Bài tập Sinh học 12

Bài tập Sinh học 12

Câu (5.7. 8): Nếu tế bào lưỡng bội có bình thường có 2n NST. Số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu?

a. Thể không. b. Thể một. c.Thể ba.

d. Thể ba kép. e. Tứ bội. f. Lục bội.

Câu (3.7.48):

Những sắp xếp gen sau đây trên 1 NST đã thấy ở ruồi giấm D.meanogaster tại các vùng địa lí khác nhau.

a.ABCDEFGHI.

b. HEFBAGCDI.

c.ABFEHGCDI. d.ABFCGHEDI.

e.ABFEHGCDI.

 

doc 30 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1583Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyển 7 (bài tập sinh học 12in-NXB GD)
Câu (4.7.7): NST thường có trình tự sau:
 A B C D E F G H 
 * 
Hãy xác định dạng đột biến NST được minh hoạ trong các trường hợp sau.
a. A B C F E D G H
 *
b. A B C D E F E F G H 
 *
c. A B D E F G H
 *
Câu (5.7. 8): Nếu tế bào lưỡng bội có bình thường có 2n NST. Số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu?
a. Thể không.
b. Thể một.
c.Thể ba.
d. Thể ba kép.
e. Tứ bội.
f. Lục bội.
Câu (3.7.48):
Những sắp xếp gen sau đây trên 1 NST đã thấy ở ruồi giấm D.meanogaster tại các vùng địa lí khác nhau.
a.ABCDEFGHI.
b. HEFBAGCDI.
c.ABFEHGCDI.
d.ABFCGHEDI.
e.ABFEHGCDI.
Cho rằng sắp xếp ở a là sắp xếp ban đầu, các đảo đoạn khác có thể xuất hiện theo trình tự nào?
Câu (1.7.9): Một phân tử ADN có chứa 650000 nuclêôtit loại X, số nuclêôtit loại T bằng 2 lần số nuclêôtit loại X.
a.Tính chiều dài của phân tử ADN đó (ra μm).
b.Khi phân tử ADN này nhân đôi, thì nó cần bao nhiêu nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào?
Câu (2.7.9): 
Câu (3.7.9): Phân tử hemôglôbin trong hồng cầu người gồm hai chuỗi pôlipeptit α và 2 chuỗi pôlipeptit β. Gen quy định tổng hợp chuỗi α ở người bình thường có G = 186 và có 1068 liên kết hiđrô. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu (do hồng cầu hình lưỡi liềm) hơn gen bình thường một liên kết hiđrô, nhưng hai gen có chiều dài bằng nhau.
a. Đột biến liên quan đến mấy cặp nuclêôtit? Thuộc dạng đột biến gen nào?
b. Số nuclêôtit mỗi loại trong gen bình thường và gen đột biến là bao nhiêu?
c. Tính số lượng các axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ gen bình thường và gen đột biến.
Câu (4.7.9): Số lượng NST lưỡng bội của một loài là 2n = 10. Có bao nhiêu NST được dự đoán ở: 
A: Thể một.
B: Thể ba.
C: Thể bốn.
D: Thể ba kép.
E. Thể không.
Câu (5.7.10): Bộ NST ở một loài sinh vật có 2n = 24. 
a. Có bao nhiêu NST dự đoán ở thể đơn bội, tam bội, tứ bội.
b.Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẻ, dạng nào là đa bội chẵn?
c. Cơ chế hình thành các dạng đa bội như thế nào?
Câu (6.7.9): Một mạch khuôn của gen có trình tự nuclêôtit là: 
TAX TXA GXG XTA GXA
a.Viết trình tự phần tương ứng của mạch bổ sung.
b. Liên hệ bảng mã di truyền (bảng 1 sgk sinh học 12). Hãy hoàn thành bảng sau: 
Mã trong ADN
Mã trong mARN
Thông tin được giải mã
TAX
AUG
Mã mở đầu với Met.
TXA
AGU
Bổ sung axit amin Ser
GXG
..........
..........
XTA
..........
..........
GXA
..........
..........
c. Chỉ ra hậu quả của mỗi đột biến riêng rẽ: 
-Mất nuclêôtit số 10.
-Thay thế nuclêôtit số 13 (G bằng A).
Câu (7.7.10): Dưới dây là một đoạn trình tự nuclêôtit trong mạch khuôn của gen:
...TAT GGG XAT GTA AAT GGX...
a.Xác định trình tự nuclêôtit trong: 
-Mạch ADN bổ sung.
-mARN có thể được phiên mã từ đoạn khuôn này.
b.Có bao nhiêu côđôn có trong bản phiên mã mARN.
c. Liệt kê các cụm đối mã tương ứng với mỗi côđon.
Câu (8.7.10): Tham khảo bảng mã di truyền trong bài 1 SGK sinh học 12 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Trong các côđon GGU, GGX, GGA côđon nào xác định việc tổng hợp Gly vào chuỗi pôlipeptit được tổng hợp?
b. Bao nhiêu côđon chứa thông tin cho việc bổ sung Lys vào chuỗi pôlipeptit?
