Đề tài Phương pháp thuyết trình trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT

Đề tài Phương pháp thuyết trình trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT

Phương pháp dạy học thuyết trình hiện đang bị các nhà giáo dục hiện đại coi đó là phương pháp lạc hậu. Nhưng trên thực tế phương pháp này còn giữ vai trò rất quan trọng trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường THPT. Vì nó giải quyết được một khối lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn, giảng giải được những khái niệm khó, trừu tượng và nhiều ưu điểm khác. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời chúng ta phải sử dụng phương pháp thuyết trình đối với những kiến thức phù hợp như: các khái niệm, phạm trù Nhằm đem lại chất lượng và hiệu quả cao cho bài giảng và trên thực tế ở các trường phổ thông trung học nói chung và trường THPT Phù Mỹ I nói riêng phương pháp này đang còn chiếm ưu thế và đem lại hiệu quả trong giảng dạy môn giáo dục công dân.

 

doc 23 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6372Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phương pháp thuyết trình trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Lý do khách quan:
	Phương pháp dạy học thuyết trình hiện đang bị các nhà giáo dục hiện đại coi đó là phương pháp lạc hậu. Nhưng trên thực tế phương pháp này còn giữ vai trò rất quan trọng trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường THPT. Vì nó giải quyết được một khối lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn, giảng giải được những khái niệm khó, trừu tượng và nhiều ưu điểm khác. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời chúng ta phải sử dụng phương pháp thuyết trình đối với những kiến thức phù hợp như: các khái niệm, phạm trù  Nhằm đem lại chất lượng và hiệu quả cao cho bài giảng và trên thực tế ở các trường phổ thông trung học nói chung và trường THPT Phù Mỹ I nói riêng phương pháp này đang còn chiếm ưu thế và đem lại hiệu quả trong giảng dạy môn giáo dục công dân.
- Lý do chủ quan:
	Đây là đề tài hợp với khả năng, sở thích và chuyên môn của tôi và trong tương lai đối với một giáo viên trẻ thì việc sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn phương pháp thuyết trình kết hợp linh hoạt với các phương pháp khác sẽ đem lại hiệu quả và chất lượng cao trong giảng dạy môn giáo dục công dân.
	Với lý do trên mà tôi quyết định đi vào nghiên cứu phương pháp thuyết trình và vận dụng phương pháp này vào giảng dạy một số bài cụ thể ở chương trình giáo dục công dân ở khối 10 và 11.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
	Với những gì tôi được rèn luyện và học tập ở các thầy cô giáo tại trường ĐHQN và được phân bổ về thực tập sư phạm 2 tại trường THPT Phù Mỹ I. Một ngôi trường có bề dày truyền thống được thành lập năm 1968. Hiện nay đội ngũ giáo viên của trường 79 giáo viên, trong đó giáo viên giáo dục công dân gồm 5 người (thầy Dương, cô Năm, thầy Luật, thầy Cường, thầy Vinh). Qua tiếp xúc, tìm hiểu, trò chuyện tôi được biết những giáo viên này hầu hết đều đào tạo chuyên ngành Sử – Chính trị và là giáo viên lâu năm của trường nên họ đều có chúng suy nghỉ rằng phương pháp thuyết trình vẫn còn đóng vai trò quan trọng và không thể không sử dụng trong giảng dạy môn giáo dục công dân và đặc biệt đối với các khái niệm, phạm trù  Qua dự giờ của các thầy cô tôi đã được nhìn nhận và thấy được hiệu quả của phương pháp này trong việc giảng dạy môn giáo dục công dân và họ cũng đang suy nghỉ xem nên sử dụng như thế nào cho có hiệu quả nhất. Và trên thực tế đề tài nghiên cứu này cũng có rất nhiều người quan tâm khai thác nhằm tìm ra hiệu quả cao nhất trong giảng dạy.
3. Mục đích nghiên cứu:
	Nguyên cứu đề tài này là nhằm chứng minh được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp thuyết trình trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường phổ thông ở những bài phù hợp từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp thuyết trình và sự vận dụng phương pháp này vào giảng dạy một số bài cụ thể.
