Tổng hợp một số đề thi tốt nghiệp môn Sinh học từ 2017-2022 - Đỗ Minh Hưng

Tổng hợp một số đề thi tốt nghiệp môn Sinh học từ 2017-2022 - Đỗ Minh Hưng

THPTQG-2017 Câu 97. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

B. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.

C. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên.

D. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất.

 

docx 65 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp một số đề thi tốt nghiệp môn Sinh học từ 2017-2022 - Đỗ Minh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH HỌC 11:
THAMKHAO-2022 Câu 88. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (đèn nêon, đèn sợi đốt) trong nhà có mái che, có thể đem lại tối đa bao nhiêu lợi ích sau đây trong sản xuất nông nghiệp?
I. Khắc phục được điều kiện bất lợi của thời tiết.
II. Giúp tăng năng suất cây trồng.
III. Hạn chế tác hại của sâu, bệnh.
IV. Bảo đảm cung cấp rau, củ, quả tươi cho con người vào cả mùa đông giá lạnh.
	A. 1 .	B. 2 .	C. 4 .	D. 3 .
THAMKHAO-2022 Câu 95. Sinh vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài diễn ra ở mang?
	A. Voi.	B. Chim bồ câu.	C. Nai.	D. Cá trắm cỏ.
THAMKHAO-2022 Câu 107. Ở người, sau khi vận động thể thao, nồng độ glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra loại hoocmôn nào sau đây để chuyển glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên dẫn đến duy trì ở mức ổn định?
	A. Glucagôn.	B. Insulin.	C. Ơstrôgen.	D. Tirôxin.
THAMKHAO-2022 Câu 109. Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hô hấp ở thực vật là quá trình ôxi hóa sinh học dưới tác động của enzim.
II. Nguyên liệu hô hấp thường là glucôzơ.
III. Toàn bộ năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP.
IV. Hô hấp tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ.
	A. 3 .	B. 2 .	C. 1 .	D. 4 .
THPT-2021dot1-216 Câu 82: Trong hệ tiêu hóa của người, dưới tác động của enzim tiêu hóa, chất nào sau đây được biến đổi thành glucozo?
A. Protein.	B. Lipit.	C. Axit nucleic.	D. Tinh bột.
THPT-2021dot1-216 Câu 107: Hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để hạn chế lây lan lan dịch, mỗi người cần thực hiện đủ bao nhiêu việc sau đây?
I. Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
II. Thực hiện khai báo y tế khi đi từ địa phương có dịch đến địa phương khác.
III. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
IV. Hạn chế tụ tập đông người khi không cần thiết.
V. Thường xuyên đeo khẩu trang vải tại nơi công cộng và đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khi cách li.
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
THPT-2021dot1-216 Câu 100: Trong sản xuất nông nghiệp, để tăng năng suất cấy trồng, cần thực hiện tối đa bao nhiêu biện pháp sau đây?
I. Tưới tiêu nước hợp lí.	II. Bón phân hợp lí.
III. Trồng cây đúng thời vụ.	IV. Tuyển chọn và tạo giống mới có năng suất cao.
A. 4.	B. 1	C. 3.	D. 2.
THPT-2021-216 Câu 106: Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, 1 nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm như hình bên. Dự đoán nào sau đây đúng và kết quả của thí nghiệm này?
A. Nước vôi ở ống nghiệm bị hút vào bình chứa hạt.
B. Ống nghiệm chứa nước vôi xuất hiện nhiều khói trắng.
C. Ống nghiệm chứa nước vôi bị vẩn đục.
D. Nút cao su của bìhh chứa hạt nảy mầm bị bật ra.
THAMKHAO-2021 Câu 81: Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của prôtêin?
A. Nitơ.	B. Kēm.	C. Đồng.	D. Kali.
THAMKHAO-2021 Câu 82: Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Thỏ.	B. Thằn lằn.	C. Ếch đồng.	D. Châu chấu.