c.Khi côđon AAG trên mARN được dịch mã, axit amin nào được bổ sung vào prôtêin?
Câu (1.7.11): Đột biến là:
A: Hiện tượng tái tổ hợp di truyền.
B: Những biến đổi có khả năng di truyền trong thông tin di truyền.
C: Phiên mã sai di truyền.
D: Biến đổi thường, nhưng không phải luôn luôn có lợi cho sự phát triển của cơ thể mang nó.
Câu (2.7.11): 
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở.
A: Tế bào chất.
B: Ribôxôm.
C: Ti thể.
D: Nhân tế bào.
Câu (3.7.11): Câu nào sau đây là đúng nhất?
 A: ADN được chuyển đổi thành các axit amin của prôtêin.
B: ADN chứa thông tin mã hoá cho việc gắn nối các axit amin để tạo nên prôtêin.
C: ADN biến đổi thành prôtêin.
D: ADN xác định axit amin của prôtêin.
Câu (4.7.11): Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là:
A: ADN.
B: mARN.
C: rARN.
D: tARN.
Câu (5.7.11): ARN là hệ gen của:
A: Vi khuẩn.
B: Virut.
C: Một số loại virut.
D: ở tất cả các tế bào nhân sơ.
Câu (6.7.11): Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN diễn ra ở:
A: Kì trung gian.
B: Kì giữa.
C: Kì đầu.
D: Kì sau và kì cuối.
Câu (7.7.11): Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120, X= 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
A. A = T = 180; G = X = 110.
C. A = T = 90; G = X = 200.
B. A = T = 150; G = X = 140.
D. A = T = 200; G = X = 90.
Câu (8.7.12): Phân tử ADN có chiều dài 1,02mm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do môi trường nội bào cung cấp là:
A: 1,02.105.
C: 6.106.
B: 6.105.
D: 3.106.
Câu (9.7.12): Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza di chuyển.
A: Theo chiều 5’-3’ và cùng chiều với mạch khuôn.
B: Theo chiều 3’-5’ và ngược chiều với mạch khuôn.
C: Theo chiều 5’ – 3’ và ngược chiều với chiều mã mạch khuôn.
D: Ngẫu nhiên.
Câu (10.7.12): Loại ARN nào sau đây có bộ ba đối mã?
A: rARN.
B: tARN.
C: mARN.
D: cả 3 loại.
Câu (11.7.12): Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự các nuclêôtit được phiên mã một gen có đoạn mạch bổ sung là: AGXTTAGXA?
A: AGXUUAGXA.
B: UXGAAUXGU.
C: TXGAATXGT.
D: AGXTTAGXA.
Câu (12.7.12): Phiên mã là quá trình:
A: Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
B: Nhân đôi ADN.
C: TXGAATXGT.
D: AGXTTAGXA.
Câu (13.7.12): Các bộ ba khác nhau ở?
A: Số lượng các nuclêôtit.
C.Trình tự các nuclêôtit.
B.Thành phần các nuclêôtit.
D: Cả B và C.
Câu (14.7.12): Các côđon nào dưới đây không mã hoá axit amin (côđon vô nghĩa)?
A: AUA, UAA, UXG.
B: AAU, GAU, UXA.
C. UAA, UAG, UGA.
D. XUG, AXG, GUA.
Câu (15.7.13): Đặc điểm thoái hoá của mã bộ ba có nghĩa là:
A: Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
B. Các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không gối lên nhau.
C: Nhiều bộ ba cùng mã hoá cho một axit amin.
D: Nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
Câu (16.7.13): Câu nào dưới đây không đúng?
A: ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.
B: Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.
C: Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Met đén ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D: Tất cả các prôtêin sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
Câu (17.7.13): Quá trình giải mã kết thúc khi:
A: Ribôxôm tiếp xúc với côđon AUG trên mARN.
B: Ribôxôm rời khỏi mARN và trở về trạng thái tự do.
C: Ribôxôm tiếp xúc với 1 trong 3 bộ ba UAA, UAG, UGA.
D: Ribôxôm gắn axitamin Met vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit.
Câu (18.7.13): Cấu trúc của Ôperon ở tế bào nhân sơ bao gồm.
A: Vùng điều hoà, vùng vận hành, các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – Gen A.
B: Gen điều hoà, vùng điều hoà, vùng vận hành, các gen cấu trúc.
C: Vùng điều hoà, các gen cấu trúc.
D: Vùng vận hành, các gen cấu trúc.
