Câu hỏi trắc nghiệm Di truyền 12 - Nng cao

Câu hỏi trắc nghiệm Di truyền 12 - Nng cao

1. Gen là gì?

 a/ là phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định.

 b/ là một đoạn phân tử mARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit.

 c/ là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định.

 d/ là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit.

2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm những vùng nào?

 a/ vùng mã hoá – vùng điều hoà – vùng kết thúc.

 b/ vùng điều hoà – vùng mã hoá – vùng kết thúc.

 c/ vùng hoạt hoá – vùng mã hoá – vùng kết thúc.

 d/ vùng ức chế – vùng mã hoá – vùng kết thúc.

3. Vị trí của vùng điều hoà trong gen cấu trúc

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5143Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Di truyền 12 - Nng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DI TRUYỀN 12 - NÂÂNG CAO
1. Gen là gì? 
	a/ là phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định.
	b/ là một đoạn phân tử mARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit.
	c/ là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định.
	d/ là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit.
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm những vùng nào?
	a/ vùng mã hoá – vùng điều hoà – vùng kết thúc.
	b/ vùng điều hoà – vùng mã hoá – vùng kết thúc.
	c/ vùng hoạt hoá – vùng mã hoá – vùng kết thúc.
	d/ vùng ức chế – vùng mã hoá – vùng kết thúc.
3. Vị trí của vùng điều hoà trong gen cấu trúc
	a/ ở đầu 3' của mạch mã gốc	b/ ở đầu 5' của mạch mã gốc
	c/ ở đầu 3' của mạch bổ sung	d/ ở một vị trí khác.
4. Chức năng của vùng điều hoà trong gen cấu trúc là:
	I, giúp ARN-polimereza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.
	II, chứa trình tự các nucleotit điều hoà giúp điều hoà quá trình phiên mã.
	III, Chứa gen ức chế quá trình phiên mã
	IV, Chứa vùng khởi động để khởi động quá trình phiên mã.
	a/ I và IV	b/ II và III	c/ II, III và IV	d/ I và II
5.Vùng mã hoá trong gen cấu trúc có chức năng gì?
	a/ mang thông tin mã hoá các aa	b/ chứa các gen không phân mảnh
	c/ chứa các gen phân mảnh	d/ chứa các đoạn intron
6. Vùng mã hoá trong gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực khác với sinh vật nhân sơ ở chổ
	a/ không có các đoạn intron	b/ không có các đoạn exon
	c/ có các đoạn intron	d/ không phân mảnh
7.Vị trí của vùng kết thúc trong gen cấu trúc
	a/ ở đầu 3' của mạch mã gốc	b/ ở đầu 5' của mạch mã gốc
	c/ ở đầu 5' của mạch bổ sung	d/ ở một vị trí khác.
8. Có bao nhiêu mã bộ ba mã hoá cho các loại axit amin?
	a/ 20 bộ	b/ 16 bộ	c/ 64 bộ	d/ 61 bộ
9. Có phải tất cả các bộ ba trên gen có làm nhiệm vụ mã hoá không? Tại sao?
	a/ Không, vì gen gồm có 3 vùng: vùng hoạt hoá, vùng điều hoà, vùng mã hoá
	b/ Phải, vì như vậy thì thời gian phiên mã và giải mã sẽ nhanh hơn.
	c/ Không, vì có 3 bộ ba không mã hoá được aa mà chỉ làm nhiệm vụ kết thúc.
	d/ Phải, vì như vậy nó sẽ tiết kiệm được cơ sở vật chất cho các hoạt động sống.
