Đề tài Sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc định hướng phân tích bài thơ: "Bên kia sông Đuống "của Hoàng Cầm trong chương trình văn 12

Đề tài Sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc định hướng phân tích bài thơ: "Bên kia sông Đuống "của Hoàng Cầm trong chương trình văn 12

LỜI MỞ ĐẦU

1. Quá trình dạy - học văn trong nhà trường, xét về bản chất là quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, định hướng của người giáo viên nhằm góp phần quan trọng vào việc hình thành thế giới quan, đạo đức, ý thức lịch sử, hiểu biết văn học. cho học sinh, nhằm thực hiện chức năng giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.

 2. Tiếp nhận văn học là một quá trình trong đó bạn đọc chịu sự chi phối, tác động của những quy luật tiếp nhận chung và quy luật đặc thù. Chúng tôi xin nhấn mạnh ở vài đặc điểm sau của quá trình tiếp nhận văn chương.

 

doc 16 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc định hướng phân tích bài thơ: "Bên kia sông Đuống "của Hoàng Cầm trong chương trình văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo hải dương
Trường thpt nhị chiểu
---*---
Sáng kiến kinh nghiệm
Môn: VĂn
Sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc Định hướng phân tích Bài thơ: " Bên kia sông Đuống "của Hoàng Cầm trong chương trình Văn 12 
 Người viết: Nguyễn Thị Thu Thanh
 Phó hiệu trưởng 
 Trường THPT Nhị Chiểu
Năm học 2003 - 2004
Sở giáo dục - đào tạo hải dương
Trường thpt nhị chiểu
---*---
Sáng kiến kinh nghiệm
Môn : Văn
ý kiến đánh giá của tổ chuyên môn
 ý kiến đánh giá của trường
(Nhận xét, xếp loại, kí, đóng dấu)
Lời mở đầu
1. Quá trình dạy - học văn trong nhà trường, xét về bản chất là quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, định hướng của người giáo viên nhằm góp phần quan trọng vào việc hình thành thế giới quan, đạo đức, ý thức lịch sử, hiểu biết văn học... cho học sinh, nhằm thực hiện chức năng giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.
	2. Tiếp nhận văn học là một quá trình trong đó bạn đọc chịu sự chi phối, tác động của những quy luật tiếp nhận chung và quy luật đặc thù. Chúng tôi xin nhấn mạnh ở vài đặc điểm sau của quá trình tiếp nhận văn chương.
	Một là: Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương là một quá trình tâm lý phức tạp vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Tính chủ quan trong tiếp nhận thể hiện ở chỗ nó diễn ra trong tư duy, tình cảm, tâm lý của bạn đọc. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào thị hiếu của bạn đọc. Vì vậy cùng một tác phẩm văn chương ở mỗi thời điểm khác nhau, mỗi bạn đọc lĩnh hội tác phẩm cũng khác nhau. Mức độ tiếp nhận tác phẩm văn chương nông hay sâu phụ thuộc vào tư chất của mỗi người... Tính khách quan thể hiện ở chỗ tác phẩm văn chương là sản phẩm tinh thần của mỗi nhà văn. Nó tồn tại khách quan và độc lập với bạn đọc, nó mang trong mình lớp hàm ngôn và hiển ngôn. Nói cách khác là tác phẩm văn chương có tính đa nghĩa. Vì vậy dẫn đến tiếp nhận tác phẩm văn chương cũng rất phong phú và đa dạng.
	Hai là: Tiếp nhận tác phẩm văn chương còn phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi .
	Tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường khác với tiếp nhận tác phẩm văn chương nói chung bởi mỗi tác phẩm văn chương được học trong nhà trường bị ràng buộc bởi khuôn khổ thời gian nhất định theo phân phối chương trình đã được quy định thống nhất trong phạm vi cả nước.