Câu (19.7.13): Trong cơ chế điều hoà biểu hiện của gen ở tế bào tế bào nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là:
A: Gắn với các prôtêin ức chế làm cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
B: Quy định tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
C: Tổng hợp prôtêin ức chế tác động tác động lên vùng điều hoà.
D: Tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
Câu (20.7.14): Trong các dạng đột biến di truyền sau đây, dạng nào là đột biến gen?
A: Mất một đoạn NST.
B: Mất một hay một số cặp nuclêôtit.
C: Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
D: Cả B và C.
Câu (21.7.14): Trình tự các thay đổi nào sau đây là đúng nhất?
A: Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen --> thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN --> thay đổi trình tự các axit amin trong prôtêin -->thay đổi tính trạng.
B: Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen --> thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit --> thay đổi tính trạng.
C: Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen --> thay đổi trình tự các nuclêôtit trong tARN --> thay đổi trình tự các axit amin trong prôtêin --> thay đổi tính trạng.
D: Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen -->thay đổi trình tự các nuclêôtit trong rARN --> thay đổi trình tự các axit amin trong protêin -> thay đổi tính trạng.
Câu (22.7.14): Đột biến NST gồm:
A: Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
B: Thêm đoạn và đảo đoạn NST.
C: Lệch bội và đa bội.
D: Đa bội chẵn và đa bội lẻ.
Câu (23.7.14): Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?
A: Chuyển đoạn nhỏ.
B: Mất đoạn.
C: Lặp đoạn.
D: Đảo đoạn.
................................................................................................................................................................
Chương II-Tính quy luật của hiện tượng di truyền.
A-Bài tập có lời giải.
Câu (1.7.17): Cho bảng tóm tắt các thí nghiệm lai của Menđen ở đậu Hà Lan : 
Thí nghiệm
Kiểu hình ở P
Kiểu hình F1
100%
Phân li ở F2.
1
Hoa màu tím
Hoa màu trắng
Hoa màu tím
705
224
2
Hoa mọc ở nách lá
Hoa mọc ở đầu cành
Hoa mọc ở nách lá
651
207
3
Hạt màu xanh lục
Hạt màu vàng
Hạt vàng
6022
2001
4
Vỏ hạt trơn
Vỏ hạt nhăn
Vỏ hạt trơn
5474
1850
5
Quả có ngấn
Quả không có ngấn
Quả không có ngấn
882
299
6
Quả màu vàng
Quả màu xanh
Quả màu xanh
428
152
7
Thân cao
Thân thấp
Thân cao
787
277
a. Xác định tính trạng trội hay lặn trong mỗi cặp tính trạng tương phản.
b.Xác định tỉ lệ kiểu hình trội/lặn.
c.Nếu chỉ căn cứ kiểu hình ở thế hệ F1 để xác định quan hệ trội - lặn giữa các tính trạng hoa màu tím, hạt màu vàng, vỏ hạt trơn, quả không ngấn, quả màu xanh, thân cao là tính trạng trội.
Câu (2.7.18): Biết ở cà chua, alen A quy định quả màu đỏ, alen a tương ứng quy định quả màu vàng.
a.Đem lai 2 thứ cà chua thuần chủng quả màu vàng và quả màu đỏ, đời con có kiểu hình như thế nào?
b. Trong một thí nghiệm lai hai thứ cà chua quả đỏ với nhau, thế hệ con lai xuất hiện một số cây cà chua quả vàng thì kiểu gen của các cây quả đỏ đem lai như thế nào ?
c. Cho tự thụ phấn ngẫu nhiên giữa các cây đều có quả màu đỏ thì có những trường hợp nào xảy ra ? Xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở đời con lai.
Câu (3.7.19): Trên một đôi NST thường có ở ruồi giấm, có 1 cặp gen alen gồm: Alen B quy định cánh bình thường, alen b đột biến cho kiểu hình cánh ngắn.
a.Thí nghiệm 1: Cho ngẫu phối giữa giữa một con ruồi giấm cái bình thường với một con ruồi giấm đực cánh ngắn thu được thế hệ lai F1 đồng loạt cánh bình thường. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên để thu được các thế hệ F2 với số lượng lớn. Dự đoán tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?
