Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)

Câu17:

 Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có phải là hiện tượng bệnh lý không? Tại sao?

Câu18:

 Nêu ý nghĩa sinh học và thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. Cho ví dụ về hiện tượng khống chế sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

 

doc 7 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2006-2007 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GD&ĐT	KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
 LỚP 12 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC	Môn: SINH HỌC
	Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề )
	Ngày thi: 08/02/2007
Câu1: 
Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân thực có cấu tạo như thế nào?
Tế bào của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh? Giải thích.
Câu2: 
	Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng.
Câu3:
	Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có các hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.
Câu4:
	Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại.
Câu5:
	Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và 0,04M glucozơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M Saccarôzơ và 0,02M glucozơ, 0,01M fructôzơ.
Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao?
Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?
Câu6 :
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều loài cây trồng không sống được ở đất có nồng độ muối cao?
Hoạt động của coenzim NAD+ trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác nhau?
Câu7: 
Oxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của oxi qua các lớp màng để ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra.
Trong nuôi cấy mô thực vật người ta thường dung chủ yếu hai nhóm hoomôn nào? Tác dụng sinh lý chính của chúng trong nuôi cấy mô thực vật là gì?
Câu8 : 
Quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa nhưng không kèm theo sự đa bội hoá có thể được hay không? Giải thích.
Vì sao các dạng thực vật đa bội thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt?
Câu9 :
	Trong một quần thể ngẫu phối, tần số alen lặn ( có hại ) càng thấp thì tương quan về tần số giữa các kiểu gen dị hợp với đồng hợp lặn phản ánh điều gì?
Câu10: 
	Nêu những dạng đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN của một NST. Hậu quả và cách phát hiện các dạng đột biến này?
Câu11:
	Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 locus trên NST thường, mỗi locus đều có 2 alen khác nhau. Hãy xác định số kiểu gen khác nhau có trong quần thể đó trong trường hợp:
a) Tất cả các locus đều phân ly độc lập.
b) Tất cả các locus đều lien kết với nhau. (Ở đây không quan tâm đến thứ tự các gen )
Câu12: 
	Cho lai hai cơ thể thực vật cùng loài và khác nhau về ba cặp tính trạng tương phản thuần chủng. F1 thu được 100% cây than cao quả đỏ, hạt tròn. Sau đó cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm:
	802 cây thân cao, quả vàng, hạt dài.
	199 cây than cao, quả vàng, hạt tròn
	798 cây than thấp, quả đỏ, hạt tròn
	204 cây than thấp, quả đỏ, hạt dài.
( Cho biết mỗi tính trạng đều do 1 gen qui định )
Hãy xác định qui luật di truyền chi phối đồng thời ba tính trạng trên.
Viết các kiểu gen có thể có của P và F1 ( không cần viết sơ đồ lai)
Câu13: 
	Trong kĩ thuật di truyền, việc lựa chọn vectơ plasmid cần quan tâm đến những đặc điểm nào?
Câu14:
Ở người, bệnh hoã xơ nang ( cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một alen lặn trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau qui định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên đã sinh ra một người con mắc cả hai bệnh đó. Nếu họ sinh con thứ hai thì xác suất đứa trẻ này mắc cả hai bệnh là bao nhiêu? Giải thích.
Câu15: 
Mạch đập ở cổ tay hoặc thái dương có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? Giải thích.
Câu16: 
	Hãy nêu thành phần của dịch tuỵ được tiết ra từ phần ngoại tiết của tuyến tuỵ. Vì sao tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải prôtêin?
Câu17:
	Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có phải là hiện tượng bệnh lý không? Tại sao?
Câu18:
	Nêu ý nghĩa sinh học và thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. Cho ví dụ về hiện tượng khống chế sinh học trong sản xuất nông nghiệp.
Câu19:
	Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái trên cạn thường ngắn hơn so với chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước?
Câu20:
	Diện tích rừng trên trái đất ngày một giảm gây ra hậu quả gì?
-----------------------------------------Hết------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG QUỐC GIA 12 THPT
Đây là đáp án do BGD cung cấp tôi đưa lên đế các đồng nghiệp cùng tham khảo và trao đổi đóng góp ý kiến về đáp án mà BGD đưa ra.
Câu1: 
a) – Đây là bào quan lizôxôm. 	0.25đ
- Cấu tạo: Dạng túi, kích thước trung bình từ 0,25 đến 0,6 micromet, có một lớp màng bao bọc.	0.25đ
b) - Tế bào có đặc tính cơ bản mà từ đó người ta lợi dụng để tạo ra cơ thể hoàn chỉnh là: Tính toàn năng của tế bào.	0.25đ
- Vì mỗi tế bào chứa một bộ gen hoàn chỉnh và đặc trưng cho loài. 0.25đ
Câu2: 
- Cấu tạo chung của một enzim:
+ Enzim có thể được cấu tạo hoàn toàn từ protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là protein.	0.25đ
+ Trong mỗi enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên lien kết với các cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động.	0.5đ
- Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim gồm có: Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế enzim 	0.25đ
Câu3: 
a) Hiện tượng 	0.25đ
- Nước đục – sinh vật hiếu khí chết – có mùi thối
b) Giải thích	0.75đ
- Chất hữu cơ vào nước làm vi sinh vật hiếu khí phân giải dẫn đến giảm oxi hoà tan trong nước, tăng lượng CO2 ---gây đục nước
- Oxi hoà tan giảm làm vi sinh vật hiếu khí chết hàng loạt.
- Vi sinh vật kị khí hoạt động mạnh thải H2S, NH3 gây có mùi thối
Câu4: 
- Bộ gen đơn giản, thường gồm một NST và ở trạng thái đơn bội 	0.25đ
- Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn. Có thể nuôi cấy trong phòng TN một cách dễ dàng	0.25đ
- Dễ tạo ra nhiều dòng biến dị	0.25đ
- Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp và tiếp hợp trong di truyền VSV	0.25đ
Câu5:
a) – Dung dịch trong bình là nhược trương so với dung dịch trong tế bào nhân tạo.	0.25đ
- Kích thước tế bào nhân tạo sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài bình vào trong tế bào nhân tạo.	0.25đ
b) Saccarôzơ là loại đường kép hoàn toàn không thấm qua màng chọn lọc.
Glucose trong tế bào khuếch tán ra ngoài bình
Fructose trong bình khuếch tán vào trong tế bào nhân tạo.	0.5đ
Câu6:
a) Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bào của các mô sống là nhược trương so với môi trường đất.	0.25đ
b) – Trong hô hấp tế bào, NADH đi vào chuỗi truyền e để tổng hợp ATP. Chất nhận H+ và e- cuối cùng là oxi không khí.	0.25đ
- Trong quá trình lên men, NADH không đi vào chuỗi truyền e mà nhường H+ và e để hình thành axit lăctic hoặc rượu. Chất nhận H+ và e cuối cùng là axit lăctic hoặc rượu vì không có oxi không khí.	0.5đ
Câu7: 
– Oxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình quang phân ly nước.0.25đ
Từ nơi được sinh ra, oxi phải qua màng tilacoit ---- màng trong và màng ngoài của lục lạp----màng sinh chất ----ra khỏi tế bào.	0.25đ
Các hoocmôn:
- Auxin kích thích ra rễ:	0.25đ
- Cytokinin ( Kinêtin) kích thích mọc chồi:	0.25đ
Câu8: 
a) Lai xa nhưng không kèm theo sự đa bội hoá vẫn có thể hình thành loài mới nếu cơ thể lai xa có khả năng sinh sản vô tính để hình thành quần thể thích nghi, tồn tại và phát triển như một mắt xích trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dài dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.	0.5đ
b) Các dạng thực vật đa bội thường gặp ở các vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt vì:
- Tần số xuất hiện các dạng đa bội ở các vùng lạnh thường cao hơn.	0.25đ
- Chúng có các đặc điểm thích nghi đặc biệt ( Bộ gen của tế bào có hàm lượng ADN tăng gấp bội giúp trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ ----làm cơ thể sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt hơn các dạng lưỡng bội) với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên đã được chọn lọc tự nhiên giữ lại. 0.25đ
Câu9:
- Trong một quần thể ngẫu phối, tương quan về tần số giữa các kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn khi ở trạng thái cân bằng là: 2pq/q2 	0.5đ
