Đề cương ôn tập – Ngữ văn 12: Một số bài văn mẫu cụ thể

Đề cương ôn tập – Ngữ văn 12: Một số bài văn mẫu cụ thể

 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP- HỒ CHÍ MINH

* ĐỀ BÀI :

 Tác phẩm TNĐl thể hiện phong cách nghệ thuật của HCM trong văn chính luận: Lập luận chặt chẽ,lí lẽ sắc bén,bằng chứng xác thực,ngôn ngữ hùng hồn giàu sức thuyết phục.

 Bài làm

 HCM là nhà yêu nước,là nhà CM vĩ đạicủa dt, Người còn là một nhà văn,nhà thơ lớn.Trong sự nghiệp văn học của Bác, mảng văn thể hiện rõ nhất sự lên án những chính sách tàn bạo của TDP đối với các nước thuộc địa,kêu gọi những người nô lệ liên hiệp lại cùng nhau đấu tranh đó là mảng văn chính luận.Ở mảng văn này không thể không kể đến TNĐl.Bản Tuyên ngôn được Bác soạn thảo tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang và được Bác đọc ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Đây là một tác phẩm thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của HCM trong văn chính luận.

 1. Xét tổng quát toàn bài thì TNĐl là một áng văn chính luận với NT lập luận ngắn gọn ,chặt chẽ bởi hệ thống các luận điểm rất cụ thể và rõ ràng ,lô gíc . Mở đầu bản Tuyên ngôn là phần nêu nguyên lí chung , tiếp theo là phần Bác chứng minh cho nguyên lí cuối cùng là phần tuyên ngôn.

 

doc 27 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập – Ngữ văn 12: Một số bài văn mẫu cụ thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT SỐ BÀI VĂN MẪU CỤ THỂ
 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP- HỒ CHÍ MINH
* ĐỀ BÀI :
 Tác phẩm TNĐl thể hiện phong cách nghệ thuật của HCM trong văn chính luận: Lập luận chặt chẽ,lí lẽ sắc bén,bằng chứng xác thực,ngôn ngữ hùng hồn giàu sức thuyết phục.
 Bài làm
 HCM là nhà yêu nước,là nhà CM vĩ đạicủa dt, Người còn là một nhà văn,nhà thơ lớn.Trong sự nghiệp văn học của Bác, mảng văn thể hiện rõ nhất sự lên án những chính sách tàn bạo của TDP đối với các nước thuộc địa,kêu gọi những người nô lệ liên hiệp lại cùng nhau đấu tranh đó là mảng văn chính luận.Ở mảng văn này không thể không kể đến TNĐl.Bản Tuyên ngôn được Bác soạn thảo tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang và được Bác đọc ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Đây là một tác phẩm thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của HCM trong văn chính luận.
 1. Xét tổng quát toàn bài thì TNĐl là một áng văn chính luận với NT lập luận ngắn gọn ,chặt chẽ bởi hệ thống các luận điểm rất cụ thể và rõ ràng ,lô gíc . Mở đầu bản Tuyên ngôn là phần nêu nguyên lí chung , tiếp theo là phần Bác chứng minh cho nguyên lí cuối cùng là phần tuyên ngôn.
..
 2. Mở đầu văn kiện , Bác đã đưa ra nguyên lí chung bằng cách Người trích dẫn hai bản tuyên ngôn" TGĐ l" ( 1776) của Mĩ và " Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" ( 1791) Của cách mạng Pháp .Hai bản tuyên ngôn này khẵng định quyền bình đẳng ,quyền sống ,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi con người ở mọi dân tộc.Tác giả đã rất khéo léo và đầy sáng tạo trong cách lập luận.Cụ the,å Bác dùng chính lí lẽ của đối phương để đáp trả lại đối phương .Một mặt Bác tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp và người Mĩ ,mặt khác khéo léo dùng thủ pháp nghệ thuật " Gậy ông đập lưng ông"nhắc nhở chúng đang đi ngược lại những gì mà tổ tiên họ để lại.
 Từ quyền con người ,Bác mở rộng thành quyền dân tộc. Đây là một suy luận hết sức quan trọng vì trước khi nói đến quyền con người ta phải đòi lấy quyền của dân tộc.Bởi dân tộc có độc lập, nhân dân mới có tự do, hạnh phúc.Như vậy, cách lập luận này vừa kiên quyết ,vừa khôn khéo,lí lẽ Bác đưa ra vừa ngắn gọn sắc bén và cũng không kém phần đanh thép . Đây chính là cơ ở pháp lí vững chắc cho bản tuyên ngôn.