	+ Có tác phẩm quy định học trong thời gian 1 tiết ( 45 phút)
+ Có tác phẩm quy định học trong thời gian 2 tiết ( 90 phút)
+ Có tác phẩm quy định học trong thời gian 3 tiết ( 135 phút)
3. Những tác phẩm văn chương trong chương trình sách giáo khoa là những tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật đã được chọn lọc, thẩm định kĩ càng từ trong di sản văn hoá dân tộc mình, tiêu biểu mỗi thời đại, mỗi trào lưu, mỗi khuynh hướng sáng tác nhất định
4. Trong chương trình Văn học lớp 12 từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 tác phẩm văn chương được đưa vào giảng dạy nhiều về số lượng, phong phú về thể loại song thời gian lại hạn chế. Chỉ riêng thơ đã gồm 9 tác phẩm với tổng số tiết là:12. Trong đó có những bài thơ dài như: Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận,Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm(trích trường ca Mặt đường khát vọng), Sóng của Xuân Quỳnh chỉ qui định học trong thời gian 1 tiết (45 phút).
Từ đặc điểm của qúa trình tiếp nhận tác phẩm văn chương và qui định dạy học văn trong chương trình(THPT), từ cấu trúc chương trình (văn 12), từ quan điểm dạy học theo phương pháp đổi mới: giáo viên là người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Chúng tôi nhận thấy hơn bao giờ hết việc định hướng phân tích tác phẩm văn chương là việc làm vô cùng cần thiết vừa nhằm đảm bảo truyền đạt đủ, đúng,sâu nội dung kiến thức theo yêu cầu của bài giảng mà vẫn đảm bảo đúng thời gian qui định.
Qua thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, chúng tôi mạnh dạn trình bày đôi diều suy nghĩ về : Định hướng phân tích bài thơ" Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm thông qua hệ thống câu hỏi.
 Nội dung
I.Định hướng phân tích tác phẩm văn chương- Những căn cứ- Đặc điểm và các cấp độ định hướng.
Thế nào là định hướng phân tích tác phẩm văn chương.
* Định hướng là một thuộc tính của tư duy,là qúa trình xác định một phương hướng, một con đường, một hướng đi để đạt được một kết quả, một mục đích nhất định.
* Định hướng trong dạy học - văn là xác định cho bài giảng một hướng đi, một cách phân tích, khai thác nhằm đạt được những yêu cầu như: Cung cấp tri thức, sự hiểu biết, phát triển kĩ năng văn học và hình thành những phẩm chất nhân cách nhất định cho học sinh theo yeeu cầu của bộ môn.
* Định hướng phân tích tác phẩm văn chương là quá trình người giáo viên tìm trong trường những khả năng tác động của một tác phẩm văn chương những khả năng tác động cụ thể, thiết thực đối với học sinh ở một lớp học nhất định, nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách và phát triển những tri thức nhất định về tác giả, tác phẩm, quá trình sáng tác, thành công cũng như hạn chế của tác giả đó.
Những căn cứ để định hướng phân tích tác phẩm văn chương.
Để định hướng phân tích tác phẩm văn chương cần phải căn cứ vào những điều kiện sau:
-Mục đích, yêu cầu của bài giảng về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.
-Đặc điểm tâm lí, điều kiện, khả năng tiếp nhận của học sinh.
 -Đặc điểm của tác phẩm văn chương về loại hình, loại thể, cấu trúc và 
những khả năng tác động của tác phẩm.
-Qui định thời lượng phân tích tác phẩm theo phân phối chương trình.
3.Đặc điểm của định hướng phân tích tác phẩm văn chương.
Đặc điểm nổi bật của định hướng phân tích tác phẩm văn chương là một quá trình vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.
 *Tính khách quan của việc định hướng bị qui định bởi chính tác phẩm văn chương, cấu trúc chương trình sách giáo khoa và yêu cầu dạy- học của bộ môn.
*Tính chủ quan trong định hướng thể hiện năng lực tư duy, trình độ nhận thức và các năng lực trí tuệ khác như; tưởng tượng, liên tưởng, khái quát, tổng hợp, sự phát 
hiện, khám phá và những rung động thực sự của bản thân mỗi giáo viên trước từng
 tác phẩm cụ thể cũng như, những hiểu biết về lịch sử, địa lí, văn học nghệ thuật... cùng những kinh nghiệm sống của mỗi giáo viên.