5. Phương pháp – cơ sở lý luận:
a. Phương pháp quan sát:
- Phương pháp này được dùng rất phổ biến, rộng rãi trong nghiên cứu khoa học nói chung và và nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng bởi vì phương pháp này là phương pháp đơn giản để giúp người nghiên cứu thu thập được những tài liệu thực tế phong phú.
- Có thể quan sát thái độ, hành vi, cử chỉ của học sinh trong giờ học giáo dục công dân xem các em có hứng thú với tiết giảng đó không, có hiểu bài không. Quan sát để thấy được những động tác, cử chỉ của giáo viên khi sử dụng phương pháp thuyết trình.
b. Phương pháp điều tra:
	Sau giờ học có sử dụng phương pháp thuyết trình làm chủ đạo có thể phát phiếu điều tra, hỏi học sinh về mức độ hiểu bài? Về hứng thú? Suy nghỉ về cách dạy của giáo viên? Dùng phương pháp này học sinh có thể trả lời một cách tự do, có thể nói lên suy nghỉ của mình một cách khách quan không bị chi phối, vì vậy kết quả thu được có thể khai thác được nhiều mặt theo những nhóm câu hỏi trong phiếu điều tra.
c. Phương pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh, phỏng vấn về mức độ tiếp thu bài, hứng thú học môn giáo dục công dân? Hay theo em để nâng cao chất lượng và hiệu quả, hứng thú học môn giáo dục công dân thì trong quá trình dạy nên sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào?
- Phỏng vấn giáo viên trực tiếp dạy môn giáo dục công dân phỏng vấn xem thử giáo viên suy nghỉ gì về việc sử dụng phương pháp thuyết trình trong giảng dạy? Và hiệu quả như thế nào?
6. Kết cấu:
	Công trình nghiên cứu gồm: phần mở đầu, phần kết luận và 2 chương:
	+ Chương I: Phương pháp dạy học thuyết trình.
	+ Chương II: Vận dụng phương pháp này vào giảng dạy một số bài cụ thể trong chương trình giáo dục công dân ở trường phổ thông.
7. Ýù nghĩa của việc nghiên cứu đề tài:
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân ở trường phổ thông bởi đây là môn học có vai trò rất to lớn trong việc giáo dục ý thức chính trị cho học sinh, chuẩn bị những hành trang cần thiết để từ đó nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương đất nước.
- Đối với bản thân là một giáo viên giáo dục công dân tương lai thì việc tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng phương pháp thuyết trình có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng giảng dạy truyền thụ tri thức cho học sinh để từ đó phấn đấu trở thành một giáo viên giỏi.
II. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THUYẾT TRÌNH:
1. Khái niệm:
- Thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động, gợi cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thức bộ môn cho học sinh theo một chủ đích nhất định nhờ đó học sinh tiếp thu bài giảng một cách có ý thức.
- Phương pháp thuyết trình bao gồm kể chuyện , giảng giải, diễn giảng.
+ Kể chuyện: 
	Là phương pháp trong đó giáo viên dùng lời nói diễn cảm và các thao tác sư phạm, để dẫn dắt học sinh tiếp cận làm nổi bật nội dung tri thức cần truyền thụ. Thông qua câu chuyện kể giáo viên nêu ra các sự kiện, hiện tượng thể hiện tính quy luật của đối tượng. Cho nên khi kể chuyện giáo viên cần chú ý lựa chọn nội dung của câu chuyện phải thật phù hợp với nội dung bài giảng. Cùng với lối kể chuyện sinh động sẽ giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu tri thức một cách vừa nhẹ nhàng, vừa thấm thía. 
+ Phương pháp giảng giải:
là phương pháp trong đó giáo viên dùng lời nói để làm cho học sinh hiểu được các khái niệm, các phạm trù, quy luật vận động phát triển của đối tượng cần truyền thụ.
+ Phương pháp diễn giảng
là phương pháp dạy học trong đó những tri thức được truyền thụ sẽ diễn biến theo một hệ thống logic chặt chẻ theo một khối lượng lớn trong một thời gian tương đối dài. Thông qua lời nói của giáo viên. 
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp: Nội dung tri thức dài và khó, tính trừu tượng khái quát cao.