 3.Tiếp theo ,Bản tuyên ngôn đã vạch trần bản chất thực dân xảo quyệt ,tàn bạo ,man rợ bằng cách đưa ra những lí lẽ vô cùng xác đáng ,những bằng chứng không ai có thể chối cãi được .đoạn văn đã tố cào hùng hồn và đanh thép tội ác mọi mặt của TDP đối với nhân dân ta bằng giọng văn mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục.
 Thông qua các biện pháp liệt kê , điệp từ ,Tác giả TNĐL đã nêu hàng loạt những tội ác của chủ nghĩa thực dân trên các mặt : chính trị,kinh tế,văn hoá ,giáo dục và ngoại giao.Bản TN cũng vạch rõ những âm mưu thâm độc ,những chính sách tàn bạo,những thủ đoạn không thể dung thứ của TDPtrong hơn 80 năm qua.
 Về chính trị .chúng không cho chúng ta một chút tự do dân chủ nào..chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máuThi hành chính sách ngu dân.Bót lột nhân dân đến xương tuỷ.Đặt ra hàng trăm thứ thuế
 Như vậy đoạn văn đã gây xúc động hàng triệu con tim ,khơi dậy lòng phẫn nộ ,bởi dù rất ngắn gọn nhưng giá trị nổi bật của đoạn văn là ở những lí lẽ xác đáng ,các bằng chứng xác thực không thể chối cãi và đặc biệt đoạn văn được diễn đạt bằng một ngôn ngữ sắc sảo ,gợi cảm,hùng hồn. ,mạnh mẽ ,đầy sức thuyết phục
 4. Từ những phần luận tội ở trên ,Bác vạch trần trước công luận những luận điệu mà TDP muốn "Hợp pháp hoá" việc chiếm lại nước ta.Pháp kể công " khai hoá",bản Tuyên ngôn kể tội chúng đã áp bức bóc lột tàn bạo và gây ra nạn diệt chủng đối với đồng bào ta ..trong đoạn văn còn có hàng loạt câu được viết theo hình thức lặp kết cấu cú pháp để nhấn mạnh: 
 + Sự thật là từ mùa thu năm 1940,nước ta đã thành thuộc địa của Nhật ,chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa.
 + Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt nam từ tay Nhật ,chứ không phải từ tay Pháp
 +Pháp kể công bảo hộ ,bản tuyên ngôn kể tội hai lần chúng dâng Đông Dương cho Nhật" Trong 5 năm ,chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật" 
 5. Cũng vì lẽ đó Bác đi đến những thông điệp quan trọng .Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với TDP ,xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí kết về nước Việt Nam.Kêu gọi toàn dân Việt Nam cần phải đoàn kết để chống lại âm mưu xâm lược của TDP.Bác cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập,tự do cuả dân tộc Việt nam,khẳng định quyết tâm sắt đá của toàn dân tộc trong việc bảo vệ đất nước.
 Qua những điều phân tích ở trên càng chứng tỏ giá trị của Tuyên ngôn độc lập.Tác phẩm thực sự là một áng văn chính luận mẫu mực : vững chắc về lập luận , chặt chẽ và đanh thép về lí lẽ ,ngôn ngữ hùng hồn,sáng sủa,bằng chứng xác thực,giàu sức thuyết phục .Bản TN là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do ,độc lập của dân tộc Việt nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập ,tự do ấy.Tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng tự do.
 Tác phẩm : VIỆT BẮC – TỐ HỮU
ĐỀ BÀI: 
 Phân tích đoạn thơ về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:
 " Ta về, mình có nhớ ta.
 ..................................................
  Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung" 
Dàn ý:
1. Mở bài:
 Vài nét về tác giả: Quê hương: Thừa Thiên Huế - vùng đất nghèo nhưng phong cảnh hữu tình,vùng văn hoá độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc . Ông được sinh ra trong một gia đình: nhà nho nghèo nhưng yêu chuộng thơ ca dân gian . Bản thân: Ham thích thơ văn; sớm giác ngộ và say mê lý tưởng cách mạng.è Hồn thơ Tố Hữu: tình yêu thơ và tình yêu lý tưởng tạo nên hồn thơ trữ tình – chính trị Tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ ấy là bài Việt Bắc.Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh 
 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1945, Đảng, Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về Hà Nội (10/10/1945) Trong hoàn cảnh kẻ ở người đi Tố Hữu viết bài thơ ân tình Việt Bắc. Toàn bài thơ là tình cảm sâu nặng và tự hào của người cán bộ cách mạng và chiến khu Việt Bắc. Trong đó vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc được miêu tả hết sức sinh động:
 (viết đoạn thơ)
	+ Có người nhận xét đây là vẻ đẹp bức tranh tứ bình bốn mùa hiếm có. (Chuyển ý).
2. Thân bài:
a. phân tích tổng quát 
 Thiên nhiên VB hiện về trong nỗi nhớ của người ra đi với vẻ đẹp êm đềm thơ mộng .Trong kí ức của người ra đi còn in dấu từng khoảnh khắc thời gian ( trăng lên đầu núi ,nắng chiều lưng nương) ,từng khoảnh khắc không gian của ;rừng cây,sông suối ( Nhờ từng rừng nứa bờ tre-Ngòi Thia,Sông Đáy,suối Lê vơi đầy)...Vẻ đẹp nên thơ của núi rừng còn đọng mãi trong nỗi nhớ nhung ;nhớ sao tiếng mõ rừng chiều – chày đêm nện côí đều đều suối xa...Khả năng khái quát hoá của một ngòi bút giàu khuynh hướng sử thi đã giúp tố Hữu nắm bắt ,tái hiện được khung cảnh thiên nhiên bốn mùa nơi đây chỉ bằng vài dòng thơ ngắn.
	* Cảnh sắc được t/g Khắc hoạ hết sức điển hình.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Rừng thu trăng rọi hào hoà bình
 Mỗi dòng thơ như một lời đề từ trong bộ tứ bình phong cảnh xưa.Mỗi mùa ,núi rừng Việt Bắc lại khoác lên mình một tấm áo mới .
b.Mùa đông , trên nền thẫm xanh của bạt ngàn cây la ùnổi bật màu hoa chuối đỏ tươi: màu đặc trưng của mùa đông Việt Bắc (lần đầu đi vào thơ) . Cảnh ấy khiến đông trở nên rực rỡ tươi tắn không lạnh lẽo hắt hiu.Sự xuất hiện của con người qua chi tiết : dao gài thắt lưng" hiện lên thật độc đáo .Từ “Aùnh” rất gợi tả: vừa thể hiện ánh sáng vừa là sức sống kỳ diệu của người Việt Bắc. Ta không thấy người chỉ có “dao gài ” toát ra vẻ đẹp của người lao động .Cái ấm áp của mùa đông toả từ lòng cảnh vật.và con người 
c. Mùa Xuân”: cả đất trời như bừng sáng với sắc trắng của hoa mơ gợi không gian trong trẻo ,tinh khiết mơ mộng của núi rừng xuân đan cài cho sắc xuân là hình ảnh người lao động “chuốt từng sợi giang”.Những con người VB thật khéo léo ,tài hoa cần mẫn ,bền bỉ, kiên trì.
d.Khi hè đến : ve ngân lên những tiếng quen thuộc thành một bản đồng ca rộn rã vui tươi – tiếng ve và màu vàng rừng phách làm ứa tràn sức sống.Cách nói đổ vàng khiến ta có cảm giác chỉ sau khoảnh khắc tiếng ve ngân lên là cả một rừng cây đột ngột thay đổi màu sắc . – Hình ảnh con ngươì - cô gái hái măng không hề gợi lên sự lạc lõng mà là biểu hiện của nhiều người lao động tự tin, chịu thương chịu khó làm chủ công việc.
e. Bức tranh mùa hạ lộng lẫy bao nhiêu thì bức tranh mùa thu lại êm đềm ,thanh dịu bấy nhiêu 	- “Thu”: Vầng trăng mát rượi + tiếng hát ân tình tạo vẻ đẹp quyến rũ gợi cảm của Việt Bắc -> trong những ngày gian khổ ấy vẻ đẹp thiên nhiên và con người càng thêm sâu nặng.