4. Yêu cầu của việc định hướng phân tích tác phẩm văn chương.
Từ đặc điểm của định hướng phân tích tác phẩm văn chương đòi hỏi người giáo viên phải phục tùng yêu cầu cơ bản sau:
Giáo viên phải cương quyết loại bỏ những sở thích riêng, khắc phục sở trường riêng của mình ở mỗi loại hình, loại thể tác phẩm nhất định, hướng bài giảng vào mục đích yêu cầu đã được xác định, khai thác những tác động thẩm mĩ đích thực của tác phẩm, đưa lại cho học sinh những khoái cảm thẩm mĩ, những rung động nghệ thuật nhất định mà không áp đặt, không suy diễn để các em tự nhận thức, tự giáo dục và tự phát triển.
5. Các cấp độ định hướng phân tích tác phẩm văn chương.
Trong việc định hướng phân tích tác phẩm văn chương có thể chia thành hai cấp độ định hướng như sau:
5.1 Cấp độ định hướng ban đầu.
 Cấp độ này tương ứng với giai đoạn cảm thụ ban đầu, tức là ứng với giai đoạn một của quá trình nhận thức: giai đoạn trực quan sinh động.
Đây là giai đoạn học sinh tiếp xúc với tác phẩm, với các hình tượng, các phương tiện ngôn ngữ trong từng tác phẩm.
Cấp độ định hướng ban đầu bao gồm những công việc cụ thể sau:
Một là : Đọc tác phẩm.
Trên cơ sở những hướng dẫn đọc ở bậc học tiểu học và trung học cơ sở Giáo viên phải định hướng hoạt động đọc cho học sinh với mức độ để tạo cảm hứng ban đầu, gây ấn tượng tạo tiền đề cho việc chủ động tiếp nhận những tác động đầu tiên mà học sinh nhận được từ tác phẩm văn chương .
Đọc có định hướng khác với đọc theo sở thích, đọc giải trí.ở chỗ : học sinh phải đọc kĩ (có thể đọc thầm hoặc đọc to tuỳ theo sở thích của từng em).
Trong quá trình đọc học sinh luôn luôn phải chú ý đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thể hiện trong tác phẩm. Cụ thể là phải hướng vào hệ thống câu hỏi trong phần "Hướng dẫn học bài" trong sách giáo khoa.
Đọc đồng thời với việc tìm hiểu những chú thích trong SGK để có thể hiểu được nội dung ý nghĩa của câu chữ . . . (Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm có tới 15 chú thích).
Hai là: Trả lời đầy đủ các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài.
Trong cấu tạo chương trình của SGK Văn , một tác phẩm văn chương hoặc một đoạn trích thường có phần: Tiểu dẫn, tác phẩm, chú thích và những câu hỏi Hướng dẫn học bài.Hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài chính là những định hướng khai thác, tìm hiểu tác phẩm của người soạn SGK mà cả giáo viên và học sinh đều phải quan tâm. Trong quá trình soạn văn của học sinh nếu em nào có ý thức học tập nghiêm túc, tự giác, (say sưa thì càng tốt) chỉ cần trả lời đầy đủ các câu hỏi này cũng có khả năng tự chiếm lĩnh tác phẩm , hiểu tác phẩm từ 20-30% thậm chí 50%.. Có thể coi đây là 
lượt học sinh "cày vỡ" tác phẩm. Trả lời tốt phần câu hỏi chuẩn bị bài cũng có nghĩa là học sinh đã tự trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về tác giả, tác phẩm để 
vào giờ học các em không cảm thấy ngỡ ngàng trái lại có tâm thế chủ động tiếp thu bài giảng một cách có hiệu quả.
Thấy rõ tầm quan trọng của việc trả lời câu hỏi Hướng dẫn học bài của học sinh , mỗi thầy cô giáo ngay từ khi các em mới bước chân vào trường THPT, từ bài học đầu tiên của bộ môn đã phải hướng dẫn học sinh cách đọc văn , học văn và cách soạn văn. Ngoài phần chính là những câu hỏi có sẵn trong SGK, giáo viên còn phải đặt ra yêu cầu cho học sinh trả lời thêm một số câu hỏi cũng rất quan trọng như:
-Hoàn cảnh sáng tác, đề tài, cảm hứng sáng tác.