10. Những bộ ba nào làm nhiệm vụ kết thúc:
	a/ AUG, AGU và UGA	b/ UAG, UAA và UGG
	c/ UGA, UUA và UAG	d/ UAA, UAG và UGA
11. Đặc điểm của mã di truyền nào sau đây là sai?
	a/ mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit.
	b/ mã di truyền có tính đặc thù riêng cho từng loài.
	c/ mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là 1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại aa.
	d/ mã di truyền mang tính thoái hoá.
12. Trên phân tử mARN, mã di truyền được đọc theo chiều nào?
	a/ C5 à C3	B/ C3 à C5	c/ 5' à 3'	d/ 3' à 5'
13. Quá trình tái bản của ADN gồm các bước sau:
	1- Tổng hợp các mạch ADN mới	2- Hai phân tử ADN con xoắn lại
	3- Tháo xoắn phân tử ADN
	a/ 1,2,3	b/ 3,2,1	c/ 1,3,2	d/ 3,1,2
14. ADN được cấu tạo bởi các nguyên tố chính nào sau đây?
	a/ C,H,O,N,S	b/ C,H,O,N,K	c/ C,H,O,P	d/ C,H,O,N,P
15. Các thành phần chính trong cấu trúc của một nucleotit là:
	a/ đường ribo, axit phosphoric, bazơ nitric
	b/ đường deoxyribo, axit phosphoric, bazơ nitric
	c/ đường deoxyribo, axit phosphoric, polipeptit
	d/ đường ribo, axit phosphoric, polipeptit
16. Trong cấu trúc của một đơn phân nucleotit, axit phosphoric liên kết với đường ở vị trí cacbon số (m) và bazơ liên kết đường ở vị trí cacbon số (n). m và n lần lượt là:
	a/ 5' và 1'	b/ 1' và 5'	c/ 3' và 5'	d/ 5' và 3'
17. Công thức phân tử của đường deoxyribo là:
	a/ C5H10O4 	b/ C5H10O5	c/ C5H10O6	d/ C6H10O6 
18. Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?
	a/bán bảo toàn	b/bổ sung	c/khuôn mẫu và bán bảo toàn	d/giữ lại 1 nửa
19. Liên kết hóa trị giữa 2 nucleotit kế nhau trong mạch đơn ADN được thực hiện như sau:
	a/ Đường của nucleotit này nối với bazơ nitric của nucleotit bên cạnh tại vị trí C1'
	b/ Đường của nucleotit này nối với nhóm photphat của nucleotit bên cạnh tại vị trí C3'
	c/ Đường của nucleotit này nối với nhóm photphat của nucleotit bên cạnh tại vị trí C5'
	d/ Đường của nucleotit này nối với bazơ nitric của nucleotit bên cạnh tại vị trí C3' 
20. Các nucleotit trong 2 mạch đơn nối với nhau nhờ:
	a/ liên kết phosphodieste	b/ liên kết ion
	c/ liên kết hidrô	d/ liên kết peptit
21. Một đoạn ADN dài 272 Å, chứa bao nhiêu chu kỳ xoắn?
	a/ 5	b/ 6	c/ 7	d/ 8
22. Một gen có khối lượng 720.000 đvC, gen đó có bao nhiêu nucleotit?
	a/ 2000	b/ 2400	c/ 2800	d/ 3000
23. Đơn phân trong cấu trúc của ARN là:
	a/ nucleotit	b/ nucleic	c/ ribonucleotit	d/ ribonuleic
24. Các thành phần chính trong cấu trúc của một ribonucleotit là:
	a/ đường C5H10O5, axit phosphoric, bazơ nitric
	b/ đường C5H10O4, axit phosphoric, bazơ nitric
	c/ đường C5H10O5, axit phosphoric, polipeptit
	d/ đường C5H10O4, axit phosphoric, polipeptit
25. Công thức phân tử của đường ribo là:
	a/ C5H10O4 	b/ C5H10O5	c/ C5H10O6	d/ C6H10O6 
26. Sự khác biệt trong cấu trúc hoá học của nucleotit so với 1 ribonucleotit là:
	a/ Vị trí liên kết giữa axit phosphoric và bazơ nitric với đường
	b/ Gốc –OH trong phân tử đường	c/ Bazơ nitric và đường 	d/ Đường của nucleotit có ít Oxy hơn so với đường của ribonucleotit.