f. Ý chốt cho thân bài : 
 Bức tranh TN VB có nhiều màu sắc: xanh, đỏ tươi, vàng sinh động tràn ngập ánh sáng. Từ chủ đạo: “Nhớ”: tạo cho bức tranh đầy yêu thương, gợi nỗi nhớ da diết của người về.hình ảnh con người hiện lên trong đoạn thơ thật thân quen ,bình dị ,thầm lặn trong những công việc của đời thường .Họ đã trở thành điểm tựu vững chắc cho kháng chiến ,cho dân tộc.nhà thơ đã gọi họ bằng những từ phiếm chỉ : người đan nón,cô em gái ,ai...khiến ta có cảm giác đó chỉ là những hình ảnh thoáng qua,tình cớ gặp gỡtrên nẻo đường nào đó của miền quê VB nhưng vẫn gần gũi ,yêu thương " như đã quen thân tự thuở nào" 
	Tất cả được diễn tả bằng lời thơ lục bát: Ngọt ngào tha thiết làm nỗi nhớ thêm sâu nặng. Sự chọn lọc hình ảnh tinh tế tiêu biểu và sáng tạo của Tố Hữu tạo ra một bộ tứ bình độc đáo hoàn chỉnh.
3. Kết bài:
	- Đoạn thơ lục bát truyền thống chuyển tải một vẻ đẹp vừa cổ đie ...  xã hội.( Nêu dẫn chứng )
 3. Phân tích những mặt đúng,mặt sai; lợi –hại của hiện tượng
- Tai nạn giao thông là thảm hoạ cho loài người gây tác hại vô cùng nghiêm trọng.
+ Tổn hại sức khoẻ,tiền bạc, để lại di chứng cho bản thân 
+ Aûnh hưởng đến sức khoẻ,tiền bạc, đời sống của gia đình,họ hàng,xã hội.
+ Không có tương lai,sự nghiệp
4. Nguyên nhân của tai nạn giao thông :
 - Trước hết là do lỗi của người tham gia giao thông.
 - Tiếp theo là cơ sở hạ tầng yếu kém của ngành giao thông.
 - Khen thưởng, xử phạt chưa nghiêm minh
5.. Làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông ?
 - Luôn xác định giảm thiểu tai nạn giao thông là trách nhiệm của mọi người,của mỗi người.
 - Phát triển giao thông công cộng.
 - Người tham gia giao thông phải nắm vững luật giao thông.
 - Phải kiên quyết với tiêu cực.....
CÂU 3
 Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về nạn bạo hành trong gia đình ở nước ta hiện nay.
* YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
. Về kỹ năng: 
Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội.
. Về kiến thức:
 Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau song cần nêu được các ý sau:
* Mở bài: (0.25 điểm)
1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận
 Nạn bạo hành trong gia đình ở nước ta đang ngày càng tăng và trở thành vấn nạn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội.
2.. Thực về nạn bạo hành trong gia đình ở nước ta hiện nay.:
 Bạo hành trong gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến và đáng quan tâm nhất là bạo hành về thể xác.
3. Phân tích những mặt đúng,mặt sai; lợi –hại của hiện tượng
 Hành vi thô bạo, vũ phu này đã để lại nhiều hậu quả rất nặng nề cho thân thể người phụ nữ cũng như là nguyên nhân chính dẫn đến sự tan vỡ gia đình,
 + Hậu quả:
 . Đối với bản thân nạn nhân, gia đình.
 . Đối với xã hội.
4. Nguyên nhân
 Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quan niệm coi thường người phụ – phụ nữ không có quyền bình đẳng với nam giới. Người đàn ông vì thế mà có tính gia trưởng, cho mình cái quyền “trị vợ”, “dạy vợ”, 
. Khách quan: Hồn cảnh gia đình, hàng xĩm, địa phương, cơ quan chức năng,...
. Chủ quan: Bản thân của những người trong cuộc- nạn nhân
5.. Làm thế nào để giảm thiểu bạo hành trong gia đình
 Đã đến lúc cộng đồng cũng như luật pháp cần lên tiếng và ra tay chấn chỉnh những hành vi thiếu văn hoá của những người đàn ông – người chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ cũng là góp phần bảo vệ hạnh phúc gia đình. 
 Bổ sung thêm ý 
 -Nạn bạo hành trong gia đình ở nước ta đang ngày càng tăng và trở thành vấn nạn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội.
