Giáo án Sinh bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Giáo án Sinh bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

 Bài 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN

I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh có khả năng:

 1. Kiến thức: - Nêu khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình hoá cacbon, nitơ, nước.

 - Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh hoạ các khu sinh học đó.

 - Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng: Quan sát, so sánh, phân tích và sử dụng SGK.

 3. Thái độ: Có thái độ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên mhiên.

II. Trọng tâm:

 - Khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá, chu trình cacbon, chu trình nitơ, nước trong tự nhiên.

 - Khái niệm về sinh quyển, kể tên và vị trí phân bố của các khu sinh học trên cạn và dưới nước.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2385Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh có khả năng:
 1. Kiến thức: - Nêu khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình hoá cacbon, nitơ, nước.
 - Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh hoạ các khu sinh học đó.
 - Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng: Quan sát, so sánh, phân tích và sử dụng SGK.
 3. Thái độ: Có thái độ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên mhiên.
II. Trọng tâm: 
 - Khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá, chu trình cacbon, chu trình nitơ, nước trong tự nhiên.
 - Khái niệm về sinh quyển, kể tên và vị trí phân bố của các khu sinh học trên cạn và dưới nước.
III. Phương pháp:
Đàm thoại
Giảng giải
IV. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Tranh phóng to các hình 44.1 – 44.5 SGK
Học sinh nghiên cứu trước bài học trong SGK
V. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 a. Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụvề 2 loại chuỗi thức ăn.
 b. Phân biệt về 3 loại tháp sinh thái. Ý nghĩa của mỗi loại tháp sinh thái.
 Học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét đánh giá.
 3. Mở bài:
 Giáo viên đặt câu hỏi : Sự trao đổi chất trong hệ sinh thái được thực hiện như thế nào?
 Học sinh trả lời: Gồm: + Sự TĐVC trong phạm vi quần xã sinh vật
 + Sự TĐVC giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó.
 Giáo viên giảng giải: Sự TĐVC trong hệ sinh thái còn gọi là chu trình sinh địa hoá. Vậy thế nào là chu trình sinh, địa, hoá. Có những chu trình sinh, địa, hoá nào. Sinh quyển là gì. Các nội dung này ta sẽ nghiên cứu trong bài mới.
 4. Nội dung bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiểu kết
- Treo tranh H.44.1
- ? Theo chiều mũi tên trong sơ đồ H.44.1. Hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá
- Nhận xét chung:
+ VC vô cơ từ môi trườngCơ thể SV Môi trường.
+ Một phần VC lắng đọng trong môi trường
- ?Thế nào là chu trình sinh địa hóa? Một chu trình sinh địa hoá gồm những phần nào?
- Nghiên cứu H.44.1.
- Trả lời: + TĐVC trong hệ nội bộ QXSV gồm: 
SVSX trao đổi chất với môi trường
TĐC giữa các sinh vật
Sự phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ
 + Chu trình sinh địa hoá gồm:
TĐVC trong nội bộ QQX
Một phần vật chất lắng đọng trong môi trường
I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa:
1. Khái niệm: Chu trình sinh địa hóa SGK
2. Chu trình sinh địa hóa gồm các phần:
a. Tổng hợp các chất
b. Tuần hoàn vật chất trong tự nhiên
c. Phân giải chất thải, xác SV
d. Lắng đọng một phần VC trong đất, nước.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số chu trình sinh địa hóa:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiểu kết
- Treo tranh H.44.2. 
?Qua H.44.2 và các kiến thức sinh học đã học, em hãy cho biết:
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng nào?
- Bằng những con đường nào cacbon đi từ môi trường vào cơ thể sinh vật, trao đổi trao QX và trở lại môi trường đất và môi trường không khí?
- Có phải tất cả lượng cacbon của QXSV được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao?
- GV tiểu kết phần 1