27. Liên kết hoá trị và liên kết hidro đồng thời có mặt trong cấu trúc của loại axit nucleic nào sau đây?
	a/ chỉ có trong ADN	b/ trong mARN và rARN
	c/ trong mARN và tARN	d/ trong ADN và tARN
28. ADN và ARN giống nhau ở điểm nào sau đây?
	I, về liên kết hidro giữa các cặp bazơ nitric bổ sung,
	II, đều có 4 loại đơn phân, trong đó đều có A, G, X,
	III, mỗi đơn phân đều có 3 thành phần: axit phosphoric, đường pentose (C5), bazơ nitric,
	IV, liên kết hoá trị giữa đường và nhóm photphat có vị trí giống nhau,
	a/ I, II, III, IV	b/ II, III	c/ II, IV	d/ II, III, IV
29. Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là:
	I, Số lượng mạch, số lượng đơn phân
	II, Cấu trúc của 1 đơn phân khác nhau ở đường; trong ADN có T không có U còn trong ARN thì ngược lại.
	III, về liên kết giữa H3PO4 với đường C5.
	IV, về liên kết hidro và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric.
	a/ I, II, III, IV	b/ I, II, IV	c/ I, III, IV	d/ II, III, IV
30. Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN được gọi là:
	a/ Quá trình tái bản	b/ Quá trình dịch mã
	c/ Quá trình phiên mã	d/ Quá trình giải mã
31. Mạch mang mã gốc của gen cấu trúc có chiều (I) và phân tử ARN được gen tổng hợp theo chiều (II). I và II lần lượt là:
	a/ 5' – 3' và 3' – 5'	b/ 3' – 5' và 3' – 5'	c/ 5' – 3' và 5' – 3'	d/ 3' – 5' và 5' – 3'
32. Một gen cấu trúc được bắt đầu bằng trình tự các cặp nucleotit như sau:
	3' TAX – GAT – XAT - ATA ---5'	b/ 5' ATG – XTA – GTA – TAT --- 3'
Trình tự các ribonucleotit trong mARN do gen trên tổng hợp sẽ là:
	a/ 3' AUG – XUA – GUA – UAU---5'	b/ 3' UAX – GAU – XAU – AUA---5'
	b/ 5' UAX – GAU – XAU – AUA---3'	d/ 5' AUG – XUA – GUA – UAU---3'
33. Trình tự bắt đầu của các ribonucleotit trong mARN là: 5' AUG – UXA – GUU3' Gen tổng hợp mARN trên có trình tự các cặp nucleotit được bắt đầu như sau:
	a/ 5' TAX – AGT – XAA3'	b/ 3' UAX – AGU – XAA5'
	 3' ATG – TXA – GTT5'	 5' AUG – UXA – GTT3'
	c/ 3' TAX – AGT – XAA5'	d/ 5' UAX – AGU – XAA3'
	 5' ATG – TXA – GTT3'	 3' AUG – UXA – GTT5'
34. Một gen có chiều dài 510nm, thì số nucleotit của gen này là:
	a/ 3000	b/ 4000	c/ 5000	d/ 6000
35. Một gen có chiều dài 408nm, thì số nucleotit của gen này là:
	a/ 1800	b/ 2400	c/ 3000	d/ 3600
36. Phân tử mARN có 1500 ribonucleotit, phân tử này được tổng hợp từ 1 gen có số nucleotit là:
	a/ 1500	b/ 2000	c/ 3000	d/ 4500
37. Quá trình tổng hợp protein trải qua hai giai đoạn nào?
	a/ Tái bản và dịch mã	b/ phiên mã và dịch mã
	c/ Tái bản và phiên mã	d/ Tự sao và phiên mã
38. Quá trình phiên mã xảy ra qua các giai đoạn nào?
	a/ Hoạt hoá acid amin, dịch mã.	b/ Sao mã và giải mã.
	c/ Khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
	d/ Hoạt hoá acid amin, khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
39. Trong quá trình dịch mã, nhiều riboxom cùng lúc dịch mã cho 1 mARN được gọi là
	a/ Chuỗi polipeptit	b/ Chuỗi nucleoxom	c/ Chuỗi citôcrom	d/ Chuỗi polixôm