THAMKHAO-2021 Câu 99: Có thể sử dụng nguyên liệu nào sau đây để chiết rút diệp lục?
A. Củ nghệ.	B. Quả gấc chín.	C. Lá xanh tươi.	D. Củ cà rốt.
THAMKHAO-2021 Câu 104:	Trong hệ mạch của thú, vận tốc máu lớn nhất ở
A. động mạch chủ.	B. mao mạch.	C. tiểu động mạch.	D. tiểu tĩnh mạch.
THPT-2020dot2-216 Câu 85: Tế bào nào sau đây của cây bằng lăng có chức năng hấp thụ nước từ đất?
A. Tế bào bao bó mạch. B. Tế bào lông hút. C. Tế bào khí khổng.D. Tế bào nội bì rễ.
THPT-2020dot2-216 Câu 98: Ở người, tĩnh mạch thuộc hệ cơ quan nào sau đây?
A. Hệ tiêu hóa. 	B. Hệ hô hấp.	C. Hệ bài tiết. 	D. Hệ tuần hoàn.
THPT-2020dot2-216 Câu 103: Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật sử dụng các chất nào sau đây để đồng hóa CO2 thành cacbonhiđrat?
A. H2 và O2. B. O2 và H2O. C. ATP và NADPH. D. NADPH và H2.
THPT-2020dot2-216 Câu 107: Để chuẩn bị cho tiết thực hành vào ngày hôm sau, 4 nhóm học sinh đã bảo quản ếch theo các cách sau:
- Nhóm 1: Cho ếch vào thùng xốp có nhiều lỗ nhỏ, bên trong lót 1 lớp đất ẩm dày 5cm.
- Nhóm 2: Cho ếch vào thùng xốp có nhiều lỗ nhỏ, bên trong lót 1 lớp mùn cưa khô dày 5cm.
- Nhóm 3: Cho ếch vào thùng xốp kín, bên trong lót 1 lớp đất khô dày 5cm.
- Nhóm 4: Cho ếch vào thùng xốp kín, bên trong lót 1 lớp đất ẩm dày 5cm.
Cho biết thùng xốp có kích thước như nhau. Nhóm học sinh nào đã bảo quản ếch đúng cách?
A. Nhóm 3.	B. Nhóm 1.	C. Nhóm 4.	D. Nhóm 2.
THPT-2020dot2-216 Câu 109: Một người vừa trở về từ vùng có dịch COVID - 19, chưa có triệu chứng bệnh, phải thực hiện bao nhiêu việc sau đây?
I. Khai báo y tế.	
II. Cách li theo quy định.
III. Kiểm tra thân nhiệt hàng ngày.	
IV. Làm các xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Α. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
THPT-2020dot2-216 Câu 110: Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa thành ?
Α. Vi khuẩn phản nitrat hóa.	B. Vi khuẩn cố định nitơ.
C. vi khuẩn nitrat hóa.	D.Vi khuẩn amôn hóa.
THPT-2020-213 Câu 92: Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của prôtêin?
A. Đồng.	B. Nito.	C. Kali	D. Kẽm.
THPT-2020-213 Câu 98: Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Châu chấu.	B. Ếch đồng.	C. Thỏ.	D. Thằn lằn.
THPT-2020-213 Câu 102: Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền tim?
A. Bó His.	B. Nút xoang nhĩ.	C. Mạng Puôckin.	D. Nút nhĩ thất.
THPT-2020-213 Câu 104: Có bao nhiêu biện pháp sau đây giúp phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (COVID - 19) gây ra?
	I. Đeo khẩu trang đúng cách.	
	II. Thực hiện khai báo y tế khi ho, sốt.
	III. Hạn chế đưa tay lên mặt, mũi và miệng.	
	IV. Rửa tay thường xuyên và đúng cách.
Α. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
THPT-2020-213 Câu 101: Để tưới nước hợp lí cho cho cây trồng, cần dựa vào bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Đặc điểm của loài cây.	II. Đặc điểm của đất.
