Chuyên đề giúp đỡ học sinh yếu, kém môn Vật lí 12 - Chủ đề: Dao động điều hòa con lắc lò xo, phương pháp giải một số bài toán

Chuyên đề giúp đỡ học sinh yếu, kém môn Vật lí 12 - Chủ đề: Dao động điều hòa con lắc lò xo, phương pháp giải một số bài toán

 Xuất phát từ tình hình thực tế bộ môn chúng tôi nhận thấy còn có nhiều em nhận thức chậm , hổng kiến thức lớp dưới và hổng kiến thức các môn liên quan như Toán, Hoá , dẫn đến học sinh lười học bài, học không biết bắt đầu từ đâu và phải dùng phương pháp học như thế nào? Mục đích chúng tôi xây dựng chuyên đề này nhằm lôi cốn, thu hút học sinh vào học tập, giúp học sinh có hứng thú học hơn và có phương pháp học khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ, để các em không còn cảm thấy ngại khi học bộ môn vật lí.

 Từ những ý kiến đóng góp của các đồng chí trong tổ chuyên môn và kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu kém cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường. Tổ chuyên môn chúng tôi ngay từ đầu năm học đã xây dựng một kế hoạch phụ đạo cho các em có lực học yếu, kém giúp đỡ các em để các em tích luỹ kiến thức một cách ngấm dần dần

 Trong quá trình xây dựng chuyên đề giúp đỡ học sinh yếu , kém môn vật lí 12 chúng tôi đã thăm dò một số ý kiến của học sinh thì được biết rằng 60% học sinh lười học vì lí do không nắm bắt kiến thức kịp thời trên lớp, trình độ nhận thức bị hạn chế, học thì hiểu song không áp dụng vào giải bài tập được vì khâu tính toán còn gặp khó khăn đối với các em.

 Qua chuyên đề này tôi mong rằng mỗi đồng chí giáo viên chúng ta hãy quan tâm hơn, nhiệt tình hơn, gần gũi các em hơn để giúp đỡ các em có quá trình lĩnh hội kiến thức và nhận thức kiến thức tốt, ghi nhớ kiến thức lâu, kết quả bộ môn ngày càng đạt chất lượng cao hơn

 

