Bài tập Hóa học 12 - Tuần 27+28 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

Bài tập Hóa học 12 - Tuần 27+28 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được:

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt.

- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).

- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).

2. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của sắt.

- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt.

- Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.

3. Thái độ

Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học, ý thức cẩn thận.

* Trọng tâm: đặc điểm cấu tạo nguyên tử sắt và các phản ứng minh họa tính khử của sắt

II. Chuẩn bị

GV: - Bảng tuần hoàn

- Dụng cụ hoá chất: dd HNO3, H2SO4 đặc nóng, Fe, đèn cồn

HS: Đọc bài trước ở nhà.

III. Phương pháp giảng dạy

Đàm thoại gợi mở, họat động nhóm thảo luận.

 

doc 6 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học 12 - Tuần 27+28 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
Tiết 51, tuần 27
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Kiểm tra kiến thức: đại cương về kim loại (tính chất chung của kim loại, dãy điện hoá của kim loại, điều chế kim loại, hợp kim, ăn mòn kim loại), KLK, KLKT, nhôm và hợp chất của chúng.
 2. Kỹ năng
- Làm bài tập trắc nghiệm hoá học
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra
3. Thái độ
Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học, ý thức cẩn thận. 
II. Chuẩn bị
GV: Bộ đề đề cương và hệ thống kiến thức cơ bản trọng tâm.
HS: Hoàn thành bộ đề cương và hệ thống kiến thức cơ bản trọng tâm.
III. Nội dung đề
IV. Rút kinh nghiệm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
......./60
%
......./60
%
......./60
%
......./60
%
......./60
%
NS: 03/02/2012
Tiết 52, tuần 27
Bài 31. SẮT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được:
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt.
- Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối).
- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).
2. Kĩ năng 
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của sắt.
- Viết các PTHH minh hoạ tính khử của sắt.
- Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.
3. Thái độ
Có ý thức tìm hiểu, say mê khoa học, ý thức cẩn thận. 
* Trọng tâm: đặc điểm cấu tạo nguyên tử sắt và các phản ứng minh họa tính khử của sắt
II. Chuẩn bị
GV: - Bảng tuần hoàn
- Dụng cụ hoá chất: dd HNO3, H2SO4 đặc nóng, Fe, đèn cồn
HS: Đọc bài trước ở nhà.
III. Phương pháp giảng dạy
Đàm thoại gợi mở, họat động nhóm thảo luận.
IV. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Họat động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1.
GV treo bảng tuần hoàn, HS viết cấu hình e của nguyên tử Fe, ion Fe2+, Fe3+ ?
Xác định vị trí của Fe trong BTH
2) Xác định số oxh của Fe trong các hợp chất sau: FeO, Fe2O3, FeCl3, Fe2(SO4)3.
Hoạt động 2.
Hỏi: Dựa vào kiến thức đã có, sgk hãy cho biết sắt có những tính chất vật lí đặc biệt gì ?
GV: bổ sung và kết luận.
Hoạt động 3.
GV: phân tích: sắt có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng? Trong các phản ứng hóa học nguyên tử sắt dễ nhường bao nhiêu e ?
HS: sắt là nguyên tố d nên e hóa trị nằm ở phân lớp s và d. Khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh Fe có thể nhường thêm 1e ở phân lớp 3d.
Hoạt động 4.
GV yêu cầu HS viết một số ví dụ (pthh) của sắt tác dụng với phi kim ?
Ở nhiệt độ thường sắt tác dụng với oxi hay không ? Nếu để vật bằng sắt trong không khí ẩm sẽ có hiện tượng gì ?
GV: Tuỳ vào tính oxi hóa của phi kim mà Fe bị oxi hóa thành +2 hoặc +3, định vai trò của các chất trong pư.
Hoạt động 5.
Hỏi: Hãy viết pư xảy ra khi cho Fe tác dụng với dd HCl, H2SO4 loãng? Xác định vai trò của các chất /
GV: làm thí nghiệm Fe + HCl
Chất oxi hóa là ion H+, chỉ oxi hóa Fe thành Fe2+.
GV: Fe tác dụng được với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội hay không ?
Hỏi: HNO3đ, nóng; H2SO4đặc nóng là những chất oxi hóa mạnh, sẽ oxi hóa Fe về mức oxi hóa nào ?
HS: viết ptpư ?
Hoạt động 5.
Học sinh lên bảng viết pthh chứng minh cho tính chất
Hoạt động 6.
GV cho HS làm việc với SGK
Hoạt động 7.
 Củng cố toàn bài: kim loại sắt có tính khử
Hoàn thành chuỗi phản ứng
Fe à FeCl3 à FeCl2 à Fe(NO3)3
 Fe3Oà FeCl3
I. Vị trí trong BTH và cấu hinh electron nguyên tử
 - Vị trí: stt 26, chu kì 4, nhóm VIIIB
 - Cấu hình electron 26Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2
 Fe là nguyên tố d, có thể nhường 2 e hoặc 3 e ở phân lớp 4s và phân lớp 3d để tạo ra ion Fe2+, Fe3+.
II. Tính chất vật lí
Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dai, dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy khá cao( 1540oC),dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có tính nhiễm từ.
III. Tính chất hoá học
 Khi tham gia phản ứng hoá học, nguyên tử sắt nhường 2 e ở phân lớp 4s, khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh thì sắt nhường thêm 1 e ở phân lớp 3d. à tạo ra các ion Fe2+, Fe3+.
Fe Fe2+ + 2e
Fe Fe3+ + 3 e
[ Tính chất hoá học của sắt là tính khử.
 1. Tác dụng với phi kim
to
3Fe + 2O2 Fe3O4 ( FeO.Fe2O3)
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 
 2Fe + 3 Br2 2 FeBr3
 Fe + I2 FeI2
 Fe + S FeS
Tác dụng với axit
 a. Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:
