Trắc nghiệm Gen mã di truyền và sự nhân đôi của ADN – sao mã và dịch mã – điều hoà hoạt động gen

Trắc nghiệm Gen mã di truyền và sự nhân đôi của ADN – sao mã và dịch mã – điều hoà hoạt động gen

Câu 1. Trong quá trình nhân của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ tương ứng với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách

a. ngẫu nhiên

b. dựa trên nguyên tắc bổ sung

c. nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó

d. các bazơ có kích thước lớn sẽ bổ sung cho các bazơ có kích thước bé

Câu 2. Mã di truyền là

a. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự cấu trúc bậc ba của phân tử prôtêin

b. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự cấu trúc bậc hai của phân tử prôtêin

c. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự cấu trúc bậc bốn của phân tử prôtêin

d. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Gen mã di truyền và sự nhân đôi của ADN – sao mã và dịch mã – điều hoà hoạt động gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GEN MÃ DI TRUYỀN VÀ SỰ NHÂN ĐÔI CỦA AND – SAO MÃ VÀ DỊCH MÃ – ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
Câu 1. Trong quá trình nhân của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ tương ứng với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách
ngẫu nhiên
dựa trên nguyên tắc bổ sung
nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó
các bazơ có kích thước lớn sẽ bổ sung cho các bazơ có kích thước bé
Câu 2. Mã di truyền là 
trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự cấu trúc bậc ba của phân tử prôtêin
 trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự cấu trúc bậc hai của phân tử prôtêin
trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự cấu trúc bậc bốn của phân tử prôtêin
trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
Câu 3. Các đoạn Okazaki ở tế bào vi khuẩn dài khoảng bao nhiêu nuclêôtit?
dài 1000 => 2000 nuclêôtit
dài 2000 => 3000 nuclêôtit
dài 3000 => 4000 nuclêôtit
dài 4000 => 5000 nuclêôtit
Câu 4. Điều nào không đúng khi nói về cấu trúc của gen?
tất cả các gen của sinh vật nhân thực đều phân mảnh
các gen ở sinh vật nhân sơ không phân mảnh
các gen ở sinh vật nhân thực có sự đan xen các đoạn mã hoá (exon) và không mã hoá các axit amin (intron) 
vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch gốc
Câu 5. Việc nối các đoạn Okazaki để tạo thành một mạch đơn liên tục được thực hiện bởi enzim
enzim tháo xoắn
enzim ADN pol
enzim ARN pol
enzim ADN ligaza
Câu 6. Viịec cắt bỏ các đoạn mồi trng cơ chế tổng hợp ADN ở vi khuẩn được thực hiện bởi enzim
ADN pol I
ADN plo II
ADN pol III
ADN ligaza
Câu 7. Bộ ba khởi đầu của mã di truyền là
AUG
UAA
UAG
GUA
Câu 8. Thông tin di truyền được truyền đạt tương đối ổn định qua các thế hệ tế bào trong cơ thể nhờ
quá trình phiên mã
cơ chế tự sao của ADN cùng với sự phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân
kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
quá trình dịch mã
Câu 9. Các mạch đơn mới tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều
3’ đến 5’
5’ đến 3’
Cùng chiều với mạch khuôn
Cùng chiều với chiều xoắn ADN
Câu 10. Trong quá trình hình thành chuỗi pôlinuclêôtit, nhóm phốtphát của nuclêôtit sau gắn vào nuclêôtit trước ở vị trí
cacbon thứ ba của đường đêôxiribôzơ
cacbon thứ nhất của đường đêôxiribôzơ
cacbon thứ tư của đường đêôxiribôzơ
cácbon thứ hai của đường đêôxiribôzơ
Câu 11. Trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn, enzim chịu trách nhiệm chính trong việc lắp ráp các nuclêôtit vào mạch mới là
ADN pol I
ADN pol II
ADN ligaza
ADN pol III
Câu 12. Số bộ ba tham gia mã hoá các axit amin là
64
61
60
40
Câu 13. Cơ chế nhân đôi của ADN là cơ sở 
đưa đến sự nhân đôi của NST
đưa đến sự nhân đôi của trung tử
đưa đến sự nhân đôi của lục lạp
đưa đến sự nhân đôi của ty thể
Câu 14. Sự nhân đôi của ADN ở tế bào nhân thực khác ở tế bào nhân sơ như thế nào?
diễn ra nhanh hơn
có ít loại enzim tham gia hơn
năng lượng tiêu tốn ít hơn
diễn ra nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN và có nhiều loại enzim tham gia
Câu 15. Sự hình thành chuỗi pôlipeptit luôn diễn ra theo chiều nào của mạch mARN?
5’ đến 3’
3’ đến 5’
Bất kì chiều nào
3 đến 5
Câu 16.Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là
đều có sự xúc tác của enzim ADN pol
việc lắp ráp các đơn phân đều theo nguyên tắc bổ sung
trong một chu kì tế bào đều có thể thực hiện nhiều lần
thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
Câu 17. Loại ARN mang đối mã (anticodon)
ARN của virut
mARN
tARN
rARN
Câu 18. Loại ARN mang bộ ba mã hoá (codon)
mARN 
tARN
rARN
cả tARN và mARN
Câu 19. Chức năng của mARN là
chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực và nhân sơ
chứa thông tin để tổng hợp một số loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực hay một số loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ
chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ hay một số loại chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực
Câu 20. Axit amin Metiônin được mã hoá bởi mã bộ ba
AUU
AUG
AUX
AUA
Câu 21. Điều nào đúng với sự khởi đầu của dịch mã
enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất (met – aa)
ribôxôm dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN đồng thời tARN (đã mất axit amin mở đầu) rời khỏi ribôxôm
đầu tiên tARN mang axit amin mở đầu (met – tARN) tiến vào vị trí codon mở đầu, anticodon tương ứng trên tARN của nó khớp với codon mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung
tiếp theo tARN mang axit amin thứ nhất (aa1- tARN) tới vị trí P, anticodon của nó khớp bổ sung với codon của axit amin thứ nhất ngay sau codon mở đầu
Câu 22. Sự tạo thành phức hợp aa-tARN như thế nào?
dưới tác dụng của một loại enzim các axit amin tự do trong tế bào liên kết với ATP trở thành dạng axit amin hoạt hoá và sau đó nhờ một loại enzim khác, axit amin này liên kết với tARN tương ứng tạo thành phức hợp aa-tARN
dưới tác dụng của một loại enzim các axit amin tự do trong tế bào liên kết với ATP trở thành dạng axit amin hoạt hoá và sau đó nhờ một loại enzim khác axit amin này được liên kết với tARN bất kì tạo thành phức hợp aa-tARN
dưới tác dụng của một loại enzim các axit amin tự do trong tế bào liên kết với tARN nào thành phức hợp aa-tARN
các axit amin tự do trong tế bào liên kết với ATP trở thành dạng axit amin hoạt hoá và sau đó nhờ một loại enzim axit amin này liên kết với tARN tạo thành phức hợp aa-tARN
Câu 23. Ở vi khuẩn axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là
Valin
Mêtiônin
Formyl mêtiônin
Alanin
Câu 24. Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện
chỉ trong cơ chế dịch mã và nhân đôi
chỉ trong cơ chế nhân đôi và phiên mã
chỉ trong cơ chế dịch mã và phiên mã
trong các cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã
Câu 25. Sinh vật có ARN đóng vai trò là vật chất di truyền là
một số vi khuẩn cổ
một số loài sinh vật cổ
ssinh vật nhân sơ
một số loài virut
Câu 26. Sự hình thành chuỗi pôlinuclêôtit được hình thành bằng cách
