nhận biết các KH đặc thù cho từng kiểu KG. - Những tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định. - Chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. II. Tác động đa hiệu của gen: 1. Khái niệm: hiện tượng một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. 2. Ví dụ: SGK. * Các gen trong một tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào trong một cơ thể cũng có tác động qua lại với nhau vì cơ thể là một bộ máy thống nhất. 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
Tài liệu đính kèm: