Đề thi thử Đại học, Cao đẳng lần 2 năm 2009 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

Đề thi thử Đại học, Cao đẳng lần 2 năm 2009 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)

Câu 3. Nói về cơ chế phiên mã, điều nào sau đây KHÔNG chính xác?

 A. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung

 B. Quá trình phiên mã diễn ra từ điểm khởi đầu và chấm dứt ở điểm kết thúc của gen trên ADN

 C. Phiên mã ở sinh vật nhân sơ tạo ra mARN sơ khai gồm êxôn và intron

 D. mARN được hình thành sau phiên mã có chiều 5’ => 3’

 

doc 4 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Đại học, Cao đẳng lần 2 năm 2009 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT ĐỀ THI THỬ ĐH – CĐ LẦN 2 NĂM 2009
Nguyễn Viết Xuân MÔN: SINH HỌC
 (Thời gian làm bài 90 phút)
Họ và tên....................................
Lớp:..................................
Câu 1: Nói về mã di truyền, kết luận nào sau đây KHÔNG đúng?
 A. Bộ ba AUG là bộ ba có mã hoá cho axit amin
 B. Tất cả các loài đều dùng chung một mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
 C. Một bộ ba chỉ mã hoá cho một axit amin, trừ một vài ngoại lệ
 D. Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một axit amin trừ AUG và UGG
Câu 2: Một phân tử ADN nhân đôi x lần số mạch đơn mới trong tất cả các phân tử ADN con là:
 A. 2x B. 2x – 1 C. 2.2x D. 2.2x - 2
Câu 3. Nói về cơ chế phiên mã, điều nào sau đây KHÔNG chính xác?
 A. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
 B. Quá trình phiên mã diễn ra từ điểm khởi đầu và chấm dứt ở điểm kết thúc của gen trên ADN
 C. Phiên mã ở sinh vật nhân sơ tạo ra mARN sơ khai gồm êxôn và intron
 D. mARN được hình thành sau phiên mã có chiều 5’ => 3’
Câu 4. Các prôtêin đã được tổng hợp xong vẫn tiếp tục chịu một cơ chế kiểm soát của các enzim. Đây là ví dụ về cơ chế điều hoà ở giai đoạn
 A. Biến đổi sau dịch mã B. Biến đổi sau phiên mã
 C. Dịch mã D. Phiên mã 
Câu 5. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin. Một đoạn pôlipeptit có trình tự axit amin như sau: mêtiônin – alanin – lizin – valin – lơxin, trên gen mã hoá đoạn pôlipeptit này nếu cặp nuclêôtit số 7 (T – A) thay thế bằng cặp (A –T) sẽ dẫn đến:
 A. Đoạn pôlipeptit chỉ còn 2 axit amin B. Đoạn pôlipeptit không bị thay đổi
 C. Đoạn pôlipeptit thay đổi một axit amin D. Đoạn pôlipeptit mất một axit amin (lizin)
Câu 6: Loại đột biến cấu trúc NST được dùng để xác định vị trí của gen trên NST là:
 A. lặp đoạn B. mất đoạn C. đảo đoạn D. chuyển đoạn không tương hỗ 
Câu 7. Gen A dài 4080 A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào cung cấp 1199 cặp nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
 A. mất một cặp nuclêôtit B. thêm một cặp nuclêôtit
 C. thêm hai cặp nuclêôtit D. mất hai cặp nuclêôtit
Câu 8. Ở thể đột biến ở một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào con có tổng cộng là 144 NST. Thể đột biến này thuộc dạng
 A. Thể một hoặc thể ba B. thể ba hoặc thể bốn 
 C. thể bốn hoặc thể không D. thể không hoặc thể một
Câu 9. Có các dạng đột biến cấu trúc NST sau
 1. mất đoạn 2. lặp đoạn 3. đảo đoạn có tâm động 
 4. đảo đoạn không có tâm động 5. chuyển đoạn trong cùng một NST từ vai này sang vai khác
 6. Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng
Dạng đột biến không làm thay đổi hình thái NST là
 A. 1, 2, 3 B. 3, 4, 5,6 C. 4 D. 4,5
Câu 10. Ở một loài thực vật A: Hoa đỏ, a: Hoa trắng. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Biết quá trình giảm phân xẩy ra bình thường, các hopự tử đều có khả năng sống.
 A. AAaa x Aaaa B. Aaaa x Aaa C. AAaa x Aa D. AAa x Aaa
Câu 11. Ở một loài thực vật tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp cho bố mẹ (thân cao) dị hợp lai với nhau được F1, cho F1 tự thụ phấn tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là :
 A. 3 thân cao: 1 thân thấp B. 3 thân cao : 5 thân thấp
 C. 7 thân cao: 1 thân thấp D. 5 thân cao: 1 thân thấp
Câu 12. Xét phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AabbDd . Biết các gen có quan hệ trội lặn hoàn toàn
Tỉ lệ xuất hiện kiểu hình (aabbD-) ở F1 là
 A. 1/64 B. 3/32 C. 1/32 D. 2/16
Câu 13. Cho P thuần chủng thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả dài được F1 đồng loạt thân cao, quả tròn Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4000 cây trong đó có 250 cây thấp,quả dài . Số lượng cây thân cao, quả tròn ở F2 xấp xỉ là
 A. 1895 B. 250 C. 500 D. 750