?Em hãy cho biết hậu quả của việc tăng hàm lượng khí CO2 trên trái đất?
-Treo tranh H.44.3 
?Qua sơ đồ H.44.3 em hãy mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên.
- ?Em hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để cải tạo đất nâng cao năng suất cây trồng.
- Tiểu kết 
- Treo tranh H.44.4 
? Em hãy trình bày vòng tuần hoàn nước và biện pháp bảo vệ nguồn nước trên trái đất?
Tiểu kết 
-Nghiên cứu SGK
-Nghiên cứu H.44.2
-Trả lời
-Trả lời bổ sung đến hoàn chỉnh
Trả lời theo SGK( Băng tanBiến đổi khí hậuThiên tai) 
- Nghiên cứu SGK
- Nghiên cứu H.44.3
- Trả lời
- Trả lời bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Trả lời: 
 +Trồng cây họ đậu
 + Thả bèo hoa dâu
 + Bón phân vi sinh
 + Bón phân hữu cơ
- Nghiên cứu SGK
- Nghiên cứu H.44.3
- Trả lời
- Trả lời bổ sung cho hoàn chỉnh
Biện pháp bảo vệ nguồn nước:
Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng
Bảo vệ nguồn nước sạch
Sử dụng tiết kiệm nguồn nước
II. Một số chu trình sinh địa hóa:
1. Chu trình cacbon:
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbondioxit CO2 
- Bằng các con đường:
+ Cacbon từ môi trường vô cơ vào QX : Khí CO2 trong khí quyển được thực vật hấp thụ, thông qua quang hợp tổng hợp các chất hữu cơ có cacbon.
+ Cacbon TĐ trong QX : Trong QX, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
+ Cacbon trở lại môi trường dưới dạng vô cơ qua hô hấp, bài tiết và phân giải chất hữu cơ của VSV, các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông, núi lửa...( Dưới dạng khí)
+ Một phần cacbon lắng đọng trong đất, nước dưới dạng hóa thạch 
Không phải tất cả lượng cacboncủa QX xã được trao đổi liên tục trong vòng tuần hoàn kín
- Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây nhiều thiên tai trên trái đất.
2. Chu trình nitơ :
- Khí quyển dự trữ khí nitơ
- Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH và NO
- Các ion này được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học, trong đó con đường sinh học là chính
- Thực vật hấp thụ đạm trên cấu tạo cơ thể sống.
- Trong QX, nitơ luân chuyển qua lưới thức ăn
- Khi SV chết lại tiếp tục được phân giải thành đạm của môi trường
- Vòng tuần hoàn được khép kín qua hoạt động của một số vi khuẩn phản nitrat giải phóng nitơ vào khí quyển
- Một phần hợp chất nitơ không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong môi trường đất, nước Hóa thạch.
3. Chu trình nước :
- Vòng tuần hoàn nước : SGK
- Biện pháp bảo vệ nguồn nước :
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về sinh quyển :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiểu kết
GV hỏi : Khái niệm về sinh quyển
Giảng giải : Sinh quyển ở đây nhấn mạnh yếu tố sinh vật sống trong các quyển
?Khu sinh học là gì ?
?Hãy kể tên các khu sinh học của sinh quyển, chúng khác nhau đặc điểm gì? Lấy ví dụ minh họa.
?Treo tranh H.44.5.
 Hãy nhận xét sự phân bố vùng theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các khu sinh học trên ?
-Trả lời theo SGK
- Trả lời theo tiểu kết
- Trả lời theo SGK
- Trả lời theo SGK
III. Sinh quyển :
1. Khái niệm : SGK
2. Khu sinh học là hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu của 1 vùng địa lí nhất định
2. Các khu sinh học trong sinh quyển:
a. Các khu sinh học trên cạn
b. Các khu sinh học nước ngọt
c. Khu sinh học biển
Chúng khác nhau về các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trong mỗi khu.
Ví dụ: SGK
4. Củng cố : Giáo viên cho HS đọc phần tóm tắc cuối bài
 Trả lời một số câu trắc nghiệm
Câu 1 : Chu trình sinh địa hóa có thể được hiểu là chu trình
 a. Trao đổi chất vô cơ trong tự nhiên 
 b. Trao đổi chất hưũ cơ trong tự nhiên 
 c. Trao đổi chất vô cơ và hưũ cơ trong tự nhiên 
d. Trao đổi vật chất và năng lượng trong tự nhiên
Câu 2 : Chu trình sinh địa hóa n ào sau đây có s ự l ắng đọng vật chất cao nhất ?
 a. Chu trình nitơ b.Chu trình cacbon
 c.. Chu trình nứơc d. Chu trình phốtpho 
5. Hướng dẫn về nhà  
 Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài
 Xem bài mới phần I

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 44 cb.doc