Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 75 đến tiết 102

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 75 đến tiết 102

A. Mục tiêu bài học:

- Kiến thức:

+ Khái niệm về hàm ý.

+ Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng.

+ Một số tác dụng của cách nói có hàm ý.

- Kĩ năng:

+ Nhận diện hàm ý, phân biệt hàm ý với nghĩa tường minh.

+ Kĩ năng phân tích hàm ý.

+ Kĩ năng sử dụng cách nói có hàm ý.

- Thái độ: Ý thức nâng cao kiến thức về hàm ý và cách tạo lập và lĩnh hội hàm ý

B. Chuẩn bị của GV- HS:

GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.

HS: SGK, vở soạn, vở ghi,

 

doc 62 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1265Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 75 đến tiết 102", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng: 12C3...................................vắng......................................................
 12C5...................................vắng......................................................
Tiết 75
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý (tiếp) 
A. Mục tiêu bài học: 
- Kiến thức: 
+ Khái niệm về hàm ý.
+ Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng.
+ Một số tác dụng của cách nói có hàm ý.
- Kĩ năng: 
+ Nhận diện hàm ý, phân biệt hàm ý với nghĩa tường minh.
+ Kĩ năng phân tích hàm ý.
+ Kĩ năng sử dụng cách nói có hàm ý.
- Thái độ: Ý thức nâng cao kiến thức về hàm ý và cách tạo lập và lĩnh hội hàm ý
B. Chuẩn bị của GV- HS: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
2. Bài mới: 	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn HS luyện tập
Đọc đoạn trích và phân tích theo các câu hỏi (SGK)
- Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn ông lí và đáp lại bằng hành động nói như thế nào?
HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
Lời đáp của ông Lí có hàm ý gì?
HS thảo luận, phát biểu
I. Thực hành luyện các bài tập
Bài tập 1:
a. Trong lượt lời mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin: “Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa”. Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị). Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin.
b. Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếp hành động van xin của bác Phô mà từ chối một cách gián tiếp. Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối lời van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà.
Đọc và phân tích đoạn trích (SGK):
- Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian hay còn có hàm ý gì khác?
- Câu nhắc khéo ở lượt lời thứ hai của Từ thực chất có hàm ý nói với Hộ điều gì?
HS thảo luận nhóm, đại diện phát biểu.
Bài tập 2: 
a. Câu hỏi đầu tiên của Từ: “Có lẽ hôm nay .mình nhỉ?”. Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền. (Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút 
b. Câu “nhắc khéo” thứ hai: “Hèn nào mà sáng nay đã đến...”. Từ ko nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để trả các khoản nợ (Chủ ý vi phạm phương châm cách thức)
c. Tác dụng cách nói của Từ
- Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)... Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
- Chỉ ra lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng
- Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý thì có tác dụng và hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
HS đọc lại bài thơ, suy nghĩ, phát biểu
Bài tập 3: Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng
- Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó.
- Lớp nghĩa hàm ý: Vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu: đắm say, nồng nàn, tin yêu
- Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc, đa nghĩa, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của tác giả một cách tinh tế, sâu sắc.
- Chọn cách trả lời có hàm ý trong câu hỏi: “Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”
HS thảo luận và đưa ra phương án đúng.
Bài tập 4: Cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”
+ Ai mà chẳng thích? 
+ Hàng chất lượng cao đấy! 
+ Xưa cũ như trái đất rồi!
HĐ2: Tổ chức tổng kết
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dùng cách nói có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác dụng và hiệu quả như thế nào?
HS thảo luận, chọn phương án trả lời đúng 
II. Tổng kết
Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại:
- Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa
- Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe
- Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra)
- Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
3. Củng cố: Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý.
4. Hướng dẫn tự học: Soạn “ Thuốc” – Lỗ Tấn
Ngày giảng: 12C3..............................vắng................................................
 12C5...............................vắng...............................................
Tiết 76 - 77 
THUỐC 
 - Lỗ Tấn - 
A. Mục tiêu bài học: 