Câu 14. Ở cà chua lai P thuần chủng khác nhau về kiểu gen được F1 đồng loạt cây quả ngọt. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 1303 cây quả ngọt, 87 cây quả chua. . Cho F1 lai với cơ thể co kiểu gen đồng hợp về các gen lặn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là
A. 3: 1 B. 1 : 1 C. 2 : 1 D. 1 : 1: 1 : 1
Câu 15. Cho ruồi giấm thân xám cánh dài (BV/bv) lai với nhau được F1 gồm 4 loại kiểu hình như sau: 280 thân xám, cánh dài, 80 thân đen cánh cụt, 20 thân đen, cánh dài, 20 thân xám, cánh cụt. Khoảng cách giữa 2 gen B và V trên nhiễm sắc thể là bao nhiêu centimoocgan?
 A. 14 B. 15 C. 16 D. 20
Câu 16. Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn con cái. Kiểu gen của P như thế nào
 A. ♀ AA x ♂aa B. ♀ aa x ♂AA 
 C. ♀XAXA x ♂XaY D. ♀ XaY x ♂XAXA
Câu 17. Điều nào sau đây KHÔNG đúng với mức phản ứng
 A. Mức phản ứng do kiểu gen quy định B. Mức phản ứng không được di truyền
 C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng
Câu 18. Điều đúng về di truyền qua tế bào chất là
 A. kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của
 B. các tính trạng di truyền tuân theo các quy luật di truyền như gen trong nhân
 C. vật chất di truyền và tế bào chất được chia không đều cho các tế bào con.
 D. tính trạng do gen trong tế bào chất quy định sẽ không tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có 
cấu trúc khác.
C©u 19: Gen ®a hiÖu lµ hiÖn t­îng:
 A. mét gen cã kh¶ n¨ng lµm t¨ng c­êng ho¹t ®éng cña c¸c gen kh¸c.
 B. mét gen ®ång thêi quy ®Þnh nhiÒu tÝnh tr¹ng.
 C. c¸c gen t­¬ng t¸c ®Ó quy ®Þnh c¸c tÝnh tr¹ng kh¸c nhau.
 D. nhiÒu gen quy ®Þnh mét tÝnh tr¹ng.
Câu 20. Trong trường hợp có hoán vị gen, cơ thể có kiểu gen Aabb cho số loại giao tử là
 A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 
Câu 21. Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường gây ra . cứ 20000 người có một người mắc bệnh, biết quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. tỉ lệ % người mang gen bệnh ở trạng thái di hợp xấp xỉ là:
 A. 1% B. 1,2% C. 1,4% D. 1,6%
Câu 22. Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền?
 A. 0,36 AA : 0,46Aa : 0,18 aa B. 0,49 AA : 0,40 Aa : 0,11 aa
 C. 0,4 AA : 0,6 aa D. 0,01 AA : 0,18 Aa : 0,81 aa
Câu 23. Trong một quần thể thực vật giao phấn xét một gen gồm 2 alen A : Hoa đỏ, a: Hoa trắng , biết tỉ lệ cây hoa đỏ trạng quần thể chiếm 99%.Biết quần thể ở trạng thái cân bằng.Tần số tương đối các alen trong quần thể là
 A. pA = 0,1 ; qa = 0,9 B. pA = 0,9 ; qa = 0,1 C. pA = 0,01; qa = 0,99 D. pA = 0,99 ; qa = 0,01
Câu 24. Đặc điểm KHÔNG đúng đối với plasmit là:
 A. có khả năng tự nhân đôi. B. nằm trên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào.
 C. có thể bị đột biến. D. có mang gen qui định tính trạng
Câu 25. Ở thực vật để tạo các thể đa bội với những cây thu hoạch chủ yếu lấy thân, lá, rễ, người ta sử 
dụng tác nhân là.... 
 A. tia phóng xạ. B. tia tử ngoại. C. cônsixin. D. EMS. 
Câu 26. Phương pháp chọn giống chủ yếu đối với vi sinh vật là:
 A. Lai hữu tính.	B. Gây đột biến
 C. Lai giống.	 D. lai tế bào.
Câu 27. Để tạo giống lúa chiêm chịu lạnh người ta dùng phương pháp
 A. nuôi cấy hạt phấn B. gây đột biến 
 C. chọn lọc dòng tế bào xôma có biến dị D. nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo
Câu 28. Phương pháp KHÔNG được áp dụng trong nghiên cứu di truyền ở người là:
 A. phương pháp nghiên cứu phả hệ. B. phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào.
 C. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. Phương pháp lai phân tích.
Câu 29. Hội chứng Tơcnơ ở người có thể xác định bằng phương pháp
 A. nghiên cứu di truyền tế bào.	 B. nghiên cứu trẻ đồng sinh.
 C. nghiên cứu di truyền phân tử.	 D. phân tích giao tử.
Câu 30. Một người đàn ông mang nhóm máu A và một người phụ nữ mang nhóm máu AB có thể có các con với kiểu hình nào?
 A. chỉ máu A hoặc máu B. B. máu AB hoặc máu O.
 C. máu A, B, AB hoặc O. D. máu A, B hoặc AB.
Câu 31. Các cơ quan nào sau đây KHÔNG phải là cơ quan tương tự?
 A. Cánh sâu bọ và cánh dơi B. Cánh chim và cánh dơi
 C. mang cá và mang tôm D. Chân chuột chũi và chân dế dũi 
Câu 32. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là:
 A. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình.
 B. Lần đầu tiên giải thích được sự tiến hoá của sinh giới một cách hợp li thông qua vai trò của chọn lọc 
 tự nhiên, di truyền và biến dị.
 C. Chứng minh sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp.