2. Bản chất:
	Phương pháp thuyết trình là phương pháp được áp dụng trong quá trình chuyển tải được lượng kiến thức mới và khó mà giáo viên dự định cung cấp cho người học. Chính vì vậy phương pháp này bộc lộ hạn chế của nó.
- Tính thông tin một chiều biểu hiện giáo viên nêu ý tưởng, khái niệm rồi phát triển sau đó tóm tắt các ý chính đã nêu trong khi giáo viên làm việc này thì học sinh chăm chú theo dõi chọn thông tin ghi chép.
- Trong quá rình sử dụng phương pháp này thì giáo viên rất ít khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, vì vậy học sinh rất ít đặt câu hỏi. Vì vậy phương pháp thuyết trình không được áp dụng ở bậc tiểu học và ít sử dụng trong bậc trung học cơ sở mà được sử dụng nhiều ở bậc trung học phổ thông. Đặc biệt là ở các lớp cuối cấp như là tiền đề để làm quen với các cấp học sau này.
3. Ưu, nhược điểm:
a. Ưu điểm:
- Phương pháp thuyết trình hiện đang bị các nhà giáo dục hiện đại coi đó là phương pháp lạc hậu. Tuy quan niệm như thế nhưng hiện nay phương pháp này đang sử dụng một cách phổ biến trong quá trình dạy học.
- Giáo viên phổ thông với sức ép thời gian và dung lượng kiến thức thì họ buộc phải chọn phương pháp này, vã lại bản thân họ không đủ thời gian, phương tiện để tiếp cận các phương pháp dạy khác. 
- Phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến vì những giáo viên mới vào nghề rất chú trọng phương pháp này để đạt mục tiêu của bài giảng. 
Vì lí do đó tuy nó có bị phê phán nhưng nó vẫn chiếm vị trí thượng phong không chỉ ở đại học mà còn cả các trường phổ thông.
- Đối với giáo viên yêu nghề, cần cù, sáng tạo vẫn có thể làm cho bài giảng thuyết trình có hồn đạt tới hiệu quả cao trong dạy học. Đó là những giáo viên có công sức chuẩn bị bài giảng chu đáo có kỷ năng truyền đạt tốt thì thuyết trình sẽ trở thành phương pháp có ưu thế tuyệt đối để đạt được các mục đích dạy học.
- Đây là phương pháp cổ truyền được sử dụng một cách rộng rải. Đặc biệt với các bộ môn khoa học xã hội với môn giáo dục công dân phương pháp này giữ vai trò quan trọng, vì trong một thời gian ngắn giáo viên phải cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức tương đối lớn. Thì với lượng kiến thức như vậy thì chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình mới sử dụng được.
- Tri thức của bộ môn là những tri thức mang tính trừu tượng, khái quát thì như thế chỉ có phương pháp thuyết trình giáo viên có thể giúp cho học sinh tiếp cận những tri thức cần.
- Ưu thế của phương pháp thuyết trình là giúp cho giáo viên chủ động về mặt thời gian. Trình bày một cách có hệ thống trong một logic chặt chẽ hướng vào những tri thức cơ bản và thiết thực nhất của bài học.
b. Nhược điểm:
Phương pháp thuyết trình là phương pháp được áp dụng trong quá trình chuyển tải lượng kiến thức mới và khó mà giáo viên dự định cung cấp cho người học. Chính vì vậy phương pháp này bộc lộ hạn chế của nó.
- Tính thông tin một chiều thể hiện ở chỗ giáo viên nêu ý tưởng, khía niệm  ... i phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để vượt qua những khó khăn, thử thách, chiến thắng những kẻ thù lớn mạnh đó là nhờ sức mạnh của truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
® Như vậy chúng ta đã hiểu được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Mỗi chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
BÀI 22: 	TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. Gia đình:
1. Khái niệm gia đình:
Để học sinh hiểu khái niệm gia đình, giáo viên sẽ thuyết trình kết hợp với sơ đồ trực quang để giúp học sinh hình dung được một cách cụ thể về khái niệm gia đình. Sở dĩ chọn khái niệm gia đình bởi thường phương pháp thuyết trình dùng để diễn giải các khái niệm, các phạm trù, các kiến thức khó.