40. Trong quá trình dịch mã, riboxôm không hoạt động đơn độc mà theo một chuỗi, nhờ đó:
	a/ nâng cao hiệu suất tổng hợp protein.
	b/ các riboxôm hỗ trợ nhau trong quá trình dịch mã.
	c/ không riboxôm này thì riboxôm khác sẽ tổng hợp protein.
	d/ Kéo dài thời gian sống của mARN.
41. Năm 1961 hai nhà khoa học người Pháp là F.Jacôp và J.Mônô đã phát hiện ra cơ chế điều hoà tổng hợp protein ở đối tượng nào sau đây?
	a/ Trùng cỏ Paramecium caudatum 	b/ Vi khuẩn đường ruột Eschericia coli
	c/ Vi khuẩn nốt sần	d/ Vi khuẩn lam.
42. Nhiều gen cấu trúc phân bố theo cụm, cùng được chỉ huy bởi gen vận hành và gen điều hoà gọi là:
	a/ nhóm gen tương quan	b/ nhóm gen liên kết
	c/ gen nhảy	d/ Operon
43. Lactose có vai trò gì trong quá trình điều hoà tổng hợp protein ở sinh vật nhân sơ?
	a/ Làm cho protein ức chế bị bất hoạt, không gắn được gen vận hành, kích thích tổng hợp protein.
	b/ Kích thích gen điều hoà hoạt động.
	c/ Cung cấp năng lượng cho quá trình dịch mã.
	d/ Kích thích gen vận hành.
44. Mỗi đơn phân của protein gồm có các thành phần nào sau đây?
	a/ Axit phosphoric, đường C5H10O4, bazơ nitric
	b/ Axit phosphoric, đường C5H10O5, bazơ nitric
	c/ Nhóm – NH2, nhóm – COOH, bazơ nitric
	d/ Nhóm – NH2, nhóm – COOH, gốc hoá học R có hoá trị 1
45. Khối lượng và kích thước trung bình của một axit amin là:
	a/ 300 đvC và 3Å 	b/110 đvC và 3Å 	c/110 đvC và 3,4Å	d/300 đvC và 3,4Å
46. Liên kết hoá học giữa các axit amin trong cấu trúc protein được gọi là
	a/ liên kết hoá trị.	b/ liên kết hidro.	c/ liên kết ion.	d/ liên kết peptit.
47. Nhiều axit amin liên kết với nhau tạo thành
	a/ chuỗi polinucleotit.	b/ chuỗi polinucleoxôm.
	c/ chuỗi polipeptit.	d/ sợi cơ bản.
48. Thế nào là mã bộ ba?
	a/ Cứ ba nucleotit qui định một axit amin
	b/ Cứ ba ribonucleotit qui định một axit amin
	c/ Cứ ba ribonucleotit trong mARN qui định một axit amin
	d/ Cứ ba nucleotit kế tiếp nhau trong mạch khuôn qui định việc tổng hợp một axit amin trong phân tử protein.
49. Từ 4 loại nucleotit sẽ tổ hợp thà ... c nào sau đây?
	a/ Thay thế cặp nucleotit G-X bằng một cặp nucleotit A-T
	b/ Thay thế cặp nucleotit A-T bằng một cặp nucleotit G-X 
	c/ Thay thế cặp nucleotit G-X bằng một cặp nucleotit T-A hoặc X-G
	d/ Thay thế cặp nucleotit A-T bằng một cặp nucleotit T-A
58. Tần số đột biến gen là gì?
	a/ là tần số xuất hiện các cá thể bị đột biến trong quần thể giao phối.
	b/ là tỷ lệ giữa cá thể mang đột biến gen so với số cá thể mang đột biến NST.
	c/ là tỷ lệ giữa giao tử mang đột biến tính trên tổng số giao tử được sinh ra.
	d/ là tỷ lệ giữa cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình so với số cá thể chưa biểu hiện ra kiểu hình.
59. Đột biến là gì?
	a/ là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân tử.
	b/ là các biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính.
	c/ là các biến đổi đột ngột về cấu trúc và số lượng của NST.
	d/ là các biến đổi đột ngột về cấu trúc của ADN.
60. Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?
	a/ Vì vốn gen trong quần thể rất lớn.