doc 5 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1266Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề giúp đỡ học sinh yếu, kém môn Vật lí 12 - Chủ đề: Dao động điều hòa con lắc lò xo, phương pháp giải một số bài toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề: dao động điều hoà con lắc lò xo
Phương pháp giảI một số bài toán
A. Giới thiệu chung
I. Lí do xây dựng chuyên đề:
 Xuất phát từ tình hình thực tế bộ môn chúng tôi nhận thấy còn có nhiều em nhận thức chậm , hổng kiến thức lớp dưới và hổng kiến thức các môn liên quan như Toán, Hoá, dẫn đến học sinh lười học bài, học không biết bắt đầu từ đâu và phải dùng phương pháp học như thế nào? Mục đích chúng tôi xây dựng chuyên đề này nhằm lôi cốn, thu hút học sinh vào học tập, giúp học sinh có hứng thú học hơn và có phương pháp học khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ, để các em không còn cảm thấy ngại khi học bộ môn vật lí.
 Từ những ý kiến đóng góp của các đồng chí trong tổ chuyên môn và kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu kém cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường. Tổ chuyên môn chúng tôi ngay từ đầu năm học đã xây dựng một kế hoạch phụ đạo cho các em có lực học yếu, kém giúp đỡ các em để các em tích luỹ kiến thức một cách ngấm dần dần 
 Trong quá trình xây dựng chuyên đề giúp đỡ học sinh yếu , kém môn vật lí 12 chúng tôi đã thăm dò một số ý kiến của học sinh thì được biết rằng 60% học sinh lười học vì lí do không nắm bắt kiến thức kịp thời trên lớp, trình độ nhận thức bị hạn chế, học thì hiểu song không áp dụng vào giải bài tập được vì khâu tính toán còn gặp khó khăn đối với các em. 
 Qua chuyên đề này tôi mong rằng mỗi đồng chí giáo viên chúng ta hãy quan tâm hơn, nhiệt tình hơn, gần gũi các em hơn để giúp đỡ các em có quá trình lĩnh hội kiến thức và nhận thức kiến thức tốt, ghi nhớ kiến thức lâu, kết quả bộ môn ngày càng đạt chất lượng cao hơn
II. Mục đích:
Giúp học sinh tìm ra phương pháp học khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ
Tạo ra mối quan hệ thân thiện gần gũi hơn giữa giáo viên và học sinh
Sau khi triển khai áp dụng chuyên đề thì kết quả đạt được cao hơn
Giúp các đồng chí giáo viên trong nhóm chuyên môn thấy rõ được : Mỗi một thầy cô giáo như một tấm gương sáng ngời để học sinh luôn phấn đấu học tập và noi theo
III. Phạm vi đối tượng nghiên cứu chuyên đề
Chuyên đề ứng dụng cho các giáo viên trong tổ chuyên môn
Đối tượng: 
học sinh có học lực yếu, kém trong phạm vi toàn trường ở các lớp 12
B. Nội dung chuyên đề:
I. Cơ sở lí luận chuyên đề:
 Xuất phát từ tình hình thực tế của trương THPT Đông Thọ là một trường có đối tượng học sinh dân tộc ít người chiếm tỉ lệ cao, đa số các em và gia đình còn chưa quan tâm đến việc học mà chủ yếu còn phải tham gia lao động sản xuất giúp đỡ gia đình, học nhưng chưa có động cơ, chưa có định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
 Căn cứ vào điều kiện nhà trường và ý kiến đóng góp của các đồng chí tổ viên trong tổ chuyên môn, rất nhiệt tình tâm huyết với nghề muốn giúp đỡ các em, muốn tạo ra sự gần gũi thân thiện giữa thầy và trò, từ tình thương yêu các em như con em mình, muốn rèn luyện để các em phấn đấu học tập tốt, trở thành người có ích cho xã hội 
II. Nội dung chuyên đề
Khi xây dựng nội dung chuyên đề giáo viên cần phải hệ thống toàn bộ kiến thức ôn tập lại cho học sinh phần liên quan, sau đó mới chọn lọc bài tập để áp dụng 
Lí thuyết : 
Để giải bài tập phần Cơ học – Dao động điều hoà con lắc lò xo, giáo viên cần cho học sinh nắm được lí thuyết
+ Thế nào là dao động điều hoà?
+ Phương trình dao động điều hoà? ý nghĩa các đại lượng trong phương trình đó?
+ Chu kì? Tần số? Tần số góc? Của con lắc lò xo?
+ Phương trình vận tốc, gia tốc,, có dạng như thế nào ? 
+ Lực hồi phục tính bằng công thức nào?
+ Cơ năng của vật có bảo toàn không? Động năng? Thế năng?
2) Một số bài tập trắc nghiệm khách quan:
* Bài 1: Một vật dao động điều hoà với chu kì T = 3,14s, A = 1m, tại thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì tốc độ là bao nhiêu ?
A. 0,5m/s B. 1m/s C. 2m/s D. 3m/s
* Bài 2: Biên độ dao động điều hoà của vật bằng 0,5m. Trong thời gian 5 chu kì dao động vật đi được quãng đường bao nhiêu?
A. 10m B. 2,5m C. 0,5m D. 4m
* Bài 3: Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ 15cm, chu kì 4s, thời điểm ban đầu con lắc đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Hãy viết phương trình dao động của con lắc?
A. x = 15 cos /2t cm B. x = 15 cos (/2t - ) cm
C. x = 15 cos (/2t - /2) cm	 D. x = 7,5 cos (/2t + /2) cm