nhóm –OH ở vị trí 3’ của nuclêôtit trước gắn vào nhóm phôtphát ở vị trí 5’ của nuclêôtit sau
phát triển chuỗi pôlinuclêôtit từ đầu 3’ đến 5’
phát triển chuỗi pôlinuclêôtit từ 5’ đến 3’ một cách ngẫu nhiên
nhóm –OH ở vị trí 3’ của nuclêôtit sau gắn vào nhóm phôtphtá ở vị trí 5’ của nuclêôtit trước
Câu 27. ARN vận chuyển mang axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm cơ bộ ba đối mã là
AUA
AUG
UGA
UAX
Câu 28. Ở sinh vật nhân thực axit amin mở đầu được đưa đến ribôxôm là
valin
glutamic
mêtiônin
formyl mêtiônin
Câu 29. Phiên mã ở phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực là
tạo ra mARN sơ khai gồm các đoạn exon và intron. Các đoạn exon được loại bỏ tạo thành mARN trưởng thành chỉ gồm các đoạn intron tham gia vào quá trình dịch mã
tạo ra mARN sơ khai gồm các exon và intron. Các intron được loại bỏ tạo thành mARN trưởng thành chỉ gồm các đoạn exon tham gia vào quá trình dịch mã 
tạo ra mARN gồm các đoạn exon và intron tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã
tạo ra mARN chỉ gồm các vùng mã hoá các axit amin
Câu 30. Khi dịch mã bộ ba đối mã tiếp cận với bộ ba mã sao theo chiều
tiếp cận ngẫu nhiên
từ 3’ đến 5’
từ 5’ đến 3’
luân phiên theo A và P
Câu 31. Pôlixôm có vai trò
đảm bảo quá trình dịch mã diễn ra chính xác
làm tăng năng suất prôtêin khác loại
đảm bảo quá trình dịch mã diễn ra liên tục
làm tăng năng suất prôtêin cùng loại
Câu 32. Đối với quá trình dịch mã di truyền điều không đúng với ribôxôm là
bắt đầu tiếp xúc với mARN từ bộ ba mã UGA
tách thành hai tiểu phần sau khi kết thúc dịch mã
trượt từ đầu 5’ đến 3’ trên mARN
ribôxôm trượt theo từng bộ ba
Câu 33. Mỗi tương tác giữa prôtêin ức chế với vùng O được thể hiện như thế nào?
khi môi trường không có saccarose prôtêin ức chế gắn vào O ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim phiên mã không hoạt động được
khi môi trường không có matose prôtêin ức chế gắn vào O ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim phiên mã không hoạt động được
khi môi trường không có lactose prôtêin ức chế gắn vào O ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim phiên mã không hoạt động được
khi môi trường không có glucose prôtêin ức chế gắn vào O ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim phiên mã không hoạt động được
Câu 34. Sự biểu hiện điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân chủ yếu diễn ra ở cấp độ
phiên mã
hoàn toàn ở cấp phiên mã
dịch mã 
sau dịch mã
Câu 35. Trong các Operon dưới đây, r = gen ức chế, p = promoter và a, b, c là các gen cấu trúc. Hãy xác định xem Operon nào trong các Operon dưới đây hoạt động liên tục, không hoạt động hoặc hoạt động điều hoà?
Chủng 1. r-p+o+a+b+c+
Chủng 2. r+p-o+a+b+c+/ r-p+o+a+b+c+
Đáp án đúng là
chủng 1 hoạt động liên tục, chủng 2 hoạt động điều hoà
chủng 1 hoạt động điều hoà, chủng 2 hoạt động liên tục
chủng 1 và chủng 2 hoạt động liên tục
chủng 1 và chủng 2 hoạt động điều hoà
Câu 36. Trong các Operon dưới đây, r = gen ức chế, p = promoter và a, b, c là các gen cấu trúc. Gen a, b, c đều cần để tổng hợp một loại prôtêin. Những chủng nào dưới đây có khả năng tổng hợp prôtêin đó?
Chủng 1. p+o+a+B-c+
Chủng 2. p+o+a-b+c+/ p+o+a+B-c+
Chủng 3. p-o+a+b+c+/ p+o+a+b+c-
Đáp án đúng là
chủng 1 có khả năng tổng hợp prôtêin đó
chủng 2 có khả năng tổng hợp prôtêin đó
chủng 3 có khả năng tổng hợp prôtêin đó
cả 3 chủng đều không có khả năng tổng hợp prôtêin đó
Câu 37. Cơ chế điều hoà đối với Operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác
của prôtêin ức chế với vùng O
của prôtêin ức chế với nhóm gen cấu trúc