-Vị trí, xuất xứ của đoạn trích
-Mạch cảm xúc, mạch kết cấu ( còn gọi là bố cục văn bản).
Để tạo thành ý thức thường xuyên theo chỉ dẫn trong việc soạn bài , giáo viên phải có sự kiểm tra, nhận xét đánh giá, biểu dương khen ngợi các em chuẩn bị tốt đồng thời phải có phê bình thậm chí phạt chép lại nhiều lần những học sinh không soạn bài hoặc soạn bài theo kiểu chống đối 
5.2 Định hướng phân tích tác phẩm trên lớp, trong giờ học giảng văn.
Đây là giai đoạn cảm thụ sâu. Người giáo viên với tư cách, vai trò của người hướng dẫn,tổ chức hoạt động học của học sinh.
Thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, định hướng, bổ sung. . . người thầy giáo tạo ra một bầu không khí trao đổi trong lớp học để các em tự giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, biến quá trình nhận thức thành quá trình tự nhận thức nhằm hoàn thiện vòng đời của một tác phẩm văn chương.
Hệ thống câu hỏi của giai đoạn này dựa trên cơ sở cốt lõi là những câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. Tuỳ theo từng đối tượng học sinh của từng lớp mà người giáo viên có thể mở rộng, phát triển, nâng cao, cụ thể hoá nhằm thực hiện tốt nhất yêu cầu của bài giảng.
-ở những lớp có nhiều học sinh khá, giỏi môn Văn : Đòi hỏi tăng tỉ lệ những câu hỏi nâng cao có tính chất cảm thụ văn chương, phát hiện năng khiếu.
-ở những lớp không có nhiều học sinh khá, giỏi tỉ lệ câu hỏi cụ thể, câu hỏi mang tính tri giác sẽ nhiều hơn. Khi đưa ra câu hỏi nâng cao giáo viên phải có gợi ý, định hướng tỉ mỉ hơn.
 II. Định hướng phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm bằng hệ thống câu hỏi.
Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là tiết thứ 25 nằm trong phần thơ giai đoạn ... c mãnh liệt cùng với trí tưởng tượng phong phú bay bổng đã giúp nhà thơ sáng tạo một hình ảnh dòng sông đầy ấn tượng, xáo trộn không gian, thời gian , gây nhiều ám ảnh trong tâm trí người đọc.
 Câu hỏi 7: Trở lại thực tại, nỗi đau của nhà thơ được diễn tả độc đáo như thế nào trong câu thơ: Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
 Sao xót xa như rụng bàn tay ?
Giáo viên vẫn có thể yêu cầu học sinh trả lời nhanh, vì câu này cũng được học sinh chuẩn bị ở nhà.
*Nếu không có sự gắn bó máu thịt với dòng sông quê hương, nếu không ở trong phút giây " cực kì xao xuyến" khó mà viết được những câu thơ ấn tượng như thế.
2.Đoạn 2: Bức tranh quê hương Kinh Bắc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm rõ nhận đinh:"Có một thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hoá nghệ thuật lâu đời với vẻ đẹp cổ kính trong thơ Hoàng Cầm"
Phần này câu hỏi 2 SGK đã hỏi bao quát. Giáo viên cần cụ thể hoá vào những nội dung sau:
Câu hỏi 8: Vẻ đẹp vật chất và tinh thần của quê hương Kinh Bắc được nhà thơ tái hiện trong câu thơ tiêu biểu nào? Trình bày cảm nhận của em về cái hay của câu thơ đó?
* Câu thơ đó là: Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
 Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
 Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
*Câu thơ đã khái quát được những giá trị vật chất của quê hương Kinh Bắc nói riêng , quê hương Việt Nam nói chung qua ba tiếng :Quê hương ta đầy tự hào và tha thiết.