b. Thí nghiệm 2: Cho giao phối giữa con ruồi giấm đực cánh bình thường với một con ruồi ruồi giấm cái cánh ngắn thu được thế hệ lai F1 có 50% cánh bình thường : 50% cánh ngắn. Khi cho các cá thể F1 cái cánh bình thường và đực cánh ngắn giao phối có thu được các cá thể thế hệ F2 đồng loạt cánh bình thường hay không? Tại sao?
Câu (4.7.19): Cho biết ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a q ... .
D: Homo sapiens.
..................................................................................................................................................................
.Phần bảy-Sinh thái học(110).
Chương I – Cá thể và quần thể sinh vật.
A-Bài tập có lời giải.
B-Bài tập tự giải.
1.Bài tập tự luận.
2.Bài tập trắc nghiệm(1.7.119): 
Câu (1 .7.119): Sự khác nhau giữa môi trường nước và môi trường trên cạn là:
A: Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn mạnh hơn môi trường nước.
*B: Nồng độ oxi ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước.
C: Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.
D: Nước có nhiều khoáng hơn không khí.
Câu (2.7.120): Sự nổi của sinh vật trong môi trường nước là do:
*A: Tác động tương hỗ của môi trường vào sinh vật.
B: áp lực từ dưới đẩy sinh vật lên trên.
C: Sự kết hợp giữa khối lượng cơ thể sinh vật và áp lực đẩy từ dưới lên.
D: Sinh vật thuỷ sinh bơi lên lớp nước bề mặt.
Câu (3.7.120): Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm thích nghi sinh lí của thực vật với môi trường khô hạn?
A: Bề mặt bóng có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời.
B : Có thân ngầm phát triển dưới đất.
*C: Lỗ khí đóng lại khi gặp khí hậu nóng.
D: Lá xoay chuyển tránh ánh nắng mặt trời.
Câu (4.7.120): So sánh giữa thực vật thụ phấn nhờ sâu bọ với thực vật thụ phấn nhờ gió, người ta thấy thực vật thụ phấn nhờ gió có đặc điểm.
A: Hoa có màu sắc rực rỡ và sáng hơn.
C: Có ít giao tử đực hơn.
B: Có nhiều tuyến mật.
*D: Hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều hơn.
Câu (5.7.120): ở môi trường khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mặc dù không được uống nước. Đó là do:
*A: Chúng thu nhận và sử dụng nước hiệu quả từ nguồi nước chứa trong thức ăn.
B: Chúng có khả năng dự trữ nước trong cơ thể.
C: Chúng đào hang và trốn trong đất vào những ngày nóng.
D: Chúng có thể sống sót không cần nước cho tới khi có mưa.
Câu (6.7.120): Sự thích nghi của động vật làm tăng cơ hội thụ tinh là: 
A: Đẻ trứng có vỏ cứng bọc.
C: Sản sinh một số lượng lớn trứng và tinh trùng.
*B: Chuyển trực tiếp giao tử đực vào trong con cái.
D: Đẻ con.
Câu (7.7.120): Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú là: 
A: Sống trong trạng thái nghỉ.
C: Cơ thể nhỏ và cao.
*B: Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc.
D: Ra mồ hôi.
Câu (8.7.121): Nhiều loại động vật có mô biểu bì gấp lại thành nhiều nếp, dưới mỗi nếp gấp có nhiều mạch máu, đó là đặc điểm tích nghi cho. 
*A: Trao đổi khí qua hô hấp.
C: Giữ nhiệt.
B: Hạn chế mất nước qua tiêu hoá.
D: Tăng cường vận động.
Câu (9.7.121): Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể: 
A: Tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
*B: Giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
C: Giảm nếu cơ thể đông vật kéo dài ra.
D: Giảm nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều phần.
Câu (10.7.121): Khi quan sát mô thực vật dưới kính hiển vi thấy có khoảng trống chứa khí nằm giữa các mô tế bào. Các khoảng trống chứa khí đó là đặc điểm thích nghi, chúng giúp. 
A: Điều hoà nhiệt độ cơ thể.
C: Quang hợp trong tối.
B: Hô hấp trong ánh sáng.
*D: Chống đỡ trong nước.
Câu (11.7.121): Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi.
A: Theo cấu trúc tuổi của quần thể.
