Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chủ đề: Quang phổ và các loại tia

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chủ đề: Quang phổ và các loại tia

Câu 1: Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9m đến 3,8.10-7m là

A. tia X. B. tia tử ngoại. C. tia hồng ngoại. D. ánh sáng nhìn thấy.

Câu 2: Tia nào sau đây khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất ?

A. Tia hồng ngoại. B. Tia tử ngoại. C. Tia X. D. Ánh sáng nhìn thấy.

Câu 3: Cơ thể người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau ?

A. Tia hồng ngoại. B. Tia tử ngoại. C. Tia X. D. bức xạ nhìn thấy.

Câu 4: Quang phổ vạch của chất khí loãng có số lượng vạch và vị trí các vạch

A. phụ thuộc vào nhiệt độ. B. phụ thuộc vào áp suất.

C. phụ thuộc vào cách kích thích. D. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất khí.

Câu 5: Quang phổ liên tục của một vật

A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật. B. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.

C. phụ thuộc cả bản chất và nhiệt độ. D. không phụ thuộc bản chất và nhiệt độ.

 

doc 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 2040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chủ đề: Quang phổ và các loại tia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUANG PHỔ VÀ CÁC LOẠI TIA
31
Họ và tên học sinh :Trường:THPT.
Câu 1: Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9m đến 3,8.10-7m là 
A. tia X.	 	B. tia tử ngoại.	C. tia hồng ngoại.	D. ánh sáng nhìn thấy.
Câu 2: Tia nào sau đây khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất ?
A. Tia hồng ngoại.	B. Tia tử ngoại.	C. Tia X.	D. Ánh sáng nhìn thấy.
Câu 3: Cơ thể người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau ?
A. Tia hồng ngoại.	B. Tia tử ngoại.	C. Tia X.	D. bức xạ nhìn thấy.
Câu 4: Quang phổ vạch của chất khí loãng có số lượng vạch và vị trí các vạch
A. phụ thuộc vào nhiệt độ.	B. phụ thuộc vào áp suất.
C. phụ thuộc vào cách kích thích.	D. chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất khí.
Câu 5: Quang phổ liên tục của một vật
A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật.	B. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
C. phụ thuộc cả bản chất và nhiệt độ.	D. không phụ thuộc bản chất và nhiệt độ.
Câu 6: Khi một vật hấp thụ ánh sáng phát ra từ một nguồn, thì nhiệt độ của vật
A. thấp hơn nhiệt độ của nguồn.	B. bằng nhiệt độ của nguồn.
C. cao hơn nhiệt độ của nguồn.	D. có thể có giá trị bất kì.
Câu 7: Quang phổ gồm một dải màu từ đỏ đến tím là
A. quang phổ vạch phát xạ.	B. quang phổ vạch hấp thụ.
C. quang phổ liên tục.	D. cả ba loại quang phổ trên.
Câu 8: Quang phổ của các vật phát ra ánh sáng sau, quang phổ nào là quang phổ liên tục ?
A. Đèn hơi thủy ngân.	B. Đèn dây tóc nóng sáng.
C. Đèn Natri.	D. Đèn Hiđrô.
Câu 9: Bức xạ có bước sóng = 0,3m
A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.	B. là tia hồng ngoại.
C. là tia tử ngoại.	D. là tia X.
Câu 10: Bức xạ có bước sóng = 0,6m
A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.	B. là tia hồng ngoại.
C. là tia tử ngoại.	D. là tia X.
Câu 11: Bức xạ có bước sóng = 1,0m
A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.	B. là tia hồng ngoại.
C. là tia tử ngoại.	D. là tia X.
Câu 12: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
A. tác dụng nhiệt.	B. làm iôn hóa không khí.
C. làm phát quang một số chất.	D. tác dụng sinh học.
Câu 13: Nguồn sáng nào không phát ra tia tử ngoại
A. Mặt Trời.	B. Hồ quang điện.	C. Đèn thủy ngân.	D. Cục than hồng.
Câu 14: Chọn câu sai. Tia tử ngoại
A. không tác dụng lên kính ảnh.	B. kích thích một số chất phát quang.
C. làm iôn hóa không khí.	D. gây ra những phản ứng quang hóa.
Câu 15: Tia nào sau đây không do các vật bị nung nóng phát ra ?
A. Ánh sáng nhìn thấy.	B. Tia hồng ngoại.