-Bạo hành trong gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến và đáng quan tâm nhất là bạo hành về thể xác. Hành vi thô bạo, vũ phu này đã để lại nhiều hậu quả rất nặng nề cho thân thể người phụ nữ cũng như là nguyên nhân chính dẫn đến sự tan vỡ gia đình,
-Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quan niệm coi thường người phụ – phụ nữ không có quyền bình đẳng với nam giới. Người đàn ông vì thế mà có tính gia trưởng, cho mình cái quyền “trị vợ”, “dạy vợ”,
-Đã đến lúc cộng đồng cũng như luật pháp cần lên tiếng và ra tay chấn chỉnh những hành vi thiếu văn hoá của những người đàn ông – người chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ cũng là góp phần bảo vệ hạnh phúc gia đình. 
II.DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ 
CÂU 1: 
 Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: “Đầu tư cho kiến thức là đầu tư sinh lợi nhiều nhất.” 
* Về kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
* Về kiến thức: HS có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau:
* Mở bài: (0.25 điểm)
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
* Thân bài( 2,5 điểm)
- Giải thích tư tưởng đạo lí 
 Hiểu được câu nói : “Đầu tư cho kiến thức là đầu tư sinh lợi nhiều nhất” , tứùc là quá trình bỏ công sức, tiền của, thời gian vào việc học tập . Từ đó người học sẽ gặt hái được những lợi ích, thành công nhất định.
Phân tích mặt lợi/ hại;tốt /xấu của tư tưởng đạo lí
 Quá trình học tập đem lại cho những người đi học những lợi ích nhiều mặt: 
+ Hiểu biết thế giới xung quanh, nắm được những kiến thức về các mặt tự nhiên, xã hội,.. 
+ Thoả khát vọng tìm hiểu khám phá, để có cuộc sống tốt đẹp hơn. 
+ Đầu tư không chỉ trong vài năm mà là suốt cuộc đời vì vậy học tập là nhiệm vụ suốt đời.
Từ câu nói trên rút ra bài học, hành động cho bản thân
CÂU 2
“Tình thương là hạnh phúc của con người” 
Mở bài ( Giới thiệu vấn đề nghị luận)
 Con người là sản phẩm cao cấp của tạo hoá : có tư duy có suy nghĩ và tình cảm.Con người tồn tại nhờ vật chất nhưng con người sung sướng hạnh phúc phải có tình thương.Vấn đề đặt ra cho chúng ta thật đặc biệt nhưng cũng thật đơn giản “Tình thương là hạnh phúc của con người”.Chúng ta hiểu ntn về tư tưởng đạo lí này?
Thân bài: 
Giải thích
 Thế nào là tình thương: Tình cảm gắn bó ,quan tâm,chia sẻ,cảm thông,lo lắng,chăm sóc của con người với con người.
 Đó là tình cảm đáng quý và vô cùng cần thiết trong quan hệ giữa con người với con người ,không có tình cảm này thì cuộc đời thật bất hạnh và tẻ nhạt.
Những biểu hiện của tình thươngtrong cuộc sống.
+ Tình thương trước hết là sự lo lắng quan tâm đến người thân ,bạn bè và cộng đồng người.
+ tình thương là sự bảo vệ ,chăm sóc,giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn,hoạn nạn.
+ tình thương còn là sự đồng càm ,sẻ chia ,khuyến khích ,người khác trong khi họ gặp bất hạnh.
Tình thương không chỉ biểu hiện giữa người thân ruột thịt mà còn rộng ra với tất cả cộng đồng ,dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa của những hành động thể hiện tình yêu thương.
+ Yêu thương khiến con người cảm thấy mình sống có ý nghĩa được người khác quan tâm và trân trọng ,làm con người người cảm thấy bình tâmvà yêu cuộc sống.
Đề BÀI: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Dàn ý:
	1. Mở bài( o,5đ)
	- Lê Nin từng nói “Học Học nữa học mãi”. Như thế học là nhiệm vụ của cả đời người và của tất cả mọi người.
	- Nhưng học để làm gì, nó đóng vai trò như thế nào với tuổi trẻ mới là điều ta cần quan tâm suy ngẫm.
	2. Thân bài:( 8 đ )
	a. Giải thích:
	- Học là: thu nhận những kiến thức về tự nhiên và xã hội mà ta chưa biết, trải qua sự học tập để mở mang sự hiểu biết, tăng thêm kiến thức hoặc ngày càng nâng cao tay nghề trong công việc.