 D. Chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc
Câu 33. Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung của thuyết Dacuyn:
 A.Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một gốc chung.
 B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
 C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi.
 D. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.
Câu 34. Động lực của chọn lọc nhân tạo là:
 A. Nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người B. Bản năng sinh tồn vật nuôi và cây trồng
 C. Sự đào thải các biến dị không có lợi D. đấu tranh sinh tồn của sinh vật
Câu 35. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối các alen
 A. đột biến B. di nhập gen C. chọn lọc tự nhiên D. biến động di truyền
Câu 36. Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hoá nhỏ là
 A. đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên
 C. đột biến, giao phối và di nhập gen D. đột biến, giao phối và các nhân tố ngẫu nhiên
Câu 37. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý , phát biểu nào dưới đây là KHÔNG đúng ?
 A. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức có cả ở động vật và thực vật
 B. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tuơng ứng trên cơ thể sinh vật
 C. Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn
 D. Trong những điều kiện sống khác nhau , chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lý rồi thành loài mới
Câu 38. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở:
 A. động vật và thực vât B. thực vật và động vật hay di động
 C. thực vật và động vật có khả năng phát tán mạnh D. thực vật và động vật ít di động xa
Câu 39. Đặc điểm KHÔNG có ở kỷ thứ ba?
 A. Cây hạt kín phát triển mạnh B. Chim và thú phát triển mạnh
 C. phát sinh các nhóm linh trưởng D. Xuất hiện loài người
Câu 40. Những đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay chứng tỏ
 A. người có nguồn gốc tự vượn người ngày nay B.vượn người và người tiến hoá đồng quy
 C. vượn người và người có quan hệ thân thuộc gần gũi D. vượn người và người tiến hoá phân li
Câu 41. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
 A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
 B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
 C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
 D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Câu 42. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể KHÔNG dẫn đến
 A. giảm số lượng cá thể trong quần thể B. kích thước quần thể giảm
 C. giảm mức sống sót của quần thể D. có lợi cho sự tồn vong của loài
Câu 43. Phân bố theo nhóm là loại phân bố
ít gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất
ít gặp, xuất hiện trong môi trường không đồng nhất
phổ biến, xuất hiện trông môi trường đồng nhất
phổ biến , xuất hiện trong môi trường không đồng nhất
Câu 44. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là loài
 A. ưu thế B. đặc trưng C. chủ chốt D. ngẫu nhiên 
Câu 45. Mỗi quan hệ giữa kiến và cây kiến là mối quan hệ
 A. Cộng sinh B. hợp tác C. kí sinh D. hội sinh
Câu 46. Độ đa dạng của quần xã là
tỉ lệ % số điểm bắt gặp một loài trọng tổng số điểm quan sát
mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã 
mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Câu 47. Hệ sinh thái bền vững nhất khi
 A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
 B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. 
 C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.
 D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít .
Câu 48. Điều KH ÔNG đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao
càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm
càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng
năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng
Câu 49. Hệ sinh thái trên cạn có vai trò quan trọng đối với sự cân bằng sinh thái của trái đất?
 A. Các hệ sinh thái thảo nguyên B. Các hệ sinh thái hoang mạc
 C. Các hệ sinh thái rừng D. các hệ sinh thái nông nghiệp
Câu 50. Điều không đúng về sự khác nhau trong chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo là 
 A. lưới thức ăn phức tạp. B. tháp sinh thái có hình đáy rộng. 
 C. tháp sinh thái có hình đáy hẹp. D. hầu như khép kín
........................... Hết ................
Đáp án:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_dai_hoc_cao_dang_lan_2_nam_2009_mon_sinh_hoc_truo.doc