	b/ Vì gen có cấu trúc kém bền vững
	c/ Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn
	d/ Vì NST bắt cặp và trao đổi chéo trong nguyên phân.
61. Tần số đột biến gen lớn hay bé phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
	a/ số lượng cá thể trong quần thể.
	b/ có sự du nhập đột biến từ quần thể khác sang hay không.
	c/ loại tác nhân, liều lượng và độ bền vững của gen.
	d/ Độ phát tán của gen đột biến trong quần thể đó.
62. Đột biến tiền phôi là gì?
	a/ Đột biến xuất hiện vào giai đoạn đầu của sự phát triển phôi
	b/ Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
	c/ Đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hoá tế bào.
	d/ Đột biến xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trước khi phôi phát triển thành cơ thể mới
63. Tại sao dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit làm thay đổi nhiều nhất về cấu trúc protein?
	a/ Do phá vở trạng thái hài hoà sẵn có ban đầu của gen.
	b/ Sắp xếp lại các bộ ba từ điểm bị đột biến đến cuối gen dẫn đến sắp xếp lại trình tự các axit amin từ mã bộ ba bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit
	c/ Làm cho enzyme sửa sai không hoạt động được
	d/ Làm cho quá trình tổng hợp protein bị rối loạn.
64. Nội dung nào sau đây chưa chính xác khi đề cập đến hậu quả của dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit?
	a/ luôn luôn làm thay đổi một axit amin trong sản phẩm protein được tổng hợp.
	b/ có thể không làm thay đổi axit amin nào trong cấu trúc protein được tổng hợp
	c/ có thể làm chuỗi polipeptit bị ngắn lại khi mã bị đột biến trở thành mã kết thúc
	d/ chỉ làm thay đổi một axit amin trong protein khi mã sau đột biến qui định axit amin khác với mã trước đột biến.
65. Trong các trường hợp đột biến mất cặp nucleotit sau đây, trường hợp dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn?
	a/ mất 3 cặp nucleotit liền nhau.	b/ mất 2 cặp nucleotit.
	c/ mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba cuối gen.	d/ mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 2.
66. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người xuất hiện do
	a/ Đột biến mất đoạn NST số 21 (phần vai dài).
	b/ Mất một cặp nucleotit trong gen tổng hợp Hb.
	c/ Thay thế một cặp nucleotit trong gen tổng hợp Hb.
	d/ Đột biến lệch bội tạo ra thể ba nhiễm ở cặp NST số 13.
67. Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu?
	a/ 3Å	b/ 3.4Å	c/ 6Å	d/ 6.8Å
68. Mỗi nucleoxom gồm (x) phân tử histon và được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài khoảng (y) cặp nucleotit. x và y lần lượt là:
	a/ 8 và 146	b/ 10 và 146	c/ 8 và 46	d/ 10 và 46
69. NST có cấu trúc kép vào các kỳ nào của nguyên phân?
	a/ Cuối kỳ trung gian (G2), kỳ đầu, kỳ giữa, đầu kỳ sau.
	b/ kỳ đầu, kỳ giữa, đầu kỳ sau.
	c/ kỳ đầu, kỳ giữa.
	d/ Cuối kỳ trung gian (G2), kỳ đầu, kỳ giữa.
70. Thành phần cấu tạo của NST là:
	a/ ADN và lipit 	b/ ADN và protein	c/ ADN và cholesteron	d/ ADN và histon
71. Cấu trúc của NST được mô tả từ siêu hiển vi đến hiển vi như sau:
	a/ ADN à sợi cơ bản à sợi chất nhiễm sắc à cromatit.
	b/ ADN à nucleoxôm (sợi cơ bản) à sợi chất nhiễm sắc à cromatit.
	c/ ADN à nucleoxôm (sợi cơ bản) à sợi chất nhiễm sắc à à cromatit.
	d/ ADN à nucleoxôm (sợi cơ bản) à sợi siêu xoắn à à cromatit.
72. Đường kính của các bậc cấu trúc NST lần lượt là:
	a/ sợi cơ bản (10 nm), sợi chất nhiễm sắc (300nm), cromatit (700 nm).
	b/ sợi chất nhiễm sắc (11 nm), sợi cơ bản (30 nm), cromatit (700 nm).
	c/ sợi cơ bản (10 nm), sợi chất nhiễm sắc (30 nm), cromatit (700 nm).
	d/ sợi cơ bản (11 nm), sợi chất nhiễm sắc (30nm), cromatit (700 nm).
73. Hình thức phân bào nào xảy ra liên tục trong toàn bộ quá trình phát triển cá thể ở những loài sinh sản hữu tính?
	a/ nguyên phân	b/ giảm phân	c/ nguyên phân và giảm phân
	d/ có giai đoạn chỉ nguyên phân, có giai đoạn chỉ giảm phân.
74. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về
	a/ Số lượng NST ổn định trong tế bào lưỡng bội, đơn bội.
	b/ Hình thái NST đặc trưng ở kỳ giữa trong phân bào.
	c/ Cấu trúc NST đặc trưng về số lượng gen và locut.
	d/ Số lượng, hình thái và cấu trúc các NST trong bộ NST.
75. NST kép là
	a/ NST sau khi tự nhân đôi ở kỳ đầu.
	b/ NST có một tâm động và hai vai NST dính nhau.
	c/ gồm 2 NST con giống nhau về số lượng và trình tự các alen.
	d/ gồm 2 cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
76. Đột biến NST là những biến đổi 
	a/ liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.
	b/ liên quan đến một hoặc một số cặp NST.
	c/ cấu trúc hoặc số lượng NST trong nhân tế bào.
	d/ cấu trúc hoặc số lượng vật chất di truyền.
77. Đột biến cấu trúc NST gây nên hậu quả
	a/ Biến đổi hình thái NST, số lượng và trình tự các gen trên NST.
	b/ biến đổi số lượng phân tử ADN trong nhân tế bào.
	c/ gây ra mất, lặp, đảo, chuyển một số đoạn nucleotit.
	d/ chỉ gây ra hậu quả có hại đối với sinh vật.
78. Đột biến làm biến đổi hình thái, số lượng gen trên NST là dạng đột biến
	a/ mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn	b/ mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn
	c/ lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn	d/ mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn
79. Đột biến chỉ làm biến đổi trình tự các gen trên NST, đó là dạng đột biến
	a/ mất đoạn	b/ lặp đoạn	c/ đảo đoạn	d/ chuyển đoạn
80. Ở người, mất đoạn NST số 22 gây ra
	a/ bệnh ung thư máu	b/ bệnh thiếu máu	c/ bệnh máu khó đông	d/ bệnh Đao
81. Đột biến NST dạng nào ít ảnh hưởng đến sức sống và góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ trong cùng một loài?
	a/ mất đoạn	b/ lặp đoạn	c/ đảo đoạn	d/ chuyển đoạn tương hỗ
82. Ứng dụng có lợi trong sản xuất của đột biến lặp đoạn NST là
	a/ Làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch
	b/ Tạo ra giống hướng dương có gen cố định đạm của vi khuẩn
	c/ Tạo ra sự đa dạng giữa các thứ trong cùng một loài
	d/ Chuyển gen mong muốn vào giống cây trồng
83. Thể lệch bội là thể có sự biến đổi số lượng NST ở
	a/ trong nhân tế bào.	b/ một cặp NST.