Đặc điểm của thời tiết. IV. Đặc điểm pha sinh trưởng và phát triển của cây.
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
THPT-2020-213 Câu 109: Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản?
A. Cây mía.	B. Hạt cà phê.	C. Quả cam. D. Quả dưa hấu.
THPT-2020-201 Câu 90: Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của axit nuclêic? 
	A. Magiê. 	B. Kẽm. 	C. Nitơ. 	D. Clo. 
THPT-2020-201 Câu 100: Động vật nào sau đây hô hấp qua da? 
	A. Giun đất. 	B. Cá mập. 	C. Thỏ. 	D. Thằn lằn. 
THPT-2020-201 Câu 102: Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền tim? 
	A. Mạng Puôckin. 	B. Nút nhĩ thất.	C. Nút xoang nhĩ.	D. Bó His.
THPT-2020-201 Câu 103: Để tưới nước hợp lí cho cho cây trồng, cần dựa vào bao nhiêu đặc điểm sau đây? 
I. Đặc điểm của loài cây. 	II. Tính chất vật lí của đất. 
III. Đặc điểm của thời tiết. 	IV. Đặc điểm pha sinh trưởng và phát triển của cây. 
	A. 2. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 4. 
ĐỀ MINH HỌA – 2020
THAMKHAO-2020 Câu 81. Cơ quan nào dưới đây của thực vật ở cạn có chức năng hút nước từ đất?
A.Rễ 	B. Thân 	C. Lá 	D.Hoa
THAMKHAO-2020 Câu 82.Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A.Thằn lằn	B.Ếch đồng 	C.Cá chép 	D.Sư tử
THAMKHAO-2020 Câu 92.Hệ tuần hoàn của động vật nào dưới đây không có mao mạch?
A.Tôm sông	B. Cá rô phi	C.Ngựa	D.Chim bồ câu.
THAMKHAO-2020 Câu 103.Có bao nhiêu biện pháp sau đây được sử dụng để tăng năng xuất cây trồng?
1.Bón phân và tưới nước hợp lí	2.Chọn giống có cường độ quang hợp cao
3.Trồng cây với mật độ thích hợp	4.Trồng cây đúng mùa vụ
A.1	B.2	C. 3	D. 4
THAMKHAO-2020 Câu 106.Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đầy sai?
A.Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
B.Trong các hạt khô như thóc, ngô có cường độ hô hấp thấp
C.Nồng độ CO2 cao có thể ức chế hô hấp
D.Trong điều kiện thiếu oxi, thực vật tăng cường hô hấp hiếu khí
THAMKHAO-2020 Câu 108.Khi nói về hoạt động tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A.Động vật nhai lại thì dạ dày có 4 ngăn
B.dạ múi khế tiết enzim Pepsin và HCl đề tiêu hóa protein
C.Xenlulozo trong cỏ được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ
D.Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này
THAMKHAO-2020 Câu 108.Khi nói về hoạt động tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A.Động vật nhai lại thì dạ dày có 4 ngăn
B.dạ múi khế tiết enzim Pepsin và HCl đề tiêu hóa protein
C.Xenlulozo trong cỏ được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ
D.Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này
ĐỀ TỐT NGHIỆP 2019
THPTQG-2019 Câu 85. Quá trình chuyển hóa NO3- thành N2 do hoạt động của nhóm vi khuẩn
	A. cố định nitơ. 	B. nitrat hóa. 	C. phản nitrat hóa.	D. amôn hóa.
THPTQG-2019 Câu 93. Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin?
	A. Dạ lá sách.	B. Dạ múi khế.	C. Dạ cỏ.	D. Dạ tổ ong.
THPTQG-2019 Câu 98. Hình bên mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây đúng về kết quả của thí nghiệm? 
A. Nồng độ khí ôxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng nhanh.
B. Vị trí của giọt nước màu trong ống mao dẫn bị không thay đổi.
C. Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat.
D. Nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm giảm.
THPTQG-2019 Câu 99. Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch phổi?
	A. Tâm nhĩ trái.	B. Tâm thất phải.	C. Tâm nhĩ phải.	D. Tâm thất trái.
ĐỀ MINH HỌA – 2019
THAMKHAO-2019 Câu 81: Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?
A. Dung dịch NaCl. 	 B. Dung dịch Ca(OH)2. 
C. Dung dịch KCl. 	D. Dung dịch H2SO4.
THAMKHAO-2019 Câu 82: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí? 
A. Châu chấu. B. Sư tử. C. Chuột. D. Ếch đồng. 
THAMKHAO-2019 Câu 97: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
THAMKHAO-2019 Câu 98: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.
B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D. Loài có khối lượng cơ thể lớn có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ.
ĐỀ TỐT NGHIỆP 2018
THPTQG-2018 Câu 81. Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?
A. Thân.	B. Hoa.	C. Lá.	D. Rễ.
THPTQG-2018 Câu 82. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Nitơ.	B. Sắt.	C. Mangan.	D. Bo.
THPTQG- ... là
A. từ 35oC - 42oC. B. dưới 5,6oC. C. 5,6oC - 42oC. D. 5,6oC - 20oC.
THPT-2020dot2-216 Câu 95: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc sinh vật sản xuất?
A. Tôm. B. Tảo lục đơn bào.	C. Chim bói cá.	D. Cá rô.
THPT-2020dot2-216 Câu 104: Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa --> Sâu ăn lá lúa--> Gà --> Rắn hổ mang. Trong chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu mắt xích thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4. 
THPT-2020-213 Câu 87: Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 1.	B. cấp 3.	C. cấp 2.	D. cấp 4.
THPT-2020-213 Câu 97: Trong hệ sinh thái, sinh vật vào sau đây là sinh vật sản xuất?
A. Nấm hoại sinh.	B. Thực vật.	C. Lưỡng cư. D. Vi khuẩn hoại sinh.
THPT-2020-213 Câu 107: Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây?
Tận dụng diện tích gieo trồng.
Tận dụng nguồn sống của môi trường.
Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn.
Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây.
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
THPT-2020-201 Câu 82: Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 4 thuộc bậc dinh dưỡng 
	A. cấp 3. 	B. cấp 5. 	C. cấp 2. 	D. cấp 4. 
THPT-2020-201 Câu 87: Trong hệ sinh thái, sinh vật vào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải? 
	A. Động vật ăn động vật. 	B. Động vật ăn thực vật. 	
	C. Thực vật. 	D. Nấm hoại sinh. 
THPT-2020-201 Câu 101: Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? 
I. Tận dụng diện tích gieo trồng. 
II. Tận dụng nguồn sống của môi trường. 
III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn. 
IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây. 
	A. 4. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 1. 
THAMKHAO-2020 Câu 95.Cho chuỗi thức ăn: Ngôà Sâu ăn lá ngôà NháiàRắn hổ mangà Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này Nhái thuộc bậc dinh dưỡng
A.Cấp 2	B. Cấp 4	C. Cấp 1	D. Cấp 3
THAMKHAO-2020 Câu 102.Hoạt động nào sau đây làm giảm nồng độ CO2 trong khí quyển, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính?
A.Trồng và bảo vệ rừng	B.Sử dụng tham đá làm chất đốt
C.Sử dụng dầu mỏ làm chất đốt	D.Đốt các loại rác thải nhựa
THPTQG-2019 Câu 95. Theo vĩ độ rừng mưa nhiệt đới (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới) là khu sinh học phân bố ở vùng nào sau đây?
	A. Nhiệt đới.	B. Ôn đới.	C. Cận Bắc Cực. 	D. Bắc Cực.	
THPTQG-2019 Câu 97. Một lưới thức ăn trên đồng cỏ được mô tả như sau: thỏ, chuột đồng, châu chấu và chim sẻ đều ăn cỏ; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột đồng. Trong lưới thức ăn này, sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?