A
B
C
D
Hôn nhân
Gia đình
Huyết thống
Huyết thống
- Giáo viên : A và B sau khi kết hôn thì quan hệ giữa họ lúc này là quan hệ hôn nhân (Hay còn gọi là quan hệ vợ - chồng). Sau hôn nhân một gia đình nhỏ bé được thiết lập với những đứa con, đó là C và D. Lúc này trong gia đình ngoài quan hệ hôn nhân giữa A và B đã xuất hiện một quan hệ mới, đó là quan hệ huyết thống giữa A, B với C, D và giữa C với D.
Như vậy, khi một cộng đồng người gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống thì gọi là gia đình.
- Giáo viên cho học sinh ghi khái niệm gia đình.
Gia đình là một cộng đồng người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
- Giáo viên lưu ý cho học sinh về gia đình, đặc biệt một người phụ nữ lớn tuổi không có chồng, bà đã nhận một đứa con nuôi về nuôi. Đó là một gia đình đặc biệt. Ví tuy rằng trong gia đình không có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống nhưng đã xuất hiện quan hệ nuôi dưỡng và được pháp luật thừa nhận là một gia đình.
BÀI 13: 	CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (TIẾT 1).
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
a. Cộng đồng là gì?
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
Trong bài 13 gồm hai tiết, sở dĩ chọn tiết 1, mục 1 bởi vì đây là phần quan trọng, nó làm cơ sở để học sinh học các phần tiếp theo của bài, có hiểu được cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người thì học sinh mới ý thức rõ được vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
a. Cộng đồng là gì?
Cộng là chung, cùng chung. Đồng là cùng, cùng nhau. Cồng đồng là tập hợp của những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội.
VD: Cộng đồng lớp học, cộng đồng nhà trường, cộng đồng gia đình
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ về cộng đồng và khái quát khái niệm cộng đồng.
- Giáo viên nhận xét, rút ra khái niệm cộng đồng cho học sinh ghi. Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
- Giáo viên: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau. VD: cộng đồng lớp học thì những học sinh có những điểm giống nhau đó là cúng một lớp học, chung những thầy cô, phải tuân theo những nội quy quy định của lớp như nhau và đều giống nhau về mục đích học hành để phát triển tính cách toàn diện về cả trí tuệ cũng như đạo đức. Và dĩ nhiên giữa họ có những điểm giống nhau nên gắn bó với nhau tạo thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
- Cộng đồng là toàn thểVậy cộng đồng có vai trò gì đối với cuộc sống của con người? Để hiểu sơ điều này chúng ta chuyển sang điểm b nghiên cứu.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người:
- Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi.
 Cộng đồng có cai trò như thế nào đối với cuộc sống con người, điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt khỏi cộng đồng.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét rút ra kết luận.
Cho học sinh ghi.
+ Cộng đồng là một điều kiện để con người tồn tại và phát triển.
- Giáo viên phân tích: con người muốn duy trì cuộc sống của mình và phát triển thì phải lao động, học tập, liên hệ với người khác, với cộng đồng. 	Không ai có thể sống ở bên ngoài cộng đồng và xã hội. Vì vậy đời sống con người về bản chất là có tính xã hội. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng: “bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
	Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội, con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội con người mới bộ lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Những điều kiện trên khẳng định rằng con người luôn sống trong cộng đồng xã hội và chỉ như vậy thì con người mới duy trì cuộc sống của mình và phát triển lên được.
- Học sinh ghi vai trò thứ hai.
+ Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của con người.
- Giáo viên: Con người tham gia vào nhiều cộng đồng khác nhau. Mỗi cộng đồng là một hình thức, một môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác, giao lưu với nhau. Để từ đó mà tạo nên đời sống của bản thân mình và của người khác. Mỗi người là một thành viên, một tế bào của cộng đồng, vì vậy phải có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những qui định, những nguyên tắc của cộng đồng, có như vậy thì cộng đồng và cá nhân mới phát triển được.
- Vai trò thứ 3.
+ Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển.