	c/ cả bộ NST lưỡng bội (2n).	d/ một hay một số cặp NST.
84. Cơ chế phát sinh của đột biến cấu trúc NST là: tác nhân đột biến
	a/ trực tiếp làm biến đổi cấu trúc ADN hoặc gây ra sai sót trong quá trình tự sao của ADN.
	b/ phá vỡ cấu trúc NST hoặc làm rối loạn quá trình nhân đôi NST, sự trao đổi chéo không đều giữa các crômatit.
	c/ trực tiếp làm biến đổi kiểu hình xảy ra trong quá trình phát triển cá thể.
	d/ gây ra sự không phân li của một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.
85. Tự đa bội là bộ NST tăng lên một số nguyên lần bộ đơn bội
	a/ cùng nguồn	b/ và lớn hơn 2n	c/ của cùng một loài (>2n)
	d/ có hệ số là số chẵn hoặ lẻ.
86. Thể không là thể có bộ NST (2n)
	a/ mất một cặp NST tương đồng.	b/ mất một chiếc NST.
	c/ mất hai chiếc NST.	d/ mất hai chiếc ở hai cặp NST tương đồng.
87. Thể một là thể có bộ NST (2n)
	a/ tăng thêm một chiếc NST.	b/ mỗi cặp chỉ có một chiếc NST.
	c/ mất một chiếc NST.	d/ mất một cặp NST tương đồng.
88. Thể ba là thể có bộ NST (2n)
	a/ tăng thêm một chiếc NST.	b/ mỗi cặp có ba chiếc NST.
	c/ tăng thêm ba NST.	d/ tăng thêm một chiếc NST giới tính.
89. Thể bốn là thể có bộ NST (2n)
	a/ tăng thêm bốn NST.	b/ tăng thêm bốn chiếc ở bốn cặp NST.
	c/ mỗi cặp có bốn chiếc NST.	d/ tăng thêm hai chiếc NST.
90. Thể một kép là thể có bộ NST (2n) mất đi
	a/ hai NST.	b/ một cặp NST.	c/ hai cặp NST.
	d/ hai chiếc ở hai cặp NST tương đồng khác nhau.
91. Thể một (nhiễm) hình thành do sự thụ tinh giữa 2 loại giao tử
	a/ (n) x (n + 1)	b/ (n - 1) x (n)	c/ (n - 1) x (n - 1)	d/ (n -1) x (n + 1)
92. Thể bốn (nhiễm) hình thành do sự thụ tinh giữa 2 loại giao tử
	a/ (n + 1) x (n + 1)	b/ (n + 4) x (n)	c/ (n + 2) x (n + 2)	d/ (n) x (n + 4)
93. Loài A có bộ NST (2n) = 24, thể bốn (nhiễm) kép của loài này có số NST là
	a/ 26	b/ 28	c/ 30	d/ 32
94. Hội chứng Đao (Down) ở người là
	a/ thể ba	b/ thể đa bội lệch	c/ thể dị bội	d/ thể ba ở NST số 21
95. Loài cải củ có bộ NST (2n) = 18R và loài cải bắp có bộ NST (2n) = 18B. Thể song nhị bội của hai loài đó là
	a/ dị tứ bội	b/ đa bội chẵn	c/ dị đa bội	d/ thể đa bội.
96. Giống cây ăn quả không hạt như chuối, nho, dưa hấu, là
	a/ đa bội thể	b/ tự đa bội lẻ	c/ tự đa bội	d/ thể tam bội
97. Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì?
	a/ tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
	b/ chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.
	c/ tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không.
	d/ trong cơ thể sẽ có hai dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến.
98. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng nào thường ít tác hại tới thể đột biến nhất?
	a/ mất đoạn	b/ lặp đoạn	c/ đảo đoạn	d/ chuyển đoạn
99. Đột biến nào có thể làm giảm số lượng NST dẫn tới sự hình thành loài mới?
	a/ mất đoạn	b/ lặp đoạn	c/ đảo đoạn	d/ chuyển đoạn
100. Hội chứng Klinefelter (Claiphentơ) ở người là do có 3 NST giới tính
	a/ XXY	b/ XYY	c/ XXX	d/ OX

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 12(1).doc