	A. Cáo.	B. Cú mèo.	C. Chuột đồng.	D. Chim sẻ.
THPTQG-2019 Câu 107. Cho các hoạt động sau của con người:
	I. Tăng cường khai thác rừng nguyên sinh.
	II. Bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.
	III. Xử lí chất thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường.
	IV. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
	Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động góp phần duy trì đa dạng sinh học?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
THPTQG-2019 Câu 112. Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình bên:
	I. Lưới thức ăn này có tối đa 4 bậc dinh dưỡng.
	II. Đại bàng là loài khống chế số lượng cá thể của nhiều loài khác.
	III. Có tối đa 3 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
	IV. Chim gõ kiến là loài duy nhất khống chế số lượng xén tóc.
	Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
THAMKHAO-2019 Câu 96: Cho chuỗi thức ăn: LúaàChâu chấu " àNhái "à Rắn "à Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. lúa. B. châu chấu. C. nhái. D. rắn.
THAMKHAO-2019 Câu 104: Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thực vật đóng vai trò chủ yếu trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật.
B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể.
C. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.
D. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
THAMKHAO-2019 Câu 111: Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. 
Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này?
A. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.
B. Có 5 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
C. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 5 mắt xích.
D. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
THAMKHAO-2019 Câu 112: Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả nấm đều là sinh vật phân giải.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.
D. Vi sinh vật tự dưỡng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
THPTQG-2018 Câu 85. Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới.	B. Hoang mạc.	C. Rừng lá rụng ôn đới.	D. Thảo nguyên.
THPTQG-2018 Câu 97. Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn lưới thức ăn ở thảo nguyên.
B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
C. Lưới thức ăn của quần xã vùng ôn đới luôn phức tạp hơn so với quần xã vùng nhiệt đới.
D. Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã đỉnh cực phức tạp hơn so với quần xã suy thoái.
THPTQG-2018 Câu 103. Khi nói về chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
II. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon đioxit (CO2).
III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng và .
IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D.2.
THPTQG-2018 Câu 105. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,  của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
THAMKHAO-2018 Câu 12. Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây? 
A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
THAMKHAO-2018 Câu 27. Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Loài H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
II. Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
III. Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
THAMKHAO-2018 Câu 28. Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? 
I. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
II. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch.
III. Chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.
IV. Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ phục vụ cho phát triển kinh tế. 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
THPTQG-2017 Câu 106. Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.
III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G.
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
THPTQG-2017 Câu 92. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?
A. Cây ngô.	B. Nhái.	C. Diều hâu.	D. Sâu ăn lá ngô.
THPTQG-2017 Câu 97. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
B. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.
C. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên.
D. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất.
THPTQG-2017 Câu 98. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
IV. Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
THPTQG-2017 Câu 99. Hệ sinh thái nào sau đây thường có độ đa dạng loài cao nhất?
A. Rừng lá rụng ôn đới.	B. Rừng mưa nhiệt đới.
C. Rừng lá kim phương Bắc.	D. Đồng rêu hàn đới.
THAMKHAO-2017 Câu 4. Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc ba là
A. cáo. B. gà. C. thỏ. D. hổ.
THAMKHAO-2017 Câu 33. Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Duy trì đa dạng sinh học. (2) Lấy đất rừng làm nương rẫy. 
(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường. 
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (2), (4), (5).
THAMKHAO-2017 Câu 34. Khi nói về các chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên
(2) Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín
(3) Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nitơ cung cấp cho cây
(4) Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
THAMKHAO-2017 Câu 31. Cho các thông tin ở bảng dưới đây: 
Cấp 1 2,2 × 106calo àCấp 2 1,1 × 104calo àCấp 3 1,25 × 103caloàCấp 4 0,5 × 102 calo
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là:
A. 0,5% và 4%. 	B. 2% và 2,5%. 	C. 0,5% và 0,4%. D. 0,5% và 5%.
THAMKHAO-2017 Câu 32. Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
A. làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài này đều bị tiêu diệt.
C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_mot_so_de_thi_tot_nghiep_mon_sinh_hoc_tu_2017_2022.docx