C. Tia tử ngoại.	D. Tia X.
Câu 16: Động năng của electrôn trong ống tia X khi đến đối catốt phần lớn
A. bị hấp thụ bởi kim loại làm catốt.	B. biến thành năng lượng tia X.
C. làm nóng đối catốt.	D. bị phản xạ trở lại.
Câu 17: Tính chất nổi bật của tia X là
A. tác dụng lên kính ảnh.	B. làm phát quang một số chất.
C. làm iôn hóa không khí.	D. khả năng đâm xuyên.
Câu 18: Quang phổ do ánh sáng Mặt Trời phát ra là 
A. quang phổ vạch phát xạ.	B. quang phổ liên tục.
C. quang phổ vạch hấp thụ.	D. quang phổ đám.
Câu 19: Quang phổ do ánh sáng Mặt Trời phát ra thu được trên Trái Đất là 
A. quang phổ vạch phát xạ.	B. quang phổ liên tục.
C. quang phổ vạch hấp thụ.	D. quang phổ đám.
Câu 20: Có thể nhận biết tia X bằng
A. chụp ảnh.	B. tế bào quang điện.
C. màn huỳnh quang.	D. các câu trên đều đúng.
Câu 21: Quang phổ gồm một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím là
A. quang phổ liên tục.	B. quang phổ vạch hấp thụ.
C. quang phổ đám.	D. quang phổ vạch phát xạ.
Câu 22: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quang phổ liên lục ?
A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
C. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt trên một nền tối.
D. Quang phổ liên tục do các vật rắn, nóng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra.
Câu 23: Vạch quang phổ thực chất là
A. những vạch sáng, tối trên các quang phổ.	
B. bức xạ đơn sắc, tách ra từ những chùm sáng phức tạp.
C. ảnh thật của khe máy quang phổ tạo bởi những chùm sáng đơn sắc.
D. thành phần cấu tạo của máy quang phổ.
Câu 24: Quang phổ liên lục phát ra bởi hai vật khác nhau thì
A. hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ.	
B. hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.
C. giống nhau, nếu mỗi vật có một nhiệt độ phù hợp. 
D. giống nhau, nếu chúng có cùng nhiệt độ.
Câu 25: Quang phổ vạch hấp thụ là
A. quang phổ gồm các vạch màu riêng biệt trên một nền tối.
B. quang phổ gồm những vạch màu biến đổi liên tục.
C. quang phổ gồm những vạch tối trên nền quang phổ liên tục.
D. quang phổ gồm những vạch tối trên nền sáng.
Câu 26: Quang phổ nào sau đây là quang phổ vạch phát xạ
A. ánh sáng từ chiếc nhẫn nung đỏ.
B. ánh sáng của Mặt Trời thu được trên Trái Đất.
C. ánh sáng từ bút thử điện.
D. ánh sáng từ dây tóc bóng đèn nóng sáng.
Câu 27: Chọn câu đúng. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. đều là sóng điện từ nhưng có tần số khác nhau.
B. không có các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
C. chỉ có tia hồng ngoại làm đen kính ảnh.
D. chỉ có tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt.
Câu 28: Chọn kết luận đúng. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma đều là
A. sóng vô tuyến, có bước sóng khác nhau.
B. sóng cơ học, có bước sóng khác nhau.
C. sóng ánh sáng có bước sóng giống nhau.
D. sóng điện từ có tần số khác nhau.
Câu 29: Chọn câu trả lời không đúng:
A. Tia X được phát hiện bới nhà Bác học Rơnghen.
B. Tia X có năng lượng lớn vì có bước sóng lớn.
C. Tia X không bị lệch trong điện trường và trong từ trường.
D. Tia X là sóng điện từ.
Câu 30: Ở một nhiệt độ nhất định một chất:
A. có thể hấp thụ một bức xạ đơn sắc nào thì cũng có thể phát ra bức xạ đơn sắc đó.
B. có thể hấp thụ một bức xạ đơn sắc nào thì không thể phát ra bức xạ đơn sắc đó.
C. bức xạ đơn sắc, mà nó có thể hấp thụ hay phát ra, phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. bức xạ đơn sắc, mà nó có thể hấp thu hay phát ra, phụ thuộc vào áp suất.
Câu 31: Bức xạ hồng ngoại là bức xạ
	A. đơn sắc, có màu hồng.	
	B. đơn sắc, không màu ở đầu đỏ của quang phổ.
	C. có bước sóng nhỏ hơn 0,4m.	
	D. có bước sóng từ 0,75m đến 10-3m.
Câu 32: Tia Rơnghen được phát ra trong ống Rơnghen là do
A. từ trường của dòng eleectron chuyển động từ catốt sang đối catốt bị thay đổi mạnh khi electron bị hãm đột ngột bởi đối catốt.