- Giáo viên: Để thực hiện được vai trò này thì cộng đồng phải tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỷ luật, phải có sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Phải giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích với trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ. Ngược lại mỗi cá nhân trong cộng đồng phải có trách nhiệm góp phần làm cho cộng đồng phát triển lớn mạnh.
- Giáo viên kết luận lại về vai trò quan trọng của cộng đồng đối với cuộc sống của con người, và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt khỏi cộng đồng.
- Học sinh trả lời
- Giáo viên nhận xét kể cho học sinh câu chuyện về một phát hiện mới ở Aán Độ.
Nếu như con người phải sống tách biệt khỏi cộng đồng thì không thể phát triển được, cuộc sống của họ sẽ lạc lỏng, cô độc, cuộc sống kém ý nghĩa. Vì vậy cộng đồng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Ở Ấn Độ mới vừa phát hiện ra một cậu bé bị một con chó sói nuôi khi cậu còn nhỏ, khi phát hiện thì cậu không thể nói được tiếng người, cậu bé như những con sói, bò bằng tay Như vậy chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng của cộng đồng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân. Khi sống tách biệt khỏi cộng đồng con người sẽ không phát triển lên được.
PHẦN KẾT LUẬN
- Như vậy chúng ta đã thấy được vai trò và tầm quan trọng, tác dụng to lớn của phương pháp thuyết trình trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT. Tuy vậy cần phải lưu ý một điều rằng để phát huy ưu điểm của phương pháp thì người dạy phải sử dụng một cách linh hoạt có nghĩa là phải kết hợp cùng với các phương pháp khác để bài giảng không bị nhàm chán, để bài giảng không chỉ có giáo viên hoạt động mà còn có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh để bài giảng hoàn thành được tốt.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình cần phải chú ý.
+ Về tư thế tác phong của người giáo viên khi thuyết trình phải mẫu mực. Khiến cho lời nói của giáo viên trở nên có trọng lượng và có sức truyền đạt. Khi giảng giáo viên phải thể hiện được thái độ tự tin, nhiệt tình, nghiêm túc, cởi mở, thân ái, dịu dàng và dễ gần gủi, tạo được nhiều cơ hội để giao lưu tư tưởng tình cảm giữa giáo viên và học sinh. Lập trường tư tưởng giáo viên phải vững, lời nói, việc làm phải thống nhất.
+ Về lời nói: Phải chính xác, rõ ràng, các khái niệm phải nắm vững, nắm vững cấu trúc logic của khái niệm. Lời nói của giáo viên phải có tính gợi cảm, muốn có được điều đó giáo viên phải có cảm xúc với nội dung cần truyền thụ, nếu không như thế sẽ trở thành giả dối về hình thức. Nhịp điệu và cường độ của lời nói phải vừa phải.
+ Về kiến thức: Kiến thức lựa chọn phải chính xác, phải cơ bản, phải thiết thực muốn vậy giáo viên phải thực sự am hiểu về chuyên môn.
- Qua bài tập nghiên cứu khoa học tôi đã rút ra được cho bản thân mình một số kinh nghiệm quý báu.
+ Xác định rõ đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu và phương pháp tiến hành nghiên cứu đề tài.
+ Hệ thống các vấn đề lí luận liên quan: Khái niệm thuyết trình, bản chất, ưu nhược điểm, một số điều lưu ý của phương pháp.
+ Thu thập thông tin, điều tra tình hình của việc sử dụng phương pháp thuyết trình.
+ Rút ra cho bản thân mình được nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghề nghiệp của mình sau này. Nhằm giúp học sinh tiếp thu tiếp thu bài có hiệu quả. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo của nước ta trong xu thế tăng cường tìm tòi, áp dụng những phương pháp dạy học mới, kết hợp với phương pháp truyền thống để đưa lại chất lượng và hiệu quả cao của tiết học, của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Bởi giáo dục và đào tạo có vị trí quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực. “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.
	Arittot nói: “Nếu đầu tư một người đàn ông chỉ mang lại một người chồng tốt, đầu tư vào một phụ nữ sẽ có một gia đình tốt, đầu tư cho một người thầy giáo sẽ có một thế hệ tốt”.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN GDCD 12 Chuan va cuc hay.doc