Hình ảnh : Lúa nếp thơm nồng gợi phong cảnh đồng lúa Việt Nam, gợi mùi hương đặc sắc, quyến rũ của đất quê. Lúa nếp, gạo nếp, xôi nếp... vốn đã là hình ảnh rất giàu sức gợi cảm. Hai tính từ: thơm và nồng đi liền nhau như sự căng mở các giác quan để cảm nhận hết vẻ đẹp của quê hương.
*Tranh Đông Hồ là sản phẩm độc đáo của quê hương Kinh Bắc được giới thiệu qua hai bức tranh nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả thế giới đã làm sống dậy trong tâm trí bạn đọc dòng tranh dân gian với những nét vẽ vui nhộn, hóm hỉnh, với màu sắc tươi tắn, trong sáng diễn tả một cách chân thành mộc mạc những ước vọng về một cuộc sống thanh bình hạnh phúc, ấm no của nhân dân ta từ bao đời nay.
Chú ý: Giáo viên có thể giới thiệu một vài bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc cho học sinh trình bày hiểu biết của mình về dòng tranh dân gian Đông Hồ.
Nhắc đến tranh dân gian Đông Hồ nhà thơ với niềm tự hào tha thiết đã khái quát thành : Màu dân tộc - màu của quê hương tha thiết đậm đà- màu của dân tộc Việt Nam ta . Màu dân tộc ấy sáng bừng trên giấy dó- một loại giấy đặc trưng của Kinh Bắc trở thành điểm nhấn lung linh nhất, đưa màu dân tộc của thế giới Kinh Bắc nhập vào gia tài chung đất nước. Kinh Bắc là văn hoá dân tộc, là linh hồn xứ sở.
Câu thơ thể hiện giàu xúc động niềm thương mến vô bờ bến của nhà thơ với nơi gắn bó tuổi thơ, đời thơ Hoàng Cầm. 
Câu hỏi 9: Ngoài những giá trị vật chất và tinh thần, vẻ đẹp cổ kính của quê hương Kinh Bắc - quê hương quan họ còn hiện ra ở những khía cạnh nào?
 Phần này giáo viên gợi ý, hướng dẫn để học sinh tự học ở nhà.
-Vẻ đẹp của đình chùa miếu mạo, của hội hè đình đám.
-Vẻ đẹp của cảnh lao động bán buôn sầm uất, nhộn nhịp.
-Vẻ đẹp của con người xứ Kinh Bắc: Đặc biệt là những cô gái .
-Tất cả những vẻ đẹp tình tứ và rất đặc trưng đó được thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, giọng văn như ào ạt tuôn trào.
Trong dòng cảm xúc trào dâng, Hoàng Cầm đã tái hiện cả một thế giới Kinh Bắc vào trong thơ tạo nên sức hấp dẫn và những rung động mạnh mẽ, sâu xa trong tâm hồn Việt Nam.
Câu hỏi 10: Tội ác của lũ giặc cướp nước thể hiện ở những phương diện nào trong đoạn thơ?
*Giáo viên định hướng để học sinh phát hiện các phương diện như:
-Cảnh quê hương bị giặc tàn phá. Những giá trị vật chất và tinh thần, vẻ đẹp cổ truyền bị tàn phá.
-Cuộc sống, nhịp sống vốn bình yên bị đảo lộn.
 -Những con người thân yêu trên quê hương bị đày đoạ đến thảm thương.
Câu hỏi 11: Hãy phân tích nỗi đau đớn, xót xa của của nhà thơ qua hình ảnh:
 Mẹ con đàn lợn âm dương chia lìa đôi ngả
 Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
 Bây giờ tan tác về đâu
*Cái hay, cái thấm thía của câu thơ chính là cách diễn tả. Nói chuyện tranh nhưng lại chính là chuyện đời. Câu thơ vì thế có sức lay động tận đáy sâu tâm hồn , tình cảm của mỗi chúng ta.
Câu hỏi 12: Phân tích giá trị biểu cảm của điệp khúc: Bây giờ đi đâu, về đâu; Bây giờ tan tác về đâu?