B: Do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.
*C: Theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.
D: Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
.................................................................................................................................................................
Chương II-Quần xã sinh vật
A-Bài tập có lời giải.
B-Bài tập tự giải.
1.Bài tập tự luận.
2.Bài tập trác nghiệm:
Câu (1.7.133): Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết:
A: Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
B: Mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
C: Mức độ phân giải chất hữu cơ của các sinh vật.
*D: Con đường trao đổi vật chất trong quần xã.
Câu (2.7.134): Quần xã sinh vật có đặc điểm về:
A: Khu vực phân bố của quần xã.
*B: Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài.
C: Mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã.
D: Mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã.
Câu (3.7.134): Chu trình dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết.
A: Mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
*B: Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.
C: Nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ.
D: Mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.
Câu (4.7.134): Khả năng nào trong số các khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
A: Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
B: Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau.
C: Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
*D: Tất cả các khả năng trên.
Câu (5.7.134): Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong đáy cát vùng ngập thuỷ chiều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ chiều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp?
A: Vật ăn thịt-con mồi.
B: Hợp tác. 
C: Kí sinh.
*D: Cộng sinh.
Câu (6.7.134): Quan hệ gần gũi giữa 2 loài, trong đó cả hai loài đều có lợi nhưng có một loài có lợi nhiều hơn so với loài kia, đó là quan hệ nào dưới đây?
A: Kí sinh.
B: Hội sinh.
C: ức chế – cảm nhiễm.
*D: Hợp tác.
.................................................................................................................................................................
Chương III-Hệ sinh thái.
A-Bài tập có lời giải.
B-Bài tập tự giải.
1.Bài tập tự luận.
2.Bài tập trắc nghiệm:
Câu (1.7.143): Sự phân bố của một loài trên một vùng :
A: Thường không thay đổi.
B: Thay đổi do sự hoạt động của con người, không phải do tự nhiên.
C: Do nhu cầu của loài, không phải do tác động của yếu tố tự nhiên.
*D: Do nhu cầu của loài và tác động của yếi tố tự nhiên.
Câu (2.7.143): Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng rậm là: 
*A: Các ví dụ về hệ sinh thái.
B: Các vị dụ về tương quan giữa các sinh vật.
C: Các giai đoạn của diễn thế sinh thái.
D: Những quần xã có cùng đầu vào và đầu ra của cùng chu trình dinh dưỡng.
Câu (3.7.143): Một độ cá thể của một loài :
A: Thường ít thay đôi trong quần xã.
B: Thay đổi do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.
C: Được xác định bởi quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã.
*D: Cho ta biết số lượng cá thể có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
Câu (4.7.143): Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã rất quan trọng bởi vì:
A: Tất cả động vật trong quần xã đèu trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật.
B: Từ lượng thức ăn sử dụng ở mỗi bậc dinh dưỡng sẽ xác định được sinh khối của quần xã.
C: Cho ta biết mức độ gần gũi giữa các loài sinh vật.
*D: Cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã.
Câu (5.7.144): Chu trình nước :
A: Chỉ liên quan tới nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