- Khi tần số alen lặn ( có hại ) càng thấp thì tỷ lệ kiểu gen dị hợp càng cao. 0.5đ
Câu10:
a) Loại đột biến: Đảo đoạn và chuyển đoạn giới hạn trên một NST 	0.25đ
b) - Hậu quả: Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, ảnh hưởng đến quá trình giảm phân và do đó ảnh hưởng tới sức sống của giao tử và cơ thể được tạo ra: 	0.25đ
- Cách phát hiện: Dựa vào sự xuất hiện cấu trúc dạng vòng nút, khi xảy ra sự tiếp hợp giữa hai NST. ( 1 NST bị đột biến và 1 NST bình thường ) của cặp tương đồng ở kì đầu của giảm phân	0.5đ
Câu11:
a) - Số kiểu gen khác nhau có thể có trong trường hợp phân ly độc lập là:
33 = 27	0.25đ
b) Số kiểu gen khác nhau có thể có trong trường hợp liên kết là:
+ Trường hợp dị hợp về cả ba cặp gen: 4 kiểu gen liên kết.
+ Trường hợp dị hợp về hai cặp gen: 12 kiểu lien kết
+ Trường hợp dị hợp chỉ một cặp gen: 20 kiểu liên kết
Vậy tổng số kiểu gen là: 36 	0.75đ
Câu12: 
a) Qui luật di truyền:
- Các tính trạng trội là: thân cao, quả đỏ và tròn; được qui định bởi các gen trội tương ứng là: A, B và D
- F1 lai phân tích, từ tỷ lệ kiểu hình ở thế hệ lai suy ra 3 cặp gen liên kết trên một cặp NST và có xảy ra hoán vị gen	0.5đ
b) Kiểu gen có thể có của P và F1 là:
+ Trường hợp 1: F1 : Abd/aBD suy ra P: Abd/Abd x aBD/aBD 0.25đ
+ Trường hợp 2: F1 : bAd/BaD suy ra P: bAd/bAd x BaD/BaD 0.25đ
+ Trường hợp 3: F1: bdA/BDa suy ra P: bdA/bdA x BDa/BDa 0.25đ ( học sinh có thể làm trường hợp này nhưng không cho điểm)
Câu13: 
Việc lựa chọn vectơ plasmid cần quan tâm đến những đặc điểm sau:
- Thường có kích thước ngắn	0.25đ
- Có mang một số gen ( dấu chuẩn ) giúp nhận biết dòng tái tổ hợp đặc hiệu 0.25đ
- Có điểm khởi đầu tái bản cho phép plasmid tái bản trong thể nhận 0.25đ
- Thể nhận phải có bộ máy di truyền phù hợp với vectơ	0.25đ
Câu14: 
- Cặp vợ chồng này đều có hai cặp gen dị hợp AaBa	0.5đ
- Xác suất mắc đồng thời cả hai bệnh trên là 1/16 aabb	0.5đ
Câu15: 
Mạch đập ở cổ tay hoặc thái dương không phải do máu chảy trong mạch gây nên 0.25đ, mà do cả tính đàn hồi của thành động mạch và nhịp co bóp của tim gây ra0.75đ
Câu16: 
- Các thành phần của dịch tuỵ: Các enzim amilaza, maltaza, lipaza, cacboxipeptidaza, tripxinogen, chymotripxinogen, các ion Na+, Ca2+, K+, Cl-quan trọng nhất là NaHCO3 0.25đ
- Tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein vì:
+ Tripxinogen được hoạt hoá bởi enterokinaza trở thành tripxin, nó có tác dụng cắt các liên kết peptit, biến đổi protein thành các đoạn peptit	0.25đ
+ Tripxin hoạt hoá chymotripxinogen thành chymotripxxin	0.25đ
+ Tripxin hoạt hoá procacboxipeptidaza thành cacboxipeptidaza ( dạng hoạt động tiêu hoá protein ) 	0.25đ
Câu17:
- Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên không phải là hiện tượng bệnh lý mà là vàng da sinh lý:	0.25đ
- Vì:
+ Ở giai đoạn bào thai, sự trao đổi chất giữa mẹ và con được thực hiện qua nhau thai, mà Hb của hồng cầu thai nhi có ái lực cao với oxi hơn so với Hb người lớn	 	0.25đ
+ Khi sinh ra, một số lớn hồng cầu bị tiêu huỷ và sự trao đổi khí ở trẻ được thay thế bởi Hb người lớn, gây vàng da do tăng lượng bilirubin trong máu 	0.5đ
Câu18:
- Ý nghĩa sinh học:
+ Phản ánh mối quan hệ đối địch trong quần xã	0.25đ
+ làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong thế cân bằng, từ đó tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã	0.25đ
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học nhằm chủ động kiểm soát số lượng cá thể của mỗi quần thể theo hướng có lợi cho con người.0.25đ
+ Nêu được ví dụ 	0.25đ 
Câu19: 
- Phần lớn nguồn thức ăn sơ cấp không được động vật ăn cỏ sử dụng ( thân gỗ lớn, rễ.chứa nhiều linhin, xenlulose) có thời gian phân huỷ rất dài, còn các loài động vật lại có bộ xương đá vôi rất cứng, chi phí năng lượng cho săn mồi nói chung cao. Do đó hiệu suất sử dụng thức ăn của các loài động vật trên cạn thấp	0.5đ
- Trong khi đó, các loài tảo dưới nước có màng chủ yếu là protein lipit, còn động vật ăn tảo chủ yếu là giáp xác có vỏ kitin rất dễ phân huỷ, chi phí năng lượng cho săn mồi nói chung là thấp. Do đó hiệu suất sử dụng thức ăn của các loài thuỷ sinh cao hơn.	0.5đ
Câu20:
Hậu quả:
- Đất bị khô cạn, xói mòn và lũ lụt	0.25đ
- Giảm độ phì của đất	0.25đ
- Thay đổi khí hậu	0.25đ
- Giảm đa dạng sinh học	0.25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_h.doc