- Kiến thức: Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người. Ý nghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch).
- Thái độ: Trân trọng những giá trị của văn hóa nhân loại
B. Chuẩn bị của GV- Hs: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện 
2. Bài mới: 	
GV nói nhanh về xã hội TQ cận hiện đại:
- Chiến tranh Nha phiến (1840) + sự xâm lấn của Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật đã biến TQ từ nước PK tự chủ -> nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
- Tuyệt đại bộ phận nhân dân TQ ngu muội, lạc hậu. Họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt, không có cửa sổ (Lỗ Tấn) nhưng lại luôn hớn hở, tự đắc như chàng AQ. Trình độ về mọi mặt của TQ và các nước phương Tây có sự chênh lệch lớn.
- Mọi cuộc vận động và phong trào CM đều thất bại: Các cuộc KN nông nhân mà đỉnh cao là Thái Bình thiên quốc -> các phong trào phản đế mà tiêu biểu là Nghĩa Hòa đoàn; từ cuộc vận động “bách nhật duy tân” -> CM Tân Hợi (1911) lật đổ triều Mãn Thanh đưa lại cho TQ cái tên “Trung Hoa dân quốc” nhưng thực chất chỉ “thay thang mà không thay thuốc”.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn 
HS đọc mục Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cá nhân để giới thiệu những nét chính về Lỗ Tấn.
- Tiểu sử, con người?
- Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc?
- Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn?
- Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn?
- Tác phẩm Thuốc được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
“Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: 
- Lỗ Tấn là nhà văn tiêu biểu cho thành tựu của văn học hiện đại, là nhà văn cách mạng vô sản. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược)
- Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
- Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”. Ông chuyên vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân với mong muốn họ tự ý thức, tự phấn đấu vươn lên để tự cường dân tộc.
- Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. 
- Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao
2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc 
 - Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. 
- Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. 
- Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục văn bản
GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu bố cục tác phẩm (hãy đặt tiêu đề cho 4 phần của truyện ngắn).
II. Đọc – tìm hiểu bố cục
- Phần I: Thuyên mắc bệnh lao. Mẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ hành hình người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Mua thuốc)
- Phần II: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho. Thuyên nghe tim mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực, lại một cơn ho (Uống thuốc)
- Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ Du (Bàn về thuốc)
- Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ trước hai nấm mồ: một của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một con đường mòn (Hậu quả của thuốc)
HĐ3. Tổ chức đọc - hiểu văn bản
- “Thuốc” ở đây được làm từ những vị gì? Để chữa bệnh cho ai? Tại sao mọi người đều tin thuốc có khả năng chữa bệnh? 
- Công hiệu của thuốc như thế nào? Qua đó, ý nghĩa của vị thuốc này là gì?
- Con bệnh có được tự do lựa chọn phương tuốc của mình hay không? Ai là người áp đặt phương thuốc ấy? 
- Phương thuốc mà họ áp đặt cho con bệnh rốt cuộc có phải là thuốc chữa bệnh thật sự không? Từ đó, em hiểu thông điệp mà nhà văn muốn gởi gắm là gì?
- Vị thuốc chữa bệnh cho Thuyên được pha chế như thế nào?
- Thái độ của đám đông quần chúng đối với người chiến sĩ cách mạng này như thế nào? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tầng nghĩa thứ ba của tác phẩm?
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu:
 - Tầng nghĩa ngoài cùng:
+ Là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao của những người Trung Quốc lạc hậu, u mê.
+ Thứ mà ông bà Hoa xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó 
à Đó là thứ thuốc của mê tín dị đoan.
- Tầng nghĩa thứ hai:
+ Bố mẹ thằng Thuyên hoàn toàn tin tưởng và đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. 
+ Nhưng ăn bánh bao tẩm máu người thằng Thuyên vẫn phải chết.
à Tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: Đây là thứ thuốc độc mà mọi người cần phải giác ngộ ra. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.
- Ý nghĩa thứ ba:
+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc ấy được pha chế bằng máu của người cách mạng xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân.., trong đó có bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang...
+ Những con người ấy lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.
à Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
3. Củng cố: ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người=> tình trạng mê muội của nd TQ