VD: Fe + 2 HCl FeCl2 + H2
 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
Pt ion: Fe + 2H+ Fe2+ + H2
[ Sắt khử ion H+ trong dung dịch axit thành H2 tự do.
 b. Với các axit HNO3, H2SO4 đặc:
 Với HNO3 đặc, nguội;H2SO4 đặc, nguội: Fe không phản ứng.
 Với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nóng:
vd: 2Fe + 6H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
 sắt (III) sunfat
Fe + 6HNO3 Fe(NO3)3 + 3 NO2 + 3H2O
- Với HNO3 loãng:
Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Tác dụng với dung dịch muối
vd: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
 kh oxh
Fe + 2 Fe(NO3)3 3 Fe(NO3)2
Tác dụng với nước (SGK)
IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
 - Manhetit Fe3O4
- Hematit đỏ Fe2O3
- Hematit nâu Fe2O3.nH2O
- Xiđerit FeCO3
- Pirit đỏ FeS2
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 53, tuần 28
NS: 03/02/2012
Bài 32. HỢP CHẤT CỦA SẮT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được: tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.
- Hiểu được : 
+ Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
+ Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III). 
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt.
- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học.
- Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+trong dung dịch.
- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng. 
- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.
3. Thái độ
Nhận thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của sắt và các hợp chất của sắt.
*Trọng tâm
- Khả năng phản ứng của các hợp chất sắt (II) và sắt (III)
- Phương pháp điều chế các hợp chất sắt (II) và sắt (III)
II. Chuẩn bị
GV:
- Bảng tuần hoàn
- Tranh vẽ mạng tinh thể sắt, mẫu quặng sắt
- Dụng cụ hoá chất: dd HNO3, H2SO4 đặc nóng, Fe, đèn cồn
HS: Đọc bài trước ở nhà.
III. Phương pháp giảng dạy
 Đàm thoại gợi mở, họat động nhóm thảo luận.
IV. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
HS1. Trình bày tính chất hóa học đặc trưng của sắt?
HS2. Tại sao hợp chất sắt (III) lại bền hơn hợp chất sắt (II)? Cho ví dụ minh họa?
3. Bài mới
Họat động của GV và HS 
Nội dung
Hoạt động 1
1) Lấy ví dụ về một số hợp chất sắt (II)?
2) Fe có thể nhường bao nhiêu e ? Như vậy ion Fe2+ có thể nhường thêm bao nhiêu e ở phân lớp 3d ?
3) Khi nào ion Fe2+ nhường e trong các phản ứng hóa học ?
à Từ đó cho biết hợp chất sắt (II) có tính chất hóa học chung lầ gì ? 
Hoạt động 2.
- Hs nêu tính chất của FeO, viết pthh minh họa?
- GV nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
Hoạt động 3.
- Hs nêu tính chất của Fe(OH)2, viết pthh minh họa?
- GV nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
Hoạt động 4
 - Hs nêu tính chất của muối sắt (II), viết pthh minh họa?
- GV nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
Hoạt động 5
HS lấy ví dụ về một số hợp chất sắt (III)?
à Từ đó cho biết hợp chất sắt (III) có tính chất hóa học chung lầ gì ?
Hoạt động 6
- Hs nêu tính chất của Fe2O3, viết pthh minh họa?
- GV nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
Hoạt động 7
- Hs nêu tính chất của Fe(OH)3, viết pthh minh họa?
- GV nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
Hoạt động 8
- Hs nêu tính chất của muối sắt (III), viết pthh minh họa?
- GV nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
I. Hợp chất sắt (II)
Tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử:
Fe2+ Fe3+ + 1e
Sắt (II) oxit
[ Chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên.
[ Tác dụng với dd HNO3 tạo thành muối sắt (III)
3FeO+10H+ + NO3- 3Fe3+ + NO↑ +5H2O
[ Điều chế: Fe2O3 + CO 2FeO + CO2↑
Sắt (II) hidroxit
 [ Chất rắn màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.
 [ Trong không khí dễ bị oxi hóa thành sắt (III) hiđroxit
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 4Fe(OH)3↓
Muối sắt (II)
 [ Đa số tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước
 [ Dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III)
2FeCl2 + Cl2 FeCl3
 [ Điều chế: FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
* Lưu ý: muối sắt (II) điều chế cần dùng ngay vì trong không khí sẽ chuyển thành muối sắt (III)
II. Hợp chất sắt (III)
Tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa:
Fe3+ + 1e Fe2+
Fe3+ + 3e Fe
1. Sắt (III) oxit
 [ Chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước.
 [ Là oxit bazơ
Fe2O3 + 6H+ Fe3+ + 3H2O
 [ Bị CO, H2 khử ở nhiệt độ cao:
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2↑
 [ Điều chế: 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
2. Sắt (III) hidroxit
 [ Chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước.
 [ Tác dụng với axit
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 2FeSO4 + 6H2O
 [ Điều chế:
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3↓ + 3NaCl
3. Muối sắt (III)
 [ Đa số tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước
 [ Có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II)
Fe + 2FeCl3 3FeCl2
 [ Muối sắt (III) dùng làm xúc tác trong trong tổng hợp hữu cơ
4. Củng cố
HS hoàn thành sơ đồ chuyển hóa bài tập 1 SGK trang 145
5. Hướng dẫn bài tập về nhà, dặn dò
Làm bài tập 2-5 SGK trang 145; chuẩn bị trước bài 33
V. Rút kinh nghiệm	 
Kí duyệt TTCM
04 / 02 / 2012
Trương Bá Đoan

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27,28-12.doc