B. đối catốt bị nung nóng mạnh.
C. phát xạ electron từ đối catốt.
D. các electron năng lượng cao xuyên sâu vào các lớp vỏ bên trong của nguyên tử đối catốt, tương tác với hạt nhân và các lớp vỏ này.
Câu 33: Quang phổ hồng ngoại của hơi nước có một vạch màu bước sóng là 2,8. Tần số dao động của sóng này là
	A. 1,7.1014Hz.	B. 1,07.1014Hz.	C. 1,7.1015Hz.	D. 1,7.1013Hz.
Câu 34: Tia hồng ngoại được phát ra
A. chỉ bởi các vật được nung nóng(đến nhiệt độ cao)	
B. chỉ bởi các vật có nhiệt độ trên 00C.
C. bởi các vật có nhiệt độ lớn hơn 0(K).	
D. chỉ bởi mọi vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh.
Câu 35: Khi tăng dần nhiệt độ của một dây tóc đèn điện, thì quang phổ của ánh sáng do nó phát ra thay đổi như thế nào sau đây?
A. Sáng dần lên, nhưng vẫn đủ bảy màu cầu vồng.
B. Ban đầu chỉ có màu đỏ, sau lần lượt có thêm màu cam, màu vàng, cuối cùng khi nhiệt độ đủ cao, mới có đủ bảy màu, chứ không sáng thêm.
C. Vừa sáng dần thêm, vừa trải rộng dần, từ màu đỏ, qua các màu cam, vàng,..cuối cùng, khi nhiệt độ đủ cao, mới có đủ bảy màu.
D. Hoàn toàn không thay đổi gì.
Câu 36: Hiện tượng đảo vạch quang phổ, nhiệt độ t của đám hơi hấp thụ phải đủ lớn để có thể phát xạ và so với nhiệt độ t0 của nguồn sáng trắng thì:
	A. t > t0.	B. t < t0.	C. t = t0.	D. t có giá trị bất kì.
Câu 37: Điều nào sau đây đúng khi nói về quang phổ liên tục ?
	A. Dùng để xác định bước sóng ánh sáng.
	B. Dùng để xác định thành phần cấu tạo của các vật phát sáng.
	C. Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng.
	D. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quang phổ vạch phát xạ ?
	A. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng.
	B. Là một hệ thống gồm các vạch màu riêng rẽ trên một nền tối.
	C. Quang phổ vạch phát xạ gồm những vạch màu liên tục nằm trên nền tối.
	D. Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi khi phát sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch đặc trưng cho nguyên tố đó.
Câu 39: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tần số các sóng điện từ sau:
	A. Ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
	B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được.
	C. Tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại.
	D. Ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
Câu 40(07): Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng
A. trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng.
B. các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng.
C. trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng.
D. ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ.
Câu 41(08): Tia Rơnghen có 
A. cùng bản chất với sóng âm. 	B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại. 
C. cùng bản chất với sóng vô tuyến. 	D. điện tích âm.
Câu 42(08): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ ? 
A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy. 
B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. 
D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng.
Câu 43(09): Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục.
B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.
C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
Câu 44(09): Quang phổ liên tục
A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.
B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
C. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
D. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.
“Vàng kim có cái giá của nó, kiến thức thì vô giá” 
1B
2C
3A
4D
5B
6A
7C
8B
9C
10A
11 B
12A
13D
14A
15D
16C
17D
18B
19C
20D 
21 A
22C
23C
24D
25C
26C
27A
28D
29B
30A
31D
32D
33B
34C
35C
36B
37C
38C
39C
40D
41C
42B
43D
44A

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_vat_ly_chu_de_quang_pho_va_ca.doc