4. Hướng dẫn tự học: Soạn phần còn lại
Ngày giảng: 12C3..............................vắng........... ... và cách thức nói của các nhân vật. Trong đoạn trích, ở lời thoại thứ nhất của lão Hạc ta thấy rất rõ:
- Nội dung của lời thoại: Lão Hạc thông báo với ông giáo về việc bán "cậu vàng".
- Cách thức nói của lão Hạc: "nói ngay", nói ngắn gọn, thông báo trước rồi mới hô gọi (ông giáo ạ!) sau.
- Sắc thái lời nói: Đối với sự việc (bán con chó), lão Hạc vừa buồn vừa đau (gọi con chó là "cậu vàng", coi việc bán nó là giết nó: "đi đời rồi"). Đối với ông giáo, lão Hạc tỏ ra rất kính trọng vì mặc dù ông giáo ít tuổi hơn nhưng có vị thế hơn, hiểu biết hơn (gọi là "ông" và đệm từ "ạ" ở cuối).
Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cạu mới biết là cu cậu chết!".
3. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!":
- Nghĩa sự việc: thông báo việc con chó biết nó chết (cu cậu biết là cu cậu chết).
- Nghĩa tình thái:
+ Người nói rất yêu quý con chó (gọi nó là "cu cậu".
+ Việc con chó biết nó chết là một bất ngờ (bấy giờ mới biết là).
Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ và nhà văn Nam Cao. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó.
4. Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ nhà văn NC
+ Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật là hoạt động giao tiếp trực tiếp có sự luân phiên đổi vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, Có gì chưa hiểu, hai nhân vật có thể trao đổi qua lại.
+ Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc là hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết). Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo, gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết. Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn.
3. Củng cố: Cho HS nhắc lại kiến thức cơ bản
4. Dặn dò: 
- Tự lập các bảng tổng kết khác để hệ thống hoá kiến thức tiếng Việt đã học ở THPT về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 
- Chuẩn bị cho giờ ôn tập làm văn: 
 Tổ 1 : Các kiểu văn bản được học ở THPT.
 Tổ 2 : Các bước của quá trình viết một văn bản nói chung.
 Tổ 3 : Viết văn bản nghị luận.
 Tổ 4 : Viết nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Ngày giảng: 12C3..............................vắng...............................................
 12C5...............................vắng..............................................
Tiết 97
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A. Mức độ cần đạt: 
- Kiến thức: Dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường. Lập luận trong văn nghị luận. Bố cục của bài văn nghị luận. Diễn đạt trong văn nghị luận.
- Kĩ năng: 
+ Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn NLXH và NLVH.
+ Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận để viết bài.
+ Phát hiện, khắc phục lỗi diễn đạt trong văn nghị luận.
+ Viết văn bản tổng kết.
- Thái độ: Ý thức tự hệ thống hoá kiến thức 
B. Chuẩn bị của GV- HS: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, 
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập của học sinh. 
2. Bài mới: 	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn ôn tập các kiến thức chung
GV yêu cầu HS nhớ lại và thống kê các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THPT và cho biết những yêu cầu cơ bản của các kiểu loại đó.
- HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm thống kê một khối lớp) và các nhóm lần lượt trình bầy.
I . Ôn tập kiến thức chung
1. Các kiểu loại văn bản
a. Tự sự: Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân- quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,
b. Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, của sự vật, hiện tượng, vấn đề, giúp gười đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.
c. Nghị luận: Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá, đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.
Ngoài ra, còn có các loại văn bản: Kế hoạch cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết,
 - Để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc gì?
 HS nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời. 
2. Cách viết văn bản
Để viết được một vb cần thực hiện những công việc:
- Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể của văn bản.
- Hình thành ý và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản.
- Viết văn bản: Mỗi câu trong văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung và tương ứng với nội dung là hình thức thích hợp.
HĐ2. Hướng dẫn ôn tập các tri thức về văn nghị luận
- Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành những nhóm nào?
- Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm gì chung và khác biệt?
- HS suy nghĩ và trả lời
II. Ôn tập các kiến thức văn nghị luận
1. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường.
a. đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành 2 nhóm: nghị luận xã hội và nghị luận văn học 
b. Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm chung và những điểm khác biệt:
* Điểm chung: 
- Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá, đối với các vấn đề nghị luận.
- Đều sử dụng các luận điểm, luận cứ, các thao tác lập luận có tính thuyết phục.
* Điểm khác biệt:
- Đối với đề tài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, rộng rãi và sâu sắc.
- Đối với đề tài nghị luận văn học, người viết cần có kiến thức văn học, khả năng lí giải các vấn đề văn học, cảm thụ các tác phẩm, hình tượng văn học.
GV nêu câu hỏi ôn tập về lập luận trong văn nghị luận:
- Lập luận gồm những yếu tố nào?
- Thế nào là luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận? Quan hệ giữa luận điểm và luận cứ?
- Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm.
- Nêu các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục.
- Kể tên các thao tác lập luận cơ bản, cho biết cách tiến hành và sử dụng các thao tác lập luận đó trong bài nghị luận.
- HS nhớ lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
2. Lập luận trong văn nghị luận
a. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới. Lập luận gồm những yếu tố: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận.
b. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (nói) về vấn đề nghị luận. Luận điểm cần chính xác, minh bạch. Luận cứ là những lí lẽ và bằng cứ được dùng để soi sáng cho luận điểm.
c. Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm:
- Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí, những lí lẽ đã được thừa nhận.
- Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp với lí lẽ.
- Cả lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, tập trung làm sáng rõ luận điểm.
d. Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục:
- Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
- Nêu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày.
- Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận đ.
đ. Các thao tác lập luận cơ bản:phan tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
GV nêu câu hỏi ôn tập về bố cục bài nghị luận:
- Mở bài có vai trò như thế nào? Phải đạt những yêu cầu gì? Cách mở bài cho các kiểu nghị luận.
- Vị trí phần thân bài? Nội dung cơ bản? Cách sắp xếp các nội dung đó? Sự chuyển ý giữa các đoạn?
- Vai trò và yêu cầu của phần kết bài? Cách kết cho các kiểu nghị luận đã học
3. Bố cục của bài văn nghị luận
a. Mở bài có vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho bài nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc 
Yêu cầu của mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài; hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên; gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
b. Thân bài là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ với cách sử dụng các phương pháp lập luận thích hợp. 
Các nội dung trong phần thân bài phải được sắp xếp một cách có hệ thống, các nội dung phải có quan hệ lôgíc chặt chẽ.
Giữa các đoạn trong thân bài phải có sự chuyển ý để đảm bảo tính liên kết giữa các ý, các đoạn.
c. Kết bài có vai trò thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
 GV nêu câu hỏi ôn tập về diễn đạt trong văn nghị luận:
- Yêu cầu của diễn đạt? Cách dùng từ, viết câu và giọng văn?
- Các lỗi về diễn đạt và cách khắc phục.
HS khái quát lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
4. Diễn đạt trong văn nghị luận
- Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì; Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng 
- Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,
- Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc. 
- Các lỗi về d.đ thường gặp: dùng từ ngữ thiếu chính xác, lặp từ, thừa từ, dùng từ ngữ không đúng phong cách; sử dụng câu đơn điệu, câu sai ngữ pháp; sử dụng giọng điệu không phù hợp với vấn đề nghị luận,
HĐ3. Luyện tập 
Tìm hiểu đề:
- Hai đề bài yêu cầu viết kiểu bài nghị luận nào?
- Các thao tác lập luận cần sử dụng để làm bài là gì?
- Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
III. Luyện tập 
a. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: NL xh (đề 1), nghị luận vh (đề 2).
- Thao tác lập luận: cả 2 đề đều vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Tuy nhiên, đề 1 chủ yếu vận dụng thao tác bình luận; đề 2 chủ yếu vận dụng thao tác pt.
- Những luận điểm cơ bản cần dự kiến cho bài viết: 
+ Với đề 1: Trước hết cần khẳng định câu nói của Xô-cơ-rát với người khách: “Vậy đấy, nếu những gì anh muốn kể không có thật, cũng không tốt đẹp và chẳng cần thiết cho tôi thì tại sao anh lại phải kể” và giải thích tại sao ông lại nói như vậy? Sau đó rút ra bài học từ câu chuyện và bình luận.
+ Với đề 2: Trước hết cần chọn đoạn thơ để phân tích. Sau đó căn cứ vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chia thành các luận điểm.
3. Củng cố: Cho HS nhắc lại kiến thức cơ bản
4. Dặn dò: 
- Hoàn thiện các bài tập còn lại
- Củng cố và hoàn thiẹn kiến thức, kĩ năng qua việc thực hành dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 12 tu 75102ngoc.doc