	- “Học để biết”: đây là nhu cầu tiếp thu những kiến thức mình chưa có, chưa hiểu.
	- Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình: sau khi hiểu biết ta sẽ áp dụng vào thực hành (tất cả những gì ta học đều là để làm một công việc). Khi đã làm được, hiểu được ta mới dễ dàng chung sống với xã hội trong mọi hoàn cảnh, học còn để tự khẳng định mình.
	Do được trang bị đủ kiến thức, trí tuệ và tính cách ứng xử nên bản thân ta ngày càng hoàn thiện hơn – ta sẽ tự tin hơn và có vị trí chỗ đứng vững vàng trong xã hội => như vậy mục đích của học tập là:
Biết vận dụng những điều ta học đượcvào cuộc sống để cuộc sống có ích hơn, tốt đẹp hơn. Học đi đôi với hành.
b. Ý nghĩa của vấn đề trên.
	- Thanh niên học sinh đang ở giai đoạn đầu của cuộc đời nên học tập là rất quan trọng. Học để trang bị đầy đủ kiến thức giúp ta bắt tay vào công việc nuôi sống bản thân và góp phần duy trì phát triển xã hội.
	- Không chỉ học kiến thức khoa học ở nhà trường mà còn học ở xã hội, những người xung quanh về lối sống và ứng xử.
	- Học tập mới có thể giúp ta sống có ích cho cuộc đời.
	3. Kết bài ( 0,5 )
	- Mục đích học tập do UNESCO đề ra một lần nữa khẳng định rõ hơn tư tưởng giáo dục của đất nước ta: Học đi đôi với hành, lý thuyết đi liền với thực tế.
	- Xã hội sẽ ngày càng phát triển nếu cả xã hội ai cũng học tập, chính kiến thức sẽ làm ra vật chất nhanh hơn, nhiều hơn. Do học tập mà xã hội thêm an ninh, hoà bình và yên ổn vì xã hội ấy có nhiều con người hiểu biết về mọi mặt.
Đề bài:
Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Ka..và In..trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
GV cho HS lập dàn ý.
(Cần đạt đước những ý cơ bản sau:)
* Mở bài.
Giới thiệu hiện tượng nghị luận
* Thân bài
Phân tích các mặt đúng ,sai,lợi – hại; chỉ ra nguyên nhân
Bày tỏ thái độ của mình về hiện tượng xã hội đó.
Cụ thể GV gợi ý các nội dung sau:
1.Vấn đề cần bàn luận.
Việc nghiện K và I.của thanh niên học sinh hiện nay làm ảnh hưởng đến việc học tập và rèn luyện cho tương lai.
2.Nguyên nhân.
a.Tại sao có K và I.
+ Sống thời hiện đại,hội nhập toàn cầu con ngươì cần có một lượng thông tin lớn(In)và với nhịp sống bận rộn ,nhiều áp lực,con người cần có những thú vui giải trí.
+ Mạng In..thuộc về thị trường thương mại ->phát triển.
b.Tại sao có người nghiện?
- Do chưa xác định được mục đích sống và lí tưởng của cuộic đời mình.
- Có một bộ phận thanh niên lười biếng,thích hưởng thụ.
- Do sự giáo dục chưa đúng mức và cấp thiết của nhà trường và gia đình.và xã hội.
3.Mặt lợi và tác hại của vấn đề trên.
a. Lợi
- Thông tin rộng lớn về khoa học ,xã hội,cuộc sống.để hỗ trợ nâng cao kiến thức phục vụ học tập và sản xuất.
- Kết nối trao đổi tư tưởng tình cảmvối nhiều ngưòi,làm cho cuộc sống tinh thần trở nên phong phú.
- Giải trí ,giao lưu với bạn bè-> giảm căng thẳng,giúp cho cuộc sống trở nên đẹp hơn,yêu đời hơn
b.Hại.
Nếu bị nghiện: 
- Tốn thời gian
-Tốn tiền bạc
- Tổn hại sức khoẻ
- Sa vào những biểu hiện tư tưởng hành độngxấu nếu không sàng lọc thông tin.
4.Bài học rút ra.
- Cần xác định rõ nhiệm vụ hiện tại của mình là gì
- Xác định mức độ sử dụng In..và K
Ứng dụng vào cuộc sống Ntn?
* Kết bài
Bày tỏ ý kiến riêng của mình về vấn đề đước nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tay tien.doc