của prôtêin ức chế với vùng P
của prôtêin ức chế với sự thay đổi điều kiện môi trường
Câu 38. Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì
phần lớn các gen trong tế bào hoạt động
chỉ có một số ít gen trong tế bào hoạt động
tất cả các gen trong tế bào hoạt động
tất cả các gen trong tế bào có lúc hoạt động có lúc đồng loạt dừng hoạt động
Câu 39. Điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và gen điều hoà là
về vị trí phân bố của gen
về cấu trúc của gen
về chức năng prôtêin do gen tổng hợp
về khả năng phiên mã của gen
Câu 40. Điều hoà hoạt động của gen chính là
điều hoà lượng rARN được tổng hợp
điều hoà lượng mARN được tổng hợp
điều hoà lượng prôtêin được sinh ra
điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra
Câu 41. Các gen tăng cường và gây bất hoạt có vai trò
các gen tăng cường tác động lên gen điều hào làm tăng sự dịch mã, còn gen bất hoạt làm ngừng quá trình phiên mã
các gen tăng cường tác động lên gen điều hoà làm tăng phiên mã, còn các gen bất hoạt làm ngừng dịch mã
các gen tăng cường tác động lên gen điều hoà làm tăng dịch mã, còn gen bất hoạt làm ngừng dịch mã
các gen tăng cường tác động lên gen điều hoà làm tăng quá trình phiên mã, còn gen bất hoạt làm ngừng phiên mã
Câu 42. Sự phân hoá về chức năng trong ADN là
chỉ có một phần nhỏ ADN không mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò mã hoá thong tin di truyền
chỉ có một phần nhỏ ADN mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò hoặc không hoạt động
chỉ có một phần nhỏ ADN mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận không hoạt động
chỉ có một phần nhỏ ADN mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà
Câu 43. Cho biết một Operon chịu cảm ứng có các thành phần nằm trong một vùng kề nhau theo trật tự PQRS. Operon này sinh ra hai loại enzym 1 và 2. Đột biến ở mỗi vùng sẽ sinh ra các enzym sau đây (+ = chỉ được sinh ra khi có chất cảm ứng, 0 = không có enzym, C = enzym được tạo ra một cách cơ định).
Đột biến
Enzym 1
Enzym 2
P-
+ 
0
Q-
0 
+
R-
0
0
S-
C
C
Vùng nào là các gen cấu trúc và vùng nào là vùng điều hoà?
P là gen cấu trúc quy đinh enzim 2; Q là gen cấu trúc quy định enzim 1; S là gen chỉ huy; R là promoter
P là gen cấu trúc quy đinh enzim 1; Q là gen cấu trúc quy định enzim 2; P là gen chỉ huy; S là promoter
S là gen cấu trúc quy đinh enzim 2; Q là gen cấu trúc quy định enzim 1; S là gen chỉ huy; Q là promoter
P là gen cấu trúc quy đinh enzim 2; Q là gen cấu trúc quy định enzim 1; P là gen chỉ huy; S là promoter
Câu 44. cho biết Q = gen quy định enzim 1; P = gen quy định enzim 2; S = chỉ huy; R = Promoter. Hãy dự đoán sự có mặt của enzym 1 và 2 (+, 0 hoặc C) ở các thể lưỡng bội một phần dưới đây.
Trường hợp 1: P+Q-R+S+/ P-Q+R+S+ 
Trường hợp 2. P-Q+R+S+/ P+Q-R+S-
Đáp án đúng là
Trường hợp 1 và 2 đều tổng hợp được enzim 1 và 2
Trường hợp 1 tổng hợp được enzim 2; trường hợp 2 tổng hợp được enzim 1
Trường hợp 1 tổng hợp được enzim 1; trường hợp 2 tổng hợp được enzim2
Enzim 1 là chịu cảm ứng trong cả hai trường hợp, enzim 2 chịu cảm ứng trong trường hợp1 và cơ định trong trường hợp 2
Câu 45. Ở đậu ngọt sự tổng hợp sắc tố tím ở cánh hoa bị chi phối bởi hai gen B và D. Con đường chuyển hoá như sau:
 SP trung gian màu trắng SPTG 
 màu xanh Tím
Cây hoa thuần chủng khi không có enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên và thứ hai lần lượt là
hoa trắng và hoa màu xanh
hoa tím và hoa trắng
hoa màu xanh và hoa màu trắng
hoa tím và hoa tím

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac nghiem dbdhhd.doc