B: Không có ở sa mạc.
*C: Là một phần của tái tạo vật chất trong hệ sinh thái.
D: Là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái.
Câu (6.7.144): Chu trình nitơ.
A: Liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.
B: Là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
*C: Là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái.
D: Là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.
Câu (7.7.144): Một hệ sinh thái có đặc điểm : Năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hoá vật chất và số lượng loài sinh vật hạn chế là:
A: Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn.
*B: Hệ sinh thái nông nghiệp.
C: hệ sinh thái thành phố.
D: Hệ sinh thái biển.
Câu (8.7.144): Sự phân bố của một loài trên một vùng có liên quan tới.
A: Lượng thức ăn mà loài sinh vật có thể tìm kiếm từ môi trường.
B: Diện tích vùng phân bố của loài đó.
C: Số lượng sinh vật sống trên một vùng nhất định.
*D: Tất cả các nhân tố trên.
Câu (9.7.144): Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?
A: Thực vật -> dê -> người.
B: Thực vật -> người.
C: Thực vật -> động vật phù du -> cá -> người.
*D: Thực vật -> cá -> chim -> trứng chim -> người.
Câu (10.7.144): Một lát bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: Những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả.
*A: Quá trình diễn thế.
B: Sự cộng sinh giữa các loài.
C: Sự phân huỷ.
D: Sự ức chế – cảm nhiễm.
Câu (11.7.145): Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Khả năng nào dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài có thể cùng tồn tại.
A: Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.
B: Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau trong rừng.
C: Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
*D: Tất cả các khả năng trên.
Câu (12.7.145): Chu trình cacbon trong sinh quyển là:
A: Quá trình phân giải mùn bã hữu cơ trong đất.
B: Quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái.
*C: Quá trình tái sinh một phần vật chất trong hệ sinh thái.
D: Quá trình tái sinh một phần năng lượng trong hệ sinh thái.
Câu (13.7.145): Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái.
*A: Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật.
B: Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật.
C: Quan hệ giữa động vật ăn thịt với bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2.
D: Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.
Câu (14.7.145): Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì:
A: Hệ sinh thái dưới nước có đa dạng sinh học cao hơn.
B: Môi trường nước không không bị năng lượng sáng mặt trời đốt nóng.
*C: Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
D: Môi trờng nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
Câu (15.7.145): Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất.
A: Tảo đơn bào -> động vật phù du -> cá - người.
*B : Tảo đơn bào -> động vật phù du -> giáp xác -> cá -> chim -> người.
C : Tảo đơn bào -> cá -> người.
D : Tảo đơn bào -> thân mềm ->cá -> người.
Câu (16.7.146): Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến Z. Trong đó.
A = 500kg.
B = 600 kg.
C = 5000 kg.
D = 50kg.
E = 5 kg.
Hệ sinh thái nào có chuỗi thức ăn sau là có thể xảy ra?
A. A -> B -> C -> D.
B. E -> D -> A -> C.
C. E -> D -> C -> B.
*D. C -> A -> D -> E. 
Câu (17.7.146): Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc trưng là bức xạ mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp them một phần vật chất cho hệ sinh thái và có số lượng loài hạn chế?
A: Hệ sinh thái tự nhiên.
C: Hệ sinh thái thành phố.
*B: Hệ sinh thái nông nghiệp.
D: Hệ sinh thái thuỷ sản. 

Tài liệu đính kèm:

  • docQ7S-BAITAPSINHHOC12IN.doc