* Bài 4: Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên quĩ đạo là một đoạn thẳng dài 20cm, có khối lượng 0,4kg, độ cứng k = 80N/m . Hãy xác định tốc độ con lắc khi nó đi qua li độ 5cm?
A. 1,22m/s B. 2,22m/s C. 20m/s D. 3m/s
* Đáp án trắc nghiệm:
1 - C 2 - A 3 - C 4 - A
3) Bài tập tự luận:
* Bài 1: Một vật dao động điều hoà theo phương trình: x = 4 cos () cm 
a) Xác định biên độ, chu kì, pha ban đầu của dao động?
b) Lập biêu thức vận tốc, gia tốc?
c) Tìm giá trị cực đại cua vận tốc, gia tốc? 
Hướng Dẫn:
Từ phương trình dao động tổng quát x = A cos () 
 Suy ra: A = 4cm, T = 2/ = 2s, ( rad )
+ Vận tốc: v = x’ = -A sin ( ) 
 v = - 4sin (t + /2 ) (cm/s)
+ Gia tốc : a = v’ = - A cos (t + ) 
 a = - 4cos () (cm/s2) 
 hay: a = 4cos ( ) (cm/s2) 
+ Giá trị vận tốc cực dại:
Vmax = A = 4 ( cm/s )
 + Giá trị gia tốc cực đại :
amax = A = 4 (cm/s2)
Dạng bài tập này chủ yếu giáo viên cho học sinh làm quen và ghi nhớ phương trình dao động điều hoà mức độ vận dụng và tính toán đơn giản 
*Bài 2: Quả cầu gắn vào một đầu lò xo, thực hiện 30 dao động trong một phút ngoài ra: Khi pha của dao động bằng 300 thì độ dịch chuyển bằng 5cm
Tìm chu kì, tần số, tần số góc, biên độ của dao động? xác định giá trị vmax? amax?
Nếu K = 10 N/m. Tìm giá trị lực kéo về tác dụng lên quả cầu? 
Hướng dẫn:
ý a) và ý b) giải tương tư bài tập 1
Đáp số: a) T = t/N = 2s , f = 0,5Hz , = (rad/s)
A = ? = 300 thì x = 5cm Suy ra: A cos 300 = 5 A = 5/ cos 300 = 10/ (cm) 
b) v max = 31,4 cm/s, amax = 100 cm/s2
c) Cách 1 : Fmax = K.xmax = K.A =  = 1 (N)
 Cách 2: Fmax = m.amax = K/. amax =  = 1 (N)
*Bài 3: Một vật có khối lượng 0,5kg gắn vào đầu lò xo có K = 5000N/m hệ dao động với biên độ A = 6cm
Tính năng lượng dao động của vật?
Động năng lớn nhất và vận tốc lớn nhất của vật?
Xác định vị trí của vật tại đó Wđ = 3Wt ?
Hướng dẫn:
a) Năng lượng dao động: E = 1/2 KA2 =  = 9J
b) Động năng lớn nhất: Eđ max = E = 9J . Suy ra. Vận tốc lớn nhất là: Vmax = =  = 6m/s
c) Eđ = 3Et Eđ = 3/2Kx2 mà : Eđ = E - Et 
3/2Kx2 = 1/2KA2 – 1/2Kx2
4Kx2 = KA2 x= A/2 =  3 cm
* Giáo viên nên lưu ý cho học sinh khi sử dụng các cách giải thì cần tìm ra cách giải tối ưu nhất, nhanh nhất, đơn giản nhất như một số bài toán trình bày ở trên. Học sinh chỉ cần vận dụng trực tiếp lý thuyết vào là làm được ngay, tuy nhiên có bài đòi hỏi phải tư duy ở mức độ cao hơn, học sinh cần phải suy nghĩ tích cực để tìm được lời giải hay
* Học sinh cần phải đọc kĩ bài tập trắc nghiệm , suy nghĩ, vận dụng công thức để giải, tính toán ở mức độ đơn giản. Bất kì bài tập trắc nghiệm nào cũng phải đòi hỏi học sinh thuộc và hiểu rõ lí thuyết. Cách làm đơn giản nhất ta có thể dựa vào đầu bài loại trừ dần các đáp án, sau đó nhẩm nhanh phép tính kiểm tra kết quả của đáp án cuối cùng.
III. Triển khai thực hiện và đánh giá chuyên đề.
Nghiệm thu chuyên đề:
Thời gian hoàn thành: Trước 30/10/ 2009
Tổ chức báo cáo nghiệm thu: 8/10/2009
Triển khai thực hiện: 15/10/2009
Triển khai chuyên đề:
Đối tượng : 
Học sinh trường THPT Đông Thọ có học lực yếu, kém môn vật lí 12
Thời gian: Lí thuyết 15’, bài tập 35’
Địa điểm: Tại phòng học nhà trường
Đánh giá kết quả thực hiện:
 Qua quá trình giảng dạy và giúp đỡ học sinh yếu, kém bộ môn vật lí 12 tôi nhận thấy còn có nhiều vấn đề tồn tại, như đa số học sinh không biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập, hoặc vận dụng được nhưng không biết tính toán., làm cho người dạy phải mất rất nhiều thời gian, bởi vậy qua chuyên đề này chúng tôi mong muốn mỗi đ/c giáo viên hãy coi mình như một người cha, người mẹ các em, chỉ bảo các em tận tình hơn, để các em học tốt hơn. 
 Khi giảng dạy các đối tượng này giáo viên không nên tham kiến thức, không nên đưa ra những bài quá khó làm cho các em chán, chỉ cần vận dụng lí thuyết để làm được những bài đơn giản, sau đó nâng cao dần dần. Sau mỗi dạng bài giáo viên nhấn mạnh cách làm để học sinh ghi nhớ kiến thức lâu và về nhà biết vận dụng và làm được những bài tập tương tự trong sách giáo khoa, sách bài tập. 
* Bài 3: Nguồn sóng trên mặt nước dao động f = 100Hz , A = 0,4 cm. Biêt khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3cm. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước?
A. 25cm/s B. 50cm/s C. 100cm/s D. 150cm/s 
* Bài 4: Khoảng cách giữa 2 bụng sóng bằng 9m. Sóng lan truyền với tốc độ bao nhiêu? nếu trong một phút sóng đập vào bờ 6 lần.
A. 0,9 m/s B. 2/3 m/s C. 3/2 m/s D. 54m/s
* Bài 5: Sợi dây đàn dao động điều hoà với chu kì T = 10s, v = 0,2 m/s . Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất dao động ngược pha là: 
A. 1m B. 2m C. 1,5m D. 2,5m

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de y-k.doc