Câu hỏi này có trong phần Hướng dẫn học bài, giáo viên chỉ định hướng để học sinh nào hiểu chưa đúng, chưa trúng thì phải bổ sung.
Câu hỏi 13: Bài thơ rõ ràng viết về một vùng quê cụ thể là quê hương sông Đuống, quê hương Kinh Bắc nhưng lại có khả năng tác động tới tình yêu quê hương đất nước của mọi người dân Việt Nam . Em hiểu điều đó như thế nào?
*Giáo viên gợi ý học sinh chú ý tới tình cảm của nhà thơ , cách viết , giọng thơ, hình ảnh thơ...
Câu hỏi 14: Câu thơ nào trong bài thơ khiến em rung động? Vì sao?
Đây là câu hỏi số 4 trong phần hướng dẫn học bài cũng là câu hỏi đòi hỏi học sinh trình bày cảm thụ mang tính cá nhân.
*Giáo viên giới thiệu cơ sở lựa chọn:
Cơ sở chính là cảm nhận riêng của cá nhân song cũng phải chú ý đến các phương diện về:
- Nội dung.
 -Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh, nhịp điệu ,tiết tấu, ngôn ngữ,... 
Trên cơ sở lựa chọn của học sinh, giáo viên cũng có thể đưa ra một số câu thơ như:
 -Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh
 Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
 -Bên kia sông Đuống 
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
 Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
 Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
-Mẹ con đàn lợn âm dương chia lìa đôi ngả
 Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
 Bây giờ tan tác về đâu
-Ai về bên kia sông Đuống
 Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
 Những cô hàng xén răng đen
 Cười như mùa thu toả nắng
- Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu v..v...
Câu hỏi 15: Em hãy đánh giá chung về bài thơ: nội dung cũng như nghệ thuật, so sánh với một số bài thơ cùng viết về đề tài đất nước để thấy rõ hơn giá trị của bài thơ?
Đây là câu hỏi củng cố. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà trả lời.
III. áp dụng vào thực tế giảng dạy.
1.Kết quả thực hiện
Kinh nghiệm này của chúng tôi đã được Tổ văn trường THPT Nhị Chiểu trao đổi và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở một số lớp 12 năm học 2003-2004. Cụ thể là lớp 12C4, 12C 10.
Thực tế giảng dạy đã cho chúng tôi những kết quả bước đầu rất đáng phấn khởi
-Định hướng giảng dạy bài thơ" Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm" qua hệ thống câu hỏi có tác dụng thiết thực trong việc đáp ứng có hiệu quả những yêu cầu đề ra trong bài giảng về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Mặt khác đảm bảo đúng thời gian theo qui định.
-Việc định hướng này đòi hỏi học sinh phải tích cực tự học , tự tìm hiểu. Như vậy tránh được lối học thụ động .
-Định hướng thông qua hệ thống câu hỏi giúp khắc phục được tình trạng giáo viên là người " rót kiến thức" còn học sinh là " bình chứa" góp phần đổi mới phương pháp dạy - học văn.
-Thông qua hệ thống câu hỏi định hướng này học sinh được chủ động tham gia vào quá trình tiếp nhận tác phẩm, tạo ra được bầu không khí dân chủ trong giờ học , bước đầu kích thích được hứng thú học văn của học sinh.
2Điều kiện áp dụng 
Sáng kiến này chỉ có thể phát huy hiệu quả trong những điều kiện sau đây:
-Giáo viên phải hình thành cho học sinh ý thức tự giác học tập bộ môn ngay từ năm học đầu cấp( tức là từ lớp 10). Nếu học sinh được rèn luyện từ bậc học THCS thì hiệu quả còn cao hơn nữa.
-Giáo viên phải bám sát, phải nghiên cứu kĩ hệ thống câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi thích hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể.
-Việc soạn văn, học văn của học sinh phải theo hướng biến quá trình học tập thành quá trình tự học phải diễn ra thường xuyên, liên tục , tránh lối học theo kiểu chống đối. 
-Giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức kiểm tra việc soạn bài, học bài
 của học sinh như : Kiểm tra đầu giờ, kiểm tra 15 phút, Kiểm tra viết 90 phút , Kiểm tra trong giờ ôn tập, ...
 Ngoài ra giáo viên cần tận dụng và phát huy vai trò của cán sự bộ môn trong việc kiểm tra việc soạn bài của mọi học sinh trong lớp một cách đều đặn đồng thời với việc giải đáp những thắc mắc của bộ môn.
-Kết hợp học chính khoá với các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Ngoại khoá văn chương, nói chuyện văn chương, sinh hoạt câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ những người thích đọc sách hay thông qua các cuộc thi tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ... 
3.Hướng phát triển đề tài.
Đề tài này chỉ trình bày về việc định hướng phân tích một bài thơ cụ thể trong chương trình thông qua hệ thống câu hỏi.Song trên cơ sở hệ thống câu hỏi cụ thể cho từng bài cũng có thể áp dụng đề tài này trong quá trình giảng dạy nhiều bài thơ khác trong chương trình Văn lớp 12 THPT khác như: Tây tiến của Quang Dũng; Đất nước của Nguyễn Đình Thi; Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên; Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận; Việt Bắc , Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu; Sóng của Xuân Quỳnh; Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm...
Kết luận 
Từ những trăn trở về thực trạng dạy- học văn hiện nay là nhiều giáo viên không say sưa với việc dạy văn , nhiều học sinh chán học văn
 Từ đặc trưng của bộ môn và nhất là cái khó trong một số tiết học mà lượng kiến thức không tương ứng với lượng thời gian giảng dạy theo qui định. Chúng tôi mạnh dạn đưa ra vài suy nghĩ của bản thân mong góp được một chút gì đó vào việc nâng cao chất lượng môn Văn nói riêng và chất lượng GD_ĐT THPT nói chung.
Với đề tài này chúng tôi sẽ còn phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển để đạt hiệu quả như mong muốn.
Chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia , đóng góp ý kiến của đồng nghiệp xa gần.
 Chúng tôi vô cùng trân trọng cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Dạy học văn ở trường phổ thông - 
Nguyễn Thị Thanh Hương - NXB Giáo dục 1998
2. Giảng văn văn học Việt Nam - NXB giáo dục 1997
3. Một số vấn đề về cách dạy và cách học - NXB Đại học quốc gia Hà nội
4. Phân phối chương trình Văn- Tiếng Việt bậc trung học cấp THPT (Thực hiện từ năm học 2000-2001)
Qui định về điều chỉnh nội dung học tập bậc trung học cấp THPT- NXB giáo dục.
Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12 - Nguyễn Đăng Mạnh - 
NXB giáo dục 2000
7. Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT-
Nguyễn Thị Thanh Hương - NXB giáo dục 1998
8. Từ điển tiếng Việt.
9. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại - Hà Minh Đức- 
NXB giáo dục 1998
10. Văn học 12 tập 1 NXB giáo dục 
11. Văn học Việt Nam- Sách giáo viên NXB giáo dục
12. Văn học Việt Nam trong thời đại mới - Nguyễn Văn Long - 
NXB giáo dục
Mục lục
 Lời mở đầu
4
Nội dung
5
I. Định hướng phân tích tác phẩm văn chương-những căn cứ- Đặc điểm và các cấp độ định hướng
5
1. Thế nào là định hướng phân tích tác phẩm văn chương
5
2. Những căn cứ để định hướng phân tích tác phẩm văn chương
5
3. Đặc điểm của định hướng phân tích tác phẩm văn chương
5
4. Yêu cầu của việc định hướng phân tích tác phẩm văn chương
6
5. Các cấp độ định hướng phân tích tác phẩm văn chương
6
II. Định hướng phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm bằng hệ thống câu hỏi
7
1. Những câu hỏi tìm hiểu chung
8
2. Những câu hỏi định hướng phân tích vào trọng tâm bài thơ
8
III. áp dụng vào thực tế giảng dạy
12
Kết luận
13
Tài liệu tham khảo
14
Mục lục
15

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN duoc giai tinh.doc